Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 99/2007/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Ngô Đức Vượng
Ngày ban hành: 31/05/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/2007/ NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 31 tháng 05 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia; văn bản số 1275/VPCP-VX ngày 10 tháng 3 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2005/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVI, kỳ họp thứ năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh;

Sau khi xem xét Tờ trình số 733/TTr-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về kế hoạch các chương trình mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua kế hoạch các chương trình mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Phú Thọ; Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:

1. Đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu giai đoạn 2001 - 2005.

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, tạo điều kiện để kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển là một trong những nội dung quan trọng được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành những năm qua.

Việc tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu đã làm chuyển biến nhận thức của đại bộ phận nhân dân về những vấn đề nổi cộm, bức xúc cần được tập trung giải quyết, nhất là chương trình dân số, y tế dự phòng, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình văn hóa, thông tin, giáo dục và đào tạo, phòng chống ma túy, mại dâm, tội phạm, phòng chống HIV/AIDS v.v...; Qua tổ chức thực hiện 5 năm (2001 - 2005), hầu hết các chương trình đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu như sau:

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9% (mục tiêu dưới 10%). Giải quyết việc làm cho 74,2 nghìn người (mục tiêu 61 - 62 nghìn người). Có 16/50 xã đặc biệt khó khăn thóat nghèo;

- Mức giảm tỷ suất sinh bình quân 0,46%o/năm (mục tiêu giảm 0,4 - 0,5%o/năm); tỷ lệ tăng tự nhiên dân số còn khoảng 1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 99,5% (mục tiêu trên 95%). Độ phủ muối i ốt đạt 100% dân số, tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8 đến 12 tuổi giảm xuống còn 4,9% (đạt mục tiêu). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 23,8% (mục tiêu dưới 25%). Có 90% bệnh nhân HIV/AIDS được tư vấn, quản lý và chăm sóc;

- Thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002, phổ cập trung học cơ sở năm 2003; tỷ lệ lao động qua đào tạo 29% (đạt mục tiêu);

- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 95% diện tích (mục tiêu 100%), 100% xã có đài truyền thanh. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90% diện tích, tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 85% (đạt mục tiêu);

- Độ che phủ rừng đạt 45,2% diện tích (mục tiêu 45%). Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt 66,8%, trong đó khu vực nông thôn 61,6%; vệ sinh môi trường nông thôn có chuyển biến tích cực.

- Các mục tiêu về văn hóa như: Bảo tồn tôn tạo các di tích, bảo tồn văn hóa phi vật thể, phát triển điện ảnh, văn hóa thông tin cơ sở; các mục tiêu về phòng chống tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm, tội phạm; các chương trình về xây dựng nhà văn hóa khu dân cư, truyền thanh cơ sở, tăng cường cơ sở vật chất giáo dục, y tế, bảo vệ và chăm sóc trẻ em v.v... được triển khai tích cực, có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu giai đoạn 2001 - 2005 vẫn còn tồn tại, hạn chế đó là:

- Chất lượng xây dựng kế hoạch một số chương trình, dự án chưa cao; nội dung chưa sát, giải pháp chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp về huy động nguồn lực, nên quá trình thực hiện gặp khó khăn.

- Việc phân bổ vốn còn phân tán, mức hỗ trợ đầu tư thấp, thiếu vốn đối ứng để bố trí thực hiện, hiệu quả lồng ghép vốn các chương trình chưa cao.

- Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình có vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm và lúng túng; chất lượng công tác tư vấn, khảo sát thiết kế chưa cao. Huy động nguồn lực tại chỗ khó khăn, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước khá phổ biến. Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó là:

- Phạm vi, cơ chế quản lý, điều hành của một số công trình, dự án có thay đổi nhưng các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chậm ban hành, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Một số cán bộ, đảng viên ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chưa chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành; chưa năng động, sáng tạo để huy động các nguồn lực trong dân.

- Lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình còn hạn chế; một số Sở, ngành buông lỏng quản lý, kiểm tra, giám sát. Trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư, chủ dự án còn bất cập, chưa phát huy vai trò kiểm tra, giám sát.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số nơi chưa nghiêm túc, hiệu quả chưa cao. Sự tham gia của một số tổ chức đoàn thể thiếu chủ động, chưa thường xuyên, hoạt động còn mang tính hình thức.

2. Mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010.

a) Mục tiêu tổng quát:.

Tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính đồng bộ trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong tổ chức thực hiện chương trình. Tích cực huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; giải quyết tốt những vấn đề bức xúc, đảm bảo phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển bền vững.

b) Một số mục tiêu chủ yếu:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 4 - 4,5%/năm, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn d­ưới 10% (theo chuẩn 2005); giải quyết việc làm 16 - 18 nghìn người/năm. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề 27%. Đến năm 2010 có 45 - 50 làng nghề được công nhận;

- Hoàn thành cơ bản việc định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo trên 70% số điểm định canh, định cư tập trung có đủ các công trình hạ tầng thiết yếu, 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được định canh, định cư có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và trên 90% số hộ được sử dụng điện;

- Độ che phủ rừng đạt trên 48%. Tỷ lệ hộ đ­ược dùng nư­ớc sạch sinh hoạt đạt 85%. Tỷ lệ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 65%, có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 60%;

- Mức giảm tỷ suất sinh 0,2- 0,25%o/năm, tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trên 78%. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số khoảng 1%, quy mô dân số năm 2010 là 1.380 nghìn ng­ười;

- Tỷ lệ suy dinh d­ưỡng trẻ em d­ưới 5 tuổi xuống dưới 18%; 100% xã có Trạm y tế đ­ược kiên cố hóa và đạt chuẩn Quốc gia về y tế;

- Có 60% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Xoá phòng học tranh tre, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 75%;

- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tạo ra các sản phẩm văn hóa truyền thống. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, truyền hình đạt trên 95% cả về diện tích và dân số; 100% khu dân cư có loa truyền thanh;

- Ngăn chặn sự gia tăng và từng bước đẩy lùi tội phạm. Đảm bảo 100% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được cai nghiện, chữa trị và dạy nghề; giảm tỷ lệ tái nghiện dưới 30%; trên 73% xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm, ma túy; trên 90% cơ quan, doanh nghiệp, trường học trong sạch lành mạnh không có ma túy.

3. Nhu cầu vốn và khả năng huy động nguồn lực

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2006 - 2010 cần 3.205 tỷ đồng, gồm: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 2.627 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 2.309 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 318 tỷ đồng); vốn huy động từ huyện, xã, nhân dân 578 tỷ đồng.

Khả năng có thể huy động được 2.716 tỷ đồng, tăng bình quân 17,9%/năm, đáp ứng được 84,7% nhu cầu; bình quân 543 tỷ đồng năm.

4. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

a) Xây dựng kế hoạch các chương trình mục tiêu, các dự án lớn:

- Triển khai xây dựng kế hoạch của 11 chương trình mục tiêu quốc gia, 7 chương trình, dự án lớn triển khai trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

Các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: (1) Chương trình về Giảm nghèo, (2) Chương trình về Việc làm, (3) Chương trình Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, (4) Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm, (5) Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, (6) Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, (7) Chương trình Văn hóa, (8) Chương trình Giáo dục và Đào tạo, (9) Chương trình Phòng chống tội phạm, (10) Chương trình Phòng chống ma túy và (11) Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Các chương trình, dự án lớn gồm: (1) Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135 giai đoạn II), (2) Chương trình 134, (3) Chương trình Trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách phục vụ miền núi, (4) Thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, (5) Chương trình Phủ sóng phát thanh - Phủ sóng truyền hình, (6) Chương trình Phòng chống mại dâm và (7) Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu bố trí từ ngân sách tỉnh, gồm: (1) Chương trình Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, (2) Chương trình Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, (3) Chương trình Phát thanh - Truyền thanh cơ sở, (4) Chương trình xây dựng Nhà văn hóa khu dân cư và xây dựng huyện điểm về văn hóa.

b) Tăng cường thu hút các nguồn lực để thực hiện chương trình.

- Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành để tăng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương, đặc biệt là các cơ chế chính sách và chủ trương đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Tranh thủ các nguồn vốn tài trợ, viện trợ, vốn vay ưu đãi.

- Đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn của huyện, xã và cơ sở; khuyến khích các hoạt động xã hội hóa Giáo dục - đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể dục - Thể thao theo đề án số 194/ĐA-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 79/2006/NQ-HĐND ngày 31 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Tổ chức thực hiện lồng ghép các ch­ương trình, dự án trên địa bàn. Lấy đơn vị cấp huyện, xã là địa bàn lồng ghép; căn cứ mức vốn các chương trình được giao, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị huy động các nguồn lực của địa phương, cơ sở để thực hiện lồng ghép. Khắc phục tình trạng dàn trải trong phân bổ vốn, đảm bảo đầu tư tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm.

c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chương trình.

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, các Ban điều hành chương trình. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở.

- Tăng c­ường công tác kiểm tra, giám sát, h­ướng dẫn triển khai thực hiện các ch­ương trình, dự án; đây là nhiệm vụ th­ường xuyên của Ban chỉ đạo, Ban điều hành và các sở, ngành quản lý chương trình mục tiêu.

- Tiếp tục phân cấp trong quản lý, điều hành theo hướng các Dự án đầu tư gắn với chủ sử dụng, gắn với địa bàn tổ chức thực hiện. Đối với các chương trình liên quan đến nhiều ngành, nhiều nội dung giao cho huyện là đầu mối lồng ghép tổ chức thực hiện; các chương trình có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ của ngành do ngành chủ trì, phối hợp với các huyện thực hiện.

- Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò giám sát của xã hội, nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn, xử lý các sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai và chỉ đạo xây dựng thành các chương trình dự án cụ thể, báo cáo Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương theo quy định;

- Th­ường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đ­ược Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ mười thông qua ngày 30 tháng 5 năm 2007./.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Đức Vượng

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 99/2007/NQ-HĐND ngày 31/05/2007 về kế hoạch các chương trình mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.715

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.181.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!