Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 52/BC-CP kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015 2016

Số hiệu: 52/BC-CP Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Bùi Quang Vinh
Ngày ban hành: 03/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/BC-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2016

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội

Căn cứ chương trình làm việc phiên họp thứ 46 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính ph xin báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 dựa trên đánh giá tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2015. Đến nay, trên cơ sở tổng hợp kết quả thực hiện cả năm, xin báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 như sau:

Năm 2015 là năm cuối, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -2015, là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới có nhiều biến động phức tạp. Tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông ngày càng gay gắt; tình hình xung đột vũ trang tại Ucraina, Syria. Vấn đề Nhà nước hồi giáo IS, dẫn ti làn sóng di cư, tị nạn đến Châu Âu có quy mô lớn nhất từ sau thế chiến thứ II. Quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới tiếp tục căng thẳng, Kinh tế thế giới phục hồi chậm, giá dầu thô giảm mạnh, cùng với sự suy giảm kinh tế Trung Quốc, sự phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ,... đã tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nước ta.

Trước những khó khăn và thách thức đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, chúng ta đã nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả quan trọng, hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 đã đề ra.

I. VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 như sau:

Trong tổng số 14 chỉ tiêu Quốc hội giao, có 12/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Ngoài 01 chỉ tiêu là tỷ lệ che phủ rừng không đạt kế hoạch như đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, qua đánh giá lại có thêm chỉ tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu không đạt kế hoạch. So với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội, có 5 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 chỉ tiêu đạt thấp hơn. Cụ thể như sau:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2015

Ước thực hiện năm 2015 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10

Thực hiện 2015

1.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

Khoảng 6,2

6,5

6,68

2.

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu

%

Khoảng 10

Khoảng 10

7,9

3.

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu

%

Khoảng 5

3,6

2,2

4.

Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội so với GDP

%

Khoảng 30-32

30,5

32,6

5.

Tốc đ tăng giá tiêu dùng (CPI)

%

Khoảng 5

1,5-2,5

0,6

6.

Tạo việc làm

Triệu người

Khoảng 1,6

1,6

1,625

7.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

%

50

51,6

51,6

8.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

<4

<4

3,29

9.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

1,7-2

1,7-2,0

1,7-2,0

 

Riêng các huyện nghèo giảm

%

4

4

5

10.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

%

<15

14,1

14,1

11.

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường bệnh

23,5

24

24

12.

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo QĐ 64/2003/QĐ-TTg) được xử lý

%

90

92,5

90

13.

Tỷ lệ KCN, KCX đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

82

84

84

14.

Tỷ lệ che phủ rừng

%

42

40,73

40,73

2. Về thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

a) Về giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2015 tăng 0,6% so với tháng 12/2014, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2001; bình quân cả năm 2015 tăng 0,63% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp chủ yếu do: (i) giá dầu thế giới giảm mạnh (giảm khoảng 50% so với năm trước), tác động làm gim giá xăng dầu và giá các hàng hóa khác; (ii) nguồn cung hàng hóa dồi dào, bao gồm cả lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, nhưng không có biểu hiện giảm phát. Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu đã tăng khá mạnh; tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 8 năm qua.

Lạm phát cơ bản tháng 12 tăng 1,69% so với tháng 12/2014; bình quân cả năm 2015 tăng 2,05% so với năm trước.

b) Về tiền tệ, tín dụng: Tín dụng đối với nền kinh tế được cải thiện. Tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu tăng nhanh hơn so với tốc độ huy động vốn. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 15,64% so với cuối năm 2014 (năm 2014 tăng 17,62%). Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 17,29% so với tháng 12 năm 2014 (năm 2014 tăng 14,16%). Tính đến ngày 31/12/2015, tổng phương tiện thanh toán tăng 15,6% so với tháng 12 năm 2014 (năm 2014 tăng 18,13%).

Mặt bằng lãi suất cơ bản ổn định, đến cuối năm 2015 đã giảm khoảng 0,2-0,5%/năm so với cuối năm trước. Tỷ giá VND/USD được điều chỉnh chủ động, linh hoạt. NHNN đã điều chỉnh tăng tổng cộng 3% tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng, mở rộng biên độ từ +1% lên +3%. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 3 % trước thời hạn 31/12/2015.

c) Về ngân sách nhà nước: Mặc dù giá dầu thô giảm mạnh so với Nghị quyết của Quốc hội (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng, thấp hơn 0,5 USD/thùng so với giá ước báo cáo Quốc hội), nhưng tổng thu NSNN cả năm đạt 996,87 nghìn tỷ đồng, tăng 85,77 nghìn tỷ đồng so với dự toán và cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội là 69,37 nghìn tỷ đồng. Tổng chi NSNN đạt 1.262,87 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với dự toán.

Bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 là 256 nghìn tỷ đồng, bằng mức đã được Quốc hội cho phép, gồm: 226 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 và 30 nghìn tỷ đồng tăng thêm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 bằng 6,1%/GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội do quy mô GDP năm 2015 thực tế giảm so với số đã báo cáo Quốc hội là 291,1 nghìn tỷ đồng.

Dự nợ công cuối năm 2015 đạt 62,2% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1% GDP.

d) Về đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 ước đạt 1. 367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và bằng 32,6% GDP.

Năm 2015, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng và vượt kế hoạch đặt ra. Tổng số vốn FDI thực hiện năm 2015 đạt 14,5 tỷ USD (số đã báo cáo Quốc hội là 13,2 tỷ USD), tăng 16% so với năm 2014, vượt 11,5% so với kế hoạch đề ra. Vốn đăng ký đạt 24,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014 và vượt 9,6% so với kế hoạch đề ra1. Giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự án đã được chú trọng hơn; công tác đi thoại chính sách với các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh, giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn. Việc các nhà đầu tư triển khai giải ngân vốn và tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là tín hiệu tích cực về sự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giải ngân năm 2015 đạt 4,6 tỷ USD (trong đó: vốn vay 4,365 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại 235 triệu USD), bằng 81,3% năm 2014, thấp hơn mục tiêu đã đề ra là 5 tỷ USD2.

