Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 80/NQ-HĐND 2017 giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh Điện Biên

Số hiệu: 80/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Muôn
Ngày ban hành: 09/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 09 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19/NQ-CP NGÀY 12/3/2015 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2015 - 2016 VÀ NĂM 2016 - 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015;

Căn cứ Báo cáo số 288/BC-HĐND, ngày 02 tháng 12 năm 2017 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015 - 2016 và năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015 - 2016 và năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:

1. Những ưu điểm

Trong 03 năm qua, với những nỗ lực của các cấp, các ngành, trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ giải pháp trong các Kế hoạch, Chương trình hành động của tỉnh Điện Biên để thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ từ 2015, 2016, 2017, định hướng đến năm 2020. Tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong: bồi thường giải phóng mặt bằng, thanh lý rừng, hỗ trợ đầu tư ngoài hàng rào một số nhà máy; đảm bảo an ninh trật tự cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh: đầu tư thủy điện, cánh đồng mẫu lớn, chế biến nông sản, hạ tầng đô thị... Các chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của tỉnh Điện Biên đã có những chuyển biến rõ nét, đến thời điểm giám sát có 06 Chỉ số đạt mục tiêu năm 2017 như: khởi sự kinh doanh; thời gian tiếp cận điện năng; tiếp cận tín dụng; thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản; thời gian nộp Bảo hiểm xã hội. Có 03 Chỉ số vượt mục tiêu năm 2017 như: thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; thời gian nộp thuế; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới; triển khai thực hiện cơ chế 01 cửa đối với 19/19 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, 10/10 đơn vị cấp huyện, 127/130 xã; thực hiện cơ chế 01 cửa liên thông ở một số quan cùng cấp. Các chỉ số liên quan đến môi trường kinh doanh của tỉnh Điện Biên trong hai năm 2015, 2016 đã liên tục được cải thiện trong thời gian qua như: Chỉ số PCI năm 2015 tăng 10 bậc (xếp thứ 53/63), năm 2016 giữ vững kết quả đã đạt được của năm 2015 với nhiều chỉ số thành phần tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực, nằm trong nhóm đứng đầu của các tỉnh miền núi phía Bắc; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI - 2016) tăng 13 bậc, xếp thứ 22/63 tỉnh thành trong cả nước; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX-2016) tăng 22 bậc, xếp hạng thứ 42/63 tỉnh thành trong cả nước. Những kết quả trên đã phản ánh nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay xây dựng môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.1. Hạn chế

(1). Qua giám sát trực tiếp còn một số huyện chưa nhận thức đầy đủ về các Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ, chưa phân công rõ nhiệm vụ cho các phòng, ban, đơn vị trong Chương trình kế hoạch hành động của đơn vị, địa phương.

(2). Các đơn vị, địa phương chưa thường xuyên, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 19 theo nhiệm vụ được giao trong quyết định ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động của UBND tỉnh;

(3). Sở Nội vụ chưa nghiên cứu tham mưu cho tỉnh về cơ chế đánh giá và chế tài xử lý cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính ở tất cả các cơ quan nhà nước từ xã trở lên năm 2016, theo phân công nhiệm vụ tại Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP;

(4). Một số sở, ngành, UBND cấp huyện chưa thực sự chủ động rà soát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nên chưa đề ra được các giải pháp cụ thể, kịp thời; chậm trả lời các doanh nghiệp theo Công văn số 2368/UBND-KT ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh; chưa tổ chức được việc công khai đối thoại với các Doanh nghiệp; các hoạt động hỗ trợ kinh doanh, xúc tiến thương mại còn hạn chế, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư.

