Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 150/2003/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam

Số hiệu: 150/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 08/12/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 150/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 150/2003/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ TỰ VỆ TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; quy định về các biện pháp tự vệ; thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp này trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Điều 2. Các biện pháp tự vệ

Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành;

2. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;

3. Áp dụng hạn ngạch thuế quan;

4. Áp dụng thuế tuyệt đối;

5. Cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu;

6. Phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu;

7. Các biện pháp khác.

Điều 3. Xác định ngành sản xuất trong nước

Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện hợp pháp của họ chiếm tỷ lệ ít nhất 50% tổng sản lượng hàng hoá của ngành đó được sản xuất ra ở trong nước.

Điều 4. Giải thích khái niệm

Trong Nghị định này, những khái niệm dưới đây được hiểu như sau:

1. "Nhập khẩu hàng hoá quá mức" là việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng, số lượng hoặc trị giá gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.

2. "Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là tình trạng ngành sản xuất đó suy giảm một cách đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất; gia tăng mức tồn đọng hàng hoá; ảnh hưởng xấu đến việc làm, mức tiền lương, đầu tư và tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hoá đó.

3. "Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước" là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về sự thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước.

4. "Hàng hoá tương tự" là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.

5. "Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp" là hàng hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.

Chương 2:

ĐIỀU TRA ĐỂ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Điều 5. Thủ tục điều tra

1. Bộ Thương mại là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra trước khi quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ.

2. Việc điều tra được tiến hành khi:

a) Có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo nội dung tại Điều 10 của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.

b) Có bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ.

3. Căn cứ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ hoặc các bằng chứng đã được thẩm định, Bộ Thương mại ra quyết định tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra theo các nguyên tắc quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.

4. Trong quá trình điều tra, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Thương mại.

5. Sau khi kết thúc điều tra (theo thời hạn quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam), Bộ Thương mại công bố công khai kết quả điều tra.

6. Trên cơ sở kết quả điều tra, sau khi tiến hành tham vấn giữa các bên liên quan; tham khảo ý kiến trong trường hợp cần thiết của các Bộ, ngành liên quan về hình thức các biện pháp tự vệ (nếu áp dụng) và hậu quả của việc áp dụng các biện pháp này, Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ. Quyết định này phải được công bố công khai.

Điều 6. Nội dung của đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ

Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ do Bộ Thương mại quy định, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Mô tả chi tiết hàng hoá nhập khẩu theo đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng, mã số hàng hoá theo biểu thuế nhập khẩu cùng thuế suất thuế nhập khẩu đang áp dụng phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất - nhập khẩu hiện hành của Việt Nam.

2. Mô tả chi tiết hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp theo đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng;

3. Tên và địa chỉ của các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của các doanh nghiệp đứng tên trong đơn yêu cầu và đại diện của các nhà sản xuất hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;

4. Tỷ lệ phần trăm lượng hàng hoá nhập khẩu so với sản lượng hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đứng tên trong đơn yêu cầu;

5. Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra của năm hiện tại và từng năm trong giai đoạn 3 năm liên tiếp trước khi có yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;

6. Mô tả sự gia tăng nhập khẩu, một cách tuyệt đối hay tương đối so với sản xuất trong nước;

7. Thông tin liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của năm hiện tại và từng năm trong giai đoạn 3 năm liên tiếp trước khi có yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm:

a) Số lượng, khối lượng và trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

b) Hệ số sử dụng công suất sản xuất;

c) Thị phần;

d) Mức tồn kho;

đ) Mức lãi hoặc lỗ;

e) Chỉ số năng suất lao động;

g) Số lượng lao động, tỷ lệ lao động và thu nhập trong ngành sản xuất trong nước;

h) Thay đổi về tình hình tiêu thụ hàng hoá: số lượng, mức giá;

i) Các thông tin cần thiết khác có liên quan.

8. Thông tin liên quan đến khả năng gia tăng nhập khẩu và khả năng xuất khẩu hoặc mức tồn kho của các nước xuất khẩu đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra dẫn đến đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước nếu có;

9. Giải trình về sự thiệt hại nghiêm trọng đã và đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng do hàng hóa nhập khẩu quá mức;

10. Yêu cầu cụ thể về biện pháp tự vệ, áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời và thời hạn áp dụng các biện pháp này;

11. Kế hoạch điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước để nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu là đối tượng yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.