3. Về thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế

a) Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức cao nhất trong 8 năm qua

Nền kinh tế nước ta phục hồi rõ nét và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch đề ra và cao hơn so với dự báo trước đây. Tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng nhanh sau từng Quý3. Tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 20084, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%; trong đó: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,29%, cao hơn nhiều so với năm trước (năm 2014 tăng 7,14%), đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,04%, cao hơn năm trước (năm 2014 tăng 5,96%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, thấp hơn mức 3,49% của năm 2014 do gặp nhiều khó khăn, như: thời tiết kém thuận lợi; nhu cầu tiêu thụ và giá xuất khẩu giảm, trong khi nguồn cung trên thị trường thế gii dồi dào nên sức ép cạnh tranh tăng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực (gạo, cà phê, cao su) và thủy sản giảm mạnh so với năm trước.

Những động lực tăng trưởng chủ yếu của năm 2015 gồm: (i) Sự phục hồi và tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; (ii) Sự tăng nhanh của sản xuất và xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (iii) Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu được cải thiện nhờ lòng tin vào ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và lạm phát thấp; và (iv) Những tác động bước đầu của việc triển khai thực hiện các luật mới được Quốc hội thông qua liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và việc triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.

b) Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2015 tăng 9,8%, cao hơn các năm trước (năm 2013 tăng 5,9%; năm 2014 tăng 7,6%), vượt kế hoạch đề ra (6,5-7%); trong đó: sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%; ngành khai khoáng tăng 6,5%.

Một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2015 tăng cao so với năm 2014: Sn xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 37%; sản xuất xe có động cơ tăng 26,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 17,4%; dệt tăng 13,9%. Một số ngành có mức tăng khá: Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 12,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12%; sản xuất kim loại tăng 11, 9%. Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Sản lượng dầu thô khai thác trong nước năm 2015 đạt 16,71 triệu tấn, tăng 7,5% so với năm trước.

c) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục tăng trưởng. Tổng sản lượng lương thực có hạt toàn quốc đạt gần 50,5 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm trước. Sản xuất lúa cả năm 2015 tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,83 triệu ha, tăng 0,2% so với năm trước. Năng suất ước đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha (tăng 0,3%). Sản lượng ước đạt gần 45,22 triệu tấn, tăng 241 nghìn tấn (tăng 0,5%) so với năm 2014.

Ngành chăn nuôi năm 2015 đã có những bước chuyển dịch tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều. Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi, sự cạnh tranh với thịt nhập khẩu đang có giá thấp hơn thịt gia cầm, gia súc trong nước.

Trong sản xuất lâm nghiệp, diện tích rừng trồng tăng cao nhất trong nhiều năm qua, trong khi diện tích rừng bị cháy, chặt phá giảm mạnh. Diện tích rừng trồng tập trung năm 2015 ước đạt 240,6 nghìn ha, tăng 8,5% so với năm trước, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.889 ha, giảm 53,1%5.

Sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 6.549,7 nghìn tấn, tăng 3,43% so với năm trước, trong đó: nuôi trồng đạt 3.513,4 nghìn tấn, tăng 2,93%; khai thác thủy sản đạt 3.036,3 nghìn tấn, tăng 4,01%.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tác động rõ rệt hơn đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Đến hết năm 2015, cả nước có khoảng 1.526 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương đương 17,1% tổng số xã); 15 huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân đạt 12,9 tiêu chí/xã, tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010.

d) Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển, sức mua và tổng cầu tiếp tục cải thiện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 ước tăng 9,5% so với năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,4%, cao hơn mức tăng 8,1% của năm 2014.

Mặc dù khách quốc tế đến nước ta giảm khá mạnh trong 6 tháng đầu năm6 nhưng 6 tháng cuối năm đã được cải thiện đáng kể. Kết quả khách quốc tế cả năm 2015 đạt khoảng 7,9 triệu lượt khách, bằng xấp xỉ năm 2014.

e) Về xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 162,1 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2014, thấp hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 10%) và thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 10%. Sự giảm sút tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do: Giá dầu thô giảm mạnh làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm 3,4 tỷ USD; giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực gạo, cà phê, cao su, thủy sản giảm, làm giảm kim ngạch xuất khẩu 2,4 tỷ USD. Nếu không kể dầu thô, tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 đạt 10,8%. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 110,6 tỷ USD, tăng 17,7% và chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; nếu tính cả dầu thô đạt 114,3 tỷ USD, tăng 13%. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 47,8 tỷ USD, giảm 2,5%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014; trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 97,3 tỷ USD, tăng 15,5% và chiếm 58,7% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 68,4 tỷ USD, tăng 7,5%.

Năm 2015, cả nước nhập siêu khoảng 3,54 tỷ USD, bằng 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu 13,33 tỷ USD; nếu kể cả dầu thô xuất siêu 17,05 tỷ USD, Nhập siêu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước khoảng 20,59 tỷ USD.

g) Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn tăng cao, nhất từ khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (01/7/2015). Năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 601.519 tỷ đồng; so với năm trước, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký (so sánh cùng kỳ: doanh nghiệp giảm 2,7%; vốn tăng 8,4%). Vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Có 21.506 doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn ngừng hoạt động nay quay lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước. Có 9.467 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh, giảm 0,36% so với năm trước.

Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Trong năm 2015, đã sắp xếp 244 doanh nghiệp, trong đó: 222 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, 22 doanh nghiệp sắp xếp theo các hình thức khác. Trong giai đoạn 2011-2015, đã sắp xếp được 558 DNNN, trong đó, cổ phn hóa 478 DNNN, đạt 93% kế hoạch đề ra.

4. Về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Trong năm 2015, toàn ngành giáo dục đã tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc gia. Đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, từng bước đổi mới mô hình phát triển giáo dục đào tạo, chuyển từ quy mô và số lượng sang chất lượng và hiệu quả. Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, văn hóa truyền thống, hiểu biết xã hội; đổi mới công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học theo hướng tinh gọn, góp phần thực hiện phân luồng, hướng nghiệp7. Tiếp tục rà soát mạng lưới các trường đại học, cao đẳng; chú trọng chất lượng và hiệu quả trong phát triển giáo dục đại học8; đổi mới công tác quản theo hướng tăng sự chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính; tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học9.

Đã xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp; rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ về giáo dục nghề nghiệp cho các địa bàn khó khăn và đối tượng chính sách. Sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Hệ thống dạy nghề tiếp tục được phát triển; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề được tăng cường. Tuyển mới dạy nghề khoảng 2,15 triệu người, tăng 6,3% so với thực hiện năm 2014, trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn đạt khoảng 550 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2015 đạt 51,6%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ là 21,9%.

