UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
20/2004/PL-UBTVQH11
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2004
|
PHÁP LỆNH
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 20/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 29
THÁNG 4 NĂM 2004 VỀ VIỆC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26 tháng 12 năm 1991 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu ngày 05 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội
khoá XI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004;
Pháp lệnh này quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về các biện
pháp chống bán phá giá;
thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện
pháp đó đối với hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế chống bán phá giá là thuế
nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu
vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước.
2. Biên độ bán phá giá là khoảng
chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam.
3. Biên độ bán phá giá không
đáng kể là biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt
Nam.
4. Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể là khi khối lượng,
số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng các
điều kiện sau đây:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá hàng hoá bán phá giá từ một nước không vượt quá 3% tổng khối lượng, số lượng
hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Tổng khối lượng, số lượng hoặc
trị giá hàng hoá bán phá giá từ nhiều nước đáp ứng điều kiện quy định tại điểm
a khoản này không vượt quá 7% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa
tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp
các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc
trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng
hoặc trị giá hàng hoá tương tự được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà
sản xuất này không nhập khẩu và không có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ
chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá.
6. Hàng hóa tương tự là hàng hoá
có tất cả các đặc tính giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá hoặc trong trường hợp không có hàng hoá nào như vậy thì là hàng hoá
có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá.
7. Thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản
lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất,
việc làm của người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất
trong nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản
xuất trong nước.
8. Đe dọa gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh
được sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Điều 3. Xác
định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam
1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước
hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi
là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn
giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Giá thông thường của hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được
bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều
kiện thương mại thông thường.
3. Trong trường hợp không có
hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ
xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước
hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng
hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được
xác định theo một trong hai cách sau đây:
a) Giá có thể so sánh được của
hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường
một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;
b) Giá thành hợp lý của hàng hoá
cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công
đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất
khẩu hoặc nước thứ ba.
Điều 4. Các
biện pháp chống bán phá giá
1. Áp dụng thuế chống bán phá
giá.
2. Cam kết về các biện pháp loại
trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp
dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện
pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam
đồng ý.
Điều 5. Nguyên
tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá
chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
2. Việc áp dụng biện pháp chống bán
phá giá chỉ được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải dựa trên các kết
luận điều tra quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
3. Biện pháp chống bán phá giá
chỉ được áp dụng trực tiếp đối với hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam theo quy định
của Pháp lệnh này.
4. Việc áp dụng biện pháp chống
bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Điều 6.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá chỉ
được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam khi có hai điều kiện sau
đây:
1. Hàng hoá bị bán phá giá vào
Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
2. Việc bán phá giá hàng hoá quy
định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Điều 7. Trách
nhiệm quản lý nhà nước về chống bán phá giá
1. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Chính phủ
thành lập và quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của
cơ quan chống bán phá giá thuộc Bộ Thương mại gồm:
a) Cơ quan điều tra chống bán
phá giá (sau đây gọi là cơ quan điều tra) để tiến hành điều tra, rà soát vụ việc
chống bán phá giá và trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại
ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;
b) Hội đồng xử lý vụ việc chống
bán phá giá gồm một số thành viên thường trực và một số thành viên khác làm việc
theo từng vụ việc để xem xét các kết luận của cơ quan điều tra; thảo luận và
quyết định theo đa số về việc không có hoặc có bán phá giá hàng hoá vào Việt
Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá.
3. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá
giá, quyết định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chịu trách nhiệm về
quyết định này.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thực hiện quản
lý nhà nước về chống bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Chương 2:
ĐIỀU TRA ĐỂ ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Điều 8. Căn
cứ tiến hành điều tra
1. Việc điều tra để áp dụng biện
pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu
áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất
trong nước khi có hai điều kiện sau đây:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá hàng hoá do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số
lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của ngành sản xuất trong nước;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá của hàng hoá quy định tại điểm a khoản này và của các nhà sản xuất trong nước
ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn
khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của các nhà sản xuất trong
nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể
ra quyết
định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng
hoá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Điều 9.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp
chống bán phá giá được gửi đến cơ quan điều tra, bao gồm:
1. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp
chống bán phá giá có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần
thiết khác của tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối
tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong đó bao gồm tên gọi
của hàng hoá, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu
thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ của hàng
hoá nhập khẩu;
c) Mô tả khối lượng, số lượng và
trị giá của hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm b khoản này trong thời hạn mười
hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
d) Mô tả khối lượng, số lượng và
trị giá của hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước trong thời hạn mười hai tháng
trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
đ) Thông tin về giá thông thường
và giá xuất khẩu của hàng hoá được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại
thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ
sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
e) Biên độ bán phá giá của hàng
hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
g) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước do hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam gây
ra hoặc đe dọa gây ra;
h) Tên, địa chỉ và thông tin cần
thiết khác của tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam bị
yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
i) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng;
2. Tài liệu, thông tin liên quan
khác mà tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá cho là cần
thiết.
