Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 89/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Dương Văn Trang
Ngày ban hành: 09/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 09 tháng 12 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Xét Tờ trình số 217/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Nghị quyết phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 426/BC- UBND ngày 02 tháng 12 năm 2024 và Báo cáo sổ 430/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiêu phương diện, lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu quan trọng của tỉnh tăng cao so với cùng kỳ và đảm bảo tiến độ như: GRDP bình quân đầu người; có cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn; diện tích trồng rừng, các loại cây chủ lực của tỉnh, tổng đàn gia súc; kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng lượng khách du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, sản lượng ngành công nghiệp chủ yếu,... Các chế độ, chính sách về an sinh xã hội và giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định; cơ sở vật chất giáo dục được quan tâm, đầu tư; tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, kiểm soát tốt; cải cách thủ tục hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp được triển khai quyết liệt; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp vẫn còn gặp một số khó khăn; vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra, nhất là trên lâm phần của Ủy ban nhân dân các xã và diện tích rừng giao khoán cho các hộ gia đình quản lý[1]. Tiến độ trồng dược liệu ở một số địa phương còn chậm. Thu ngân sách nhà nước chưa đảm bảo theo tiến độ. Tỷ lệ giải ngân cao hon so với cùng kỳ song vẫn còn chậm so với yêu cầu. Thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) giảm so với năm trước. Chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mặc dù được cải thiện tuy nhiên vẫn còn một số học sinh dân tộc thiểu số chưa đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình lớp học; ngộ độc thực phẩm còn xảy ra. Mưa lũ, động đất gây ra thiệt hại về tài sản và công trình công cộng tại một số địa phương. Tình trạng xây dựng công trình trái phép một số nơi vẫn còn diễn ra. Tai nạn giao thông chưa được kiềm chế, tăng ở cả 03 tiêu chí. Tình hình cháy nổ tăng cao so với cùng kỳ.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nói trên chủ yếu là: Diễn biến tình hình thời tiết bất thường trong thời gian qua làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng điện và số thu nộp ngân sách, số thu từ nguồn thu các dự án khai thác quỹ đất được Hội đồng nhân dân tỉnh giao tăng thu chưa đạt tiến độ dự toán do thị trường bất động sản đóng băng. Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế của Quốc hội, Chính phủ đã ảnh hưởng đến số thu nộp ngân sách năm 2024. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án gặp nhiều khó khăn; quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp, yêu cầu chuyển đổi còn phức tạp, phải xin nhiều cấp, ý kiến nhiều bộ, ngành, chưa tạo sự chủ động cho địa phương, làm mất rất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung triển khai thực hiện dự án[2]. Nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế, nguồn lực huy động từ xã hội hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu. Đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số đa số còn khó khăn, nên điều kiện để chăm lo cho việc học tập của con em hạn chế nhất định. Một số sở, ban ngành, địa phương chưa thật sự chủ động, quyết liệt, sâu sát trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; vai trò, trách nhiệm, tính năng động, tiên phong của người đứng đầu các đơn vị chưa được phát huy đầy đủ. Công tác chỉ đạo điều hành ở một số thời điểm còn chưa quyết liệt, chưa kết hợp tốt giữa công tác giao việc với kiểm tra đôn đốc và xử lý trách nhiệm. Công tác phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp ở một số địa phương, chủ rừng còn chậm, lúng túng trong việc huy động lực lượng tại chỗ để bảo vệ rừng, phát hiện, ngăn chặn vi phạm. Công tác quản lý xây dựng tại một số nơi còn hạn chế, lỏng lẻo. Do thói quen của người dân về thực hiện thủ tục hành chính trực tiếp, cũng như khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến, thanh toán trực tuyến hiệu quả chưa thật sự cao. Ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch xây dựng, an toàn giao thông, giữ gìn trật tự trị an, phòng cháy chữa cháy, khiếu nại tố cáo... của một bộ phận người dân còn hạn chế.

Điều 2. Về mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025

1. Mục tiêu tổng quát

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Tăng cường huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của Nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn; bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2025

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt trên 10% (phấn đấu đạt 19,79%); GRDP bình quân đầu người trên 70,81 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 5.000 tỷ đồng trở lên.

- Cơ cấu kinh tế: Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản: 19-20%; Khu vực Công nghiệp và Xây dựng: 31-32%; Khu vực Dịch vụ: 41-42%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 32.700 tỷ đồng trở lên (trong đó vốn đầu tư khu vực tư nhân 26.800 tỷ đồng).

