|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
09/2000/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
15/06/2000
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 09/2000/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2000
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) nước ta liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu 4 mặt hàng : gạo, cà phê, điều, hạt tiêu.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề vừa cơ bản, vừa bức xúc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nông dân và lợi ích của đất nước.
I. Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
Phát huy lợi thế to lớn của nền nông nghiệp nước ta về tiềm năng thiên nhiên, về truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, về tính cần cù, năng động, sáng tạo của nông dân, nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát triển bền vững, được áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, từng bước được hiện đại hoá, vươn lên trở thành một nền nông nghiệp với những ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao đời sống nông dân, ổn định kinh tế và xã hội đất nước.
Việc lựa chọn cơ cấu, qui mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hoá, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, sinh thái.
Trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng như sau :
1. Sản xuất lương thực :
a) Lúa gạo : là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Phải đảm bảo an toàn lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó, lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm (chưa kể lượng bột mì được tiêu thụ ngày càng tăng, chủ yếu dựa vào nhập khẩu), số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác. Sản xuất lúa gạo chủ yếu dựa vào thâm canh, sử dụng giống có chất lượng cao, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới, tiêu chủ động để sản xuất lúa. Với các loại đất sản xuất lúa kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác có hiệu quả cao hơn, như đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đất ven đô thị chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả... ở vùng sâu, vùng xa vẫn đầu tư để phát triển sản xuất lúa ở nơi có điều kiện (nhất là về thuỷ lợi nhỏ và xây dựng đồng ruộng) để đảm bảo đời sống nhân dân, sớm chặn đứng được tệ phá rừng làm rẫy và tình trạng du canh du cư.
b) Màu lương thực : chủ yếu là ngô, tiếp tục phát triển đạt mức 5-6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để dùng làm thức ăn chăn nuôi.
2. Cây công nghiệp ngắn ngày :
a) Mía đường : không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, chủ yếu là sắp xếp và phát huy công suất các nhà máy hiện có. Xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định, đẩy mạnh thâm canh. Phát triển các công nghiệp chế biến khác để nâng cao hiệu quả của nhà máy đường, phát triển công nghiệp thực phẩm (kẹo, bánh, sữa, nước quả có đường) để tiêu thụ hết lượng đường sản xuất ra. Trong tương lai, khi nhu cầu thị trường trong nước tăng lên, sẽ xem xét quyết định mức phát triển cao hơn về công nghiệp đường.
b) Cây có dầu : nước ta có điều kiện tự giải quyết nhu cầu dầu thực vật, nhất là dầu ăn. Phát triển mạnh các loại cây có dầu như: lạc, đậu tương, vừng, hướng dương v.v... để cung cấp dầu ăn cho nhân dân với mức 4-5 kg/người/năm, tiến tới không cần nhập khẩu. Trong quá trình phát triển, nếu có thị trường lớn, bán được giá thì tranh thủ điều kiện phát triển mạnh để có thể xuất khẩu dầu ăn.
c) Các loại cây có sợi : bông, dâu tằm có vị thế lâu dài trong cơ cấu nông nghiệp. Phát triển bông sợi ở các vùng có điều kiện, để tiến tới tự túc được một phần quan trọng nhu cầu sợi bông cho ngành dệt, hạn chế nhập khẩu. Tiếp tục phát triển dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa, tạo thêm công ăn việc làm và gia tăng hàng xuất khẩu.
d) Thuốc lá nguyên liệu : ở một số vùng có điều kiện, phát triển sản xuất thuốc lá làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá trong nước, giảm nhanh lượng nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu.
3. Một số cây lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao :
a) Cà phê : là ngành sản xuất hàng hoá lớn của nông nghiệp nước ta. Giữ mức 400.000 ha cà phê vối hiện có, có trồng thay thế hàng năm, chú trọng thâm canh cao và toàn diện, không mở thêm diện tích mới. Tập trung phát triển cà phê chè ở nơi thực sự có điều kiện. Sản lượng cà phê của Việt Nam trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm.
b) Điều : phát triển mạnh cây điều, dựa vào cải tạo vườn điều cũ và mở thêm diện tích mới, chủ yếu ở miền Trung, nâng diện tích điều lên khoảng 500.000 ha, đạt sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm.
c) Hồ tiêu : là một loại cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nâng lên khoảng 50.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. Phải bám sát nhu cầu thị trường thế giới để xem xét mức sản xuất phù hợp, đảm bảo hiệu quả bền vững của ngành sản xuất này.
d) Cao su : tập trung thâm canh 400.000 ha hiện có đạt năng suất cao. Tiếp tục phát triển cao su ở những nơi thích hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ yếu ở miền Trung và Tây nguyên, nhất là vùng biên giới. Trong tương lai, sản lượng cao su mủ khô đạt khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ mủ cao su và ngành công nghiệp gỗ cao su nhằm nâng cao hiệu quả của cây cao su.
e) Chè : là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đưa diện tích chè lên 100.000 ha với công nghệ thâm canh, đặc biệt là các loại chè cao cấp trồng ở vùng cao. Phải sản xuất được các loại chè phù hợp với thị hiếu thị trường trong nước và yêu cầu đa dạng của thị trường quốc tế. Sản lượng chế biến hàng năm khoảng 100.000 tấn chè các loại.
