Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung tỉnh Lai Châu

Số hiệu: 07/2021/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Giàng Páo Mỷ
Ngày ban hành: 22/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2021/NQ-HĐND

Lai Châu, ngày 22 tháng 3 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 568/TTr-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết Quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra s 113/BC-HĐND ngày 20 tháng 3 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định về chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, bao gồm các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; ng dụng khoa học công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm; phát triển các sản phẩm OCOP.

2. Đối tượng áp dụng

2.1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ (từ 5 hộ tham gia trở lên), hộ gia đình, cá nhân;

2.2. Các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết này.

3. Nguyên tắc hỗ trợ

3.1. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh và các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, được cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh, huyện, thành phố.

3.2. Hỗ trợ phải phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá do cấp có thẩm quyền ban hành.

3.3. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phải thực hiện đầy đủ các cam kết đã đăng ký, nếu không thực hiện đúng thì phải bồi hoàn số kinh phí đã được hỗ trợ.

3.4. Trong cùng một nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách khác nhau thì đối tượng hỗ trợ được lựa chọn hưởng một chính sách.

3.5. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, nhóm hộ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì được hỗ trợ bằng mức hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã.

3.6. Hỗ trợ bằng tiền, sau đầu tư (trừ nội dung hỗ trợ phát triển chè và vận chuyển tiêu thụ cá thương phẩm).

4. Nguồn kinh phí

Chính sách này sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hp pháp khác.

5. Nội dung hỗ trợ

5.1. Hỗ trợ sản xuất lúa hàng hóa tập trung

a) Hỗ trợ giống

- Giống lúa thuần: Hỗ trợ 80% giá giống đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; 70% giá giống đối với tổ hợp tác, nhóm hộ; 50% giá giống đối với hộ gia đình, cá nhân. Đối với giống lúa đặc sản địa phương chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận lưu hành, chưa có đơn vị sản xuất giống thì được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, với mức: 2.200.000 đồng/ha đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; 1.900.000 đồng/ha đối với tổ hợp tác và nhóm hộ; 1.400.000 đồng/ha đối với hộ gia đình, cá nhân.

- Hỗ trợ 100% diện tích gieo cấy, thời gian hỗ trợ không quá 03 năm.

b) Hỗ trợ vôi cải tạo đất: Hỗ trợ một lần 70% giá vôi.

c) Điều kiện hỗ trợ: Nằm trong vùng đề án của tỉnh, huyện, thành phố, có diện tích từ 10 ha trở lên.

5.2. Hỗ trợ phát triển chè

a) Hỗ trợ phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao

- Hỗ trợ 01 lần 100% giống trồng mới; 100% phân bón lót theo quy trình.

- Hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất đối với hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân: 15 triệu đồng/ha.

b) Phát triển và bảo tồn cây chè cổ thụ

- Hỗ trợ trồng mới: Hỗ trợ 01 lần 100% giống, phân bón lót (bao gồm trồng thuần và trồng bổ sung); mật độ quy đổi 2.000 cây/ha. Hỗ trợ công xử lý thực bì, làm đất, vận chuyển, trồng: 08 triệu đồng/ha;

- Hỗ trợ chăm sóc, bảo tồn: 100.000 đồng/cây/năm.

c) Điều kiện hỗ trợ: Các đối tượng hỗ trợ có đăng ký và cam kết thực hiện quy trình kỹ thuật và nằm trong vùng trồng chè của tỉnh, huyện, thành phố.

5.3. Hỗ trợ trồng mới cây ăn quả tập trung

a) Hỗ trợ giống, phân bón lót, bón thúc năm thứ nhất theo quy trình cho 100% diện tích trồng mới.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: 100% giống, 50% phân bón;

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: 70% giống, 50% phân bón;

- Hộ gia đình, cá nhân: 50% giống, 50% phân bón.

b) Hỗ trợ công chăm sóc, phân bón năm thứ 2, thứ 3 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha/năm.

c) Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ các loại cây ăn quả được xác định là sản phẩm chủ lực nằm trong phạm vi đề án của tỉnh, huyện, thành phố; quy mô tối thiểu 1.000 m2 đối với trồng thuần. Đối với các vùng sản xuất tập trung theo hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quy mô liên kết tối thiểu 05 ha.