- Thành lập mới từ 300 doanh nghiệp trở lên.

- Trồng mới ít nhất: 300 ha cây mắc ca; 1.098 ha cây ăn quả (trong đó 300 ha sầu riêng); 1.578 ha Sâm Ngọc Linh.

- Phát triển vùng nguyên liệu mía 3.000 ha (trong đó trồng mới 1.480 ha); chanh dây 1.000 ha (trong đó trồng mới 666 ha); cà phê xứ lạnh 5.331 ha (trong đó trồng mới 1.000 ha).

- Cải tạo thêm 2.000 ha vườn tạp.

- Tổng đàn bò 110.000 con; tổng đàn trâu 27.000 con.

- Trồng mới trên 3.000 ha rừng.

- Phấn đấu đến cuối năm 2025 huyện Đăk Hà và huyện Ngọc Hồi đạt huyện nông thôn mới. Có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 200 thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Có 3.000.000 lượt khách du lịch đến tỉnh.

b) Về văn hóa - xã hội và môi trường

- Dân số trung bình năm 2025 khoảng 620.000 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó đào tạo nghề đạt 44%.

- Giải quyết việc làm tăng thêm trong năm 7.000 lao động.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT chuyển sang học nghề lên 40%.

- Phấn đấu 50% số trường mầm non, 77% số trường tiểu học, 58% số trường trung học cơ sở, 60% số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Xóa 100% phòng học tạm; xóa mù chữ tại vùng đồng bào DTTS; bố trí kinh phí để hợp đồng giáo viên đáp ứng công tác giảng dạy theo quy định.

- Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính trạm y tế xã) đạt 38,6 giường.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi còn dưới 28%.

- Tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị sử dụng nước sạch đạt 95%.

- Tỷ lệ hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%.

- Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất ở đạt 100%.

- Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất sản xuất đạt 100%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường 85%.

c) Về quốc phòng, an ninh:80% xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 90% trở lên; tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội giảm 5%.

(Chi tiết các chỉ tiêu tại Phụ lục kèm theo)

Điều 3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Triển khai kịp thời có kết quả các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt[3]. Tập trung giải ngân nguồn vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Thúc đẩy tiến độ, tháo gỡ khó khăn về cung ứng vật liệu xây dựng, đất san lấp; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, lựa chọn nhà thầu các dự án, công trình và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành, địa phương.

2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách nhà nước, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu. Tăng cường các giải pháp bồi thường giải phóng mặt bằng để sớm tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất các dự án khai thác quỹ đất theo quy định nhằm tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu; đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu, tăng cường quản lý thu thuế thương mại điện tử. Cơ cấu, sắp xếp lại nhiệm vụ chi cho phù hợp, ưu tiên những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá. Điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính.

3. Tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đi vào chiều sâu, theo hướng hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng và phát triển bền vững các loại cây trồng chủ lực như cây ăn quả, Mắc ca, Sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu khác, gắn với bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum; tiếp tục khôi phục và phát triển cà phê xứ lạnh; tăng cường cải tạo vườn tạp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi. Thu hút các cơ sở sơ chế, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Hỗ trợ đưa các mặt hàng nông sản có chất lượng trên địa bàn tỉnh vào hệ thống các siêu thị; nghiên cứu đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ trực tuyến. Huy động, lồng ghép các nguồn lực để phát triển rừng bền vững. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

4. Cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp theo hướng tập trung vào một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững. Tiếp tục đầu tư phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư; tập trung phát triển, nâng cao năng lực xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh của địa phương. Bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi đầu cơ, gian lận thương mại, vi phạm về an toàn thực phẩm, vi phạm quy định về giá, vi phạm về sở hữu trí tuệ. Thường xuyên kiểm tra trật tự xây dựng, quản lý chất lượng công trình và an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm.

5. Tập trung phát triển, khai thác các ngành dịch vụ có lợi thế. Khai thác tối đa tiềm năng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, di tích lịch sử, di sản vật thể và phi vật thể... để thu hút du khách. Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch.

