Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 637/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Hồ Văn Mười
Ngày ban hành: 02/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 637/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 02 tháng 11 năm 2022

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 ngày 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi tắt là Chương trình), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm cụ thể hóa việc triển khai và đạt được các mục tiêu của Chương trình đề ra. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025.

- Phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường đồng thuận xã hội; phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoà nhập phát triển cùng với đất nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước.

- Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức thiết; thúc đẩy đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Lồng ghép, bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.

- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của cả nước;

- Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi

Chương trình được thực hiện trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Đối tượng

- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số.

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CÁC CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn là 5%; phấn đấu xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 07 xã, đạt tỷ lệ là 58,33%; Thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 20 thôn, đạt tỷ lệ là 50%;

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;

- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục không chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 20,2%;

- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

2. Các chỉ tiêu

- Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số, trong đó, giải quyết đất ở cho 352 hộ; giải quyết nhà ở cho 538 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 533 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề 1.167 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.972 hộ; đầu tư hỗ trợ xây dựng mới và nâng cấp mở rộng 08 công trình nước sinh hoạt tập trung.

- Thực hiện 10 dự án Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, trong đó, sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 12.516 hộ; bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do cho hơn 10.385 hộ; bố trí định canh, định cư cho hơn 483 hộ dân tộc thiểu số; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và khu vực cần thiết khác cho hơn 1.648 hộ.

- Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; trong đó, giao khoán bảo vệ rừng khoảng 4.844 ha/năm; bảo vệ rừng khoảng 7.279 ha/năm; khoanh nuôi tái sinh rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung với tổng diện tích khoảng 80 ha; trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất khoảng 200 ha; phát triển lâm sản ngoài gỗ tổng diện tích là 1.000 ha.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện Đắk Glong.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trong đó, đầu tư xây dựng trên 47 km đường giao thông xã và liên xã; khoảng 288 km giao thông thôn và liên thôn. Đầu tư xây dựng mới 02 chợ và nâng cấp sửa chữa 04 chợ thuộc vùng dân tộc thiểu số.

- Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho 08 trường phổ thông Dân tộc nội trú, 02 trường bán trú trên địa bàn tỉnh.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

- Đào tạo nghề cho khoảng 90.000 lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 27.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Tổ chức khoảng 34 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ 04 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; bảo tồn 05 lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch; 02 chương trình hỗ trợ nghiên cứu phục hồi bảo tồn phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; xây dựng 01 mô hình bảo vệ phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; xây dựng 08 câu lạc bộ văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ hoạt động cho 32 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư xây dựng 05 điểm đến du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, xây dựng tư liệu về văn hóa truyền thống; tổ chức hội thi, hội thao, ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số định kỳ; Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư phát triển 04 bon văn hóa truyền thống gắn với du lịch cộng đồng; hỗ trợ tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia và hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- 100% Trạm Y tế có bác sĩ, nhân viên y tế và đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ít nhất 90% xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; 100% thôn, buôn, tổ dân phố, cụm dân cư có nhân viên y tế hoặc cộng tác viên y tế - dân số; Tỷ lệ (100%) trạm y tế xã được kiên cố hóa, đạt chuẩn y tế quốc gia; 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; 81,5% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ; sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; Phấn đấu đạt ≥ 90% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ; sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ≤ 20,2%; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số suy dinh dưỡng thể thấp còi ≤ 31,4%; Giảm tỷ số tử vong mẹ tại khu vực miền núi xuống còn 50 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống; Giảm tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi tại khu vực miền núi còn 17‰; Giảm tỷ lệ phụ nữ vị thành niên sinh con khu vực miền núi còn 6,5‰. 100% người DTTS được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Thành lập và duy trì hoạt động 9.000 Tổ tuyên truyền cộng đồng; 3.000 Tổ vay vốn tiết kiệm thôn, bản; 500 Tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ; 1000 địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố; 80% phụ nữ nhóm dân tộc có ty lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn; 1.800 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi của trẻ em được thành lập và hỗ trợ tổ chức hoạt động; 4.400 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bon được tổ chức tại các địa bàn đặc biệt khó khăn và 2000 cán bộ nữ DTTS cấp huyện, cấp xã (gốm: cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng tuyển lần đầu).

- Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế cho hộ nghèo các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn gồm: M’Nong, Mông, Mạ, Tày, Nùng, Dao, Ê đê, Sán Chay (Cao Lan, Sán chỉ) trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn, bon, buôn đặc biệt khó khăn.

- Đến năm năm 2025, trên 90% cán bộ, công chức làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn; 100% trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh và cộng đồng các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được tuyên truyền, cung cấp thông tin, ... Giảm bình quân 2%- 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với địa bàn dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở; bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

a) Kế hoạch thực hiện:

- Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở cho 352 hộ;

- Nội dung số 02: Hỗ trợ nhà ở cho 538 hộ;

- Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: 1.700 hộ.

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 533 hộ;

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.167 hộ;

- Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt:

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.972 hộ;

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mở rộng 08 công trình nước sinh hoạt tập trung.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách theo quy định.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 203.227 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 106.829 triệu đồng (vốn đầu tư: 83.588 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 23.241 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 3.508 triệu đồng (vốn đầu tư);

- Vốn vay tín dụng chính sách: 83.100 triệu đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 9.790 triệu đồng.

2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

a) Kế hoạch thực hiện:

Thực hiện 10 dự án Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết theo Báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình, được cấp có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định, bao gồm các dự án cụ thể như sau:

- Dự án định canh định cư tập trung xã Quảng Phú, huyện Krông Nô.

- Dự án định canh định cư tập trung xã Đắk R'la, huyện Đắk Mil.

- Dự án ổn định dân cư tự do đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

- Dự án ổn định dân cư tự do đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

- Dự án ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, dân di cư tự do xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong.

- Dự án ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, dân di cư tự do xã Đắk R'Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Dự án ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn bon Đắk Láp, xã Đắk Gằn và bon Jun Juh, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

- Dự án bố trí dân cư vùng đặc biệt khó khăn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong.

- Dự án ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn bon Đắk sắk và Bon Đắk Mâm, xã Đắk sắk, huyện Đắk Mil.

- Dự án ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn Bon Bu Păh, bon N'Jang Bơ, Ding Plei, xã Trường Xuân và Bon Bu N'Drung, Bon N'Djang Lu, xã Đắk N'Drung, huyện Đắk Song.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án tại địa phương theo quy định; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 631.160 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 581.647 triệu đồng (vốn đầu tư: 579.941 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.706 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 49.513 triệu đồng (vốn đầu tư).

3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Tổng nguồn vốn để thực hiện Dự án 3 là 250.968 triệu đồng: Ngân sách trung ương: 240.471 triệu đồng (vốn đầu tư: 28.733 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 211.738 triệu đồng); Ngân sách địa phương: 10.497 triệu đồng (vốn đầu tư: 6.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 4.497 triệu đồng), trong đó:

3.1. Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

a) Kế hoạch thực hiện:

Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó, giao khoán bảo vệ rừng khoảng 4.844 ha/năm; bảo vệ rừng khoảng 7.279 ha/năm; khoanh nuôi tái sinh rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung với tổng diện tích khoảng 80 ha; trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất khoảng 200 ha; phát triển lâm sản ngoài gỗ tổng diện tích là 1.000 ha.

b) Phân công thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện Tiểu dự án

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Tiểu dự án tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn để thực hiện là 130.660 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương: 130.660 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

3.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

* Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

a) Kế hoạch thực hiện:

- Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết; chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường;

- Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ;

- Hướng dẫn áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ;

- Hỗ trợ nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm:

+ Hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, phân tích thành phần định lượng của hàng hóa; chi phí thẩm định, điều kiện hành nghề, kinh doanh;

+ Hỗ trợ chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

+ Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến;

+ Hỗ trợ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; đánh giá và công bố hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế; thực hành nông nghiệp tốt; áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng; hoàn thiện, cải tiến, ứng dụng, đổi mới công nghệ; đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho các sản phẩm hàng hóa đã có tiêu chuẩn quốc gia; đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nước ngoài cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực và xuất khẩu;

- Các hoạt động quảng bá sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án tại địa phương theo quy định; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách theo quy định.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện 122.609 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 65.673 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Vốn vay tín dụng chính sách: 56.936 triệu đồng.

* Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.

a) Kế hoạch thực hiện:

Thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện Đắk Glong theo Chương trình được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định. Hỗ trợ, bố trí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đủ môi trường rừng để triển khai dự án; Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông kết nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước) để phục vụ dự án phát triển vùng nguyên liệu. Ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu; Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ; Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm; Hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống kết nối chuỗi giá trị dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền được truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng; xúc tiến thương mại cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Phân công thực hiện

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện dự án theo quy định, xây dựng, đề xuất cơ chế quản lý, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu:

+ Định hướng các cây dược liệu dự kiến trồng, ưu tiên trồng trên địa bàn tỉnh đảm bảo điều kiện; các dược liệu thuộc danh mục dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ Y tế; dược liệu phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển cho năng suất, chất lượng cao.

+ Hướng dẫn các tiêu chí kỹ thuật về nuôi trồng dược liệu, sơ chế và chế biến dược liệu đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.

- Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án tại địa phương theo quy định; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách theo quy định.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 204.291 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 36.841 triệu đồng (vốn đầu tư: 28.733 triệu đồng; vốn sự nghiệp 8.108 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 6.450 triệu đồng (vốn đầu tư: 6.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp 450 triệu đồng);

- Vốn vay tín dụng chính sách: 136.917 triệu đồng;

- Vốn huy động khác: 24.083 triệu đồng.

* Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

a) Kế hoạch thực hiện:

- Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

b) Phân công thực hiện:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo nội dung, nhiệm vụ giao.

- Sở Công thương hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án tại địa phương theo quy định; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 15.688 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 7.297 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Ngân sách địa phương: 4.047 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Vốn huy động: 4.344 triệu đồng.

4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

4.1. Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

a) Kế hoạch thực hiện:

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên đối với các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn. Trong đó, đầu tư xây dựng trên 47 km đường giao thông xã và liên xã và khoảng 288 km giao thông thôn và liên thôn. Đầu tư xây dựng mới 02 và nâng cấp sửa chữa 04 chợ vùng dân tộc thiểu số.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn chung về tổ chức thực hiện Tiểu dự án và hướng dẫn thực hiện Nội dung số 01.

- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nội dung số 02.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiêu dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 359.897 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 303.345 triệu đồng (vốn đầu tư: 278.216 triệu đồng; vốn sự nghiệp 25.129 triệu đồng);

- Vốn huy động khác là 56.552 triệu đồng.

5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

5.1. Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Kế hoạch thực hiện:

Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Phân công thực hiện:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 70.675 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách trung ương: 70.675 triệu đồng (vốn đầu tư 60.300 triệu đồng; vốn sự nghiệp 10.375 triệu đồng).

5.2. Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổng nguồn vốn để thực hiện các nội dung của tiểu dự án 2, sau là 18.995 triệu đồng, do ngân sách trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp).

* Nội dung 1: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

a) Kế hoạch thực hiện

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 và 4; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Phân công thực hiện:

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

* Nội dung 2: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học.

a) Kế hoạch thực hiện:

Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Phân công thực hiện:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

5.3. Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

a) Kế hoạch thực hiện:

Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

- Người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở giới thiệu việc làm có hoạt động liên quan đến người lao động là người dân tộc thiểu số và người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.

b) Phân công thực hiện:

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 162.791 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 113.070 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: 49.721 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

5.4. Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

a) Kế hoạch thực hiện:

Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp:

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình (bao gồm: Quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện), các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình cấp xã và cấp thôn.

- Cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực;

- Cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm cán bộ thuộc các cơ quan, ban ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

- Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; ưu tiên các nội dung giới thiệu về cách tiếp cận, phương pháp và các mô hình giảm nghèo thành công;

+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho các đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương;

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 11.368 triệu đồng do ngân sách trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp).