Điều 10.
Quyết
định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán
phá giá chưa đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này, cơ quan điều
tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung hồ sơ do
cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn ba mươi ngày, kể từ ngày tổ
chức, cá nhân được yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận được thông báo.
3. Trước khi Bộ trưởng Bộ Thương
mại ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩm
quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện
pháp chống bán phá giá về các quy định chống bán phá giá của Việt Nam.
4. Trong thời hạn sáu mươi ngày,
kể từ ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh
này, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định điều tra; trường hợp đặc biệt, thời
hạn ra quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá ba mươi ngày.
5. Trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ
quan điều tra thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan có thẩm
quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện
pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên liên quan khác.
6. Bộ trưởng Bộ Thương mại không
được ra quyết định điều tra nếu tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá rút hồ sơ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh
này.
Điều 11.
Các bên liên quan đến quá trình điều tra
Các bên liên quan đến quá trình
điều tra bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu
cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản
xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
4. Tổ chức, cá nhân trong nước sản
xuất hàng hoá tương tự;
5. Hiệp hội ngành hàng trong nước
đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá tương tự;
6. Hiệp hội ngành hàng nước
ngoài đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu
áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
7. Tổ chức công đoàn hoặc các tổ
chức khác đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong
nước;
8. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng;
9. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam;
10. Cơ quan có thẩm quyền của nước
hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán
phá giá;
11. Tổ chức, cá nhân khác mà quyền
và lợi ích của họ có liên quan đến quá trình điều tra.
Điều 12.
Nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Xác định hàng hóa bán phá giá
vào Việt Nam và biên độ bán phá giá
2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem
xét các nội dung sau:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá
hàng hóa tương tự được sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước đã, đang hoặc sẽ tăng
lên đáng kể một cách tuyệt đối hoặc tương đối;
b) Tác động về giá của hàng hóa
bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đến việc phải hạ giá hoặc kìm
hãm khả năng tăng giá hợp lý của hàng hoá tương tự trong nước;
c) Tác động xấu đến ngành sản xuất
trong nước hoặc đến sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
3. Quan hệ giữa việc bán phá giá
hàng hoá vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước.
Điều 13.
Cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra
1. Các bên liên quan đến quá
trình điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này có trách nhiệm cung cấp
thông tin xác thực và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
2. Trường hợp thông tin, tài liệu
cần thiết không được cung cấp theo đúng yêu cầu thì cơ quan điều tra quyết định
dựa trên những thông tin, tài liệu sẵn có.
Điều 14.
Tham vấn
1. Cơ quan điều tra tổ chức tham
vấn với các bên liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp
lệnh này để tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến và cung cấp thông tin cần
thiết.
2. Các bên liên quan đến quá
trình điều tra không bắt buộc phải có mặt tại các cuộc tham vấn; nếu bên nào
không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích của bên đó liên quan đến việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá vẫn được đảm bảo.
3. Việc tiến hành tham vấn không
được gây cản trở đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá
theo quy định của Pháp lệnh này.
Điều 15.
Bảo mật thông tin
1. Cơ quan điều tra chịu trách
nhiệm giữ bí mật thông tin được cung cấp khi nhận được yêu cầu thoả đáng của
các bên liên quan đến quá trình điều tra và yêu cầu các bên này cung cấp tóm tắt
thông tin cần giữ bí mật.
2. Các bên liên quan đến quá
trình điều tra được phép tiếp cận các thông tin đã cung cấp cho cơ quan điều
tra, trừ thông tin cần giữ bí mật.
Điều 16.
Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra để áp dụng
biện pháp chống bán phá giá là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định
điều tra.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ
trưởng Bộ Thương mại có thể quyết định gia hạn điều tra nhưng không quá sáu
tháng.
Điều 17.
Kết luận sơ bộ
1. Trong thời hạn chín mươi
ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ
về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 12 của Pháp
lệnh này; trường hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ
có thể được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày.
2. Kết luận sơ bộ và các căn cứ
chính để kết luận sơ bộ phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các
bên liên quan đến quá trình điều tra.
Điều 18.
Kết luận cuối cùng
1. Khi kết thúc quá trình điều
tra, cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến
quá trình điều tra quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
2. Kết luận cuối cùng và các căn
cứ chính để kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp
cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
Điều 19.
Chấm dứt điều tra
Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định
chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu
cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá tự nguyện rút hồ sơ;
2. Kết luận sơ bộ quy định tại
Điều 17 của Pháp lệnh này có ít nhất một nội dung sau đây:
a) Không có bán phá giá theo quy
định tại Điều 3 của Pháp lệnh này;
b) Biên độ bán phá giá không
đáng kể;
c) Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam không đáng kể;
d) Không có thiệt hại đáng kể hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Chương 3:
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ
Điều 20. Áp
dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
1. Sau sáu mươi ngày, kể từ
ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại
có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
2. Thuế suất thuế chống bán phá
giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
3. Thuế chống bán phá giá tạm thời
có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các
biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống
bán phá giá tạm thời không được quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết
định áp dụng biện pháp này.