6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh các thủ tục về chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định. Rà soát, đánh giá toàn bộ các dự án đã được cấp phép đầu tư trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, chấm dứt hoạt động đối với các dự án chậm tiến độ, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả để thu hút, lựa chọn nhà đầu tư khác có năng lực, uy tín, tâm huyết đến đầu tư, không để lãng phí nguồn lực của địa phương. Nghiên cứu thành lập Tổ công tác để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo quy định của pháp luật để tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa dự án vào hoạt động, không để xảy ra tình trạng lãng phí.

7. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống các loại dịch bệnh trên người. Đẩy mạnh các hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tăng cường chất lượng công tác tiêm chủng. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị y tế phục vụ khám bệnh, chữa bệnh. Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, thiết bị y tế có chất lượng, an toàn, hiệu quả, giá hợp lý cho công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

8. Thực hiện rà soát, sắp xếp, củng cố mạng lưới trường lớp học, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học đảm bảo chuẩn hóa. Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số đến năm 2025. Củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục các cấp học và xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo.

9. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh, coi trọng phát triển văn hóa, xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế; tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Đầu tư đồng bộ gắn với sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, nhất là cải tạo, sửa chữa, bảo tồn nhà rông truyền thống.

10. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tập trung phát triển và có giải pháp mở rộng, phân luồng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu việc làm; đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo nghề, gắn kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công; bảo trợ xã hội; giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội. Thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”... Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nhất là hỗ trợ định canh, định cư, đất ở, đất sản xuất, nhà ở đối với người dân tộc thiểu số và hộ nghèo.

11. Tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên các lĩnh vực; đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tăng cường các giải pháp quản lý nhà nước về báo chí... Triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong thực tiễn sản xuất.

12. Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ công tác vận hành, thực hiện kiểm tra an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa lũ. Không tham mưu cấp phép các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác khoáng sản không gắn với chế biến sâu, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao về gây ô nhiễm môi trường. Tích cực phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

13. Tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức lại các cơ quan, đơn vị theo quy định, làm tốt công tác quản lý cán bộ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không xử lý hoặc kéo dài thời gian xử lý. Triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi phát sinh. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường đối thoại trực tiếp để giải quyết có hiệu quả những bức xúc của Nhân dân phù hợp với quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm, kịp thời các vụ việc sai phạm đã được thanh tra, kiểm toán kết luận...

14. Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch. Thường xuyên truy quét, trấn áp, xử lý các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả 03 tiêu chí. Tiếp tục thực hiện tốt công tác đối ngoại địa phương trong tình hình mới. Thực hiện tốt các cam kết, thỏa thuận quốc tế đã ký kết với các đối tác nước ngoài trong hoạt động đối ngoại cấp cao.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh; đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, vận động quần chúng, đoàn viên và hội viên tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2024./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Dương Văn Trang

PHỤ LỤC

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG AN NINH NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện năm 2023

Kế hoạch năm 2024

Ước thực hiện năm 2024

So sánh (%)

Kế hoạch năm 2025

Ghi chú

Cùng kỳ năm 2023

Kế hoạch năm 2024

1

2

3

4

5

6

7

8

9

12

I

CHỈ TIÊU KINH TẾ

1

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)

-

Theo giá so sánh năm 2010

Tỷ đồng

18,751.83

20,840

20,255

108.02

97.19

22,290

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ đồng

3,980.59

4,230

4,218

105.97

99.72

4,400

Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

5,361.27

6,190

5,990

111.73

96.78

6,800

Thương mại, dịch vụ

Tỷ đồng

7,963.36

8,800

8,519

106.97

96.80

9,450

Thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp SP

Tỷ đồng

1,446.60

1,620

1,528

105.63

94.32

1,640

-

Theo giá hiện hành

Tỷ đồng

35,003.59

38,300

40,946

116.98

106.91

43,900

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ đồng

6,642.13

7,200

8,443

127.12

117.27

8,500

Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

11,616.10

12,400

13,842

119.16

111.63

14,500

Thương mại, dịch vụ

Tỷ đồng

14,046.44

15,700

15,574

110.87

99.20

17,700

Thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp SP

Tỷ đồng

2,698.92

3,000

3,086

114.35

102.87

3,200

2

GRDP bình quân đầu người

Tr.đồng

59.20

63.7

68.15

115.11

106.98

70.81

3

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

7.17

8.2

8.02

111.85

97.8

>10%

Phấn đấu đạt 19,79%

4

Cơ cấu tổng sản phẩm theo nhóm ngành

%

100

100

100

100

-

Nông, lâm, thủy sản

%

18.98

18-19

20.62

19-20

-

Công nghiệp, xây dựng

%

33.19

32-33

33.81

31-32

-

Thương mại, dịch vụ

%

40.13

41-42

38.04

41-42

-

Thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp SP

%

7.71

7-8

7.54

7-8

5

Nông nghiệp

5.1

Trồng trọt

a.

