Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 02/NQ-CP 2020 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh

Số hiệu: 02/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Kiến nghị lùi thời hạn khai, nộp lệ phí môn bài

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Theo đó, tiếp tục cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh như sau:

Về Khởi sự kinh doanh:

- BTC kiến nghị lùi thời hạn khai, nộp lệ phí môn bài vào ngày 30/01 của năm kế tiếp; giám sát việc thực thi quy định với thủ tục đặt in/tự in hóa đơn và thông báo phát hành đảm bảo đúng thời hạn 04 ngày; …

- Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ KH&ĐT xây dựng Hệ thống thông tin khai trình lao động trực tuyến kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (hoàn thành trong quý IV/2020);

- Bộ KH&ĐT tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2020; …

Về Cấp phép xây dựng:

- BXD rà soát lại quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép và thanh tra, kiểm tra xây dựng không quá 50 ngày;

- Đề xuất áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư xây dựng nhằm giảm số lượng các cuộc kiểm tra, số lần phê duyệt; …

Xem chi tiết nội dung tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2020.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/NQ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2020

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2020

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 85/2019/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong những năm qua; hàng năm, Chính phủ đã ban hành và quyết liệt triển khai nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các bộ, ngành, địa phương ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; đã chủ động và tích cực hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Năm 2019, hầu hết các chỉ số xếp hạng chung của Việt Nam được cải thiện. Năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 3,5 điểm và 10 bậc[1] với 8/12 trụ cột tăng điểm và tăng nhiều bậc. Chỉ số Đổi mới sáng tạo[2] tăng 3 bậc với 6/7 nhóm trụ cột tăng điểm. Môi trường kinh doanh cải thiện 1,2 điểm[3]. Năng lực cạnh tranh ngành du lịch cải thiện thêm 4 bậc.[4]

Tuy vậy, chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta còn ở thứ hạng thấp, đứng thứ 5 hoặc thứ 6 trong ASEAN; đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực cải cách mạnh mẽ để đạt mục tiêu trong nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN[5].

Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết này tiếp nối Nghị quyết số 02 (năm 2019) và các Nghị quyết số 19 (các năm 2014 - 2018) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể định hướng đến năm 2021 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó, năm 2020 phấn đấu đạt mục tiêu cải thiện thứ bậc trên các bảng xếp hạng như sau:

a) Môi trường kinh doanh theo xếp hạng EoDB (của WB)[6] lên 10 bậc.

b) Năng lực cạnh tranh theo xếp hạng GCI 4.0 (của WEF)[7] lên 5 bậc.

c) Đổi mới sáng tạo theo xếp hạng GII (của WIPO)[8] lên 3 - 4 bậc.

d) Chính phủ điện tử (của UN)[9] lên 10 - 15 bậc.

2. Một số mục tiêu cụ thể

a) Về cải thiện Môi trường kinh doanh theo EoDB trong năm 2020:

- Nâng xếp hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh (gọi tắt là A1) lên 10 - 15 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội (A2) lên 7 - 10 bậc.

- Cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số cấp phép xây dựng (A3); rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng trên thực tế xuống còn 120 ngày.

- Cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Tiếp cận tín dụng (A4).

- Nâng xếp hạng chỉ số Bảo vệ nhà đầu tư (A5) lên 7 - 10 bậc.

- Cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Tiếp cận điện năng (A6).

- Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản (A7) lên từ 10 - 15 bậc; rút ngắn tổng thời gian thực hiện đăng ký tài sản trên thực tế xuống còn không quá 30 ngày.

- Nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (A8) lên 5 - 10 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) lên 5 - 7 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Giải quyết phá sản doanh nghiệp (A10) lên 7 - 10 bậc.

b) Về cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0 trong năm 2020:

- Cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật[10] (gọi tắt là B1).

- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai[11] (B3) lên từ 5 - 7 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin[12] (B5) lên từ 2 - 3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng đào tạo nghề[13] (B6) lên từ 5 - 10 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo[14] (B9) lên từ 3 - 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Công ty có ý tưởng sáng tạo mới đột phá[15] (B10) lên từ 2 - 3 bậc.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần:

a) Rà soát và hoàn thiện tài liệu, tổ chức tập huấn, hướng dẫn để bảo đảm các bộ, cơ quan, địa phương có cách hiểu đúng, đầy đủ, thống nhất về mục tiêu, các bộ chỉ số, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần, mẫu biểu báo cáo. Ban hành Tài liệu hướng dẫn hoặc Kế hoạch hành động bổ sung (nếu cần thiết) trước ngày 15 tháng 02 năm 2020.

b) Tiếp tục hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp chỉ đạo giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

c) Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố kết nối với các tổ chức quốc tế có liên quan; cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết bảo đảm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác; thực hiện thông tin đối ngoại để giới thiệu về kết quả đánh giá, xếp hạng hàng năm.

d) Trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 năm 2020, tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ số được phân công trong 6 tháng và một năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp vào báo cáo chung về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết. Nội dung báo cáo cần bám sát yêu cầu của Nghị quyết; nêu chi tiết những sáng kiến, cải cách đã được triển khai và kết quả đạt được, trong đó đánh giá tác động về cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; nêu rõ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi và đề xuất, kiến nghị (nếu có).