4. Rau, quả, hoa và cây cảnh :
a) Rau : phát triển các loại rau, hướng chủ yếu là rau có chất lượng tốt. Ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn và nấm dược liệu..vv.. là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có triển vọng lớn về thị trường tiêu thụ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn nước ta.
b) Cây ăn quả : phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới, khai thác có hiệu quả mọi lợi thế của các vùng sinh thái nước ta, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân và xuất khẩu lớn trong tương lai. Ngoài các cây ăn quả thông dụng đáp ứng nhu cầu phổ biến của đời sống nhân dân, cần phát triển một số cây ăn qủa có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu như vải, nhãn, dứa, thanh long.v..v..
c) Hoa và cây cảnh : là loại cây có nhu cầu ngày càng lớn, nhất là ở đô thị. Xây dựng những vùng sản xuất hoa và cây cảnh đáp ứng nhu cầu thị trường.
5. Lâm nghiệp :
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Ngoài bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng đặc dụng, phòng hộ thì phải phát triển mạnh rừng sản xuất, tập trung vào một số định hướng lớn sau đây :
a) Các loại cây làm nguyên liệu giấy, ván gỗ nhân tạo :
Phát triển các loại tre trúc, keo, thông các loại, bạch đàn...v.v.. làm nguyên liệu phát triển ngành sản xuất giấy để ngành này sớm trở thành ngành sản xuất lớn nhất về chế biến lâm sản của nước ta, hàng năm sản xuất được khoảng 1 triệu tấn giấy các loại, tiến tới có thể xuất khẩu về bột giấy và giấy.
Từng bước phát triển ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi đủ cung cấp nhu cầu trong nước.
b) Các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.
Phát triển các loại quế, hồi v.v... ở những vùng có điều kiện, phù hợp nhu cầu thị trường quốc tế.
Phát triển một số loại cây lấy gỗ quí hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơ mu, tếch.v..v. ; phát triển các loại cây lấy gỗ làm trụ mỏ và xây dựng.
Phát triển ngành sản xuất đồ gỗ ngoài trời, gỗ gia dụng, gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre đan,... chủ yếu để xuất khẩu.
6. Chăn nuôi :
a) Lợn : tập trung phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước. ở một số vùng có điều kiện, phát triển nuôi lợn có chất lượng cao theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn về dịch bệnh, chủ yếu để xuất khẩu.
b) Bò : phát triển bò thịt, chủ yếu theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, thịt ngon, đáp ứng nhu cầu thịt và da. Đặc biệt quan tâm phát triển mạnh đàn bò sữa chủ yếu ở trung du, miền núi. Trong vòng 10 năm tới, đưa đàn bò sữa lên khoảng 200.000 con, trong đó có khoảng 100.000 con bò cái vắt sữa, sản lượng sữa tươi khoảng 300.000 tấn/năm để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sữa, giảm bớt sữa nguyên liệu phải nhập khẩu.
c) Gia cầm và trứng : phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà, vịt, đáp ứng nhu cầu thịt và trứng cho nhân dân. Phát triển mạnh ngành chăn nuôi gà, vịt chất lượng cao để xuất khẩu thịt, trứng, lông...
7. Thủy sản :
Là ngành sản xuất sản phẩm đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành ngành sản xuất có lợi thế lớn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam. Sản lượng thủy sản đạt 3-3,5 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, nâng kim ngạch xuất khẩu vươn lên hàng đầu trong khu vực châu á.
Cùng với phát triển đánh bắt xa bờ, phải tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản, theo định hướng lớn sau đây:
a) Tôm : là ngành chủ lực trong nghề nuôi trồng thuỷ sản của nước ta. Phát triển nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh), kết hợp nuôi thâm canh theo kiểu công nghiệp với nuôi bán thâm canh, nuôi sinh thái, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh các loại tôm nâng lên khoảng trên 100.000 ha, đưa sản lượng tôm của các loại công nghệ nuôi đạt mức khoảng trên 300.000 tấn/năm.
b) Các loại cá và thuỷ sản khác : phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ, nuôi biển và các loại đặc sản khác.
Theo định hướng nêu trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm.