Diện tích

- Lúa

Ha

22,730

22,540

22,399

98.54

99.37

22,399

- Cà phê

Ha

29,813

30,549

31,550

105.83

103.28

32,219

Trong đó cà phê xứ lạnh

Ha

3,581

4,331

4,331

120.94

100.00

5,331

- Cao su

Ha

79,018

79,173

81,614

103.28

103.08

81,614

- Sn

Ha

39,284

38,247

40,022

101.88

104.64

40,022

- Mía

Ha

1,219

2,000

1,521

124.73

76.05

3,000

- Ngô

Ha

5,037

4,850

4,432

88.00

91.38

4,432

- Cây ăn quả

Ha

10,565

12,565

12,568

118.96

100.02

13,666

Trong đó, trồng mới:

Ha

2,058

2,000

2,412

117.20

120.60

1,098

+ Sầu rng

Ha

680

500

1,022

150.24

204.33

300

+ Chanh dây

Ha

295

1,000

334

113.24

33.41

666

+ Chuối

Ha

358

100

200

55.78

199.71

+ Cây có múi (cam, chanh, bưởi)

Ha

44

80

50

114.81

62.71

+ Da

Ha

15

50

20

133.33

40.00

+ Cây ăn quả khác

Ha

666

270

786

117.96

291.11

132

- Cây Mc ca

Ha

3,466

3,966

4,142

119.50

104.44

4,442

Trong đó, trồng mi

Ha

1,159

500

640

55.21

128.00

300

b.

Sản ng sản phẩm ch yếu

- Sn lượng lương thc có ht

Tn

121,917

120,857

102,230

83.85

84.59

122,151

- Cà phê nhân

Tn

66,300

69,644

69,644

105.04

100.00

63,270

- Cao su m tươi

"

91,900

97,889

97,889

106.52

100.00

105,000

- Sn

"

617,438

608,903

648,352

105.01

106.48

636,000

- Mía y

"

67,632

111,524

85,252

126.05

76.44

112,000

5.2

Cây dược liệu

- Sâm Ngọc linh

Ha

2,422

2,922

2,922

120.64

100.00

4,500

Trong đó, trồng mi

638

500

500

78.37

100.00

1,578

- Cây dược liệu khác

Ha

7,717

9,277

10,430

135.16

112.43

Trong đó, trồng mi

2,723

1,560

2,713

99.63

173.91

5.3

Chăn nuôi

a.

Tng đàn

Con

284,255

317,600

317,600

111.73

100.00

339,230

- Đàn trâu

"

24,100

25,000

25,000

103.73

100.00

27,000

- Đàn

"

85,120

100,000

100,000

117.48

100.00

110,000

- Đàn ln

"

175,035

192,600

192,600

110.04

100.00

202,230

b.

Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

- Thịt hơi các loại

Tấn

35,520

37,300

37,300

105.01

100.00

39,165

Trong đó: Thịt lợn

Tấn

23,100

24,250

24,250

104.98

100.00

25,462

5.4

Lâm nghiệp

- Trồng mới rừng

Ha

4,983

3,000

3,212

64.46

107.07

3,000

- Tỷ lệ độ che phủ rừng (có tính cây cao su)

%

63.69

63.85

63.85

100.25

100.00

64.00

5.5

Thủy sản

- Diện tích nuôi trồng

Ha

934

934

1,018

108.99

108.99

1,000

- Sản lượng khai thác

Tấn

2,136

1,690

2,175

101.83

128.70

1,775

- Sản lượng nuôi trồng

Tấn

6,022

6,589

6,250

103.79

94.86

6,917

6

Công nghiệp

- Khai thác đá, cát, sỏi các loại

m3

478,855

485,000

537,640

112.28

110.85

480,000

- Tinh bột sắn

Tấn

279,418

270,000

295,184

105.64

109.33

265,000

- Đường

Tấn

12,255

12,500

15,691

128.04

125.53

12,800

- Gỗ cưa hoặc xẻ (trừ gỗ xẻ tà vẹt)