3. Tiếp tục cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh

a) Về Khởi sự kinh doanh

- Bộ Tài chính trong quý I năm 2020 kiến nghị sửa đổi Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài theo hướng lùi thời hạn khai, nộp lệ phí môn bài vào ngày 30 tháng 01 của năm kế tiếp; giám sát việc thực thi quy định đối với thủ tục đặt in/ tự in hóa đơn và thông báo phát hành đảm bảo đúng thời hạn 04 ngày theo quy định (trong đó thủ tục đặt in/ tự in hóa đơn là 02 ngày; thông báo phát hành là 02 ngày); đối với thủ tục mua hóa đơn đảm bảo giải quyết ngay trong ngày; đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng Hệ thống thông tin khai trình lao động trực tuyến kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoàn thành trong quý IV năm 2020.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, không phù hợp nhằm rút ngắn thời gian và chi phí gia nhập thị trường. Hoàn thành và trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 năm 2020.

b) Về Cấp phép xây dựng

- Các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; giám sát và tăng cường kỷ luật kỷ cương trong giải quyết thủ tục hành chính; trước ngày 20 tháng 3 năm 2020 báo cáo tình hình và kết quả thực hiện gửi về Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Xây dựng rà soát lại quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép và thanh tra, kiểm tra xây dựng không quá 50 ngày; nghiên cứu, đề xuất áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư xây dựng nhằm giảm số lượng các cuộc kiểm tra, số lần phê duyệt; hoàn thành trong quý III năm 2020.

c) Về Tiếp cận tín dụng

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp duy trì chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch.

- Bộ Tư pháp trong quý IV năm 2020 hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch bảo đảm, trong đó hoàn thiện các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán... theo hướng đơn giản hóa quy định về hồ sơ và thực hiện triển khai đăng ký, sửa đổi, bổ sung, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo phương thức trực tuyến.

+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giao dịch điện tử về đất đai, trong đó có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

+ Phối hợp Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện pháp luật về phá sản, trong đó xác định khoảng thời gian cụ thể để bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm không cần thiết cho quá trình tái cơ cấu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

d) Về Đăng ký tài sản

- Bộ Tài nguyên và Môi trường:

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề nghị, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình gắn liền với đất, thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà, đăng ký quyền sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành; hoàn thành trong quý II năm 2020.

+ Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể đối với việc công bố công khai số liệu về giải quyết tranh chấp về đất đai; rút ngắn thời gian xử lý các vụ việc về tranh chấp đất đai; hoàn thành trong quý II năm 2020.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Chỉ đạo, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật.

+ Ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính có tọa độ theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 3 năm 2020.

đ) Về Giải quyết tranh chấp hợp đồng và Giải quyết phá sản doanh nghiệp

Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng và Giải quyết phá sản doanh nghiệp; đề xuất sửa đổi Luật Thi hành án dân sự nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thi hành án dân sự. Thực hiện triển khai thu án phí qua hình thức không dùng tiền mặt.

e) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải cách quy định về Đấu thầu dự án đầu tư công. Hoàn thành trong quý IV năm 2020.

4. Cải cách thực chất các quy định về điều kiện kinh doanh

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ:

- Cập nhật và công bố, công khai các thủ tục hành chính liên quan đến cấp các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa trong năm 2018 và 2019; công khai bảng so sánh các điều kiện kinh doanh trước và sau khi bãi bỏ, đơn giản hóa; hoàn thành trong tháng 01 năm 2020. Với các thủ tục hành chính liên quan đến cấp các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa từ năm 2020 trở đi, thực hiện nghiêm việc công bố, công khai theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính.

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật có liên quan để bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành theo phương án đã được phê duyệt.

b) Bộ Tư pháp tăng cường chất lượng thẩm định ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh trong các dự thảo Luật, Nghị định bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư và các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực thi đúng, đầy đủ những quy định về điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh dưới mọi hình thức; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đầy đủ, đúng các quy định mới về điều kiện kinh doanh.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh ở các bộ, ngành, địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 12 năm 2020.

5. Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ:

- Đến hết năm 2020, thực hiện đầy đủ các cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, gồm: (i) Áp dụng quản lý rủi ro dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hóa; (ii) chuyển mạnh từ chủ yếu thực hiện kiểm tra tại giai đoạn thông quan hàng hóa sang chủ yếu giám sát tại thị trường nội địa; (iii) công bố công khai danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành với mã số HS ở cấp độ chi tiết, cách thức quản lý chuyên ngành về xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và chi phí mà doanh nghiệp phải trả; hình thức công khai phải đảm bảo phù hợp, dễ tiếp cận; (iv) áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

- Hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành[16]. Trong quý I năm 2020 công bố công khai, đầy đủ trên Trang thông tin điện tử của bộ quản lý chuyên ngành về danh mục với mã HS tương ứng kèm theo Bảng so sánh danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành trước và sau khi cắt giảm.