II. Một số chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông sản (nông, lâm, thuỷ sản) :
1. ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.
Khoa học và công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp bền vững, trong đó phải tập trung đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiều mặt hàng mới, quí hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam.
Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực và nâng mức đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ khoảng 30% hiện nay lên trên 50%. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến tận cơ sở và hộ nông dân, nhằm giúp nông dân hiểu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp.. Tập trung áp dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ vào một số lĩnh vực sau đây :
a) Về giống : đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật. Phần lớn giống tốt được sản xuất trong nước. Đẩy mạnh việc nghiên cứu lai tạo và ứng dụng giống ưu thế lai. Phải đầu tư đảm bảo yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu tạo giống mới và sản xuất giống gốc. Giành đủ kinh phí cần thiết để nhập khẩu nguồn gien và giống tiến bộ kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới và để nhân nhanh giống tốt phục vụ sản xuất đại trà.
Mở rộng từng bước việc áp dụng kỹ thuật di truyền trong công tác tạo giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, song phải đảm bảo tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
b) Về chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi :
Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, trong đó cần đặc biệt quan tâm phát triển các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại hình công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.
Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tổng hợp, có hiệu quả về phòng trừ sâu, bệnh, dịch bệnh gây hại cây trồng và vật nuôi, chặn đứng được một số dịch bệnh nguy hiểm đối với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
c) Về tưới, tiêu nước và cơ giới hoá :
Khoa học công nghệ phải đưa ra được các giải pháp công nghệ để phục vụ mục tiêu trong 10 năm tới, về cơ bản, hoàn thành đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ yêu cầu tưới, tiêu nước đối với các cây trồng có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu và thuỷ sản.
Phải đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiết kiệm nước như : tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm... cho các loại cây trồng cần thiết ở các vùng sinh thái thích hợp.
Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ và thiết kế chế tạo các kiểu máy thích hợp phục vụ cơ giới hoá khâu làm đất trên 70%, khâu gieo hạt cây ngắn ngày, nuôi trồng và thu hoạch một số ngành sản xuất cần thiết. Nghiên cứu nâng cao trình độ chế tạo một số trang thiết bị để các sản phẩm chế tạo trong nước cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài hiện có trên thị trường Việt Nam và vươn tới xuất khẩu.
d) Về bảo quản, chế biến :
Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại để bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản nhằm giảm được tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.Trước mắt phải đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất hiện có và sử dụng công nghệ mới tiên tiến đối với các cơ sở sản xuất xây dựng mới, phù hợp nhu cầu thị hiếu của từng thị trường xuất khẩu hàng hoá.
2. Tạo thêm các nguồn lực, phát triển các hình thức hợp đồng với nông dân, liên kết có hiệu quả giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản.
Tổ chức thực hiện tốt những chính sách về đất đai theo qui định của Luật Đất đai. Thực hiện xong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân. Kiểm kê đầy đủ đất chưa sử dụng. Trong 10 năm tới, phải đưa hết đất có khả năng sản xuất nông nghiệp vào sử dụng có hiệu quả.
Trên cơ sở phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, phải tiếp tục phát triển các loại hình kinh tế trang trại, trước hết ở trung du miền núi và ven biển, nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất và mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả phát triển các làng nghề. Từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước về chế biến nông sản, thu hút được đông đảo nông dân sản xuất nguyên liệu mua cổ phần, gắn được lợi ích của nông dân với lợi ích của doanh nghiệp. Các địa phương qui hoạch quỹ đất làm mặt bằng phát triển công nghiệp. ở các xã cần thiết và có điều kiện, giành quỹ đất để phát triển các làng nghề, đảm bảo yêu cầu sản xuất và bảo vệ môi trường.
Đổi mới mạnh mẽ hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. Kiên trì vận động nông dân xây dựng hợp tác xã kiểu mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để hợp tác xã làm tốt nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đối với hộ nông dân.
Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế mở rộng diện ký hợp đồng tiêu thụ với hợp tác xã hoặc ký trực tiếp với nông dân, gắn kết cho được sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
Theo hướng đó, trong những năm tới, mở rộng nhanh diện hộ nông dân, kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá nông sản được sản xuất theo hợp đồng.
Thực thi các biện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực trong nông thôn. Phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nông thôn. Triển khai khẩn trương việc đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các loại cán bộ quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp và các chủ trang trại.
Củng cố và lập mới các hiệp hội ngành hàng để bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh nông sản.
3. Một số chính sách tài chính.
a) Về chính sách thuế :
Ngoài chính sách thuế hiện hành, áp dụng các chính sách mới sau đây:
Thuế thu nhập cao với hộ nông dân làm kinh tế trang trại được thực hiện sau khi nghiên cứu đề ra được các căn cứ cụ thể như Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.