5.4. Hỗ trợ trồng hoa, rau, củ quả

a) Đối với hoa địa lan: Hỗ trợ một lần chi phí ban đầu trồng mới 220.000 đồng/chậu (gồm giống, phân bón, chậu), mức hỗ trợ như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 1.500 chậu/đối tượng;

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 750 chậu/đối tượng;

- Hộ gia đình, cá nhân: Không quá 250 chậu/đối tượng.

b) Đối với hoa, rau, củ quả khác: Hỗ trợ giống và phân bón lót, mức hỗ trợ như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: 100% giống, 70% phân bón lót;

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: 70% giống, 50% phân bón lót;

- Hộ gia đình, cá nhân: 50% giống, 50% phân bón lót.

c) Điều kiện hỗ trợ

- Diện tích trồng hoa, rau, củ quả tập trung, quy mô tối thiểu 01 ha. Có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thời gian liên kết đảm bảo tối thiểu đủ 03 năm đối với rau củ quả và đủ 05 năm đối với cây hoa; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trong sản xuất.

- Đối với hoa địa lan có quy mô tối thiểu: Doanh nghiệp, hợp tác xã: 400 chậu; tổ hợp tác, nhóm hộ: 100 chậu; hộ gia đình, cá nhân: 30 chậu.

5.5. Hỗ trợ phát triển cây Mắc ca

a) Hỗ trợ tập trung đất đai: Mức hỗ trợ 06 triệu đồng/ha (quy đổi mật độ trồng 300 cây/ha). Tổng diện tích hỗ trợ 4.000 ha, mỗi chủ thể được hỗ trợ tối đa 700 ha.

b) Điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã có dự án trồng cây mắc ca được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện trồng mới trong giai đoạn 2021-2025.

c) Hình thức hỗ trợ: Sau đầu tư, khi cây mắc ca được nghiệm thu đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống theo quy định.

5.6. Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi

a) Hỗ trợ một lần chi phí xây dựng chuồng trại, mức hỗ trợ 600.000 đồng/m2, cụ thể từng đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 800 m2/cơ sở.

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 500 m2/cơ sở.

- Hộ gia đình, cá nhân: Không quá 200 m2/cơ sở.

b) Điều kiện hỗ trợ: Đối với cơ sở chăn nuôi có quy mô tối thiểu: Đại gia súc (trâu, bò, ngựa) 15 con; Lợn thịt 50 con; Dê 50 con; Gia súc khác 300 con; tiêu chuẩn chuồng trại đảm bảo theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; phải có cam kết chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì đảm bảo quy mô chăn nuôi tối thiểu trong thời gian 3 năm; đối với chăn nuôi đại gia súc phải có diện tích trồng cỏ và các loại cây thức ăn cho gia súc.

5.7. Hỗ trợ làm hầm biogas và đệm lót sinh học

a) Hỗ trợ 01 lần chi phí xây dựng, lắp đặt mới hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi; mức hỗ trợ 1.400.000 đồng/m3, cụ thể theo từng đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 150 m3/cơ sở.

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 70 m3/cơ sở.

- Hộ gia đình, cá nhân: Không quá 35 m3/cơ sở.

b) Hỗ trợ 01 lần làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi; mức hỗ trợ 140.000 đồng/m2, cụ thể theo từng đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 600 m2/cơ sở.

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 400 m2/cơ sở.

- Hộ gia đình, cá nhân: Không quá 250 m2/cơ sở.

c) Điều kiện hỗ trợ: Thực hiện theo quy định đối với hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi.