- Trong quý II năm 2020, hoàn thành sắp xếp bộ máy tổ chức ở các bộ liên quan theo hướng đối với mỗi mặt hàng chỉ có một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020.

- Thực thi đầy đủ trách nhiệm được phân công về kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

b) Bộ Tài chính:

- Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung.

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hải quan theo hướng điện tử hóa, hướng tới hải quan điện tử, phù hợp chuẩn mực quốc tế; chủ trì xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch,...), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm; trình Chính phủ trong quý I năm 2020.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết ngay các vướng mắc kéo dài trong áp dụng thuế cho nguyên liệu, vật tư dư thừa từ quá trình sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu.

- Chủ trì theo dõi tình hình, đánh giá kết quả thực hiện cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đánh giá mức độ thay đổi và tác động đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 12 năm 2020.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Thực hiện áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên, công nhận lẫn nhau trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản; hướng dẫn và phân biệt giữa kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm; hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về cách thức kiểm tra (nhất là kiểm tra cảm quan), đảm bảo thực hiện nhất quán, tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi Thông tư số 285/2016/TT-BTC về cách tính phí, lệ phí trong công tác thú y nhằm giảm chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp,

d) Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế việc áp đặt và gia tăng phí của các hãng tàu và phụ phí của cảng.

6. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau; tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác băng tần 2.6GHz triển khai mạng 4G cho các doanh nghiệp viễn thông theo đúng quy định của pháp luật; trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 năm 2020, tổng hợp kết quả thực hiện 6 tháng và một năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp vào báo cáo chung về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết.

c) Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money), thí điểm các mô hình dịch vụ thanh toán mới trong khi chưa có quy định của pháp luật để kịp thời đảm bảo công tác quản lý, nhất là đối với các hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Hoàn thành trong quý IV năm 2020.

- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất biện pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới. Hoàn thành trong quý IV năm 2020.

d) Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp trong việc chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo áp dụng và thực hiện thống nhất. Hoàn thành trong quý IV năm 2020.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tất cả các trường học phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; đến hết năm 2020, 100% trường học trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí qua ngân hàng; khuyến khích các trường học xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để kết nối, chia sẻ thông tin với ngân hàng, thực hiện thu học phí bằng phương thức điện tử.

e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các hướng dẫn, tiêu chuẩn, lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, các chế độ an sinh xã hội để kết nối chia sẻ thông tin với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán nhằm phục vụ chi trả các chế độ an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh vận động, khuyến khích người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với mục tiêu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, mai táng phí, tử tuất,... sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người hưởng nhận các khoản trợ cấp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm trên địa bàn đô thị đạt ít nhất 30% đến hết năm 2020.

g) Bộ Công an chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông; áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính (mã ID); kết nối, chia sẻ thông tin thu phạt với Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp được giao quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và các đơn vị có liên quan; ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu phạt vi phạm hành chính.

h) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu viện phí bằng phương thức không dùng tiền mặt; phấn đấu đạt mục tiêu đã được xác định tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ là 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng.

i) Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:

- Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính... Theo dõi, đôn đốc việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 tại các bộ, ngành, địa phương theo các Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2017 và Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành danh mục dịch vụ công tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2020 và tổ chức triển khai việc tích hợp.

k) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Trước ngày 20 tháng 12 năm 2020, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện mục tiêu 100% trường học, bệnh viện, công ty bán lẻ điện, công ty cấp, thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì:

- Hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển toàn diện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, kết nối các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước;

- Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, thu hút đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát huy Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để hỗ trợ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển không gian khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tại bộ, cơ quan, địa phương.

c) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo. Trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 năm 2020, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 6 tháng và một năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 tháng và cuối năm.

2. Từng ngành, địa phương thực hiện truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí chủ động hỗ trợ các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức truyền thông; quán triệt, phổ biến Nghị quyết sâu rộng trong các ngành, các cấp; tăng cường theo dõi, giám sát của các cơ quan truyền thông, báo chí về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết.

3. Bộ Nội vụ nghiên cứu lồng ghép một số tiêu chí đánh giá, xếp hạng việc thực thi Nghị quyết vào nội dung khảo sát hàng năm của chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).

4. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong các Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

5. Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp chỉ đạo.

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng theo dõi, đánh giá độc lập thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết; trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra và công bố chỉ số PCI, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp trên các lĩnh vực như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng,... kết hợp, lồng ghép đánh giá kết quả, tác động của các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tổng hợp những vướng mắc mà doanh nghiệp kiến nghị; chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, nhân rộng áp dụng bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) trong cộng đồng doanh nghiệp; thúc đẩy sự tham gia của tư nhân vào phương thức hợp tác công tư và chương trình nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp; trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khảo sát, đánh giá và công bố thường niên Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI)./


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Viện NCQLKTTW (Bộ KH&ĐT);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Tổng Thư ký HĐQG về PTBV và nâng cao NLCT, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KSTT (2).NTTL

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc



[1] Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh 4.0 tăng từ 58 điểm lên 61,5 điểm, cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 điểm); thứ hạng từ vị trí 77 lên vị trí 67.

