ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 580/KH-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 22
tháng 12 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số
1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trên cơ sở tham mưu,
đề xuất của Sở Công Thương tại Văn bản số 1289/SCT-QLTM ngày 14/7/2023 (sau khi
tổng hợp ý kiến các đơn vị, địa phương liên quan) và Văn bản số 2118/SCT-QLTM
ngày 09/11/2023 (sau khi tổng hợp ý kiến các đại biểu tại cuộc họp ngày
03/11/2023); ý kiến thống nhất của các Thành viên UBND tỉnh tại cuộc họp ngày
19/12/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn
tỉnh đến năm 2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Triển khai Phương án phát
triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh tích hợp tại Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Cụ thể hóa lộ trình đầu tư,
nâng cấp, cải tạo hạ tầng chợ đến năm 2030.
- Tăng cường quản lý vệ sinh
môi trường, an toàn thực phẩm; xóa bỏ các điểm kinh doanh tự phát ngoài quy
hoạch.
II. NỘI DUNG
- Hiện trạng: Toàn tỉnh có 150
chợ đang hoạt động, gồm 05 chợ hạng I, 07 chợ hạng II, 132 chợ hạng III và 06
chợ tạm thuộc Phương án phát triển chợ tích hợp Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh.
- Đến năm 2025: Toàn tỉnh có
155 chợ hoạt động, gồm 06 chợ hạng I, 08 chợ hạng II, 139 chợ hạng III và 02
chợ tạm.
Về hạ tầng: Giữ nguyên hiện
trạng 74 chợ; nâng cấp, cải tạo 67 chợ; xây mới 14 chợ.
- Đến năm 2030: Toàn tỉnh có
169 chợ hoạt động, gồm 07 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 151 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Giữ nguyên hiện
trạng 37 chợ; xây mới 26 chợ và nâng cấp cải tạo 106 chợ.
1. Thành phố Hà Tĩnh
- Hiện trạng: Có 10 chợ, gồm 01
chợ hạng I (chợ thành phố Hà Tĩnh), 01 chợ chuyên doanh (chợ giết mổ gia cầm -
Tân Giang), 06 chợ hạng III, 02 chợ tạm (chợ Cầu Phủ - Đại Nài, chợ Đò - Đồng
Môn).
Về mô hình quản lý: 04 chợ do
Ban quản lý chợ thành phố quản lý (chợ thành phố Hà Tĩnh, chợ Bắc Hà, chợ Cầu
Đông, chợ giết mổ gia cầm); 05 chợ do hợp tác xã quản lý, khai thác; 01 chợ do
UBND xã quản lý (chợ tạm Đồng Môn).
- Đến năm 2025: Có 11 chợ, gồm
01 chợ hạng I, 01 chợ hạng II, 07 chợ hạng III, 01 chợ tạm, 01 chợ chuyên doanh.
Xây mới 04 chợ (chợ thủy hải
sản Thạch Hạ hạng II, Chợ Đò - Đồng Môn hạng III, chợ Cầu Đông và chợ Bắc Hà
hạng III); nâng cấp cải tạo 04 chợ (Thạch Hạ, Chợ Thượng - Thạch Môn, Trung
Đình hạng III, chợ thành phố Hà Tĩnh hạng I); giữ nguyên 03 chợ (Cầu Phủ - chợ
tạm, chợ Bình Hương, chợ giết mổ Tân Giang). Cụ thể:
+ Chợ thủy hải sản Thạch Hạ -
hạng II: Có thể chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030 để phù hợp với tiến độ
thi công đường vành đai phía Đông và tiến độ điều chỉnh Quy hoạch chung thành
phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận gắn với mở rộng địa giới hành chính Thành phố.
+ Chợ Đò - Đồng Môn - hạng III
tại vị trí mới: Di dời các cơ sở kinh doanh tại chợ Đò (vị trí cũ) vào hoạt
động ổn định tại chợ Thượng, xã Đồng Môn; thu hút doanh nghiệp đầu tư chợ Đò
tại vị trí mới (việc đầu tư có thể chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030).
+ Chợ Cầu Đông và chợ Bắc Hà -
hạng III: Xây dựng mới sau khi quy định mới về quản lý và phát triển chợ được
cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tùy thuộc vào tiến độ của thủ tục pháp lý, có
thể chuyển tiếp sang đến giai đoạn 2026 - 2030.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Có 11
chợ, gồm 01 chợ hạng I, 01 chợ hạng II, 08 chợ hạng III, 01 chợ chuyên doanh.