Điều 7. Nội dung quyết định tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ

Quyết định của Bộ Thương mại về việc bắt đầu tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm các nội dung sau:

1. Mô tả chi tiết hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng của hàng hoá, mã số hàng hoá trong biểu thuế nhập khẩu cùng thuế suất thuế nhập khẩu đang áp dụng, phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành của Việt Nam;

2. Mô tả chi tiết hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng;

3. Tên của các doanh nghiệp và đại diện của các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp (nếu có) yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ

4. Tên nước hoặc các nước xuất xứ của hàng hoá thuộc đối tượng điều tra;

5. Tóm tắt thông tin về sự gia tăng nhập khẩu của hàng hoá thuộc đối tượng điều tra và thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do sự gia tăng nhập khẩu.

Điều 8. Nội dung điều tra về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng

Việc điều tra xác định gia tăng nhập khẩu hàng hoá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước dựa trên các yếu tố sau:

1. Tỷ lệ và mức tăng đột biến nhập khẩu tuyệt đối hay tương đối của hàng hoá thuộc đối tượng điều tra so với sản xuất hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước;

2. Tác động của việc gia tăng nhập khẩu của hàng hoá thuộc đối tượng điều tra đến thị phần trong nước;

3. Mức giá của hàng hoá thuộc đối tượng điều tra so với giá của hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước;

4. Tác động của việc gia tăng nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra đến ngành sản xuất trong nước thông qua các yếu tố, như: sản lượng, hệ số sử dụng công suất sản xuất, mức tiêu thụ, thị phần, mức giá, năng suất lao động, mức lãi hoặc lỗ, tỷ lệ người có công ăn việc làm, thu nhập và các yếu tố khác gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước;

5. Mức tồn kho, tiềm năng, khả năng xuất khẩu thực tế, khả năng gia tăng xuất khẩu loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra của một nước hay các nước xuất khẩu;

6. Các yếu tố liên quan khác cần thiết cho việc điều tra.

Điều 9. Bảo mật thông tin

Bộ Thương mại có trách nhiệm bảo mật thông tin do cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình điều tra cung cấp; không được công bố công khai khi chưa được sự đồng ý của bên cung cấp thông tin.

Điều 10. Tham vấn trong điều tra

1. Các bên liên quan đến quá trình điều tra có quyền trình bày các chứng cứ bằng văn bản; tiến hành tranh luận và thể hiện các quan điểm về lợi ích kinh tế - xã hội khi áp dụng các biện pháp tự vệ.

2. Bộ Thương mại sẽ tham vấn các bên liên quan trong điều tra và lập biên bản tham vấn thông báo công khai, ngoại trừ các thông tin được bảo mật.

Chương 3:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Điều 11. Thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời

Việc quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với các nội dung sau:

1. Mô tả chi tiết hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng của hàng hoá, mã số hàng hoá trong biểu thuế nhập khẩu cùng thuế suất thuế nhập khẩu đang áp dụng, phù hợp Danh mục hàng hóa xuất - nhập khẩu hiện hành của Việt Nam;

2. Mô tả chi tiết hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng;

3. Tên của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp, nếu có;

4. Tên nước hoặc các nước xuất xứ của hàng hoá áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;

5. Mức tăng thuế nhập khẩu khi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;

6. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;

7. Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc gia tăng nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước nếu có;

8. Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được.

Điều 12. Hoàn trả chênh lệch thuế nhập khẩu khi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời

1. Trong trường hợp kết quả điều tra của Bộ Thương mại cho thấy việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không cần thiết hoặc chỉ nên ấn định mức tăng thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn so với mức tăng thuế nhập khẩu đã áp dụng, thì khoản chênh lệch thuế đó sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế. Bộ Thương mại sẽ ra quyết định về việc này.

2. Khoản chênh lệch thuế đã nói tại khoản 1 Điều này sẽ được hoàn trả trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ.

3. Không trả lãi suất đối với khoản chênh lệch thuế nêu tại khoản 1 Điều này.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm tiến hành các thủ tục hoàn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở quyết định của Bộ Thương mại theo quy định tại Điều này.

Điều 13. Áp dụng biện pháp tự vệ đối với các nước kém phát triển

1. Các biện pháp tự vệ có thể không áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước kém phát triển nếu lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ.