m3

33,501.7

34,000

40,995

122.37

120.57

34,500

- Điện sản xuất

Triệu Kw/h

3,335

3,650

3,646

109.33

99.89

3,500

- Điện thương phẩm

Triệu Kw/h

508.2

500

559

109.99

111.80

530

- Nước máy

1000 m3

3,810.9

4,100

4,250

111.52

103.66

4,200

7

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tỷ đồng

34,184.2

34,818

38,903

113.80

111.73

41,600

8

Du lịch

-

Tổng lượt khách

L/khách

1,500,622

1,700,000

2,300,000

153.3

135.3

3,000,000

+ Khách quốc tế

"

5,000

6,500

8,000

160.00

123.08

25,000

+ Khách nội địa

"

1,495,622

1,693,500

2,292,000

153.25

135.34

2,975,000

-

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

533

605

690

129.46

114.05

750

9

Huyện nông thôn mới

2

10

Tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới

48

53

53

110.42

100.00

60

Trong đó số xã đạt chuẩn NTM trong năm

6

5

5

83.33

100.00

7

11

Thôn (làng) nông thôn mới trong năm

Thôn

65

200

12

Cải tạo vườn tạp trong năm

2,200.8

2,000

13

Sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia

Sản phẩm

1

1

1

100.00

100.00

10

14

Thu ngân sách địa phương

Tỷ đồng

3,371.66

4,600

4,425

131.24

96.2

5,000

15

Chi ngân sách địa phương (bao gồm cả nhiệm vụ chi năm trước chuyển qua)

9,472.53

14,607

12,554

132.53

85.9

11,238

16

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

359

320

406

113.09

126.88

353

17

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

6.90

7.20

8.0

115.94

111.11

8

18

Thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Thứ hạng

46/63 (giảm 09 bậc so với năm 2022)

37

Tăng 05 bậc so với năm 2024

19

Thứ hạng Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)

Thứ hạng

56/61 (giảm 02 bậc so với năm 2022)

Tăng 05 bậc so với năm 2023

20

Thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)

Thứ hạng

43/63 (tăng 12 bậc so với năm 2022)

21

Thứ hạng Chỉ hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)

Thứ hạng

35/63 (tăng 07 bậc so với năm 2022)

22

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Tỷ đồng

23,145

30,000

30,000

129.62

100.00

32,700

Trong đó vốn đầu tư khu vực tư nhân

"

17,163

22,500

22,500

131.10

100.00

26,800

23

Phát triển doanh nghiệp

-

Thành lập mới doanh nghiệp

Doanh nghiệp

p 290

360

360

124.14

100.00

300

-

Tổng số vốn đăng ký thành lập mới

Tỷ đồng

3,000

4,000

4,000

133.33

100.00

4,000

24

Hợp tác xã

-

Tổng số hợp tác xã

Hợp tác xã

267

300

320

119.85

106.67

320

+ Số hợp tác xã thành lập mới

Hợp tác xã

45

30

29

64.44

96.67

40

-

Tổng số lao động trong hợp tác xã

Người

1,500

2,000

1,790

119.33

89.50

1,860

-

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số tham gia vào hợp tác xã

%

17.3

17.6

17.3

100.00

98.30

20

25

Tổ hợp tác

-

Tổng số tổ hợp tác

Tổ hợp tác

270

300

300

111.11

100.00

305

-

Tổng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

2,537

3,000

2,659

104.81

88.63

2,689

II

CHỈ TIÊU VĂN HÓA - XÃ HỘI

1

Dân số

-

Dân số trung bình

Người

591,266

601,000

600,831

101.62

99.97

620,000

-

T lng dân s t nhn

%

1.45

1.29

1.26

86.62

97.36

1.22

-

Tui thọ trung bình

Tui

69.73

68.3

69.75

100.03

102.12

69.85

-

T s gii nh của trẻ em mi sinh

S trai/100 gái

108

<108,0

108.00

100.00

100.00

<108

2

Lao đng việc làm

-

S người được giải quyết việc m (ng thêm trong năm)