Di dời và xây mới 02 chợ (chợ Cầu Phủ, chợ giết mổ gia cầm); giữ nguyên 08 chợ;
nâng cấp cải tạo 01 chợ (Bình Hương).
2. Thị xã Hồng Lĩnh
- Hiện trạng: Có 03 chợ, gồm 01
chợ hạng I (chợ Hồng Lĩnh), 02 chợ hạng III (chợ Huyện - Trung Lương, chợ Hồng
Sơn - Đức Thuận).
Về mô hình quản lý: 02 chợ do
doanh nghiệp đầu tư, quản lý, khai thác (chợ Hồng Lĩnh và chợ Hồng Sơn), 01 chợ
giao hợp tác xã quản lý, khai thác gắn chuyển quyền sở hữu tài sản (chợ huyện
Trung Lương).
- Đến năm 2025: Tiếp tục giữ
nguyên số lượng, quy mô 03 chợ hiện có gồm: chợ Hồng Lĩnh, chợ Hồng Sơn và chợ
huyện Trung Lương.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Thu
hút đầu tư xây dựng mới thêm 02 chợ hạng III theo quy hoạch gồm chợ Treo tại
phường Đậu Liêu và chợ Đồng Đán tại xã Thuận Lộc.
3. Thị xã Kỳ Anh
- Hiện trạng: Có 10 chợ, gồm 01
chợ hạng I (chợ thị xã Kỳ Anh), 08 chợ hạng III, 01 chợ tạm (chợ Đông Yên).
- Đến năm 2025: Giữ nguyên số
lượng 10 chợ; nâng cấp cải tạo 07 chợ hạng III (Chợ Da - Kỳ Long; chợ Kỳ Liên;
chợ Kỳ Nam; chợ Kỳ Hà; chợ Kỳ Ninh; chợ Đông Yên; chợ tái định cư Kỳ Lợi); giữ
nguyên 03 chợ còn lại (chợ thị xã Kỳ Anh, chợ Kỳ Phương và Kỳ Thịnh).
- Giai đoạn 2026 - 2030: Xây
mới thêm 01 chợ hạng III (chợ Tây Yên). Nâng cấp, sửa chữa 03 chợ (chợ Kỳ
Phương, chợ Kỳ Ninh, chợ Kỳ Nam); giữ nguyên 07 chợ còn lại.
4. Huyện Cẩm Xuyên
- Hiện trạng: Có 21 chợ, gồm 01
chợ hạng I (chợ Hội) và 20 chợ hạng III. Về mô hình quản lý: 05 chợ do doanh
nghiệp quản lý, khai thác; 11 chợ do hợp tác xã quản lý, khai thác; 05 chợ do
UBND xã trực tiếp quản lý khai thác.
- Đến năm 2025: Giữ nguyên, sửa
chữa nhỏ 21 chợ.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Xây
mới thêm 02 chợ hạng III do doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư (chợ thị trấn Thiên
Cầm và chợ Cẩm Vịnh); nâng cấp, cải tạo 21 chợ. Tổng số 23 chợ, gồm 01 chợ hạng
I và 22 chợ hạng III.
5. Huyện Thạch Hà
- Hiện trạng: Hiện trạng
có 18 chợ, gồm 01 chợ hạng I, 16 chợ hạng III và 01 chợ tạm.
Về mô hình quản lý: 02 chợ do
doanh nghiệp quản lý, khai thác; 16 chợ do hợp tác xã quản lý, khai thác.
- Đến năm 2025: Giữ nguyên số
lượng 18 chợ, gồm 01 chợ hạng I, 16 chợ hạng III và 01 chợ tạm.