[2] Theo xếp hạng của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

[3] Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng môi trường kinh doanh tăng từ 68,6 lên 69,8 điểm với 05/10 chỉ số thành phần tăng điểm. Tuy vậy, thứ hạng môi trường kinh doanh của nước ta giảm 1 bậc xếp hạng chung (từ vị trí 69 xuống vị trí 70).

[4] Từ vị trí 67 lên vị trí 63 với điểm số tăng nhẹ 0,12 điểm (từ 3,78/7 điểm lên 3.9/7 điểm) - theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

[5] Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh 4.0, Việt Nam chỉ đứng thứ 7 trong ASEAN, sau Singapore (thứ 1), Malaysia (thứ 27), Thái Lan (thứ 40), Indonesia (thứ 50), Brunei (thứ 56) và Philippines (thứ 64).

Theo xếp hạng môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN, sau Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 12), Thái Lan (thứ 21) và Brunei (thứ 66).

[6] Xếp hạng Doing Business (xem tại http://www.doingbusiness.org/)

[7] Xếp hạng Global Competitiveness Index 4.0 (xem tại http://www3.weforum.org/docs/WEF_TheGlobalCompetitivenessReport2019.pdf)

[8] Xếp hạng Global Innovation Index (xem tại https://www.globalinnovationindex.org/gii-2019-report)

[9] Xếp hạng E-Government Development Index (trong báo cáo United Nation E-Government Survey, xem tại https://publicadministration.un.org/egovkb/en-us/Reports/UN-E-Government-Survey-2018)

[10] Thuộc Trụ cột 1, GCI 4.0

[11] Thuộc Trụ cột 1, GCI 4.0

[12] Trụ cột 3, GCI 4.0

[13] Thuộc Trụ cột 6, GCI 4.0

[14] Thuộc Trụ cột 11, GCI 4.0

[15] Thuộc Trụ cột 11, GCI 4.0

[16] Danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành tính tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018.

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/NQ-CP

Hanoi, January 1, 2020

 

RESOLUTION

ONGOING IMPLEMENTATION OF MAJOR DUTIES AND MEASURES TO IMPROVE BUSINESS ENVIRONMENT AND ENHANCE NATIONAL COMPETITIVENESS IN 2020

GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 142/2016/QH13 dated April 12, 2016 on the 5-year socio-economic development plan for the 2016 – 2020 period; the National Assembly’s Resolution No. 85/2019/QH14 dated November 11, 2019 on the 2020 socio-economic development plan;

Upon the request of the Minister of Planning and Investment,

HEREBY RESOLVES

I. REVIEW OF CURRENT SITUATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In 2019, most of Vietnam's general rankings have been improved. National competitiveness has increased by 3.5 points and moved up 10 places [1], including 8 out of 12 pillars raising points and multiple places. The index of creative innovation [2] has moved up 3 places, including 6 out of 7 groups of pillars raising points. The index of business environment has been improved by 1.2 point[3]. Tourism competitiveness has been moved up to 4 places.[4]

However, the quality of our business environment and competitiveness are ranked low, standing at the 5th or 6th place amongst ASEAN countries, and need to be robustly reformed to reach the objective of being ranked in the top 4 ASEAN countries[5].

In order to create a drastic change in the business environment, improve competitiveness and labor productivity as a way to contributing to the successful achievement of objectives and tasks of the socio-economic development plan in 2020 according to the Resolution of the National Assembly, the Government issues this Resolution following the Resolution No. 02 (2019) and the Resolutions No. 19 (2014-2018) on improvement of the business environment and enhancement of national competitiveness.

II. MAIN GOALS AND INDICES REGARDING IMPROVEMENT OF BUSINESS ENVIRONMENT AND ENHANCEMENT OF NATIONAL COMPETITIVENESS IN 2020

1. Overall goals

Continue to implement overall objectives and specific goals scheduled towards 2021 according to Resolution No. 02 / NQ-CP dated January 1, 2019 on continuing to implement key tasks and solutions to improving the business environment and enhancing national competitiveness in 2019 with vision towards 2021. In particular, in 2020, strive to achieve the goal of improving places on the ranking as follows:

a) Business environment according to the EoDB ranking (released by WB) [6] is expected to move up 10 places.

b) Competitiveness ranked according to GCI 4.0 (released by WEF)[7] is expected to move up 5 places.

c) Creative innovation ranked according to GII (released by WIPO)[8] is expected to move up 3 -4 places.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Certain specific indices:

a) Regarding improvement of business environment according to EoDB in 2020:

- Move the index of business startup (briefly called A1) up 10 – 15 places.

- Improve the ranking of Tax and Social Insurance Contribution Payment (A2) by 7 – 10 places.

- Improve the score and maintain the ranking of construction permit index (A3); shorten the actual waiting time for grant of construction permits to 120 days.

- Improve the score and maintain the ranking of the index of Credit Access (A4).

- Improve the index of Investor Protection (A5) by 7 – 10 places.

- Improve the score and maintain the ranking of the index of Electricity Access (A6).