(5). Công tác cải cách thủ tục hành chính ở các đơn vị, địa phương hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu. Các huyện, thị xã, thành phố, và các sở ngành chưa đưa 100% các TTHC được qui định phải thực hiện qua cơ chế 01 cửa và 01 cửa liên thông để thực hiện qua cơ chế 01 cửa và 01 cửa liên thông. Việc triển khai thực hiện theo cơ chế 01 cửa liên thông mới chỉ dừng lại ở các cơ quan cùng cấp (giữa các phòng ban của đơn vị cấp huyện, nội bộ trong sở, ngành), mà chưa triển khai thực hiện được giữa các cơ quan khác cấp với nhau. Tính đến 15/5/2017 còn 493 TTHC chưa thực hiện qua cơ chế một cửa, 88 TTHC có yếu tố liên thông chưa thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông.

(6). Một bộ phận công chức làm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trình độ, năng lực còn hạn chế; còn xảy ra hiện tượng gây phiền hà, những nhiễu, gây bức xúc cho doanh nghiệp.

(7). Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành chưa đồng bộ, tính liên kết trong xử lý thông tin không thông suốt, nhịp nhàng; số lượng các thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 còn thấp.

(8). Các địa phương chưa cung cấp được nguồn lao động có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động.

(9). Thực hiện một số thủ tục chậm so với qui định:

- UBND Thành phố Điện Biên Phủ thực hiện chậm các thủ tục:

+ Cấp phép xây dựng 12 ngày chậm 05 ngày so với mục tiêu đến 2016-2017 là 07 ngày (theo baó cáo số 299/25/10/2017 của UBND Thành phố Điện Biên Phủ).

+ Cấp giấy CNQSDĐ 02 bộ hồ sơ thực hiện 28 ngày chậm 8 ngày so mục tiêu đến 2016-2017 là 20 ngày.

- UBND Điện Biên Đông cấp CNQSDĐ 06 bộ hồ sơ thực hiện 27 ngày chậm 07 ngày so mục tiêu đến 2016-2017 là 20 ngày.

- UBND Mường nhé cấp CNQSDĐ 04 bộ hồ sơ thực hiện 100 ngày chậm 80 ngày so mục tiêu đến 2016-2017 là 20 ngày.

- Sở Tài Nguyên & Môi trường chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 45 điểm di tích chiến thắng Điện Biên Phủ đã được khoanh vùng cắm mốc bảo vệ.

- Sở Kế hoạch & Đầu tư chậm thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu hạng mục bổ sung dự án đường 60 m; một số hồ sơ Văn phòng UBND tỉnh trả lại do chưa đảm bảo: Đường cứu hộ cứu nạn Nà Hỳ - Nà Bủng - huyện Nậm Pồ; Nghĩa trang nhân dân thị xã Mường Lay.

(10). Các thủ tục về đầu tư XDCB chưa thực hiện qua cơ chế một cửa tại các đơn vị: Sở giao thông, Sở Xây dựng, các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Ảng, thành phố Điện Biên Phủ.

(11). Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở các cấp, các ngành còn hạn chế cụ thể là:

- Tỷ lệ phủ qui hoạch chi tiết trung bình của các đô thị (10 đô thị) trên địa bàn toàn tỉnh chiếm 30% so với diện tích qui hoạch chung; tiến độ lập, điều chỉnh qui hoạch chi tiết theo qui hoạch chung điều chỉnh của các huyện: Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần giáo còn chậm.

- Chưa có qui hoạch về đất đai để thực hiện phát triển các loại rừng, đất khu công nghiệp, đất khác... Cụ thể là chưa có qui hoạch chi tiết các khu vực được đo vẽ cụ thể và cắm mốc ngoài thực địa để cung cấp cho người dân, doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư. (Hiện nay việc lựa chọn vị trí, địa điểm để thực hiện dự án chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức thỏa thuận vị trí địa điểm theo nhu cầu của nhà đầu tư và quỹ đất hiện có, nên bị động, chưa khai thác được quỹ đất đã được phê duyệt theo quy hoạch).

2.2. Nguyên nhân hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

(1). Các địa phương chủ yếu là huyện nghèo, cách xa các trung tâm kinh tế lớn, chi phí vận chuyển cao không hấp dẫn các nhà đầu tư đến đầu tư vào địa bàn.