Người

7,267

6,500

6,750

92.89

103.85

7,000

-

T l lao đng qua đào tạo

%

58

58.5

58.5

101.21

100.00

60

Trong đó, t l lao động được đào tạo nghề

%

42

42.5

43

102.38

101.18

44

3

Giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

-

S hộ nghèo

Hộ

10,220

5,844

5,844

57.18

100.00

2,432

-

T l hộ nghèo

%

6.84

3.84

3.84

56.14

100.00

giảm 3%

-

S hộ cận nghèo

Hộ

6,568

5,933

5,933

90.33

100.00

5,539

-

T l hộ cận nghèo

%

4.39

3.96

3.96

90.21

100.00

3.65

4

Giáo dục Đào tạo

-

Tng s hc sinh đu năm hc

Hc sinh

168,493

171,000

171,000

101.49

100.00

173,500

-

T l hc sinh đi hc đúng độ tui

"

+ Tiểu hc

"

99.98

99.98

99.98

100.00

100.00

99.99

+ Trung hc cơ s

"

97.90

98.1

98.10

100.20

100.00

98.30

+ Trung hc phổ thông

"

58.00

60.0

60.00

103.45

100.00

62.00

-

T l hc sinh tt nghiệp trung hc cơ sở, trung hc phổ thông chuyn sang hc nghề

%

25.36

35.0

35.03

138.13

100.09

40.00

-

T l trường đt chun quc gia

%

+ Mm non

%

44.78

48.0

48.00

107.19

100.00

50.00

+ Tiểu hc

%

74.39

76.0

76.00

102.16

100.00

77.00

+ Trung hc s

%

54.63

49.0

54.63

100.00

111.49

58.00

+ Trung hc phổ thông

%

52.00

54.0

56.00

107.69

103.70

60.00

5

Y tế

-

T l bao phủ BHYT

%

93.35

94.15

94.18

100.89

100.03

95.00

-

T l bao phủ BHXH so vi lc lượng lao đng

%

19.75

20.15

24.88

125.97

123.47

30.00

-

Tỷ lệ bao phủ BHTN so với lực lượng lao động

%

11.85

12.1

18.09

152.66

150.12

25.00

-

Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường

40

39.3

39.3

98.25

100.00

38.6

-

Số bác sỹ/10.000 dân

Bác sỹ

10.5

10.5

10.5

100.00

100.00

10.5

-

Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

%

99

99.0

100

101.01

101.01

100

-

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc

%

100

100

100

100.00

100.00

100

-

Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi

%

28.7

28.8

28.5

99.30

Đạt

<28

6

Văn hóa, thể thao, thông tin

-

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa

%

57.8

59.0

59.00

102.08

100.00

60

-

Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa

%

95

96

96.00

101.05

100.00

97

7

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện

%

99.91

99.92

99.92

100.01

100.00

99.99

8

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất ở

%

98.68

99.03

99,33

100.65

100.30

100.00

9

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất sản xuất

%

98.80

98.97

99,39

100.60

100.42

100.00

III

Các chỉ tiêu về môi trường

1

Tý lệ rác thải sinh hoạt (ở đô thị và nông thôn) được thu gom và xử lý

%

86.00

87.00

87.00

101.16

100.00

90.00

2

Tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị sử dụng nước sạch

%

91.00

92.00

92.00

101.10

100.00

95.00

3

Tỷ lệ hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

93.00

94.00

94.00

101.08

100.00

95.00

4

Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

5

Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường

%

88.89

85.00

88.89

100.00

104.58

85.00

6

Tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

%

70.00

80.00

77.70

111.00

97.13

85.00

IV

CHỈ TIÊU QUỐC PHÒNG, AN NINH

1

Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

%

92.00

>=90

94.00

102.17

104.44

>=90

2

Tỷ lệ điều tra, khám phá án

%

89.40

>82

82.00

91.72

100.00

>82

Trong đó, án đặc biệt nghiêm trọng

%

100.00

>90

100.00

100.00

111.11

>90

3

Tỷ lệ giao quân

%

100.00

100

100.00

100.00

100.00

100

4

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

%

95

75

5

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự

%

95

85

>=80

6

Tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội

Giảm 8,5%

Giảm 5%

Giảm 20%

Giảm 5%



[1] Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy không tăng về số vụ vi phạm, giảm ở tiêu chí “khối lượng gỗ” so với cùng kỳ năm 2023 nhưng vi phạm vẫn còn xảy ra ở một số địa bàn.

[2] Hiện nay, theo Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2024 đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên.

[3] Như: Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2045; Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án nghiên cứu khả năng hình thành Cảng hàng không Măng Đen thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 89/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025 do tỉnh Kon Tum ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


37

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.168.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!