- Improve the ranking of Property Registration index (A7) by 10 to 15 places; shorten the actual waiting time for property registration to no more than 30 days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Improve the ranking of Contract dispute resolution index (A9) by 5 – 7 places.

- Improve the ranking of Business bankruptcy resolution (A10) by 7 - 10 places.

b) Regarding improvement of competitiveness according to GCI 4.0 in 2020:

- Improve the score and maintain the ranking of Law compliance cost index[10] (briefly called B1).

- Improve the ranking of Land administration quality[11] (B3) by 5 – 7 places.

- Improve the rankings of Information technology application indices[12] (B5) by 2 - 3 places.

- Improve the ranking of Vocational training quality index[13] (B6) by 5 - 10 places.

- Improve the ranking of the index of Growth in innovative enterprises[14] (B9) by 3 – 5 places.

- Improve the ranking of the index of Companies embracing disruptive ideas[15] (B10) by 2 – 3 places.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministries, industries and localities continue to fully, consistently and effectively implement tasks and solutions according to specific objectives and indices set out in Resolution No. 02/NQ-CP dated January 1, 2019.

2. Ministries shall be assigned to act as the focal point to monitor the sets of indicators, ministries or agencies assigned to preside over and take responsibility for indices and component indices:

a) Review and finalize documents, organize training and give instructions to ensure that ministries, agencies and localities have a proper, complete and consistent understanding of the goals, index sets, index groups and component indices and report forms or templates. Issue Manual or supplementary Action Plans (if necessary) before February 15, 2020.

b) Continue to support, examine and evaluate the situations and results of implementation hereof at ministries, branches and People's Committees of provinces or centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees); propose and petition the Government and the Prime Minister to give their directives for the settlement of issues beyond their competence.

c) Proactively coordinate with provincial-level People's Committees in getting connected with relevant international organizations; provide and fully update necessary information to ensure an objective and accurate evaluation or ranking; carry out external communications to introduce annual evaluation and ranking results.

d) Before June 20 and December 20, 2020, consolidate the results of implementation of assigned indicators for 6 months and a year, and send them to the Ministry of Planning and Investment (Central Institute for Economic Management) and the Government Office to integrate them into the general report on the situation and results of implementation of the Resolution. The report should have contents adhering to the requirements of the Resolution; elaborate on the initiatives and reforms that have been implemented and the results achieved, including assessment of the impacts caused by time and cost reductions for the convenience of businesses; clarify problems and difficulties arising in the implementation process, and give proposals and recommendations (if any).

3. Making ongoing efforts in improving scores and rankings of business environment indices.

a) Regarding entrepreneurship

- In the first quarter of 2020, the Ministry of Finance recommends amending the Government’s Decree No. 139/2016/ND-CP dated October 4, 2016 on licensing fees in the aim of extending the deadline for declaration and payment of licensing fees to January 30 of the following year; supervise the implementation of regulations on external/internal invoice printing procedures and invoice issuance notice within 4 days as prescribed (including application for permission for externally/internally printed invoices is processed within 02 days; issuance of invoices is informed within 02 days). Application for purchase of invoices shall be processed within the day. The use of electronic invoices shall be promoted in accordance with the Government's Decree No. 119/2018/ND-CP dated September 12, 2018, stipulating electronic invoices on sale of goods and provision of services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Planning and Investment shall be tasked with continuing to improve the draft Enterprise Law (amended) with the aim of abolishing or simplifying unnecessary and inappropriate procedures in order to shorten the time and cost of market entry. This task will have been completed before being reported to the National Assembly in the meeting to be held in May 2020.

b) Regarding grant of construction permits

- Ministries and provincial People's Committees continue to strictly implement the Prime Minister's Directive No. 08/CT-TTg dated March 13, 2018 on strengthening the implementation of measures to shorten the duration for grant of construction permits and other related procedures; supervise and strengthen discipline in handling administrative procedures; by March 20, 2020, review and performance assessment reports shall be sent to the Ministry of Construction and the Ministry of Planning and Investment (Central Institute for Economic Management) before a consolidated report is sent to the Prime Minister.

- The Ministry of Construction shall review the process and procedures for grant of construction permits in order to shorten the time for grant of construction permits, construction inspection and examination to no longer than 50 days; study and propose application of risk management methods in construction investment activities in order to reduce the number of inspections and the frequency rate of approval; this task must be completed in the third quarter of 2020.

c) Regarding credit accessibility

- The State Bank of Vietnam must continue to effectively implement measures to maintain the credit information depth index; direct credit institutions to create favorable conditions for the mass and businesses to have access to credit facilities in a fair and transparent manner.

- Ministry of Justice is expected to fulfill the following tasks in the 4th quarter of 2020, including:

+ Study and propose amendments and supplements to the Decree providing instructions for the 2015 Civil Code's provisions on secured transactions, including finalization of regulations on secured transaction registration and payment priority order, etc. with the aim of simplifying the regulations on application documents, and implement registration, revision, amendment, supplementation and deletion of registration of security provided online.

+ Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, other concerned ministries and sectors in completing legal bases for electronic transactions regarding land, including registration of security in the form of land use rights and land-attached assets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Regarding asset registration

- The Ministry of Natural Resources and Environment:

+ Assume the prime responsibility for, and cooperate with the Ministry of Finance and relevant agencies in, proposing and guiding localities to apply necessary solutions to shorten the time for carrying out procedures for granting certificates in ownership of land-attached construction works, procedures for transfer of home ownership and procedures for registration of land use rights to ensure compliance with current regulations. This task will have been completed in the second quarter of 2020.

+ Collaborate with the Supreme People's Court in studying and proposing specific solutions to the public disclosure of data on land dispute settlement; shortening of the duration for handling cases of land disputes. This task is expected to be completed in the second quarter of 2020.

- Presidents of provincial-level People’s Committees

+ Direct and supervise the settlement of administrative procedures at localities under their jurisdiction, ensuring conformity with prescribed procedures, processes and time.

+ Prioritize funding for completion of cadastral surveying and mapping with coordinates prescribed according to the National Assembly's Resolution No. 39/2012/QH13; report to the Ministry of Natural Resources and Environment on such completion by March 20, 2020.

dd) Regarding contract dispute resolution and corporate insolvency resolution

The Ministry of Justice shall provide instructions on the implementation of solutions to improve the contract dispute resolution and corporate insolvency resolution indices; propose amendments to the Law on Enforcement of Civil Judgments to simplify procedures, shorten time and reduce costs of civil judgment enforcement. Collecting legal costs in non-cash form.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Substantially reforming regulations on business requirements

a) Ministries and ministry-level agencies:

- Update, disclose and publicize administrative procedures related to grant of certificates of conformance to business regulations which have been streamlined in 2018 and 2019; reveal the comparison chart of business requirements before and after being invalidated or simplified; this task must be completed in January 2020. With administrative procedures relating to issuance of certificates of conformance to business regulations which will be streamlined from 2020 onwards, ensure that disclosure and publication thereof must strictly conform to regulations on control of administrative procedures.

- Research and propose amendments to laws related to repeal and simplification of business requirements prescribed in specialized laws according to approved plans.

b) Ministry of Justice shall be tasked with improving quality of assessment of issued investment and business requirements included in draft Laws and Decrees that ensure conformance to regulations laid down in the Law on Investment and Decrees regarding business and investment requirements.

c) Presidents of provincial-level People’s Committees shall direct full and due compliance with streamlined business requirements; shall not be allowed to impose additional business requirements in any form of their own free will; strictly punish public officers or servants who do not fully and duly comply with new business requirements.

d) Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with the Government’s Office in making review and assessment reports on results of comprehensive reforms of regulations on business requirements by ministries, sectors and localities; report to the Prime Minister by December 20, 2020.

5. Continuing to carry out the comprehensive reform of specialized administration and inspection, and make connections to national or ASEAN single-window systems.

a) Ministries and ministry-level agencies:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Finish reviewing and substantially cutting 50% of products on the list of goods subject to specialized inspection requirements[16]. In the first quarter of 2020, fully disclose and publish on websites of ministries the list of goods subject to specialized administration and inspection requirements with their corresponding HS codes, enclosing the comparison chart of these goods before and after the number of such goods are cut down from the list.

- In the 2nd quarter of 2020, build complete organizational structures of concerned ministries provided that each product undergoes the specialized inspection by only one presiding entity.

- Accelerate the progress in carrying out tasks assigned under the Prime Minister’s Decision No. 1254/QD-TTg dated September 26, 2018 on grant of approval of plan of action for promotion of national single-window system, ASEAN single-window system, reform of specialized inspections over imports and exports and trade facilitation for the period of 2018 – 2020.

- Fully implement assigned functions in carrying out specialized inspections in accordance with the Government's Decree No. 85/2019 / ND-CP dated November 14, 2019, stipulating the implementation of administrative procedures under the national or ASEAN single-window mechanisms, and specialized inspections of imports and exports.

b) Ministry of Finance:

- Prepare general programs for construction and development of centralized information technology systems for the purpose of implementing the national and ASEAN single – window mechanisms for submission to the Government to seek its approval.

- Carry out the drastic reform of customs procedures towards digitization, electronic customs, in accordance with international standards; assume the prime responsibility for elaborating a scheme on specialized inspection reform along the direction that customs offices are the focal point for specialized inspection at border gates (except for goods related to security, defense, quarantine, etc.). ), specialized management ministries carry out post-inspection; submit to the Government in the first quarter of 2020

- Study and propose solutions to immediately solve long-term problems in applying taxes on excess materials and supplies from export manufacturing and processing.

- Take charge of monitoring the situation and assessing results of specialized management and inspection reforms; assessing the degree of change and impact on import-export enterprises; report to the Prime Minister by December 20, 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implement the principles of risk management, priority channeling and mutual recognition in specialized management and inspection of aquatic product import and export activities; guide and distinguish between phytosanitary and safety inspection of food; provide clear and specific guidance on the inspection methods (especially the sensory tests), ensuring these methods are implemented consistently, and preventing businesses from being liable for unnecessary costs.