Miễn thu thuế buôn chuyến về hàng hoá nông sản. Với cây lâm nghiệp trồng được như cây nguyên liệu sản xuất giấy, gỗ và các loại cây đặc sản, quế, hồi, thảo quả, bời lời,... không thu thuế tài nguyên và được lưu thông tự do.
Cần xem xét thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp để có sự điều chỉnh cần thiết.
Với thuế sử dụng đất nông nghiệp, thì ngoài diện miễn giảm theo chính sách đã ban hành, kể từ năm 2001, còn được xét miễn giảm khi gặp rủi ro về thị trường và giá cả.
b) Về đầu tư, tín dụng và bảo hiểm :
Cùng với các chính sách huy động sức dân đầu tư phát triển nông nghiệp, Nhà nước tăng vốn ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Tăng mức đầu tư về thủy lợi, đường xá, cầu cống, bến cảng, kho tàng, bảo đảm yêu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển chợ bán buôn nông sản, chợ nông thôn tạo thuận lợi cho việc giao dịch và tiêu thụ nông sản.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển với các điều kiện và lãi suất ưu đãi đối với các dự án sản xuất nông nghiệp khó thu hồi vốn nhanh như cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho hộ nông dân, các chủ trang trại, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã vay đủ vốn phát triển sản xuất, kinh doanh trong điều kiện khó đảm bảo về thế chấp. Bộ Tài chính chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp xây dựng đề án lập Quỹ cùng với các chính sách, giải pháp kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý 3 năm 2000.
Thị trường nông sản hàng hoá thường gặp rủi ro, ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân và doanh nghiệp. Ngoài các chính sách tài trợ hiện hành thì Nhà nước khuyến khích lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn : gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, rau quả, thuỷ sản, gỗ được lập quỹ này. Quỹ ngành hàng nào thì sử dụng để bảo hiểm ngành hàng đó. Các nhà sản xuất, kinh doanh từng ngành hàng lập ra hiệp hội của mình để quản lý việc thu chi Quỹ này theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nhà nước sẽ tài trợ cho quỹ bảo hiểm đối với một số ngành hàng đặc biệt.
4. Tăng cường công tác thị trường ngoài nước, nâng cao khả năng về thông tin, tiếp thị.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại với các nước, gắn quan hệ đối ngoại với xuất khẩu nông sản. Tiếp tục mở rộng cam kết song phương và đa phương cấp Chính phủ về xuất khẩu nông sản. Mở rộng diện mặt hàng nông sản trong danh mục trả nợ hàng nước ngoài. Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tạo điều kiện để các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại Việt Nam ở nước ngoài tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thương mại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Đa dạng hoá thị trường, các hình thức ngoại thương và phương thức thanh toán phù hợp với điều kiện và lợi ích các bên tham gia, giảm bớt rủi ro về giá cho người sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức có hiệu quả việc thu thập, xử lý về thông tin thị trường trong nước và ngoài nước để cung cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng bước phát triển thương mại điện tử hàng hoá nông sản.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, hướng các hoạt động này gắn kết với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như : hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu nông sản.
5. Quản lý Nhà nước về tiêu thụ nông sản hàng hoá.
Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tiêu thụ nông sản hàng hoá, nhằm đảm bảo sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm được thông suốt. Cần xem xét lại việc phân công cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về tiêu thụ và xuất khẩu nông sản giữa Bộ Thương mại với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phát huy vai trò quản lý Nhà nước và nâng cao trách nhiệm của từng Bộ và các địa phương về lĩnh vực này. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ cùng các Bộ, ngành nghiên cứu để trình Chính phủ điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các Bộ này trong năm 2000.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ của mình hướng dẫn cụ thể các nội dung quy định trong Nghị quyết.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến rộng rãi đến toàn dân và triển khai thực hiện Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
- Thường vụ Bộ chính trị,
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Cơ quan thuộc Chính phủ,
- Các HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- Toà án nhân dân tối cao,
- Cơ quan TW của các đoàn thể,
- Công báo,
- VPCP : BTCN, các PCN,
- Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
- Lưu : NN (5), VT
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
|
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp do Chính phủ ban hành
THE
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
09/2000/NQ-CP
|
Hanoi,
June 15, 2000
|
RESOLUTION ON A NUMBER OF UNDERTAKINGS AND POLICIES ON ECONOMIC
RESTRUCTURING AND CONSUMPTION OF FARM PRODUCE In realization of the Party’s renewal line,
Vietnam’s agricultural production (agriculture, forestry and aquaculture) has
over the past years continuously made great achievements. The greatest
achievement is that, for not a long period, Vietnam’s agriculture has developed
from a backward and autarky agriculture into a commodity agriculture, ensuring
the national food security, achieving an ever-higher commodity ratio, and a
noteworthy status in the region and in the world. Vietnam has become one of the
top world exporters of four commodities: rice, coffee, cashew and pepper. Yet, in the process of industrialization,
modernization and integration into the regional and world economy, Vietnam’s
agriculture has to continue addressing basic and urgent issues so as to meet
our farmers’ aspirations and serve the country’s interests. I. REGARDING THE ECONOMIC
STRUCTURE OF AGRICULTURE To bring into play such great advantages of our
agriculture as natural resources, the age-old farming tradition, farmers’