2. Các biện pháp tự vệ vẫn áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước kém phát triển nếu tổng lượng hàng hoá nhập khẩu của các nước đó vào Việt Nam vượt quá 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cho dù đã có quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Việc xác định một nước là nước kém phát triển được dựa trên tiêu chuẩn phân loại nước kém phát triển của Liên hợp quốc.

Điều 14. Thông báo áp dụng các biện pháp tự vệ

Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ phải được công bố công khai với các nội dung sau:

1. Mô tả chi tiết hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng của hàng hoá, mã số hàng hoá trong biểu thuế nhập khẩu cùng thuế suất thuế nhập khẩu đang áp dụng, phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành của Việt Nam;

2. Mô tả chi tiết hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng;

3. Tên của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;

4. Tên nước hoặc các nước xuất xứ của hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ;

5. Tóm tắt kết quả điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ;

6. Hình thức, mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;

7. Ngày có hiệu lực và thời hạn hiệu lực áp dụng biện pháp tự vệ;

8. Tóm tắt nội dung các chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;

9. Kế hoạch điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;

10. Hoàn trả chênh lệch thuế nhập khẩu trong thời gian áp dụng biện pháp tạm thời (nếu có);

11. Tên nước hoặc các nước kém phát triển được miễn trừ việc áp dụng biện pháp tự vệ phù hợp với các quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Điều 15. Tham vấn trước khi áp dụng các biện pháp tự vệ

1. Trước khi ra quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ, Bộ Thương mại tạo cơ hội tham vấn thỏa đáng với các nước có quyền lợi đáng kể trong việc xuất khẩu vào Việt Nam hàng hoá là đối tượng bị áp dụng biện pháp tự vệ.

2. Bộ Thương mại có thể thỏa thuận với các nước có quyền lợi đáng kể theo quy định tại khoản 1 Điều này về hình thức bù đắp thiệt hại để khắc phục những hệ quả bất lợi do việc áp dụng biện pháp tự vệ.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 150/2003/ND-CP

Hanoi, December 8, 2003

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON SAFEGUARDS IN THE IMPORT OF FOREIGN GOODS INTO VIETNAM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance No. 42/2002/PL-UBTVQH10 on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam;

At the proposal of the Trade Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Safeguard  measures

Measures for safeguard in the import of foreign goods into Vietnam include:

1. Raising the import tax rates over the current import tax rates;

2. Applying the import quotas;

3. Applying the customs quotas;

4. Applying absolute tax;

5. Granting import permits to control import;

6. Imposing surcharges on import goods;

7. Other measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Domestic manufacturing industries mean the entire producers of similar goods or directly competitive goods within the Vietnamese territory or their lawful representatives, which represent at least 50% of such industries’ total output of domestically produced goods.

Article 4.- Interpretation of concepts

In this Decree, the following concepts shall be construed as follows:

1. “Excessive import of goods” means the import of goods with volumes, quantities or value thereof increasing absolutely or relatively over the volumes, quantities or value of similar goods or directly competitive goods, which are produced at home.

2. “Serious injury to domestic manufacturing industries” means the state of such industries’ marked declines in output, domestic consumption, production profits, production growth rate; the increase in goods unsaleability; adversely affecting employment, wage level, investment as well as other norms of the domestic industries producing such goods.

3. “Threat to cause serious injury to the domestic manufacturing industries” means the certain, obvious and provable possibility to cause serious injury to domestic manufacturing industries.

4. “Similar goods” mean goods, which are identical or similar in functions, utility, quality indexes, technical qualities and other basic properties.

5. “Directly competitive goods” mean goods, which may be accepted by buyers as substitutes for goods liable to the application of safeguard measures due to their advantages in prices and use purposes.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Investigation procedures

1. The Trade Ministry is the agency responsible for the investigation before deciding on the application or non-application of safeguards measures.

2. The investigation is conducted when:

a) Organizations or individuals representing the domestic manufacturing industries file their dossiers requesting the application of safeguard measures, made according to the contents in Article 10 of the Ordinance on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam.

b) There are evidences showing the necessity to apply safeguard  measures.

3. Basing itself on the dossiers of request for the application of safeguard measures or evidences already verified, the Trade Ministry shall issue decisions to conduct investigation or not to conduct investigation according to the principles prescribed in Article 12 of the Ordinance on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam.