5. Khi có yêu cầu của các nhà xuất
khẩu hàng hóa tương tự, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống
bán phá giá tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.
Điều 21.
Áp dụng biện pháp cam kết
1. Sau khi có kết luận sơ bộ và
trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu
hàng hoá thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Thương mại, với
các nhà sản xuất trong nước về một hoặc các nội dung sau đây:
a) Điều chỉnh giá bán;
b) Tự nguyện hạn chế khối lượng,
số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể
chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết nhưng không
được ép buộc các bên phải cam kết.
3. Cơ quan điều tra công bố công
khai nội dung cam kết cho các bên liên quan đến quá trình điều tra được biết.
4. Trường hợp không chấp nhận
cam kết của các bên liên quan, Bộ trưởng Bộ Thương mại phải thông báo lý do
không chấp nhận cam kết đó và cho tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện
pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh này.
5. Bộ trưởng Bộ Thương mại ra
quyết định đình chỉ điều tra chống bán phá giá và áp dụng biện pháp cam kết nếu
xét thấy việc thực hiện cam kết đó không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Các bên có cam kết phải định kỳ
cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện
cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin đó theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ Thương mại.
6. Trường hợp các bên liên quan
không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tiếp tục
tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc ra quyết định áp
dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh này.
Điều 22.
Áp dụng thuế chống bán phá giá
1. Trường hợp không đạt được cam
kết quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến
nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết
định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá.
2. Thuế suất thuế chống bán phá
giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống
bán phá giá không quá năm năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống
bán phá giá.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống
bán phá giá có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết
định rà soát việc áp dụng thuế chống phá giá theo quy định tại Chương IV của
Pháp lệnh này.
5. Cơ quan điều tra thông báo bằng
phương thức thích hợp quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá
giá cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
Điều 23.
Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước
1. Trường hợp kết luận cuối cùng
xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất trong nước và thuế chống bán phá giá tạm thời đã được áp dụng trước
khi có kết luận cuối cùng thì thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực
trở về trước.
2. Thuế chống bán phá giá được
áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn chín
mươi ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu có hai điều kiện sau đây:
a) Hàng hoá nhập khẩu đó bị bán
phá giá;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam tăng nhanh đột biến gây ra thiệt hại khó
có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
3. Không truy thu khoản chênh lệch
về thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá trong kết luận cuối cùng cao hơn
mức thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.
4. Hoàn lại khoản chênh lệnh về
thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá trong kết luận cuối cùng thấp hơn mức
thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.
5. Trường hợp Bộ trưởng Bộ
Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế chống bán phá giá thì thuế chống
bán phá giá tạm thời đã được thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống
bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này sẽ được hoàn lại.
Chương 4:
RÀ SOÁT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Điều 24.
Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Sau một năm, kể từ ngày có
quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền
quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi có
đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh
này và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp.
2. Một năm trước ngày thời hạn
quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực, Bộ trưởng Bộ
Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
3. Cơ quan điều tra tiến hành rà
soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định tại các điều 9, 10,
11, 12, 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này.
4. Việc tiến hành các thủ tục
liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc đang áp dụng biện
pháp chống bán phá giá.
5. Thời hạn rà soát việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là không
quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định rà soát.
Điều 25.
Quyết định về kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Khi kết thúc rà soát việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định
sau đây:
1. Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn
áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
2. Điều chỉnh mức thuế chống bán
phá giá tương ứng với kết quả rà soát;
3. Chấm dứt việc áp dụng biện
pháp chống bán phá giá.
Chương 5:
KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 26.
Khiếu nại, khởi kiện
1. Trong thời hạn sáu mươi ngày,
kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định về áp dụng thuế chống bán phá
giá, nếu các bên liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống
bán phá giá không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có quyền
khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Trong thời hạn sáu mươi ngày,
kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết
khiếu nại; trường hợp đặc biệt, thời hạn giải quyết khiếu nại được gia hạn
nhưng không quá sáu mươi ngày và phải thông báo bằng phương thức thích hợp cho
tổ chức, cá nhân có khiếu nại.
3. Trường hợp quá thời hạn quy định
tại khoản 2 Điều này mà Bộ trưởng Bộ Thương mại chưa ra quyết định giải quyết
khiếu nại hoặc tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 27.
Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
Việc giải quyết tranh chấp và xử
lý vi phạm pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam được thực hiện
theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28.
Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Điều 29.
Hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Toà án nhân
dân tối
cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Pháp lệnh này.