industriousness, dynamism and creativeness, for the objective of building a
strong and sustainably developed agriculture which, thanks to the application
of new and high technologies, shall be step by step modernized and advance into
an agriculture with large-scale commodity production branches increasingly
competitive in the process of international integration, with a high
productivity and income per unit of land acreage, satisfying the population’s
food and foodstuff demands, supplying sufficient raw materials for the
industries, rapidly increasing the export turnover, protecting the ecological
environment thus contributing to improving the farmers’ life and ensuring the
country’s economic and social stability. The selection of the structure, scale and types
of products of various agricultural production branches must aim to tap the
advantages of each region and the country as a whole, closely follow the
domestic and world market demands, and ensure the goods consumption possibility
and as well as high economic, social and ecological efficiency. For the next 10 years, the important goods
production branches of our agriculture should develop along the following
orientations: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ Rice: constitutes a highly advantageous
production branch of our country, particularly in the Mekong River and Red
River deltas. It is a must to ensure food security, sufficient rice for
national reserve and necessary quantity for export. The rice output shall be
kept stable at around 33 million tons/year, of which 25 million tons shall be
for consumption and reserve (not to mention the increasingly consumed quantity
of wheat flour, most of which is imported) and the remainder for export and
other needs. Rice production shall be mainly based on intensive farming with
the use of high-quality strains, so as to effectively meet the demands of the
domestic and foreign consumption markets. To constantly keep about 4 million
hectares of land with good irrigation conditions for rice production. To shift
various categories of land with less effective rice production to the
production of other products with higher efficiency, for example dry land shall
be shifted to the production of subsidiary food crops, low-lying land and
coastal land to aquaculture, suburban land to growing of vegetables, flowers,
fruit trees... In deep-lying and remote areas, to continue investment in
developing rice production in areas with conditions (particularly in
small-scale irrigation and building of rice fields) so as to improve the
inhabitants’ life, soon stop the destruction of forests for rice milpa building
as well as nomadism. a/ Subsidiary food crops: Chiefly maize, shall
continue to develop for the objective of 5-6 million tons/year so as to ensure
enough raw materials for making animal feeds. 2. Short-term industrial
plants: a/ Sugarcane: Not to build new sugar plants,
mainly to re-arrange and exploit to the utmost the capacity of the existing
ones. To build stable raw material sugar cane areas, to push up intensive
farming. To develop other processing industries so as to raise the efficiency
of sugar plants, to develop the foodstuff industry (confectioneries, milk,
sugared fruit juices) in order to completely consume the produced quantity of
sugar. In future, when the domestic market demand increases, to consider and
decide a higher level of development of the sugar industry. b/ Oil plants: Vietnam has conditions to produce
vegetable oils to meet our own need, especially edible oil. To strongly develop
oil plants like groundnut, soybean, sesame, sunflower, etc, so as to provide
edible oil for the population at a level of 4-5 kg/person/year, without having
to import such oils. During the development process, if emerges a large market
with good prices, to make use of conditions for strong development and export
of edible oils. c/ Fiber plants: Cotton, mulberry shall occupy a
long-standing position in the agricultural structure. To develop cotton in
areas with conditions, striving for self-supply of an important part of cotton
to meet the demands of the textile industry, restricting the amount of imported
cotton. To continue the development of mulberry in close combination with the
silk weaving trade, creating more jobs for people and increasing export goods. d/ Raw material tobacco: In some areas with
conditions, to develop the production of tobacco for use as raw material for
the domestic production of cigarettes, quickly reducing the quantity of
imported raw material tobacco. 3. A number of traditional
perennial trees of high economic value: a/ Coffee: constitutes a large commodity
production branch of our agriculture. To maintain the existing level of 400,000
hectares under coffee, with annual substitutive growing, focusing on highly
intensive and comprehensive cultivation without expanding new areas. To
concentrate efforts on developing coffee and tea in areas with actually good
conditions. In future, Vietnam’s coffee output shall be kept at about 600,000
tons per year. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ Pepper: is a kind of perennial plant of high
economic value. To increase the land area under pepper to about 50,000
hectares, with an output of 100,000 tons/year. To closely follow the world market
demands so as to determine an appropriate production level, and ensure the
sustainable efficiency of this production branch. d/ Rubber: To concentrate efforts on the
intensive cultivation on the existing 400,000 hectares with a high
productivity. To continue to develop rubber in suitable areas, ensuring
effective production and business, mainly in Central Vietnam and the Central
Highlands, particularly in the border areas. In future, to achieve the dry
rubber latex output of about 600,000 tons/year. To develop the industry of deep
processing of products from rubber latex and the rubber wood industry so as to
raise the effectiveness of rubber trees. e/ Tea: is a key perennial tree of mountainous
provinces in North Vietnam. To increase the land area under tea to 100,000