Về hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo
12 chợ (chợ Già - Thạch Kênh, chợ Gát - Việt Tiến, chợ Mương - thị trấn Thạch
Hà, chợ Trẻn - Thạch Long, chợ Hương Bộc - Tân Lâm Hương, chợ Nông Trường -
Ngọc Sơn, chợ Trổ - Thạch Đài, chợ Mới - Thạch Khê, chợ Chùa Sò - Thạch Lạc,
chợ Đạo - Thạch Văn, chợ Thạch Thắng, chợ Bia - Thạch Xuân); giữ nguyên 6 chợ
còn lại.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Xây
mới thêm 04 chợ hạng III (chợ Ba Giang - Việt Tiến, chợ Thạch Tân - Tân Lâm
Hương, chợ Tượng Sơn, chợ Thạch Hải); di dời và xây mới 01 chợ (chợ Rú - Thạch
Sơn); dỡ bỏ, xây mới 02 chợ (chợ Trẻn - Thạch Long, chợ Chùa Sò - Thạch Lạc),
nâng cấp cải tạo 15 chợ còn lại. Tổng số 22 chợ, gồm 01 chợ hạng I và 21 chợ
hạng III.
6. Huyện Nghi Xuân
- Hiện trạng: Có 10 chợ, gồm 01
chợ hạng II, 09 chợ hạng III.
Về mô hình quản lý: 04 chợ do
doanh nghiệp quản lý, 05 chợ do hợp tác xã quản lý và 01 chợ do UBND thị trấn
(Ban quản lý chợ) trực tiếp quản lý.
- Đến năm 2025: Xây mới thêm 01
chợ hạng III (chợ Xuân Hồng); dỡ bỏ, xây mới 01 chợ hạng II thành chợ hạng I
(chợ Giang Đình); dỡ bỏ, xây mới 02 chợ hạng III tại vị trí cũ (chợ Cương Gián
và Xuân An); nâng cấp cải tạo 04 chợ (chợ Hôm - Xuân Hội, chợ Bơ - Đan Trường,
chợ Cổ Đạm, chợ Xuân Thành); giữ nguyên 03 chợ còn lại.
Tổng số 11 chợ, gồm 01 chợ hạng
I và 10 chợ hạng III.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Giữ
nguyên số lượng 11 chợ, gồm 01 chợ hạng I và 10 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Giữ nguyên 06 chợ
(chợ Cương Gián, chợ Xuân An, chợ Giang Đình, chợ Cổ Đạm, chợ Xuân Thành và
Xuân Hồng); nâng cấp cải tạo 05 chợ còn lại.
7. Huyện Vũ Quang
- Hiện trạng: Có 04 chợ, gồm 01
chợ hạng II và 03 chợ hạng III.
Về mô hình quản lý: 01 chợ do
doanh nghiệp quản lý, 03 chợ do hợp tác xã quản lý, khai thác.
- Đến năm 2025: Nâng cấp, cải
tạo 01 chợ trước đây đã xây dựng và đưa vào hoạt động (chợ Thọ Điền); đầu tư
hoàn thiện thêm các hạng mục 01 chợ (chợ Bộng), giữ nguyên 03 chợ còn lại.
Tổng số 05 chợ, gồm 01 chợ hạng
II và 04 chợ hạng III.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Số
lượng 05 chợ, gồm 02 chợ hạng II và 03 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo
chợ Bộng từ hạng III lên hạng II; nâng cấp, cải tạo 03 chợ (chợ thị trấn Vũ
Quang, chợ Phùng - Đức Hương, chợ Quánh - Quang Thọ); giữ nguyên 01 chợ còn lại.
8. Huyện Hương Sơn
- Hiện trạng: Có 10 chợ, gồm 02
chợ hạng II và 08 chợ hạng III.
Về mô hình quản lý: 04 chợ do
doanh nghiệp quản lý, 05 chợ do hợp tác xã quản lý và 01 chợ do UBND thị trấn
Tây Sơn trực tiếp quản lý.
- Đến năm 2025: Giữ nguyên 10
chợ, gồm 02 chợ hạng II và 08 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo
04 chợ (chợ Nầm - Sơn Châu, chợ Rạp - Sơn Trung, chợ Chùa - Sơn Tiến, chợ thị
trấn Phố Châu); giữ nguyên 06 chợ còn lại.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Xây
mới thêm 03 chợ hạng III; nâng cấp cải tạo 02 chợ (chợ Mới - Sơn Long, chợ Choi
- Tân Mỹ Hà); giữ nguyên các chợ còn lại.
Tổng số 13 chợ, gồm 02 chợ hạng
II và 11 chợ hạng III.
9. Huyện Hương Khê
- Hiện trạng: Có 11 chợ, gồm 01
chợ hạng II (chợ Huyện Hương Khê) và 10 chợ hạng III.
Về mô hình quản lý: 01 chợ do
doanh nghiệp quản lý, 07 chợ do hợp tác xã quản lý, khai thác; 03 chợ do UBND
xã trực tiếp quản lý.