4. In the course of investigation, the concerned State bodies, organizations and/or individuals shall have to coordinate with, and supply necessary information at the request of, the Trade Ministry.

5. After the completion of investigation (within the time limits prescribed in Article 18 of the Ordinance on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam), the Trade Ministry shall publicize the investigation results.

6. On the basis of the investigation results, after the consultation among relevant parties, after consulting with the concerned ministries and/or branches, when necessary, on forms of application of safeguard measures (in case of application) and the consequences of the application of these measures, the Trade Ministry shall issue decisions to apply or not to apply safeguard measures. Such decisions must be publicized.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A written request for application of safeguard measures, prescribed by the Trade Ministry, shall include the following principal contents:

1. The detailed description of import goods according to their technical qualities and utility, goods codes under the import tariff tables together with the currently applicable import tax rates in compatibility with Vietnam’s current lists of export- import goods.

2. The detailed description of similar goods or directly competitive goods according to their technical qualities and utility;

3. Names and addresses of individuals, enterprises or organizations representing the enterprises with the written requests made to their names and the representatives of producers of similar goods or directly competitive goods;

4. The percentage of imported goods over the output of domestic similar goods or directly competitive goods of individuals or enterprises with written requests made to their names;

5. The information on volume, quantity and value of the imported goods liable to investigation of the current year and each year in the period of three consecutive years before the request for application of safeguard measures was made;

6. The description of the import increase, absolute or relative, over domestic production;

7. Information related to serious damage or threat of causing serious injury to domestic manufacturing industries of the current year and each year in the period of three consecutive years before the request for application of safeguard measures is made, including:

a) The quantity, volume and value of similar goods or directly competitive goods, which are produced domestically;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The market share;

d) The inventory;

e) The profit or loss amounts;

f) The labor productivity index;

g) The quantity of laborers, the labor and income rates in the domestic manufacturing industries;

h) The change in the situation of goods consumption: quantity, prices;

i) Other relevant necessary information.

8. Information related to the possible increase of import and the export probability or inventories of the exporting countries regarding goods liable to investigation, which threaten to cause serious injury to domestic manufacturing industries, if any;

9. The explanation on the serious injury which has already occurred, is occurring or is in danger of occurring, or possible threats to cause serious injury due to excessive import of goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. The adjustment plans of domestic manufacturing industries to raise the competitiveness with the import goods being subjects requested for investigation and application of safeguard  measures.

Article 7.- The contents of decisions to conduct investigation for application of safeguard measures

The Trade Ministry’s decisions to start conducting the investigation for application of safeguard measures contain the following principal contents:

1. The detailed description of import goods subject to investigation, covering their technical properties, utility, codes in the import tariff table together with the applicable import tax rates, compatible with Vietnam’s  current list of export and import goods;

2. The detailed description of similar goods or directly competitive goods, covering their technical properties and utility;

3. The names of enterprises and represen-tatives of domestic organizations or individuals that produce similar goods or directly competitive goods (if any) and request the application of safeguard measures.

4. The name(s) of the country(ies) of the origins of investigation-liable goods;

5. Summarized information on increase in the import of investigation-liable goods and serious injury or the threats to cause serious injury to domestic production due to import increase.

Article 8.- Contents of investigation of serious injury or threats to cause serious injury

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The absolute or relative increase and unexpected rise in import of goods liable to investigation over the production of similar goods or directly competitive goods of the domestic manufacturing industries;

2. The impacts of the rise in the import of investigation-liable goods on domestic market shares.

3. The prices of investigation-liable goods as compared to the prices of similar goods or directly competitive goods of the domestic manufacturing industries.

4. The impacts of the rise in the import of investigation-liable goods on domestic manufacturing industries through such elements as: output, use coefficients of production capacity, sales, market shares, prices, labor productivity, profits or losses, the employment rates, incomes and other elements, which cause or threaten to cause of serious injury to domestic manufacturing industries;

5. The unsaleability, potentials, actual export capability, probability of increase in the export of goods catergories liable to investigation of one or many exporting countries;

6. Other relevant elements necessary for the investigation.

Article 9.- Information confidentiality

The Trade Ministry shall have to keep confidential the information supplied by State bodies, organizations and/or individuals, involved in the investigation process; and must not publicize them when not yet consented by the information suppliers.