- Take charge of or cooperate with the Ministry of Finance in reviewing and amending the Circular No. 285/2016/TT-BTC on calculation of veterinary fees and charges in order to reduce unreasonable costs for enterprises.

d) Ministry of Transport shall be responsible for studying, proposing and implementing measures to constrain inconsiderate setting of and increases in carriage fees and port surcharges.

6. Stimulating cashless payments and providing level-4 online public services

a) Ministers and Heads of ministerial-level agencies shall direct the provision of at least 30% of level-4 online public services under their jurisdiction; allow people and businesses to make cashless payments by using various means; integrate the cashless payment function into the National Public Service Portal according to the prescribed schedule; boost up receiving applications and informing decisions on whether applications are accepted through public postal services.

b) The Ministry of Information and Communications shall accelerate the process of granting licenses to use 2.6GHz band for deploying 4G network to telecommunication enterprises in accordance with the provisions of law; before June 20 and December 20, 2020, sending review reports prepared on results achieved in 6 months and a year to the Ministry of Planning and Investment (Central Institute for Economic Management) and the Government Office to prepare a general assessment report on results of implementation of the Resolution.

c) State Bank of Vietnam:

- Take charge of, and cooperate with the Ministry of Justice and relevant agencies in, studying and appealing the Prime Minister to issue a Decision on piloting the use of telecommunications accounts to pay for small-value services (Mobile -Money), piloting new payment service models in the absence of related legal provisions to ensure timely management, especially for cross-border payments. This task must be completed in the 4th quarter of 2020.

- Prepare evaluation reports on the results of the implementation of the Program for development of non-cash payment in Vietnam for the 2016-2020 period, promulgated under the Prime Minister's Decision No. 2545/QD-TTg dated December 30, 2016; propose measures to promote non-cash payments in the coming time. This task must be completed in the 4th quarter of 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The Ministry of Education and Training shall direct all training and educational establishments to coordinate with credit institutions and intermediaries in payment of tuition fees in non-cash payment form; by the end of 2020, 100% of training and educational establishments in urban areas are expected to accept payment of tuition via banks; encourage these establishments to build, standardize databases, upgrade technical infrastructure to connect, share information with banks, and collect fees in electronic form.

e) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Vietnam Social Insurance shall, within its competence, formulate and promulgate guidelines, standards and roadmap for standardization of data and information on recipients of retirement pensions, social insurance covers and other social security benefits to connect and share information sharing with credit institutions and payment intermediaries in order to pay social security benefits, retirement pensions and social insurance covers via banks.

Vietnam Social Insurance shall direct provincial Social Insurance agencies to mobilize and encourage pensioners and receivers of social insurance benefits through non-cash payment means with the goal of reaching 50% of persons receiving retirement pensions, social insurance covers, burial and death insurance benefits, etc. using non-cash payment instruments in urban areas.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall lead provision of education and instructions and support for beneficiaries to receive allowances through non-cash payment instruments, ensuring that at least 30% of urban residents having access to such instruments by the end of 2020.

g) The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for building a database on handling administrative violations in the field of traffic safety; uniformly applying the taxonomy of fines for administrative violations (designation of ID codes); connecting and sharing fine collection information with the State Treasury, commercial banks and enterprises assigned to manage public postal networks, provide public postal services and relevant units; using non-cash payment methods for collecting fines for administrative violations.

h) The Ministry of Health shall direct hospitals to coordinate with credit institutions and intermediary payment agencies to collect hospital fees by using non-cash payment methods; striving to achieve the goals defined in the Prime Minister's Decision No. 241/QD-TTg dated February 23, 2018 under which 50% of hospitals in major cities accept payment of hospital fees via banks.

i) The Government Office takes the lead and cooperates with ministries, branches and localities in:

- Arranging for and carrying out inspection and supervision of reform of administrative procedures, adopting the single-window and one-stop shop single-window regimes for handling administrative procedures. Monitoring and urging the deployment of online public services at levels 3 and 4 in ministries, sectors and localities according to Decision No. 846/QD-TTg dated June 9, 2017 and Decision No. 877/QD- TTg dated July 18, 2018 of the Prime Minister.

- Cooperate with ministries, sectors and localities in reviewing and appealing the Prime Minister to issue a Decision on issuance of a list of public services integrated into the National Public Service Portal in 2020 and undertaking this task.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Give directives to accelerate the implementation of the method of receiving applications and informing decisions after processing of such applications through public postal services.

- By December 20, 2020, prepare review reports on implementation and results of the implementation of the target of one-hundred percent of schools, hospitals, electricity retail companies, water supply and drainage companies, environmental sanitation companies, postal and telecommunication companies in urban areas in cooperation with banks and intermediary payment service providers to collect tuition, hospital fees or electricity bills ... by using the non-cash payment method with priority given to mobile payment solutions, payment via card-accepting devices for submission to the Ministry of Planning and Investment (Central Institute for Economic Management) before sending a general report to the Prime Minister.