hectares with the intensive farming technology, especially for high-grade kinds
of tea grown on highlands. To produce various kinds of tea which can satisfy
the domestic tastes and diversified needs of the international market. The annual
processing output shall be about 100,000 tons of assorted tea. 4. Vegetables, fruits, flowers
and bonsai: a/ Vegetables: To develop different kinds of
vegetables, mainly those of good quality. Apart from traditional kinds of
vegetables, to develop new high-grade vegetables such as various kinds of
vegetable beans, corn, bamboo shoots, edible mushrooms and mushrooms for
pharmaceutical use, etc, which are of highly nutritious value and have a large
potential of consumption market, creating more jobs, contributing to the
poverty alleviation and hunger elimination in many rural areas in the country. b/ Fruit trees: To develop tropical, subtropical
and temperate fruit trees; to effectively tap all advantages of different
ecological areas in our country, meeting the needs of the people’s life and
substantial export in future. Apart from common fruit trees to meet the popular
needs of the people’s life, it is necessary to develop a number of fruit trees
with the competitive edge for export, such as litchi, longan, pineapple, thanh
long (cereustriangularis), etc. c/ Flowers and bonsai: are in increasingly great
demand, particularly in cities. To develop areas for production of flowers and
bonsai to meet the market demand. 5. Forestry: To continue to well direct the implementation of
the program on planting five new million hectares of forest. Apart from
protection, zoning off for nursing, re-generation and planting of special-use
and protection forests, to strongly develop production forests, focussing on a
number of following major orientations: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To develop various kind of bamboo and ivory
bamboo, acacia, various kinds of pine, eucalyptus... for use as raw materials
for developing the paper industry into the largest production industry for
forest products processing in our country, with an annual production output of
about 1 million tons of assorted paper, then proceeding to export paper pulp
and paper. To step by step develop the production of
artificial planks, including plywood, chip planks, fiber planks to sufficiently
meet the domestic demand. b/ Different kinds of specialty trees, timber
trees and trees for use as raw materials for processing handicraft and fine art
products. To develop various kinds of cinnamon and
anise... in areas with conditions, meeting the international market demand. To develop a number of rare and precious timber
trees such as sandalwood dipteriacarpaceae, ironwood, chukrasia, fokienia
hodginsii, teak..., to develop timber trees for use as mine pit-props and in
construction. To develop the production of outdoor wood
furniture, domestic woodarticles, wood fine art articles, rattan or bamboo
products... chiefly for export. 6. Husbandry: a/ Pigs: To concentrate efforts on developing
the pigs’ herd suitable to the domestic consumption demand. In some areas with
conditions, to boost the raising of high-quality pigs along the direction of
industrial production, ensuring safety from epidemics, mainly for export. b/ Cows: To develop beef cows, mainly Zebu cows
of high productivity and good beef, to meet the demand for beef and skin. To
pay special attention to strongly developing the dairy cows’ herd in mid-land
and mountainous areas. For the next ten years, to develop the dairy cows’ herd
to about 200,000 heads, of which 100,000 are dairy cows, producing about
300,000 tons of fresh milk/year as raw material for the dairy industry,
reducing the quantity of imported raw material milk. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 7. Aquatic resources: Constitute a branch of producing animal protein
which is in increasingly great demand in the domestic market and has a large
export potential, likely to become the most advantageous production branch of
Vietnam’s agriculture. To achieve an output of 3-3.5 million tons of aquatic
products/year to meet the domestic market demand and raise the export turnover
to a leading level in Asia. Together with the development of off-shore
fishing, to concentrate investment on developing the aquaculture branch in a
sustainable manner along the following major orientations: a/ Shrimps: is a key product in our country’s
aquaculture business. To develop the rearing of blackish water shrimps (banana
prawn, tiger prawn) and fresh water shrimps (blue-legged prawn), to combine
industrial intensive rearing with semi-intensive rearing and ecological
rearing, to increase the areas for intensive and semi-intensive rearing of
different kinds of prawn to over 100,000 hectares, to increase the production
output of different kinds of prawn reared with technological methods to over
300,000 tons/year. b/ Fishes and other aquatic products: to
strongly develop the rearing of various kinds of freshwater, blackish and sea
fish as well as other specialty fishes. If developed along the above-mentioned
orientations, Vietnam’s agriculture shall ensure national food security, enough
raw materials for industries and at the same time increase the export value to
about 8-9 billion USD/year. II. SOME UNDERTAKINGS AND
POLICIES TO PROMOTE THE CONSUMPTION OF AGRICULTURAL (AGRICULTURAL, FORESTRIAL
AND AQUATIC) PRODUCTS 1. Widespread application of
new scientific-technological advances to agricultural production: Sciences and technologies must serve the
objective of developing a sustainable agriculture, focussing on meeting the
need of raising productivity and goods quality while cutting down products’
prices and at the same time creating many new, rare and precious and
out-of-season goods items so as to raise the competitiveness of Vietnam’s farm
commodities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ Regarding strains and varieties: To ensure
that 70% of strains and varieties used in production are technically advanced.