Article 10.- Consultation in investigation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Trade Ministry shall consult with the concerned parties in investigation and make records on consultations and publicize them, except the confidential information.

Chapter III

APPLICATION OF SAFEGUARD MEASURES

Article 11.- Notification on the temporary application of safeguard measures

The temporary application of safeguard measures before the completion of investigation shall comply with the principles prescribed in Article 20 of the Ordinance on safeguards in the import of foreign goods into Vietnam.

The decisions on temporary application of safeguard measures shall be publicized with the following contents:

1. The detailed description of import goods liable to investigation, covering their technical properties, utility and codes in the import tariff tables together with the applicable tax rates, compatible with Vietnam’s current list of export and import goods;

2. The detailed description of similar goods or directly competitive goods, covering their technical properties and utility;

3. Names of enterprises which produce similar goods or directly competitive goods, if any;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The import tax increase rate upon the temporary application of safeguard measures;

6. The duration of temporary application of safeguard measures;

7. Information and evidences proving that the rise in the import of goods subject to investigation causes or threatens to cause serious injury to domestic manufacturing industries, if any;

8. Information and evidences proving that the delayed temporary application of safeguard measures will cause or threaten to cause serious injury  to domestic manufacturing industries, which are hardly overcome.

Article 12.- Refund of import tax differences upon the temporary application of safeguard measures

1. In cases where the results of the Trade Ministry’s investigation show that the temporary application of  safeguard measures is not necessary or the import tax should only be increased at a rate lower than the already applied import tax increase rate, such tax difference amounts shall be returned to the tax payers. The Trade Ministry shall issue decisions thereon.

2. The tax difference amounts mentioned in Clause 1 of this Article shall be refunded within 30 days as from the date the Trade Ministry issues decisions to apply or not to apply safeguard measures.

3. The interests on the tax difference amounts mentioned in Clause 1 of this Article shall not be paid.

4. The Finance Ministry shall have to carry out procedures for tax refund under the current law provisions on the basis of the Trade Ministry’s decisions as provided for in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The safeguard measures may not be applied to import goods originating from an underdeveloped country if the volume of that country’s goods imported into Vietnam does not exceed 3% of the total volume of goods subject to investigation for the application of safeguard measures.

2. The safeguard measures shall still be applied to import goods originating from underdeveloped countries if the total volume of those countries’ goods imported into Vietnam exceeds 9% of the total volume of import goods subject to investigation for the application of safeguard measures, in spite of the provisions in Clause 1 of this Article.

3. The determination of countries to be underdeveloped countries is based on the United Nations Organization’s criteria for classification of underdeveloped countries.

Article 14.- Notification on application of safeguard measures

Decisions on application of safeguard measures must be publicized with the following contents:

1. The detailed description of the import goods subject to the application of safeguard measures, covering their technical properties, utility and codes in the import tariff tables together with the currently applicable import tax rates, compatible with Vietnam’s current list of export and import goods;

2. The detailed description of similar goods or directly competitive goods, covering their technical properties and utility;

3. Names of enterprises producing similar goods or directly competitive goods;

4. Name (s) of the country(ies) of origins of goods subject to the application of safeguard measures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Forms and extents of application of safeguard measures;

7. The effective date and duration of the application of safeguard  measures;

8. The summarized contents of evidences on serious injury or threats to cause serious injury;

9. Adjustment plans of the domestic manufacturing industries which produce similar goods or directly competitive goods;

10. The refund of import tax difference during the  temporary application of safeguard  measures (if any);

11. Name(s) of the underdeveloped country(ies) exempt from the application of safeguard measures in compatibility with the provisions in Article 13 of this Decree.

Article 15.- Consultation before the application of safeguard measures

1. Before issuing decisions to apply safeguard measures, the Trade Ministry shall create opportunities for satisfactory consultation with the countries having considerable interests in the export into Vietnam of goods subject to the application of safeguard  measures.

2. The Trade Ministry may reach agreement with countries having considerable interests as provided for in Clause 1 of this Article on forms of compensation for injury in order to overcome unfavorable consequences caused by the application of safeguard  measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16.- This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 17.- Implementation responsibilities

1. The Trade Minister shall have the respon-sibility for guiding and organizing the implemen-tation of this Decree.

2. The ministers, the have of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 08/12/2003 Hướng dẫn Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.138

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.219.131
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!