7. Developing an innovative ecosystem, supporting and encouraging start-up businesses

a) The Ministry of Science and Technology shall preside over:

- Completing the legal corridor to comprehensively develop the national innovation start-up ecosystem, and building links between domestic and foreign innovation networks;

- Implementing solutions to improve the capacity of enterprises to absorb and master technologies, attract investments from enterprises in science, technology and innovation; make best use of the National Technology Innovation Fund and the Science and Technology Development Fund of enterprises to give support for technological innovation in enterprises.

b) The Ministry of Education and Training shall take the lead in researching and proposing solutions to develop creative startup spaces in universities.

IV. IMPLEMENTATION DUTIES

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies and Chairpersons of provincial-level People's Committees:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Regularly examine and supervise progress and assess results of implementation of the Programs and Plans of Action on implementation of the Resolutions on improvement of business environment and national competitiveness at ministries, sectors and localities.

c) Strictly comply with reporting regimes. By June 20 and December 20, 2020, prepare a half-year and annual review and evaluation report on implementation and implementation results for submission to the Ministry of Planning and Investment (Central Institute for Economic Management) and the Government Office for consolidation of general reports to the Government and the Prime Minister in the Government's regular meetings held every six months and at the end of a year.

2. Each sector and locality shall disseminate information on improvement of business environment and competitiveness within their scope of responsibilities. Vietnam News Agency, Voice of Vietnam, Vietnam Television and other press agencies shall actively support ministries, agencies and localities to provide public communication; thoroughly grasping and disseminating the Resolution in all sectors and levels; strengthening the inspection and supervision by media and press agencies on implementation and results of implementation of the Resolution.

3. The Ministry of Home Affairs shall consider integrating a number of criteria for evaluating and ranking the implementation of the Resolution into annual surveys on the administrative reform index (PAR Index) and the satisfaction index of public administrative service (SIPAS).

4. The Prime Minister's working group shall strengthen inspection and urge the implementation of tasks and solutions in the Government's Resolution No. 19 and Resolution No. 02 on improving the business environment and national competitiveness.

5. National Council for Sustainable Development and Competitiveness Improvement shall regularly monitor and assess the performance and results of implementation of the Resolution; appeal the Prime Minister to approve directive solutions.

6. Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Association of Small and Medium Enterprises, business and other industry associations shall carry out independent monitoring and evaluation of performance and results of implementation of the Resolution in a regular manner; shall be directly accountable to the Prime Minister.

Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall survey, publish PCI and assess the level of satisfaction of businesses in the field of tax, customs, social insurance, access to electricity, etc., combine and integrate the evaluation of the results and impacts of the Government's Resolutions on improving the business environment and enhancing national competitiveness; generalize the problems that businesses propose dealing with; preside over the implementation of the enterprise support program for sustainable development, scaling up the application of the set of corporate sustainability indices (CSI) in the business community; promote private-sector participation in public-private partnerships and capacity building programs for business associations; directly report to the Prime Minister.

7. Prime Minister's Administrative Reform Advisory Council shall conduct surveys on, assess and publish the Report on Administrative Procedure Compliance Index (APCI) on an annual basis./

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

[1] According to the ranking by World Economic Forum (WEF), the competitiveness index 4.0 increases from 58 points to 61.5 points, greater than the worldwide average (60.7 point); the rank is moved up from 77th place to 67th place.

[2] According to the ranking by World Intellectual Property Organization (WIPO).

[3] According to the rating by the World Bank (WB), the business environment quality is increased from 68.6 points to 69.8 points with 5 out of 10 indices moving up their scores. However, the general standing of our country’s business environment has decreased (from the 69th place to the 70th place).

[4] From the 67th place to 63rd place with the score slightly increased by 0.12 point (from 3.78/7 to 3.9/7 points) – according to the ranking by World Economic Forum (WEF).

[5] According to the rating of the competitiveness index 4.0, Vietnam stands at the 7th place in ASEAN after Singapore (the first place), Malaysia (the 27th place), Thailand (the 40th place), Indonesia (the 50th place), Brunei (the 56th place) and Philippines (the 64th place).

According to the business environment ranking, Vietnam is ranked the 5th amongst other ASEAN countries after Singapore (the 2nd place), Malaysia (the 12th place), Thailand (the 21st place) and Brunei (the 66th place).

[6] Doing Business ranking (see at http://www.doingbusiness.org/)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[8] Global Innovation Index ranking (see at https://www.globalinnovationindex.org/gii-2019-report)

[9] E-Government Development Index ranking (included in the report of United Nation E-Government Survey, see at https://publicadministration.un.org/egovkb/en-us/Reports/UN-E-Government-Survey-2018)

[10] Grouped into Pillar 1, GCI 4.0

[11] Grouped into Pillar 1, GCI 4.0

[12] Grouped into Pillar 3, GCI 4.0

[13] Grouped into Pillar 6, GCI 4.0

[14] Grouped into Pillar 11, GCI 4.0

[15] Grouped into Pillar 11, GCI 4.0

[16] The list of products subject to specialized administration and inspection in effect at the date of promulgation of the Resolution No. 19-2018/NQ-CP dated May 15, 2018.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ngày 01/01/2020 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.762

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.216.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!