6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

a) Kế hoạch thực hiện:

- Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số;

- Bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;

- Xây dựng chính sách và hỗ trợ Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo bồi dưỡng những người kế cận;

- Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể;

- Hỗ trợ nghiên cứu phục hồi bảo tồn phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một;

- Xây dựng mô hình bảo vệ phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số;

- Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian tại các thôn, bon, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;

- Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn, bon, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Đầu tư xây dựng 02 điểm đến du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng nội dung xuất bản sách, đĩa, phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số;

- Tổ chức Ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tổ chức Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông;

- Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hỗ trợ đầu tư bảo tồn 02 bon, buôn truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.

- Xây dựng tủ sách cộng đồng;

- Hỗ trợ tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu trên địa bàn của các dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng 55 thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số

b) Phân công thực hiện:

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 88.667 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 38.199 triệu đồng (vốn đầu tư 25.522 triệu đồng; vốn sự nghiệp 12.677 triệu đồng).

- Ngân sách địa phương: 39.504 triệu đồng (vốn đầu tư 15.400 triệu đồng; vốn sự nghiệp 24.104 triệu đồng).

- Vốn huy động khác 10.964 triệu đồng.

7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

a) Kế hoạch thực hiện:

- Cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Người dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi;

- Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Phân công thực hiện:

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 24.320 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 10.374 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Ngân sách địa phương: 13.946 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

a) Kế hoạch thực hiện:

- Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới;

- Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật;

- Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em: Xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng; Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em; Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em.

b) Phân công thực hiện:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện, phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 21.709 triệu đồng, do ngân sách trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp).

9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

9.1. Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn

a) Kế hoạch thực hiện:

Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế cho hộ nghèo các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn gồm: M’Nông, Mông, Mạ, Tày, Nùng, Dao, Ê đê, Sán Chay (Cao Lan, Sán chỉ) trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn, bon, buôn đặc biệt khó khăn.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện Tiểu dự án tại địa phương, bảo đảm không trùng lặp đối tượng, nội dung với các Dự án, Tiểu dự án khác thuộc Chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 129.604 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 128.562 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Ngân sách địa phương: 1.042 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

9.2. Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

a) Kế hoạch thực hiện:

- Chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù;

- Đến năm năm 2025, trên 90% cán bộ, công chức làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 100% trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh và cộng đồng các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân gia đình, về tác hại, hệ lụy của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng nội dung,hình thức phù hợp.

- Giảm bình quân 2%-3%/năm số cặp tảo hôn và 3% -5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với địa bàn dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiểu dự án;

- Sở Y tế hướng dẫn về chuyên môn của nội dung giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuộc Tiểu dự án;

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án tại địa phương. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 8.292 triệu đồng, do ngân sách trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp);

10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

10.1. Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

* Nội dung số 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín.

a) Kế hoạch thực hiện:

- Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn, quản lý, sử dụng lực lượng cốt cán và người có uy túi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

- Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu, thông tin, gặp mặt, tọa đàm, hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trang bị phương tiện nghe nhìn phù hợp cho lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao năng lực, khả năng tiếp nhận thông tin, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Phân công thực hiện

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 14.238 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 10.360 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Ngân sách địa phương: 3.878 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

* Nội dung số 2: Phổ biến, biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số.

a) Kế hoạch thực hiện:

- Phổ biến, biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số: cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số và Nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền gồm các hoạt động: nói chuyện chuyên đề, xây dựng mô hình điểm, phát hành tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác) bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số;

- Thực hiện việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 637 triệu đồng do ngân sách trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp);

* Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

a) Kế hoạch thực hiện:

- Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ các cơ quan liên quan.

- Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

- Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số phủ sóng các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số

b) Phân công thực hiện:

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 926 triệu đồng do ngân sách trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp).

10.2. Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

a) Kế hoạch thực hiện:

Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự; Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án (trừ nhiệm vụ do Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện);

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”;

- Liên minh Hợp tác xã chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện nội dung “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 7.362 triệu đồng, do ngân sách trung ương hỗ trợ, trong đó, vốn đầu tư 5.893 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.469 triệu đồng.

10.3. Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.

a) Kế hoạch thực hiện:

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện đạt được mục tiêu đề ra.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và người dân trên địa bàn thụ hưởng Chương trình.

- Phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện các dự án; Kiến nghị xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

b) Phân công thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh - Cơ quan thường trực Chương trình, các Sở, ban, ngành giao chủ trì, phối hợp, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các Nội dung dự án, Tiểu dự án, Dự án thuộc Chương trình.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tại địa phương.

c) Kinh phí: Dự kiến nguồn vốn thực hiện là 2.703 triệu đồng, do ngân sách trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp).

V. TỔNG MỨC VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 là: 2.229.819 triệu đồng. Cụ thể như sau:

1. Ngân sách Trung ương: 1.675.524 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư là: 1.062.193 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 613.331 triệu đồng.

2. Ngân sách địa phương: 171.609 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư là: 74.421 triệu đồng, vốn sự nghiệp là: 97.188 triệu đồng.

3. Vốn tín dụng chính sách: 276.953 triệu đồng;

4. Vốn huy động khác: 105.733 triệu đồng.

VI. GIẢI PHÁP; CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

1. Về nguyên tắc và giải pháp chủ yếu thực hiện

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.

- Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Ưu tiên sử dụng các cấu kiện xây dựng theo mô-đun (module) lắp ghép bảo đảm thi công nhanh, giảm chi phí phục vụ các công trình. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.

- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

- Hài hòa các cơ chế, quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của Chương trình; ưu tiên lựa chọn các nội dung đầu tư có định mức cao hơn để tổ chức thực hiện đối với các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp giữa các hoạt động, nội dung đầu tư của các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình đối với cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng.

- Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành, phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Chương trình.

2. Về giải pháp huy động vốn

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện Chương trình, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định; có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế; tăng cường huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn; bảo đảm tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương và trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình của người dân, đối tượng thụ hưởng.

3. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ, quản lý, thực hiện Chương trình

a) Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước đầu tư các công trình giao thông cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, đầu tư công trình giao thông kết nối, công trình điện lưới quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho các xã khu vực đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu và thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư trường dân tộc nội trú, bán trú cho các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nhiều xã đặc biệt khó khăn.

b) Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch, kế hoạch, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương; ưu tiên hỗ trợ cho các hộ dân tộc thiểu số là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình.

4. Về công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người dân tộc thiểu số nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân tộc thiểu số, nhất là người dân tộc thiểu số nghèo.

VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các sở, ngành, cơ quan tỉnh

a) Ban Dân tộc tỉnh

- Là cơ quan thường trực Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

- Tổng hợp, đề xuất kế hoạch và dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước đê thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp chung các chương trình MTQG. Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình vào kế hoạch 05 năm và kế hoạch hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định. Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đối ứng nguồn vốn đầu tư theo tiến độ, kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

c) Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí đối ứng nguồn vốn sự nghiệp để đảm bảo hoạt động của Chương trình, hướng dẫn về cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.

d) Các sở, ngành của tỉnh được phân công chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình

Căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thành phần được giao chủ trì quản lý, tổ chức thực hiện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.

- Hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công chủ trì;

- Chịu trách nhiệm rà soát, xác định địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách, hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các Chương trình, dự án, đề án khác.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên, định kỳ thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần Chương trình được phân công chủ trì theo dõi quản lý theo quy định. Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo), UBND tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Chương trình) và và các Bộ, ngành trung ương theo quy định.

e) Các sở, ngành tham gia thực hiện Chương trình: Có trách nhiệm nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình với các Chương trình mục tiêu, dự án khác được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo. Thông tin truyền thông có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu của Chương trình.

f) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Đề nghị tăng cường phối hợp trong công tác truyền thông, giám sát, phản biện xã hội đối với công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố

- Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định tại địa phương.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên, định kỳ thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần Chương trình tại địa phương. Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo), UBND tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Chương trình) theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Ủy ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Cục Thống kê tỉnh;
- Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh;
- Các thành viên BCĐ tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KTN, KTTH, KGVX.

CHỦ TỊCH




Hồ Văn Mười

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 637/KH-UBND ngày 02/11/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


995

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.179.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!