- Đến năm 2025: Giữ nguyên 11
chợ, gồm 01 chợ hạng II (chợ Huyện Hương Khê) và 10 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo,
xây mới một số hạng mục tại 11 chợ.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Giữ
nguyên 11 chợ, gồm 01 chợ hạng II (chợ Huyện Hương Khê) và 10 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Giữ nguyên 02 chợ
(chợ Huyện, chợ Trạm - Hà Linh); phá dỡ, xây mới tại vị trí cũ 01 chợ (chợ
Sòng - Hương Thủy); nâng cấp cải tạo 08 chợ còn lại.
10. Huyện Đức Thọ
- Hiện trạng: Có
10 chợ, gồm 01 chợ hạng II (chợ Hôm - thị trấn Đức Thọ) và 09 chợ hạng III.
Về mô hình quản lý: 11 chợ do
hợp tác xã quản lý, khai thác.
- Đến năm 2025: Giữ nguyên 10
chợ, gồm 01 chợ hạng II và 09 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo,
xây mới một số hạng mục tại 05 chợ (chợ Bàu - Tân Dân, chợ Trổ - Bùi La Nhân,
chợ Giấy - An Dũng, chợ Hôm - thị Trấn Đức Thọ, chợ Đàng - Đức Đồng); giữ
nguyên các chợ còn lại.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Xây
mới thêm 01 chợ hạng III (chợ Lâm Trung Thủy); nâng cấp cải tạo 10 chợ còn lại.
Tổng số 11 chợ, gồm 01 chợ hạng
II và 10 chợ hạng III.
11. Huyện Can Lộc
- Hiện trạng: Có 15 chợ, gồm 01
chợ hạng II (chợ Nghèn) và 14 chợ hạng III.
Về mô hình quản lý: 05 chợ do
doanh nghiệp quản lý, 08 chợ do hợp tác
xã quản lý, khai thác, 01 chợ
do UBND xã trực tiếp quản lý, 01 chợ do UBND huyện thành lập Ban quản lý (chợ
Nghèn).
- Đến năm 2025: Xây mới thêm 01
chợ hạng III (chợ Thượng Lộc); di dời xây mới 01 chợ (chợ Tổng - Kim Song
Trường); nâng cấp cải tạo 01 chợ (chợ Nghèn); giữ nguyên 13 chợ còn lại.
Tổng số 16 chợ, gồm 01 chợ hạng
II và 15 chợ hạng III.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Xây
mới thêm 01 chợ hạng III (chợ Xuân Lộc); nâng cấp 02 chợ hạng III lên chợ hạng
II (chợ Huyện - Đồng Lộc, chợ Nhe - Khánh Vĩnh Yên); 01 chợ hạng II lên hạng I (chợ
Nghèn); nâng cấp, cải tạo 14 chợ còn lại.
Tổng số 17 chợ, gồm 01 chợ hạng
I, 02 chợ hạng II và 14 chợ hạng III.
12. Huyện Lộc Hà
- Hiện trạng: Có 11 chợ hạng
III.
Về mô hình quản lý: 02 chợ do
doanh nghiệp quản lý, 09 chợ do hợp tác xã quản lý, khai thác.
- Đến năm 2025: Xây dựng
mới 01 chợ Trung tâm huyện, hạng II (tùy thuộc vào tiến độ của thủ tục đầu tư
xây dựng, có thể chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030); xây mới 01 chợ hạng
III tại vị trí cũ (chợ Bình An); xây dựng bổ sung các hạng mục 01 chợ (chợ Mai
Phụ), giữ nguyên 09 chợ còn lại.
Tổng số 12 chợ, gồm 01 chợ hạng
II và 11 chợ hạng III.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Giữ
nguyên 12 chợ, gồm 01 chợ hạng II và 11 chợ hạng III.
Về hạ tầng: Xây dựng mới giai
đoạn 2 tại 02 chợ (chợ Mai Phụ, chợ Huyện - Bình An); xây dựng mới chợ Trung
tâm huyện, hạng II (trường hợp giai đoạn đến năm 2025 chưa thực hiện đầu tư xây
dựng); giữ nguyên chợ Đình - Tân Lộc; nâng cấp cải tạo 08 chợ còn lại.