Hệ thống chính sách, pháp luật về KH&CN tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ, như: chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; đổi mới các chính sách phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất và các lĩnh vực kinh tế - xã hội, như: xây dựng, giao thông, nông nghiệp, y tế; huy động vốn của các thành phn kinh tế để đầu tư phát triển khoa học, công nghệ.

Thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN; thực hiện đặt hàng, khoán kinh phí và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu khoa học. Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát trin doanh nghiệp KH&CN nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống: phát triển và xã hội hóa mạnh các hoạt động dịch vụ KH&CN. Thực hiện lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn đầu tư cho đào tạo, nghiên cứu, làm chủ các công nghệ then chốt đ đy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin KH&CN và sở hữu trí tuệ, xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ địa phương bảo vệ và phát triển các chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm đặc sản địa phương.

5. Về phát triển các lĩnh vực xã hội

a) Về lao động, việc làm, bo đảm an sinh xã hội

Năm 2015, ước tạo việc làm khoảng 1,625 triệu người, vượt 1,6% kế hoạch năm, tăng 1,6% so với năm trước; trong đó, xuất khẩu lao động khoảng 115 nghìn lao động, vượt 27,8% kế hoạch, tăng 8,5% so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 3,29%, đạt mục tiêu đề ra (dưới 4%). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%; riêng các huyện nghèo giảm còn 28%, hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội.

Các chính sách bảo đm an sinh và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện, nhất đối với các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiu số. Theo dõi và hỗ trợ kịp thời, không để người dân phải thiếu đói trong mùa giáp hạt. Tiếp tục thực hiện các chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm; rà soát, sửa đi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng lương tối thiểu đối với khu vực sản xuất, kinh doanh và tăng lương đối với người về hưu, các đối tượng chính sách và công chức có mức lương thấp. Thực hiện rà soát các chính sách, đối vi người có công, kịp thời chỉnh sửa, bổ sung bảo đảm thực hiện đầy đủ chính sách, đúng đối tượng thụ hưởng10. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án xác nhận hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin. Nâng mức chun trợ cấp xã hội cho một số nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.

Đẩy mạnh thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người nghèo, trong đó chú trọng các giải pháp khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, từng bước cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Xây dựng tiêu chí và điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đói từ đơn chiều sang đa chiều.

Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và các chương trình, đề án, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thực hiện tốt chính sách đối với người cao tuổi; chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020. Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; vấn đề bình đẳng giới trong lao động việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế, lãnh đạo, quản lý ngày càng được cải thiện.

b) Về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Các giải pháp tổng thể để giảm quá tải bệnh viện, nhất là các bệnh viện đầu ngành tuyến trung ương được triển khai thực hiện; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, bệnh viện vệ tinh; đẩy mạnh việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác đầu tư trong y tế... Tại nhiều bệnh viện, tình trạng quá tải về cơ bản đã được giải quyết; tỷ lệ chuyển tuyến, đặc biệt là của 46 bệnh viện vệ tinh đang có xu hướng giảm rõ rệt, tình trạng người bệnh nằm ghép giường được cải thiện. Tiếp tục khuyến khích phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập; thí điểm và phát triển mạng lưới phòng khám bác sĩ gia đình. Cải cách mạnh mẽ quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh. Tích cực triển khai Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hưng tới sự hài lòng của người bệnh”. Từng bước thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Tăng cường tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân. Thị trường dược phẩm, giá thuốc và công tác đấu thầu thuốc được kiểm soát chặt chẽ. Thực hiện tốt công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em, bảo đảm hậu cần và cung cấp đầy đủ các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

Công tác y tế dự phòng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Công tác kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc xut xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm được thực hiện quyết liệt và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tại các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới.

c) Về văn hóa, thể dục thể thao

Trong năm 2015, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước về hoạt động văn hóa, thể thao và đã được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật kỷ niệm các ngày lễ lớn được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, bảo đảm yêu cầu nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội được chấn chỉnh một bước, bảo đảm phù hợp với thực tế. Các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện; các di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục được sưu tầm, bảo vệ và phát huy nhằm góp phần làm đa dạng hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc11. Tích cực triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa,...

Các hoạt động thể thao thành tích cao được chú trọng và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động thể dục ththao quần chúng tiếp tục được quan tâm tổ chức; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, hướng tới xã hội thể thao toàn diện.

d) Về thông tin, truyền thông

Công tác thông tin báo chí tiếp tục được đẩy mạnh; mạng lưới được mở rộng, đảm bảo thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời phản ánh các thông tin tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đng và Đại hội Đảng bộ các cấp; tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo; những nỗ lực của các ngành, các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;...

6. Về tài nguyên môi trường

Đã thực hiện các biện pháp tiếp tục xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tập trung rà soát và tổ chức kiểm tra thực tế tại các khu công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung để có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp12; thực hiện tốt công tác quản lý chất thải và cải thiện môi trường, ưu tiên khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại 47 làng nghề có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

Các Chương trình, Chiến lược, Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu được triển khai thực hiện hiệu quả; hoàn thiện Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) giai đoạn sau 2015; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trọng điểm phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

7. Về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Công tác cải cách hành chính trong 5 năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách tiếp tục được hoàn thiện. Hiệu quả thực thi pháp luật được nâng lên13. Các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục gia nhập của doanh nghiệp và thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi, các thủ tục thuế, hải quan. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.

Công tác phòng, chống tham nhũng được các Bộ, ngành ở Trung ương và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo và đã có những chuyển biến tích cực. Việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng được quan tâm chỉ đạo; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện đồng bộ; công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng được tăng cường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng nhất là việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và các thỏa thuận hợp tác trong khu vực.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chú trọng nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài14... Thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn).

Công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính; theo dõi thi hành pháp luật; thi hành án dân sự và giám định tư pháp được tổ chức thực hiện có hiệu quả.

8. Về quốc phòng, an ninh và bảo đảm trật tự xã hội

Tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia, nhất là trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa. Xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giải quyết tranh chấp biển Đông và những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia. Thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh, nhất là trên các địa bàn trọng điểm. Chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

Giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước, nhất là các hoạt động phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Đại hội Đảng bộ các cấp15. Chủ động nắm chắc tình hình, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, khủng bố; không để hình thành, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.

Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được tăng cường và đạt nhiều kết quả. Năm 2015, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí so với năm trước: số vụ tai nạn giảm 11,52%, số người chết giảm 3,61%, số người bị thương giảm 15,81%.