Most of good strains and varieties shall be produced in the country. To push up
the research into cross-breeding and use of superior cross-bred strains and varieties.
To make investment to meet the material base construction requirements for the
research work to create new strains and varieties as well as to produce
original ones. To allocate sufficient funding for import of gene sources and
technically-advanced strains in service of the research work and the
cross-breeding to create new strains and for quick multiplication of good
strains and varieties in service of large-scale production. To step by step expand the application of
genetic techniques to the work of creating plant varieties and animal breeds of
high economic efficiency while ensuring biological diversity and environmental
protection. b/ Regarding care and protection of plants and
animals: To promote the research into and application of
biological technologies to the plant and animal care and protection, with
special attention being paid to developing various kinds of biological
fertilizers and pesticides as well as various types of technology in service of
the production of clean agricultural produce. To promote the research into and application of
effective integrated measures to the prevention and control of insects,
diseases and epidemics harmful to plants and animals, stop a number of
epidemics dangerous to husbandry and aquaculture. c/ Regarding irrigation, drainage and
mechanization: Sciences and technologies must find out
technological solutions to achieve the next ten years’ objectives of basically
completing investment in developing irrigation works to meet the water supply
and drainage requirements for plants of high economic value and high demand,
and for aquaculture. It is a must to push up the research into and
widespread application of water-saving irrigating technologies such as:
spraying, dripping or penetrating irrigation... for essential plants in
appropriate ecological areas. To study and select technologies as well as
design and build suitable kinds of machinery in service of mechanization of the
soil preparation for over 70%, the sowing of short-term seeds, the cultivation
and harvest in a number of necessary production branches. To research so as to
raise the level of manufacture of a number of equipment so that the home-made
products can be competitive with foreign-made ones of the same kind being
circulated on the Vietnamese market and strive for export of these products. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To research and apply modern technologies to the
preservation, preliminary processing and processing of farm produce so as to minimize
post-harvest loss, raise the goods value, ensure international quality
standards and diversity of products in service of domestic consumption and
export. For the immediate future, to speed up the process of renovating
technologies at existing production establishments and using new advanced
technologies at newly-built production establishments, thus meeting the demands
and tastes of each export market. 2. To create more resources,
develop different forms of contract with farmers, to effectively combine
agriculture, processing industries and consumption of farm produce. To organize good implementation of land policies
according to the Land Law. To finish the granting of agricultural land use
right certificates to farmers. To take full stock of unused land. For the next
ten years it is a must to put all arable land to effective use. On the basis of the development of household
economy in agriculture, it is a must to continue developing various forms of
farm economy, first of all in mid-land, mountainous and coastal areas in order
to effectively exploit the land and water surface fund for agricultural
development. To encourage all economic sectors to develop the farm
produce-processing industry, chiefly small and medium-sized enterprises,
including the development of craft villages. To step by step equitize State
enterprises engaged in processing farm produce, attract large numbers of
farmers who produce raw materials to buy shares, thereby linking their
interests with the enterprises’ interests. Localities shall work out plans on
the use of their land fund for industrial development. In necessary communes
with conditions, to allocate the land fund for developing craft villages,
ensuring the production and environmental protection requirements. To strongly renew activities of agricultural
cooperatives. To persistently mobilize farmers to build cooperatives of a new
type. To create every favorable condition for cooperatives to carry out well
their task of consuming farm produce through signing contracts for consumption
of marketable products with farmers’ households. To encourage processing and trading enterprises
of all economic sectors to sign more consumption contracts with cooperatives or
directly with farmers, striving to link production with processing, domestic
consumption of products and export. In this direction, for the years to come, to
quickly increase the number of farmers’ households and farms producing
commercial agricultural products which shall be produced under contracts. To apply comprehensive measures to develop human
resources in rural areas. To develop various forms of vocational training
schools for rural population. To urgently deploy the training so as to improve
the production and business capability of cooperative and enterprise managers
as well as farm owners. To strengthen existing business line
associations and establish new ones to protect the legitimate interests of farm
produce producers and traders. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ Regarding the tax policies: Apart from the tax policies currently in force,
the following new policies shall be applied: The tax on high incomes of farmers’ households
doing farm economy shall apply after concrete bases are studied and worked out
