HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2020/NQ-HĐND
|
Nghệ An, ngày 22
tháng 7 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND TỈNH VỀ
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát
của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 245/TTr-HĐND
ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; trên cơ sở Báo
cáo số 152/BC-HĐND.ĐGS ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân
dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện một số nghị quyết của Hội đồng nhân
dân tỉnh về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và
ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán
thành với nội dung Báo cáo số 152/BC-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2020 về kết quả
giám sát việc thực hiện một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An với các nội
dung chủ yếu như sau:
1.
Công tác triển khai, tổ chức thực hiện một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân
tỉnh về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong
thời gian qua đạt được những kết quả khá tích cực: Ủy ban nhân dân các cấp đã
chỉ đạo tuyên truyền, triển khai các cơ chế, chính sách đến người dân, doanh
nghiệp; ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn tổ chức
thực hiện; quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện các nghị quyết về cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung hỗ trợ thu hút đầu
tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa
học - công nghệ, quốc phòng - an ninh (Tổng kinh phí cấp cho các đơn vị là:
1.471.486 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương là: 4.019 triệu đồng, ngân
sách tỉnh là: 1.467.467 triệu đồng; Tổng nguồn kinh phí thực hiện là: 1.422.514
triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương là: 2.388 triệu đồng, ngân sách tỉnh
là 1.420.126 triệu đồng); công tác lập, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán,
quyết toán kinh phí thực hiện các nghị quyết khá kịp thời; công tác quản lý, chỉ
đạo thực hiện chính sách đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, chưa
phát hiện các sai phạm lớn, chưa có đơn, thư khiếu nại, tố cáo; công tác quản
lý tài chính chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Nhìn chung, trong điều kiện của Tỉnh
còn nhiều khó khăn, các nghị quyết về cơ chế, chính sách được ban hành đã có những
tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương
trên địa bàn tỉnh. Phần lớn các nhóm cơ chế, chính sách về an sinh xã hội, quốc
phòng - an ninh, xây dựng tổ chức bộ máy mang lại hiệu quả khá rõ nét. Nhóm các
cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển tuy chưa đạt mục tiêu của các nghị quyết
nhưng đã góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải
thiện hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.
2.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát cho thấy quá trình triển khai, tổ
chức thực hiện một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn
chế, đó là: công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách còn hạn
chế, do đó việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp, người dân còn khó khăn; một
số địa phương (huyện, xã) không bao quát được đầy đủ các cơ chế, chính sách được
triển khai trên địa bàn; nguồn kinh phí thực hiện một số nghị quyết về cơ chế,
chính sách đầu tư phát triển chưa đáp ứng nhu cầu theo mục tiêu nghị quyết đề
ra; định mức hỗ trợ một số cơ chế, chính sách quá thấp, trong khi thủ tục
thanh, quyết toán rườm rà, do đó chưa thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp,
người dân; công tác theo dõi, đôn đốc, rà soát việc thực hiện các nghị quyết
chưa kịp thời và thường xuyên, do đó một số cơ chế, chính sách có bất cập trong
quá trình tổ chức thực hiện nhưng không kịp thời tham mưu trình Hội đồng nhân
dân tỉnh bãi bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung (như: Nghị quyết số
225/2009/NQ-HĐND ngày 23/7/2008 về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện
về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 278/2009/NQ-HĐND ngày
23/7/2009 về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, phát triển kinh tế
- xã hội đối với thành phố Vinh - đô thị loại I trực thuộc tỉnh; Nghị quyết số
307/2010/NQ-HĐND ngày 10/7/2010 về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ huyện Nam
Đàn phát triển kinh tế - xã hội đến 2020; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày
20/12/2017 về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Nghệ An...); việc phân cấp thực hiện một số cơ chế, chính sách ban
hành theo các nghị quyết chưa đồng bộ, chưa phù hợp với mục tiêu hướng đến đối
tượng được thụ hưởng chính sách; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn
chế; việc sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện các cơ chế, chính sách
chưa được quan tâm đúng mức.
3.
Những hạn chế, tồn tại nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau: điều kiện của
Tỉnh còn nhiều khó khăn; nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp; một
số nghị quyết về cơ chế, chính sách ban hành trong thời kỳ ổn định ngân sách dẫn
đến khó khăn trong bố trí nguồn lực đảm bảo thực hiện nghị quyết; trình độ,
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân còn hạn chế; công tác
chỉ đạo của UBND tỉnh trong rà soát, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết,
đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách chưa kịp thời; năng lực, trách nhiệm
của một số sở, ban, ngành trong tham mưu công tác xây dựng và thực hiện chính
sách còn hạn chế, chưa toàn diện; giám sát của Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu
và đại biểu HĐND tỉnh về việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh chưa thường
xuyên.
Điều 2. Nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu:
Để các nghị quyết về cơ chế, chính
sách do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành được triển khai, tổ chức thực hiện
nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, để việc xây dựng các cơ chế, chính
sách trong thời gian tới đảm bảo sát thực, khả thi, Hội đồng nhân dân tỉnh đề
nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt
các nội dung sau:
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt
các nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành đang còn hiệu lực thi hành và
đang phát huy hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số
văn bản hướng dẫn thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh còn có những
vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.
