Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 600/QCPH-BCT-UBND Loại văn bản: Quy chế
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh, Bộ Công thương Người ký: Trần Văn Chiến, Đặng Hoàng An
Ngày ban hành: 08/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG - UBND TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 600/QCPH-BCT-UBND

Tây Ninh, ngày 08 tháng 3 năm 2019

 

QUY CHẾ PHỐI HỢP

GIỮA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH TRONG CHỈ ĐẠO CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH TÂY NINH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 3691/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường tại địa phương, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy chế phối hợp như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định về quan hệ phối hợp giữa Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân tỉnh) trong chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh (sau đây gọi là Cục Quản lý thị trường) thực hiện công tác quản lý thị trường tại địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bên và theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Phạm vi phối hợp

1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thị trường địa phương.

2. Công tác cán bộ.

3. Xây dựng các kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành.

4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý các hành vi vi phạm hành chính.

5. Công tác đảm bảo các điều kiện hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn.

6. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, báo cáo.

7. Công tác thực hiện nhiệm vụ Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Quan hệ phối hợp giữa Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh phải tuân thủ đúng quy định pháp luật; đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ mỗi bên, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo Cục Quản lý thị trường thực hiện công tác quản lý thị trường tại địa phương.

2. Việc phối hợp hoạt động được tiến hành thường xuyên trên cơ sở xây dựng lực lượng Quản lý thị trường địa phương chính quy, chuyên nghiệp, tổ chức chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

3. Hoạt động phối hợp được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, tránh trùng lặp, chồng chéo trong công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thị trường tại địa phương, đồng thời phải tuân thủ đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 4. Công tác tổ chức bộ máy Quản lý thị trường địa phương

Bộ Công Thương chủ trì xây dựng đề án, kế hoạch thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức Quản lý thị trường địa phương và gửi lấy ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm bảo đảm nội dung của các đề án, kế hoạch phù hợp với quy mô phát triển, đặc điểm tình hình của địa phương.

Điều 5. Công tác cán bộ

1. Bộ Công Thương thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển công chức giữ các chức vụ lãnh đạo thuộc Cục Quản lý thị trường;

2. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện:

a) Có ý kiến đề xuất với Tỉnh ủy Tây Ninh khi Bộ Công Thương thực hiện hiệp y về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đối với chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh;

b) Phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho lực lượng Quản lý thị trường; hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi pháp luật;

c) Phát hiện và kiến nghị tổ chức Đảng có thẩm quyền xử lý các vi phạm về kỷ luật Đảng của lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.

Điều 6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành

1. Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Cục Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề; kế hoạch thanh tra chuyên ngành; biện pháp phòng, chống vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Quản lý thị trường. Nội dung các kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành phải bám sát vào các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương và các sở, ngành địa phương có liên quan phối hợp với Cục Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, biện pháp phòng, chống vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương tránh chồng chéo, trùng lặp về đối tượng, nội dung kiểm tra, thanh tra với các lực lượng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra trên địa bàn.

3. Đối với các trường hợp cần kiểm tra đột xuất trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu về quản lý địa bàn thì Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp bằng văn bản Cục Quản lý thị trường thực hiện. Cục Quản lý thị trường báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện.

4. Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản để thống nhất giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình xây dựng, điều chỉnh, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ; kế hoạch thanh tra chuyên ngành; biện pháp phòng, chống vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 7. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý các hành vi vi phạm hành chính

1. Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường thực hiện:

a) Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trường;

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính theo quy định;

c) Tiếp nhận và xử lý các vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố chuyển giao theo quy định;

2. Tổng cục Quản lý thị trường giải quyết các kiến nghị của Cục Quản lý thị trường về công tác Quản lý thị trường tại địa phương.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện:

a) Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để bảo đảm thực hiện hiệu quả các yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương, Bộ Công Thương và đúng quy định của pháp luật;

b) Tiếp nhận và xử lý các vụ việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh;

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện và các lực lượng chức năng trên địa bàn tiếp nhận và xử lý các vụ việc vi phạm hành chính do Quản lý thị trường chuyển giao theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

d) Xem xét, giải quyết các kiến nghị của Cục Quản lý thị trường về công tác quản lý thị trường trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.

3. Trường hợp trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành có trùng lặp, chồng chép, Cục Quản lý thị trường phối hợp cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra.

Điều 8. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh)

Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất giao Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban điều hành, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo 389 tỉnh theo quy định.

Điều 9. Về đảm bảo các điều kiện hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn

1. Bộ Công Thương bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức Quản lý thị trường tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện các công việc sau:

a) Tiếp tục phối hợp thực hiện triển khai các dự án đã được phê duyệt về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho lực lượng Quản lý thị trường;

b) Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trụ sở, điều kiện làm việc cho lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn; bố trí, quy hoạch đất để xây dựng trụ sở làm việc cho lực lượng Quản lý thị trường địa phương.

Điều 10. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, báo cáo, hội họp

1. Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường thực hiện:

a) Phối hợp với các Sở - ban, ngành tỉnh trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải đảm bảo sâu rộng, hiệu quả phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp tại địa phương;

b) Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan, tổ chức liên quan về công tác quản lý thị trường tại địa phương theo quy định;

c) Tham dự các phiên họp thường kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện:

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

b) Thực hiện trao đổi thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; dự báo tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, giá cả; kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn và các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn;

c) Thông tin, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp tháo gỡ trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

d) Thực hiện trao đổi thông tin dữ liệu điện tử liên quan đến các hộ kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan đến lĩnh vực ngành công thương quản lý do các ngành cập nhật theo quy định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm thực hiện

1. Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh, cơ quan quản lý nhà nước của mỗi bên tại địa phương phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

2. Định kỳ 6 (sáu) tháng một lần thực hiện tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để kịp thời trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và thống nhất phương hướng phối hợp kỳ tiếp theo. Việc tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm có thể thực hiện thông qua các hội nghị trực tuyến hoặc được kết hợp, lồng ghép vào các hội nghị sơ kết, tổng kết khác liên quan để tiết kiệm thời gian, chi phí.

3. Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh là đơn vị đầu mối có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện Quy chế; rà soát đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung phối hợp phù hợp với thực tiễn thi hành, hệ thống thông tin và yêu cầu quản lý của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, Lãnh đạo Bộ Công Thương và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh xem xét, quyết định./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Hoàng An

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Chiến

Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- TT.Tỉnh
y, TT.HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục Quản lý thị trường;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương: VPB, TCCB, PC, TC, TTB, CTĐP;
- Lưu: Tổng cục QLTT, Văn phòng UBND tỉnh.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy chế phối hợp 600/QCPH-BCT-UBND ngày 08/03/2019 giữa Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh trong chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh thực hiện công tác quản lý thị trường tại địa phương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.711

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!