5.8. Hỗ trợ trồng cỏ và các loại cây thức ăn cho gia súc

a) Hỗ trợ 01 lần chi phí trồng cỏ hoặc các loại cây thức ăn khác: Mức hỗ trợ 3.000 đồng/m2, cụ thể theo từng đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 02 ha/cơ sở;

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 01 ha/cơ sở;

- Hộ gia đình, cá nhân: Không quá 0,5 ha/cơ sở.

b) Điều kiện hỗ trợ: Phải chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Diện tích trồng tối thiểu: Doanh nghiệp, hợp tác xã 5.000 m2; tổ hợp tác, nhóm hộ 2.000 m2; hộ gia đình, cá nhân 500 m2. Được nghiệm thu, diện tích đảm bảo tỷ lệ sống trên 90%.

5.9. Hỗ trợ phát triển nuôi ong

a) Hỗ trợ 01 lần chi phí ban đầu (bao gồm thùng ong, cầu ong, ong giống). Mức hỗ trợ 700.000 đồng/thùng, cụ thể theo từng đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 300 thùng/cơ sở.

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 150 thùng/cơ sở.

- Hộ gia đình, cá nhân: Không quá 30 thùng/cơ sở.

b) Điều kiện hỗ trợ: Phải đảm bảo các điều kiện phù hợp cho đàn ong phát triển theo hướng dẫn của cơ quan quản lý. Đối với các cơ sở tham gia dự án liên kết phải có hợp đồng liên kết, được xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với cơ sở không tham gia liên kết phải đăng ký với Ủy ban nhân dân xã. Quy mô tối thiểu: Doanh nghiệp, hợp tác xã: 150 thùng; tổ hợp tác, nhóm hộ: 50 thùng; hộ gia đình, cá nhân: 10 thùng.

5.10. Hỗ trợ nuôi cá lồng

a) Hỗ trợ làm lồng: Hỗ trợ 01 lần 50% chi phí làm lồng, cụ thể theo từng đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 300 triệu đồng/cơ sở.

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 250 triệu đồng/cơ sở.

- Hộ gia đình, cá nhân: Không quá 150 triệu đồng/cơ sở.

b) Hỗ trợ cước vận chuyển tiêu thụ cá thương phẩm

Hỗ trợ 10 đồng/01 kg cá/km, nếu vận chuyển dưới 01 tấn cá thì được nhân với hệ số 1,5. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 hiệu đồng/đối tượng/năm.

c) Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền, sau khi thực hiện.

d) Điều kiện hỗ trợ: Đối tượng hỗ trợ phải tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ các loài cá thuộc danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh; thời gian liên kết tối thiểu từ 03 năm trở lên. Chỉ hỗ trợ vận chuyển tiêu thụ từ cơ sở sản xuất đến đầu mối tiêu thụ; 01 lần vận chuyển tối thiểu là 0,3 tấn cá.

5.11. Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP (bao gồm sản phẩm tiềm năng và sản phẩm đã được công nhận OCOP)

a) Hỗ trợ một lần chi phí để hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm các cấp theo quy định (Thuê chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ; viết câu chuyện sản phẩm; in, phô tô, công chứng hồ sơ cho Hội đồng đánh giá các cấp; xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm và công bể chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc), mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/sản phẩm.

b) Hỗ trợ một lần 100% chi phí thiết kế, in, mua bao bì, nhãn mác sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng các cấp; mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.

c) Hỗ trợ tối đa 60% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm và nhà kho, nhà xưởng, cụ thể theo từng đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã: Không quá 500 triệu đồng;

- Tổ hợp tác, nhóm hộ: Không quá 300 triệu đồng;

- Hộ sản xuất kinh doanh: Không quá 200 triệu đồng.

d) Thưởng cho chủ thể tham gia Chương trình OCOP có sản phẩm được công nhận: 100 triệu đồng/01 sản phẩm đạt 5 sao; 30 triệu đồng/01 sản phẩm đạt 4 sao; 10 triệu đồng/01 sản phẩm đạt 3 sao. Trường hợp sản phẩm của chủ thể tham gia nâng cấp được đánh giá, phân hạng năm sau cao hơn năm trước thì được thưởng thêm phần chênh lệch giữa 02 hạng sao cũ và mới.