2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà
nước, hạn chế quản lý qua cấp trung gian, phân cấp phù hợp với khả năng tự cân
đối về ngân sách và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phân
công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm đối với các ngành, các cấp trong việc triển
khai, tổ chức thực hiện nghị quyết; giao trách nhiệm cho các cơ quan (sở,
ngành) chủ trì làm đầu mối đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn tổ chức thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh theo lĩnh vực, tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh định kỳ 6 tháng, hằng năm; chỉ đạo thực hiện thường xuyên, quyết
liệt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, nhất
là đối với cấp cơ sở.
3. Tiến hành sơ kết, tổng kết,
đánh giá hiệu quả thực hiện đối với từng nghị quyết về cơ chế, chính sách để kiến
nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét bãi bỏ hoặc thay thế đối với các nghị quyết
có niên độ thực hiện đến hết năm 2020 (như: Nghị quyết số 71/2012/NQ-HĐND ngày
13/12/2012 về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số thiết chế văn hóa-thể
thao ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 23/2017/NQ-HĐND ngày
20/12/2017 về cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình sữa học đường trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020; Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 quy
định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với các xã có tỷ lệ hộ
nghèo từ 30% trở lên ngoài Nghị quyết 30a trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2016 - 2020; Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 về mức hỗ trợ thường
xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó và trang bị phương tiện phòng cháy,
chữa cháy cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 -
2020); sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các nghị quyết chưa phù hợp với thực tiễn
hoặc quy định hiện hành của Trung ương (như: Nghị quyết số 225/2009/NQ-HĐND
ngày 23/7/2008 về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện về nhà ở trên địa
bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 278/2009/NQ-HĐND ngày 23/7/2009 về một số cơ chế,
chính sách đặc thù trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đối với thành phố
Vinh - đô thị loại I trực thuộc Tỉnh; Nghị quyết số 307/2010/NQ-HĐND ngày
10/7/2010 về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ huyện Nam Đàn phát triển kinh tế
- xã hội đến 2020; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 về một số
chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu
tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 157/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 về
một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Y tế công lập trên địa
bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 195/2015/NQ-HĐND ngày 20/12/2015 quy định một số
chế độ hỗ trợ kinh phí trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất
đai và tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An,...).
4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết về cơ chế, chính sách, cụ
thể:
a) Về công tác tham mưu xây dựng
các nghị quyết về cơ chế, chính sách:
- Việc xây dựng các nghị quyết về
cơ chế, chính sách cần gắn với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời
kỳ ổn định ngân sách, ưu tiên ban hành các nghị quyết từ đầu kỳ Kế hoạch 05 năm
để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chủ động
về kế hoạch nguồn lực đáp ứng; hạn chế ban hành các cơ chế, chính sách trong kỳ
Kế hoạch 5 năm nếu không thực sự cấp bách và cần thiết;
- Đổi mới công tác hoạch định
chính sách, tập trung nguồn lực kích cầu đầu tư, tránh dàn trải, manh mún; hạn
chế ban hành chính sách khi chưa cân đối được nguồn lực; bố trí nguồn lực thực
hiện chính sách phải đảm bảo đúng nguyên tắc theo quy định của pháp luật; đảm bảo
huy động nguồn kinh phí của các cấp ngân sách để thực hiện có hiệu quả các
chính sách đã ban hành; bên cạnh việc ban hành chính sách cần quan tâm ban hành
cơ chế nhằm huy động nội lực của các địa phương để thực hiện mục tiêu phát triển;
- Thực hiện nghiêm quy trình, thủ
tục xây dựng nghị quyết về cơ chế, chính sách đảm bảo đúng quy định của Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chú trọng việc đánh giá tác động của chính
sách và lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của chính sách; nghiên cứu
xây dựng quy trình, thủ tục thực hiện cơ chế, chính sách theo hướng cải cách thủ
tục hành chính nhằm tạo điều kiện để đối tượng thụ hưởng dễ tiếp cận, dễ thực
hiện; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra trong
thực hiện quy trình xây dựng chính sách.
b) Về công tác tổ chức thực hiện:
- Chính quyền các cấp cần đổi mới,
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới tận người dân, doanh nghiệp, kịp
thời đưa nghị quyết vào cuộc sống, đảm bảo các cơ chế, chính sách phát huy hiệu
quả cao nhất;
- Định kỳ thực hiện công tác sơ kết,
tổng kết chính sách để kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, bất
cập để kiến nghị Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế nghị quyết; nghiên cứu lựa chọn một số cơ chế,
chính sách của Tỉnh để đưa vào Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật hằng năm của
Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm theo dõi, đôn đốc thực hiện thường xuyên; thực hiện
có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết này. Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện nghị
quyết với Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Hiệu lực
thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 22 tháng 7 năm
2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ
(để b/c);
- Cục KTVB QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- TAND tỉnh, Viện KSND tỉnh, Cục THADS tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website: http://dbndnghean.vn;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Sơn
|