9. Về nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Chủ động tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, tham gia có hiệu quả các hợp tác trong khu vực và quốc tế. Quan hệ với các nước thành viên ASEAN tiếp tục được củng cố vững chắc. Quan hệ với các nước lớn, các đối tác quan trọng như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,... tiếp tục được duy trì và phát triển. Công tác ngoại giao đa phương được triển khai chủ động, tích cực, hiệu quả, thể hiện vai trò thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam.

Về công tác biên giới lãnh thổ, trước việc Trung Quốc đẩy mạnh triển khai các hoạt động cả trên phương diện chính sách, pháp lý, ngoại giao và trên biển nhằm tiếp tục khẳng định yêu sách “đường chín đoạn”, Việt Nam đã theo dõi sát sao diễn biến tình hình, kết hợp triển khai nhiều biện pháp đấu tranh chính trị - ngoại giao, thông qua các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nhân dân trên cả hai mặt trận song phương và đa phương. Lập trường chính nghĩa của ta trong vấn đề Biển Đông ngày càng được cộng đồng quốc tế ủng hộ; nhiều nước và tổ chức quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các hoạt động lấn lướt của Trung Quốc, kêu gọi các bên liên quan coi trọng an ninh, an toàn hàng hải, hàng không; tuân thủ Công ưc Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Công tác ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh, tranh thủ tối đa cơ hội trong hội nhập quốc tế để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nưc ngoài (FDI), phát triển du lịch và thị trường lao động... nhằm phát triển kinh tế và tạo lập lợi ích đan xen với các nước và các đối tác. Tích cực chuẩn bị, thúc đẩy đàm phán và triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Cộng đồng ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu, Hiệp định Thương mại thương mại tự do Việt Nam - EU. Tích cực vận động và tranh thủ sự ủng hộ của các nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc thực hiện các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 tiếp tục có những chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực.

Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp... Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời xử lý các tình huống bất lợi; thị trường tài chính ổn định. Kinh tế tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 8 năm qua, tạo đà cho sự phát triển 5 năm sau. Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt khá, đặc biệt là thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục được thực hiện và đạt nhiều kết quả. Môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu được cải thiện đáng kể; hoạt động phát triển doanh nghiệp trong nước chuyển biến tích cực.

Chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đạt nhiều kết quả. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục được đổi mới. Công tác văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, tuyên truyền được quan tâm thực hiện. Công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm đầu tư. Tai nạn giao thông giảm so với năm trước; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm,.

Các cơ chế, chính sách, hệ thống các văn bản pháp luật tiếp tục được hoàn thiện. Công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác phòng chống tham nhũng được tăng cường, đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu nại tố cáo kéo dài được quan tâm xử lý.

Công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực. Tiềm lực quốc phòng an ninh được tăng cường, bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường; an ninh, trật tự xã hội được bảo đảm.

Bên cạnh những mặt được nêu trên, trong năm 2015, vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế. Kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Cân đối ngân sách trung ương khó khăn do giá dầu thô xuống thấp. Cơ cấu chi NSNN chưa hợp lý. Chi đầu tư từ 30% của 5 năm trước đã giảm xuống 23% tổng chi NSNN. Tổng thu NSNN không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn. Giá xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và hàng nông, thủy sản xuống thấp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp mũi nhọn vẫn còn hạn chế. Tái cơ cấu DNNN tuy đạt nhiều kết quả tích cực so với năm trước nhưng vẫn chậm so với mục tiêu đề ra. Hoạt động của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp. Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Tệ nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp.

Nhìn chung, trong năm 2015 tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp; xung đột vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố, ly khai, cạnh tranh địa chiến lược, tranh chấp biển, đảo; thị trường tài chính, tiền tệ thế giới diễn biến phức tạp; giá dầu giảm mạnh;... đã đe dọa đến tình hình an ninh và hòa bình thế giới, cản trở sự phục hồi kinh tế thế giới và tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được trong năm vừa qua, có thể khẳng định, năm 2015 là một năm thành công trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự điều hành, phối hợp trong công tác tốt hơn của các ngành các cấp, sự nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.

Phần thứ hai

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016 VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN TRONG NHỮNG THÁNG TIẾP THEO

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI NĂM 2016

1. Tình hình triển khai kế hoạch năm 2016

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và Nghị quyết số 101/2015/QH13 ngày 14/11/2015 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương nhanh chóng triển khai giao kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2313/QĐ-TTg ngày 18/12/2015 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; số 2100/QĐ-TTg ngày 28/11/2015 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; số 2526/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 về việc giao kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016; số 2397/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 với 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó vi biến đổi khí hậu; đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp; tạo chuyển biến căn bản về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tcáo; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước; tăng cường công tác thông tin truyền thông.

2. Tình hình triển khai phân bổ và giao kế hoạch đầu tư công năm 2016

a) Tình hình triển khai giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN

Tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Nghị quyết số 101/2015/QH13 ngày 14 tháng 11 năm 2015 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2016, Quốc hội đã thông qua tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN kế hoạch năm 2016 là 254.950 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước: 204.950 tỷ đồng, vốn nước ngoài: 50.000 tỷ đồng. Cụ thể:

- Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: 131.200 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách Trung ương: 123.750 tỷ đồng, trong đó: vốn nước ngoài 50.000 tỷ đồng, vốn trong nước 73.750 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

+ Các khoản chi chung: 2.617,25 tỷ đồng (vốn trong nước). Các bộ, ngành trung ương không phân bổ chi tiết cho các dự án, sẽ giải ngân theo mục tiêu, nhiệm vụ đưc quy định.

+ Các chương trình mục tiêu quốc gia: 6.560 tỷ đồng (vốn trong nước).

+ Đầu tư theo các ngành, lĩnh vực và các chương trình mục tiêu: 114.572,75 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 64.572,75 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 50.000 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Quyết định số 1893/QĐ-BKHĐT ngày 17/12/2015 về việc giao chi tiết dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016; 2038/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2015 về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016.