(2). Nguồn lao động ở địa phương còn khó khăn, số lao động được đào tạo nghề còn hạn chế, chất lượng tay nghề phần lớn chưa đáp được yêu cầu của các doanh nghiệp.

(3). Doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Điện Biên hầu như không phải Doanh nghiệp sản xuất (chỉ trừ Công ty cổ phần Xi măng Điện Biên), đa số là các Doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng từ các dự án đầu tư công. Vì vậy, thu hút đầu tư từ các lĩnh vực sản xuất khác rất khó khăn do các nhà đầu tư phải tự chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, tự chủ động tìm thị trường tiêu thụ đầu ra.

b) Nguyên nhân chủ quan

(1). Một số doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính (chủ yếu là thủ tục đề xuất, xin phê duyệt chủ trương đầu tư) do không nắm rõ quy định của nhà nước nên chất lượng chuẩn bị hồ sơ không đảm bảo theo quy định, phải bổ sung, hoàn thiện dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện thủ tục; một số doanh nghiệp yếu về năng lực, không thể hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

(2). Các Hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, cộng đồng doanh nghiệp chưa quan tâm và chưa thực sự vào cuộc, phối hợp với chính quyền các cấp để triển khai các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các hoạt động phản biện chính sách còn hạn chế, doanh nghiệp ít phản ánh khó khăn, vướng mắc đối với cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp ít sử dụng các kênh trực tuyến hỏi đáp trên cổng thông tin điện tử của địa phương và các đơn vị trực thuộc địa phương khi có vướng mắc, khó khăn, kiến nghị. Một số doanh nghiệp vẫn có thói quen xử lý các khó khăn, vướng mắc theo con đường phi chính thức, dựa vào quan hệ cá nhân.

(3). Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh, việc xây dựng kế hoạch hành động còn chung chung, chưa sát với mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; một số đơn vị bị nhầm lẫn trong việc triển khai tổ chức thực hiện và công tác đánh giá các chỉ số của PCI và các chỉ số của các Nghị quyết 19.

(4). Một số ngành, địa phương chưa bố trí đủ cán bộ, công chức tại bộ phận 01 cửa theo đúng qui định. Một số công chức, viên chức làm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trình độ, năng lực còn hạn chế, thực thi công vụ chưa công tâm trong việc hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

(5). Công tác kiểm tra và tự kiểm tra, của các ngành và địa phương về tình hình thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ chưa được tiến hành thường xuyên, chưa phối hợp với UBMTTQ, các Đoàn thể trong giám sát, dẫn đến một số nhiệm vụ chưa bám sát vào yêu cầu nội dung chương trình chỉ đạo của UBND tỉnh; chưa phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các sai sót vi phạm trong thực thi công vụ của tổ chức, cá nhân.

(6). Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các thủ tục đầu tư xây dựng, qui hoạch xây dựng, qui hoạch đất đai.

(7). Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố chưa quyết tâm cao để chuyển toàn bộ các thủ tục hành chính đã được qui định phải thực hiện qua cơ chế 01 cửa, một cửa liên thông theo qui trình.

(8). Chậm cấp giấy CNQSDĐ cho 45 điểm di tích chiến trường Điện Biên Phủ đã được khoanh vùng cắm mốc bảo vệ do khó khăn về bố trí kinh phí thực hiện.

3. Trách nhiệm

(1). UBND tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm chung với các hạn chế đã nêu trong báo cáo.

(2). Các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm với các hạn chế về công tác qui hoạch xây dựng, qui hoạch đất đai, đối thoại Doanh nghiệp, thực hiện cơ chế 01 cửa, 01 cửa liên thông, thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

(3). Các huyện: Mường Ảng, Điện Biên, Mường Nhé, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Chà, Tuần giáo và thành phố Điện Biên Phủ; các sở, ngành: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trường, Giao thông và Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm với những hạn chế liên quan đến trách nhiệm của đơn vị đã nêu trong báo cáo.