13. Huyện Kỳ Anh
- Hiện trạng: Có 17 chợ, gồm 15
chợ hạng III và 02 chợ tạm (chợ Kỳ Giang và Kỳ Xuân).
Về mô hình quản lý: 12 chợ do
hợp tác xã quản lý, khai thác; 03 chợ do UBND xã quản lý, khai thác; 02 chợ do doanh
nghiệp quản lý, khai thác.
- Đến năm 2025: Giữ nguyên 17
chợ; xây mới 01 chợ (Kỳ Giang); giữ nguyên 01 chợ (Kỳ Tân); nâng cấp, cải tạo
15 chợ còn lại.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Giữ
nguyên 17 chợ; xây mới 03 chợ (chợ Voi - Kỳ Phong, chợ Kỳ Xuân - hạng III; chợ
Kỳ Đồng từ hạng III lên hạng II), giữ nguyên 01 chợ Kỳ Giang và nâng cấp cải
tạo 13 chợ còn lại.
(Chi tiết tại Phụ lục 01,
02 và 03 kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành cấp
tỉnh
1.1. Sở Công Thương
- Là cơ quan đầu mối, chịu
trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn và đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương liên quan nghiên cứu các quy định pháp luật để xây dựng, trình
UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn UBND các huyện,
thành phố, thị xã thực hiện rà soát, công bố việc phân hạng, phân loại chợ. Tổ
chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về phát triển và quản lý chợ.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các quy định pháp luật về quản lý và phát triển chợ.
- Chủ trì, phối hợp với UBND
các huyện, thành phố, thị xã thực hiện hiệu quả chính sách phát triển thương
mại nông thôn.
1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương liên quan cập nhật danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
lĩnh vực chợ vào Chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm, đảm bảo đúng mục
tiêu, định hướng thu hút đầu tư và phát huy thế mạnh của địa phương.
- Hướng dẫn nhà đầu tư trong
quá trình đề xuất dự án; đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực chợ.
1.3. Sở Tài chính
Hướng dẫn rà soát tài sản kết
cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý và thực hiện các quy định về quản
lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý
theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định pháp luật liên quan.
1.4. Sở Tài nguyên và Môi
trường
- Hướng dẫn các tổ chức thực
hiện thủ tục xin thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chợ theo quy
định của Luật Đất đai.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị và địa phương liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của các
tổ chức sử dụng đất chợ theo quy định của pháp luật.
1.5. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, việc
chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người
dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự
trong phạm vi chợ và khu vực xung quanh chợ. Phối hợp kiểm tra xử lý các hành vi
buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng,
vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.
1.6. Cục Quản lý thị trường
tỉnh
Kiểm tra xử lý các hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi
phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường trong phạm vi chợ và
khu vực xung quanh chợ.
1.7. Các sở, ngành liên
quan: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành nêu trên thực
hiện công tác quản lý, phát triển chợ trên địa bàn tỉnh.
2. UBND các huyện, thành
phố, thị xã
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch
này đối với các chợ trên địa bàn; huy động nguồn lực đầu tư mới, nâng cấp cải
tạo các chợ. Bố trí ngân sách đầu tư mới, nâng cấp cải tạo theo kế hoạch đối
với chợ do Nhà nước đầu tư và hỗ trợ đầu tư trong Kế hoạch đầu tư công trung
hạn và hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện rà soát, công bố
việc phân hạng, phân loại chợ. Chỉ đạo rà soát, xóa bỏ các điểm kinh doanh tự
phát ngoài quy hoạch.
- Thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra công tác quản lý chợ trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp
luật (phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đăng ký kinh
doanh, niêm yết giá…).
- Chỉ đạo các lực lượng chức
năng, các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng
tụ tập họp chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè…; xử lý dứt điểm chợ cóc, chợ tạm,
tụ điểm kinh doanh ngoài quy hoạch trên địa bàn.
- Rà soát, lập danh mục các dự
án đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh đưa vào danh mục, chương trình, kế hoạch xúc tiến,
kêu gọi đầu tư.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Công Thương
trước ngày 16/12 hàng năm.
Sở Công Thương theo dõi, đôn
đốc, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch trước
ngày 30/12 hàng năm.
Trên đây là Kế hoạch phát triển
hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND
các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm CB - TH tỉnh;
- Lưu: VT, KT2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Báu Hà
|