such as the Government’s Resolution No. 03/2000/NQ-CP of February 2, 2000 on
farm economy. To exempt tax on trading in commercial
agricultural produce. Planted forest trees like those for use as raw materials
for production of paper and timber, and specialty trees like cinnamon, anise,
cardamom,... shall be exempt from natural resource tax and freely circulated. It is necessary to consider value-added tax on
farm produce so as to make necessary adjustments. For agricultural land use levy, apart from the
exemption and reduction regime according to polices already implemented, as
from 2001 exemption and reduction shall be also considered for cases of facing
market and price risks. b/ Regarding investment, credit and insurance: Together with the policies on mobilization of
people’s investment in agricultural development, the State shall increase the
budget capital investment in developing infrastructures in service of
agriculture. To increase investment in irrigation, construction of roads,
bridges and culverts, quays and warehouses so as to meet the requirements of
production, goods circulation, raising productivity and reducing products’
prices. The State shall support investment in developing agricultural produce
wholesale markets and rural markets so as to create favorable conditions for
exchange and consumption of farm produce. The Ministry of Finance shall assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural
Development, the Ministry of Aquatic Resources and the concerned ministries and
branches in studying and formulating policies on investment support from the
Development Assistance Fund with confessional terms and interest rates for
agricultural production projects which are hard to quickly recover capital such
as projects on growing of perennial trees, raising of big cattle, aquaculture
and development of processing industries, then submit them to the Prime
Minister for decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The market of commercial farm produce often
meets with risks, thus affecting the interests of farmers and enterprises.
Apart from current financial support policies, the State shall encourage the
setting up of the Fund for Export Insurance for different goods categories. For
such goods categories with a high export value as: rice, coffee, rubber, tea,
cashew, pepper, vegetables and fruits, aquatic resources, timber, this kind of
fund may be set up. The fund for any goods category shall be only used for
insurance of such goods category. Producers and businesspeople of each goods
category may set up their association to manage this Fund’s revenues and
expenditures according to the financial regime which shall be submitted by
Ministry of Finance to the Prime Minister for decision. The State shall provide
financial support for the insurance funds of some special goods categories. 4. Promoting the work of
seeking for overseas markets, improving the information and marketing
capability. To push up the trade cooperation relations with
foreign countries, to connect external relations with export of farm produce.
To continue to widen bilateral and multilateral governmental-level commitments
to export of farm produce. To add more types of farm produce to the list of
goods for payment of foreign debts. To strengthen powers and responsibilities
and create conditions for overseas Vietnamese diplomatic and trade missions to
take part in seeking for export markets for agricultural products. To continue to perfect the trade mechanisms and
polices so as to create favorable conditions for the domestic and overseas
consumption of agricultural products. To diversify the markets, foreign trade
forms and payment methods suited to the conditions and interests of the
involved parties, alleviate price-related risks for both producers and traders. To effectively organize the collection and processing
of the domestic and foreign market information so as to supply to production
and trading establishments; to step by step develop e-commerce of agricultural
commodities. To expand and raise the effectiveness of trade
promotion activities, directing these activities to meet the demands of
economic restructuring and consumption of agricultural commodities. To
encourage and facilitate organizations, individuals and enterprises to push up
trade promotion activities inside and outside the country, such as trade fairs
and exhibitions abroad, building material and technical bases in service of
trade promotion activities; strengthen the training and fostering work to raise
the professional capabilities and skills of employees engaged in trading and
exporting agricultural products. 5. State management over
consumption of commercial farm produce. To raise the effect of State management over
consumption of agricultural commodities in order to ensure that production be
closely linked to processing and consumption of products. It is necessary to
review the assignment of specific State management responsibilities regarding
farm produce consumption and export between the Ministry of Trade and the
Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Aquatic Resources
and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities so as to
bring into play the State’s management role and to enhance the responsibilities
of each ministry and each locality in this field. The Government Commission for
Organization and Personnel shall, together with the ministries and branches,
consider and submit to the Government for adjustment the functions and tasks of
these ministries within 2000. The ministries, ministerial-level agencies and
agencies attached to the Government shall, according to their respective
functions and tasks, guide in detail the contents prescribed in the Resolution. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp do Chính phủ ban hành
9.377
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|