đ) Hỗ trợ 01 lần 50% chi phí xây dựng hoặc thuê điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, cụ thể như sau:

- Đối với ngoại tỉnh: Không quá 200 triệu đồng/cơ sở.

- Trung tâm huyện, thành phố của tỉnh: Không quá 100 triệu đồng/cơ sở.

- Các điểm du lịch, dịch vụ tại các xã: Không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

e) Điều kiện hỗ trợ

- Các chủ thế có đăng ký tham gia chương trình OCOP có sản phẩm đạt 3 sao trở lên.

- Nội dung hỗ trợ mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm và nhà kho, nhà xưởng: Phải đảm bảo phù hợp với quy mô, công xuất trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án đầu tư sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Nội dung hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Bố trí 2/3 diện tích gian hàng để trưng bày và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh; thời gian hoạt động tối thiểu: Đối với ngoại tỉnh, trung tâm thành phố và trung tâm các huyện 12 tháng, đối với các xã 6 tháng.

5.12. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a) Hỗ trợ nhà màng, nhà lưới

- Nội dung hỗ trợ: Khung, màng phủ, lưới chắn và các vật tư khác.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100 nghìn đồng/m2, không quá 01 tỷ đồng/doanh nghiệp, hợp tác xã; không quá 700 triệu đồng/tổ hợp tác, nhóm hộ; không quá 500 triệu đồng/ hộ gia đình, cá nhân.

b) Hỗ trợ hệ thống tưới tiên tiến trong nhà màng

Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tối đa 50 triệu đồng/nhà màng, nhà lưới.

c) Điều kiện hỗ trợ

- Nhà màng, nhà lưới: Quy mô tối thiểu 2.000 m2 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; 1.000 m2 đối với tổ hợp tác, nhóm hộ; 500 m2 đối với hộ gia đình, cá nhân.

- Sản phẩm phải được công nhận tối thiểu từ OCOP trở lên.

5.13. Hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm (VietGAP và tương đương, hữu cơ, tiêu chuẩn xuất khẩu...)

a) Hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận: Hỗ trợ một lần tối đa 100 triệu đồng/sản phẩm.

b) Mức hỗ trợ cụ thể: Doanh nghiệp, hợp tác xã không quá 300 triệu đồng; tổ hợp tác, nhóm hộ không quá 200 triệu đồng; hộ gia đình, cá nhân không quá 100 triệu đồng.

c) Điều kiện hỗ trợ: Có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn và cam kết duy trì áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu 3 năm.

5.14. Hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

a) Hỗ trợ một lần 60% kinh phí đầu tư và không quá 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý môi trường, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và máy móc thiết bị chế biến nông, lâm, thủy sản và chế biến phân bón trong hàng rào.

b) Hỗ trợ một lần 60% kinh phí không quá 2 tỷ đồng/dự án để mua máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng để xử lý, bảo quản các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

c) Điều kiện hỗ trợ

- Dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Hoàn thành các thủ tục theo quy định.

- Hoa, rau, củ quả phải có quy mô tối thiểu 50 tấn sản phẩm/năm; thủy sản có quy mô tối thiểu 5 tấn nguyên liệu/dây chuyền.

6. Điều khoản chuyển tiếp

6.1. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân đã lập, nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành mà chưa được phê duyệt thì thực hiện theo chính sách hỗ trợ của Nghị quyết này.

6.2. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân đang được hưởng các chính sách đã ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các văn bản đó.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XIV, kỳ họp thứ mười sáu thông qua ngày 22 tháng 3 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2021./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể t
nh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh, C
ng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT
.

CHỦ TỊCH




Giàng Páo Mỷ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/03/2021 quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lai Châu ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.519

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.146.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!