Điều 2. HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị địa phương thực hiện một số nội dung sau

(1). Chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện Kế hoạch, Chương trình hành động của tỉnh thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Quyết định số 548/QĐ-UBND ngày 09/7/2015, Chương trình hành động số 1636/CTr-UBND ngày 09/6/2016, Chương trình hành động số 532/CTr-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh.

(2). Chỉ đạo các cơ quan chức năng, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ đối với các đơn vị, địa phương để kịp thời phát hiện, uốn nắn chỉnh sửa các sai sót.

(3). Chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện một số nội dung về cải cách thủ tục hành chính như sau:

- Tiếp tục thực hiện cơ chế 1cửa và 1 cửa liên thông đồng bộ theo hướng hiện đại, liên thông với tất cả các cấp, các ngành để giải quyết các thủ tục hành chính. Kiện toàn bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận 01 cửa theo qui định. Tập trung rà soát phân loại để xác định các TTHC chuyên biệt không thực hiện qua 01 cửa thì thực hiện theo qui trình riêng; các loại TTHC bắt buộc phải thực hiện qua cơ chế 01 cửa thực hiện từng bước đưa các TTHC qua 01 cửa và 01 cửa liên thông, tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận nhận và trả kết quả, kể cả TTHC có liên quan đến nhiều cơ quan cùng cấp hoặc khác cấp.

- Nghiên cứu tham mưu với UBND tỉnh để ban hành Qui chế phối hợp giải quyết các TTHC trong đó qui định rõ trách nhiệm, thời gian giải quyết của từng cơ quan, đơn vị địa phương để có cơ chế giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục đổi mới đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để liên kết xử lý thông tin thông suốt trong phối hợp giải quyết các nội dung công việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT/TU ngày 30/3/2016 cảu Ban Thường vụ tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sỹ, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, phát huy sáng kiến, sáng tạo, tăng năng suất lao động trong công việc để rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC trong thực hiện các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

(4). Chỉ đạo các đơn vị: Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Nhé, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên & Môi Trường khắc phục ngay việc thực hiện một số thủ tục chậm so với qui định, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

(5). Chỉ đạo các đơn vị: Sở Tài nguyên & Môi Trường, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai quyết liệt việc thực hiện qui hoạch đất đai trong đó thực hiện qui hoạch chi tiết các vùng, các khu vực được đo vẽ cụ thể ngoài thực địa để cung cấp cho người dân, doanh nghiệp để thu hút đầu tư. Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện thí điểm các Văn phòng ĐKQSDĐ, Tổ chức phát triển quỹ đất của thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và huyện Điện Biên hiện nay đang trực thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường để kiến nghị điều chỉnh lại theo hướng giao về cấp huyện để thuận tiện trong thực hiện các nhiệm vụ.

(6). Chỉ đạo Sở Xây dựng, các huyện, thị xã, thành phố phối hợp từng bước nâng tỷ lệ phủ qui hoạch chi tiết trung bình của các đô thị (10 đô thị) đến năm 2020 từ 30% lên mức 35% so với diện tích qui hoạch chung; Đẩy nhanh tiến độ lập điều chỉnh qui hoạch chi tiết theo điều chỉnh qui hoạch chung của các huyện: Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo.

(7). Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề của tỉnh, nghiên cứu liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo, dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thị trường lao động.

(8). Chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố chủ động khắc phục những hạn chế, vi phạm đã được chỉ ra trong báo cáo, theo kiến nghị của Đoàn giám sát HĐND tỉnh; kiểm điểm đánh giá trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hạn chế đã nêu để rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời báo cáo nội dung thực hiện kiến nghị về HĐND tỉnh trước ngày 15/5/2018.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khoá XIV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lò Văn Muôn

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 80/NQ-HĐND ngày 09/12/2017 về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP và 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016 và năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.415

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.237.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!