Căn cứ các Quyết định giao vốn kế hoạch năm 2016 nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương đã ra quyết định và thông báo giao kế hoạch vốn cho từng dự án cụ thể. Tính đến nay, hầu hết các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai phân giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 theo Quyết định số 2526/QĐ-TTg và số 2038/QĐ-BKHĐT.

b) Tình hình triển khai giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội và y ban thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 1981/QĐ-BKHĐT ngày 28/12/2015 về việc giao chi tiết kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016.

c) Tình hình triển khai giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2525/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Quyết định số 2035/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2015 về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2016.

d) Tình hình triển khai giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2527/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 về việc giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Quyết định số 2036/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2015 về việc giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

1. Về thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

a) Về giá cả, lạm phát:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 1,27% so với cùng kỳ năm trước; bình quân hai tháng đầu năm tăng 1,03% so với cùng kỳ năm trước16. Lạm phát cơ bản tháng 02/2016 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 1,93% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, giá cả thị trường trong những ngày trước, trong và sau Tết tương đối ổn định, giá cả một số mặt hàng chỉ tăng nhẹ so với ngày thường, nhưng không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá.

b) Về tiền tệ, tín dụng:

Tính đến ngày 20/02/2016, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 2,03% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 tăng 3,38%). Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 0,34 % so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 tăng 0,05%). Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,39% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 tăng 0,96%).

Lãi suất cho vay tương đối ổn định; lãi suất huy động bằng đồng VND có xu hướng tăng ở một số kỳ hạn (chủ yếu ở các kỳ hạn từ 6-12 tháng) nhằm cơ cấu lại nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và thu hút nguồn tiền nhàn rỗi sau Tết ca người dân để chuẩn bị nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng cả năm.

c) Về thu - chi ngân sách nhà nước

Tổng thu NSNN 2 tháng đầu năm 2016 ước đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% dự toán, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó: Thu nội địa ước đạt 139,98 nghìn tỷ đồng, bằng 17,8% dự toán; thu từ dầu thô đạt 5,77 nghìn tỷ đồng, bằng 10,6% dự toán; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 31,2 nghìn tỷ đồng, bằng 11,6% dự toán.

Tổng chi NSNN 2 tháng đầu năm 2016 ước đạt 185,59 nghìn tỷ đồng, bằng 14,6% dự toán, tập trung đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản chi trả nợ đến hạn; trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 12,4% dự toán; chi trả nợ và viện trợ đạt 18,6% dự toán; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 15,2% dự toán.

2. Về thực hiện các ngành, lĩnh vực

a) Về sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm 2016 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ tăng 12%). Nguyên nhân IIP tăng thấp hơn cùng kỳ chủ yếu là do khai thác dầu thô giảm và IIP ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng thấp hơn. Ngành khai khoáng giảm 1,68% (cùng kỳ tăng 9%), trong đó khai thác dầu thô và khí thiên nhiên giảm 2,48% (cùng kỳ tăng 9%); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,53%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,84%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,22%.

Về khai thác đầu thô: sản lượng khai thác hai tháng đầu năm ước đạt 2,64 triệu tấn, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

b) Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Về sản xuất lương thực: tính đến trung tuần tháng 2, cả nước đã gieo cấy được 2.393,1 nghìn ha lúa Đông Xuân, tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước, bao gồm các địa phương phía Bắc gieo cấy 480,6 nghìn ha, tăng 0,3%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1.912,5 nghìn ha, tăng 0,23%. Riêng các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do xuống giống sớm nên đến nay đã thu hoạch được 321,2 nghìn ha lúa Đông Xuân sớm, tăng 0,5% so cùng kỳ năm trước.

Sản xuất nông nghiệp 2 tháng đầu năm chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Hai đợt rét đậm, rét hại xuất hiện vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 tại miền Bắc làm gần 50 nghìn ha diện tích mạ, lúa, cây rau mầu bị thiệt hại; trong đó hơn 30 nghìn ha phải gieo cấy lại. Trà lúa chính vụ tại các tỉnh phía Nam gặp khó khăn về lượng nước ngọt và tình trạng xâm nhập mặn; tính đến trung tuần tháng 2, tổng diện tích lúa bị nhiễm mặn khoảng 24,5 nghìn ha, trong đó mất trắng 6 nghìn ha. Dự báo diện tích cây trồng và mức độ thiệt hại sẽ còn tăng lên do độ mặn ngày càng tăng. Mặc dù các ngành, các cấp đã tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, tuy nhiên do tình hình xâm nhập mặn diễn biến hết sức gay gắt nên nhiều khả năng sẽ làm giảm sản lượng lúa vụ Đông Xuân 2016.

Cùng với việc gieo cấy lúa Đông Xuân, tính đến ngày 15/2/2016, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 242,8 nghìn ha ngô, bằng 98,1% cùng kỳ năm 2015; 57,1 nghìn ha khoai lang, bằng 98,2%; 33,8 nghìn ha đậu tương, bằng 89,2%; 77,2 nghìn ha lạc, bằng 88,7%; 412,1 nghìn ha rau đậu, bằng 104,2% so cùng kỳ 2015.

Về chăn nuôi: chăn nuôi lợn phát triển khá tốt, dịch bệnh được kiểm soát. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định. Mặc dù công tác phòng chống rét, đói cho gia súc đã được các địa phương triển khai tích cực, nhưng đợt rét đậm, rét hại tại các tỉnh miền Bắc vào cuối tháng 1/2016 đã khiến trâu, bò và gia súc khác chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.17

Về thủy sản: Trong hai tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước đạt 830,3 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 350,8 nghìn tấn, tăng 2,2%, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 479,5 nghìn tấn, tăng 3,8%.

Về lâm nghiệp: Trong hai tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 3.448 ha, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 20,5 triệu cây, giảm 2,4%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 749 nghìn m3, tăng 2,9%.

Mặc dù công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được các địa phương tích cực quan tâm, nhưng do thời tiết dịp Tết Nguyên đán khô hanh và do sự bất cẩn, thiếu ý thức của người dân nên một số tỉnh vẫn xảy ra tình trạng cháy rừng. Tính chung hai tháng đầu năm, diện tích rừng bị thiệt hại là 65,1 ha, tăng 30,5% so cùng kỳ, trong đó diện tích rừng bị cháy là 32 ha, tăng 25%; diện tích rừng bị chặt phá là 33,1 ha, tăng 36,2%.

c) Về khu vực dịch vụ:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm ước tăng khoảng 9,7% so với cùng kỳ năm 2015, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng về lượng, cho thấy các tín hiệu tốt về sức mua và tổng cầu.

Vận chuyển hàng hóa và hành khách, 02 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015: vận chuyển hàng hóa ước tăng 6,7%; luân chuyển hàng hóa ước tăng 3,3%; vận chuyển hành khách ước tăng 7,8%; luân chuyển hành khách ước tăng 7,6%. Khách quốc tế đến Việt Nam 02 tháng đầu năm ước đạt 1,64 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

d) Về xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu 02 tháng đầu năm ước đạt trên 23,60 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ tăng 8,5%); trong đó: xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt gần 16,5 tỷ USD18, tăng 2,3%; khu vực trong nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 4,2% (cùng kỳ giảm 2,1 %).

Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nhóm nông, lâm, thủy sản tăng mạnh nhất, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng tăng khá cao, như: gạo tăng 92,5% (tăng 105% về lượng), rau quả tăng 39%, hạt điều tăng 19,9% và thủy sản tăng 7,7%19. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng khoảng 5,4% so với cùng kỳ. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm 51,7% chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu dầu thô sụt giảm20.

Tổng kim ngạch nhập khẩu 02 tháng đầu năm ước đạt 22,8 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ tăng 22,9%); trong đó: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 13,58 tỷ USD, giảm 7,7%; khu vực trong nước đạt 9,22 tỷ USD, giảm 4,8%.

Về cân đối xuất - nhập khẩu: 02 tháng đầu năm cả nước xuất siêu gần 865 triệu USD, bằng 3,66% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ nhập siêu 1,4 tỷ USD); trong đó: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu trên 2,96 tỷ USD; khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 2,1 tỷ USD.

đ) Về thực hiện, giải ngân vốn FDI, ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ tăng 7,1%). Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,8 tỷ USD, tăng 135% (cùng kỳ giảm 22,5%). Có 291 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 1,905 tỷ USD, tăng 167,5% so với cùng kỳ năm 2015; có 137 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 898,3 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2015.

Vốn FDI đăng ký và thực hiện trong hai tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ cho thấy môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, tạo được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào nước ta.

Vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân 2 tháng đầu năm 2016 ước đạt 275 triệu USD, tăng 8,7% so vi cùng kỳ năm trước; trong đó: Vốn vay ước đạt 250 triệu USD, viện trợ không hoàn lại ước đạt 25 triệu USD.

e) Về phát triển doanh nghiệp

Trong 02 tháng đầu năm 2016, cả nước có 13.904 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 113.039 tỷ đồng, tăng 1% về số doanh nghiệp và tăng 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ (cùng kỳ: số doanh nghiệp tăng 26,6%; vốn tăng 23,3%). Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 02 tháng đầu năm 2016 đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 44,4% so với cùng kỳ. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 02 tháng đầu năm là 198,5 nghìn lao động, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng quay trở lại hoạt động trong 02 tháng đầu năm 2016 là 7.416 doanh nghiệp, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 20,2%).

3. Về an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác

Lĩnh vực an sinh xã hội, phúc lợi xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt. Các chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Các cấp, các ngành đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người có công với cách mạng cũng như chăm lo Tết cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi21... Quan tâm động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang, cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, bin đảo.

Công tác y tế dự phòng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, nhất là đối với lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội. Hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân được chú trọng.

Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật chuyên nghiệp, văn nghệ quần chúng được được tổ chức rộng khắp với nhiều hình thức, nội dung phong phú, tập trung chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước. Nhiều lễ hội dân gian được khôi phục và bảo tồn, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng đã được đầu tư, tu bổ và tôn tạo bằng nhiều nguồn vốn, các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương được lưu giữ.

Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai tốt, đúng định hướng. Nội dung thông tin phong phú, có chất lượng tốt, thu hút sự quan tâm của công chúng và đáp ứng nhu cầu nhân dân, góp phần tích cực động viên toàn xã hội phấn khởi, tin tưởng, đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động thể dục, thể thao được duy trì, thể thao thành tích cao thực hiện công tác huấn luyện theo kế hoạch, chuẩn bị lực lượng để tham dự các giải quốc tế và khu vực. Các môn thể thao quần chúng và trò chơi dân gian được tổ chức trên mọi miền của tổ quốc, tạo sân chơi lành mạnh, khí thế vui tươi sôi nổi, đoàn kết trong quần chúng nhân dân.

4. Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hội nhập quốc tế

Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh được chú trọng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Tập trung triển khai kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch bảo vệ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Chủ động xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn, an ninh cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tập trung đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của nhiều hội, nhóm bất hợp pháp; tăng cường đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân.

Các hoạt động đối ngoại được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực, đặc biệt là với các đối tác chiến lược, đối tác quan trọng, đối tác tiềm năng nhằm làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế, tranh thủ tối đa cơ hội, tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường và đan xen lợi ích phục vụ an ninh và phát triển của đất nước. Đã chính thức ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiếp tục đẩy mạnh đàm phán để sớm ký FTA với các đối tác lớn.

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đặc biệt được quan tâm chỉ đạo, bảo đảm giao thông thông suốt trong dịp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Dự báo tình hình trong thời gian tới

Trong năm 2016, có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nước ta: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp; việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 sẽ tạo động lực, khí thế mới cho phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế vĩ mô đang được duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát ít biến động, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp; tăng trưởng kinh tế đang trên đà hồi phục; kinh tế đối ngoại có nhiều yếu tố tích cực, Cộng đồng ASEAN đã được thành lập, Hiệp định TPP cùng nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết; các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ được triển khai thực hiện quyết liệt;...

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi nêu trên, dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, Tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Trung Quốc, Nhật Bản và các nền kinh tế đang nổi vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, tình hình sản xuất, thương mại chưa có nhiều cải thiện. Tại các nước phát triển, mặc dù tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm đã khả quan hơn trước nhưng triển vọng kinh tế những tháng tiếp theo vẫn chưa chắc chắn, tình hình kinh tế khu vực châu Âu trong 02 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại. Giá cả hàng hóa thế giới tháng 02/2016 tiếp tục giảm 8,3% so với tháng trước do triển vọng kém khả quan của sự phục hồi kinh tế thế giới và sức cầu yếu tại các thị trường ln. Giá dầu thế giới hiện đang ở mức rất thấp và chưa có dấu hiệu hồi phục22. Dự báo thương mại thế giới sẽ tăng trưởng thấp trong năm 201623.

Những rủi ro địa chính trị trên thế giới, diễn biến phức tạp của tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông, cùng với biến động khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ, ảnh hưởng của thiên tai,... có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN cùng với việc ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng tạo ra những khó khăn, thách thức rất lớn phải nỗ lực vượt qua trong thời gian tới.

2. Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới

Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, trong thời gian tới cần nỗ lực tổ chức thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016; trong đó tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

a) Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp . Sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và các công cụ, biện pháp khác để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, điều hành tỷ giá hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. Tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; trong đó chú trọng kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tăng cường việc kiểm soát ngoại tệ và vàng trong lãnh thổ; tiếp tục cải thiện quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để chủ động có các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến thị trường ngoại hi, tiền tệ trong nước.

- Thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước trong phạm vi Nghị quyết của Quốc hội. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo dự toán.

- Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Tiếp tục cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nưc theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa. Không đề xuất, ban hành chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cắt giảm thuế để thực hiện cam kết quốc tế. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; kiên quyết xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.

- Cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hưng tiết kiệm, hiệu quả, theo hướng chi đầu tư tăng nhanh hơn. Chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2015 để ưu tiên trả nợ của các cấp ngân sách, bổ sung nguồn chi đầu tư phát triển và thực hiện một số khoản chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công. Tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí, tiêu cực.

- Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia bảo đảm trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công năm 2016 theo quy định định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nâng cao năng lực dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để chủ động đề xuất các chính sách phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế. Theo dõi diễn biến tình hình biến động giá dầu thô, sản lượng khai thác; đánh giá các tác động ảnh hưởng của biến động giá đầu thô đến tăng trưởng, đầu tư, lạm phát và đề xuất giải pháp ứng phó; chủ động xây dựng các phương án bảo đảm cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước năm 2016 trong trường hợp giá dầu có biến động lớn so với giá dự toán.

b) Đy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp tục tập trung vào 3 lĩnh vực đầu tư công, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng:

- Xây dựng Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện, trong đó có các quy định pháp luật để triển khai tái cơ cấu nền kinh tế có hiệu quả nhất. Các cấp, các ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước tiếp tục hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án tái cơ cấu lại ngành, lĩnh vực và của địa phương (chưa được phê duyệt) chậm nhất là cuối quý II năm 2016.

- Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công:

+ Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư công, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và quy định của pháp luật. Tập trung nguồn lực cho các mục tiêu ưu tiên đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, dự án trọng điểm.

Tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư công. Kiểm soát chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư và những tác động đến kinh tế vĩ mô của vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các khoản vốn vay khác của nhà nước. Tập trung vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để đầu tư các dự án quan trọng, cấp bách, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, tập trung đối với các dự án lớn, dự án trọng điểm. Có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là việc đền bù giải phóng mặt bằng... bảo đảm dự án triển khai nhanh, đúng tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư.

+ Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ cổ phn hóa và thoái vốn nhà nước dành cho đầu tư phát triển để đầu tư cho một số dự án quan trọng, cấp bách và các chương trình, dự án thuộc đối tượng được Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép.

+ Khuyến khích huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn của Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, bằng các hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP), đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết...

+ Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng chính sách ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Không cấp phép đối với các dự án tiêu tốn năng lượng, khai thác tài nguyên không gắn với chế biến, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

+ Tập trung rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện quy hoạch, điều chỉnh các nội dung không phù hợp với tình hình và điều kiện mới để quy hoạch thực sự là cơ sở cho việc xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư. Hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch để làm căn cứ cho việc quản lý quy hoạch phát triển.

+ Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án, gói thầu theo đúng yêu cầu chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế.

- Về tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước:

Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết Trung ương về sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp. Tập trung triển khai phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ động xây dựng phương án và tiếp tục thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần, vốn góp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước. Đẩy nhanh việc minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

- Về tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng:

+ Tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các tổ chức tín dụng. Kiểm soát và xử lý hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, cổ đông lớn chi phối; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả, đặc biệt các ngành, lĩnh vực phi tài chính. Tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường và nợ xấu đã được mua bởi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các văn bản nhằm hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, sở hữu chéo và phát triển thị trường mua bán nợ. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm, Chiến lược phát triển thị trường chng khoán đến năm 2020.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

+ Tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực và ngành chăn nuôi. Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền, sản phẩm; từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa hc công nghệ; chọn tạo và tổ chức sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao. Tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục tình hình hạn hán ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, tình trạng sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, chăm lo n định đời sống nhân dân, không để cho người dân bị thiếu nước sinh hoạt, bị đói và bùng phát dịch bệnh. Tập trung phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020; thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển thủy sản. Triển khai thực hiện tốt các giải pháp, chính sách khuyến khích hỗ trợ ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn.

+ Tập trung rà soát, bổ sung chính sách thực hiện có hiệu quả việc thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh quốc gia. Triển khai Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ các dự án công nghiệp trọng điểm, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp.

+ Tiếp tục triển khai kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nhanh các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Tập trung thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn..

c) Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng. Triển khai đồng bộ quy định của các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, nhất là Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đẩy mạnh triển khai các nhóm giải pháp, chương trình hành động phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoạt động của Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu, xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả.

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách thuế đối với sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách thuế, hải quan...

- Xây dựng cơ chế và chính sách ưu tiên các nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi sự doanh nghiệp; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đinh để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành có tiềm năng phát triển tốt.

- Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hình thành và từng bước phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

- Chủ động cân đối, có phương án cụ thể bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, điện sinh hoạt cho người dân. Khẩn trương khắc phục thiệt hại do rét đậm, rét hại, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Theo dõi sát tình hình thị trường, nắm bắt thông tin cung cầu hàng hóa, giá cả, kịp thời thông tin cho doanh nghiệp phục vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục triển khai quyết liệt có hiệu quả, đúng tiến độ những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015 - 2016. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại thị trường, bảo đảm vận hành thông suốt và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Rà soát, hoàn thiện pháp luật thực hiện các cam kết quốc tế, hiệp định thương mại tự do đã ký kết, bảo đảm thực hiện hiệu quả quyền lợi và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác theo dõi thi hành pháp luật; tập trung đầu tư cho công tác tổ chức thi hành pháp luật, từng bước chuyển hướng chiến lược từ xây dựng sang hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật. Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

d) Tăng cường quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước

- Tăng cường công tác quản lý điều hành, theo dõi sát diễn biến thị trường, có biện pháp điều tiết kịp thời, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa. Tăng cường công tác quản lý thị trường, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm.

- Điều hành giá năng lượng và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác theo quy định của pháp luật về giá, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2016. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả kéo dài, phức tạp, hình thành các đường dây, nhóm trên địa bàn.

- Tập trung kiểm tra, kiểm soát, thanh tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng hóa chất không đúng quy định trong sản xuất nông nghiệp, chất cấm trong chăn nuôi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái.

- Thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

đ) Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, triển khai thực chất, có hiệu quả các hiệp định thương mại

- Tăng cường các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Tháo gỡ rào cản thương mại, xử lý hiệu quả các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ thương mại của nước nhập khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức kết nối thị trường giữa trong và ngoài nước để định hướng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa đến tất cả các ngành, phân ngành, nhất là hàng nông sản.

- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu; không để quá phụ thuộc vào một thị trường. Cải thiện sự mất cân đối trong quan hệ thương mại với một số thị trường có nhập siêu lớn, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại theo quy định của WTO nhằm hạn chế nhập siêu, bảo vệ sản xuất trong nước. Kiểm tra chặt chẽ C/O hàng xuất khẩu, nhập khẩu để tăng cường chống gian lận thương mại khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong năm 2016 và các năm tiếp theo.

- Xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai thực chất, có hiệu quả các FTA đã ký kết. Tiếp tục đàm phán các FTA còn lại theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam. Rà soát việc thực hiện các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký với các nước trong khu vực; đánh giá kết quả thực hiện, xem xét đề xuất, đàm phán ký những hiệp định, các thỏa thuận hợp tác mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế và yêu cầu quản lý.

- Tổ chức nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và thông báo, phổ biến, hướng dẫn các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để định hướng, tổ chức kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, kịp thời chuẩn bị, ứng phó với những biến động của thị trường. Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những mặt hàng nhập khẩu gia tăng đột biến để chủ động triển khai những giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát bảo đảm nhập khẩu đúng quy định và bảo hộ hợp sản xuất trong nước theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với cam kết quốc tế. Nâng cao việc kiểm soát chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt nông sản, hàng tiêu dùng.

- Chủ động có giải pháp cụ thể thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tập trung đẩy mạnh phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và toàn xã hội về Cộng đồng ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do khác, nhất là những cơ hội, thách thức, quyền, lợi và nghĩa vụ trọng các hiệp định, thỏa thuận, thông tin về thị trường về xuất nhập khẩu hàng hóa, các điều kiện để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan, các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại,... Thực hiện các biện pháp chính sách để phát huy, tận dụng các cơ hội phát triển và hạn chế tác động tiêu cực do mặt trái của hội nhập mang lại, nhất là các vấn đề về thị trường, khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

- Chủ động tổ chức kết nối thông tin cung cầu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Quản lý chặt chẽ thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới rà soát hoạt động các cửa khẩu, lối mở, phối hợp với các địa phương vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn để tổ chức hoạt động vận tải, điều tiết hàng hóa, không để ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu.

e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, tập trung thực hiện chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Nâng cao tỷ lệ lao động có đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc m. Tổ chức triển khai hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện liên thông trong đào tạo và phân luồng mạnh mẽ sang giáo dục nghề nghiệp. Rà soát quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, gắn quy hoạch phát triển nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và địa phương. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề.

Chủ động đào tạo cung cấp lao động có tay nghề, trình độ cho các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung và các dự án đầu tư lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển đất nước; từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp.

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ. Hoàn thiện cơ chế quỹ; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học từ ngân sách nhà nước và hoạt động của các quỹ khoa học công nghệ công lập; đảm bảo việc cấp phát kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013. Thực hiện cơ chế đặc thù để phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ theo mô hình tiên tiến, triển khai những dự án quan trọng, các sản phẩm trọng điểm quốc gia. Nghiên cứu triển khai cơ chế, hình thức phổ biến khoa học kỹ thuật, công nghệ miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất,... để nâng cao năng suất lao động. Đy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập.

Tăng cường thực thi pháp luật về bảo hộ quyn sở hữu trí tuệ. Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao trong nước, kết hợp với thu hút trọng dụng cán bộ thực tài trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

g) Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội

- Tập trung thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội, ưu đãi người có công đã ban hành. Rà soát, điều chỉnh và triển khai đồng bộ các chính sách phù hợp với thực tiễn để hỗ trợ, khuyến khích các đối tượng yếu thế trong xã hội tự vươn lên. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo mới tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chế độ tiền lương tối thiểu vùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện chính sách lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện các chính sách tạo việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Quản lý chặt chẽ lao động là người nước ngi làm việc tại Việt Nam. Triển khai các giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu lao động; tăng, cường công tác quản lý xuất khẩu lao động.

- Tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh, tăng cường quản lý môi trường y tế, nâng cao chất lượng khám cha bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện. Từng bước thực hiện theo lộ trình khung giá dịch vụ y tế mới trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí khám chữa bệnh, đồng thời hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường quản lý thuốc, vắc xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế, đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, an toàn về chất lượng và giá cả hợp lý phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, những di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa quốc gia và thế giới. Thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo, bình đẳng giới, chăm sóc người cao tuổi, phát triển thanh niên, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

h) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Tập trung triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với các tình huống thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đe dọa tính mạng, tài sản của nhân dân. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả các hồ chứa, tiết kiệm nước, chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai được dự báo ngày càng phức tạp. Triển khai thực hiện hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các chương trình mục tiêu về tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

Tăng cường quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; chấn chỉnh việc quản lý, khai thác cát, sỏi lòng sông. Việc khai thác mới tài nguyên, khoáng sản phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch, cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp và các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

Kiên quyết xử lý các cơ sở sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát chặt chcác nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại khu, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng. Tập trung khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn. Nâng cao tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công và một số con sông khác có lưu vực ở nước ngoài.

Tăng diện tích trồng rừng mới, đẩy mạnh khôi phục rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.

i) Đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp

Tập trung nâng cao hiệu quả, hiệu lực nền hành chính công và đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, chấp hành luật pháp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Tăng cường thực thi công vụ, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước. Trin khai thực hiện hiệu quả các chính sách về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức; tập trung hoàn thiện danh mục vị trí việc làm sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện.

Đy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, bảo đảm hiệu quả các hoạt động sự nghiệp công. Tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công theo hướng đổi mới cơ chế hoạt động gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Đẩy mạnh việc chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng. Thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước còn định giá theo hướng sát với giá thị trường, bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, thu hút các thành phần kinh tế khác cùng tham gia cung ứng dịch vụ công.

k) Tạo chuyển biến căn bản về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục hoàn thiện thchế, luật pháp, cơ chế chính sách, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch và thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng. Đcao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kim toán, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản do tham nhũng. Thực hiện tốt cơ chế giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức quần chúng đối với việc xây dựng, thực hiện các chtrương, chính sách. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí cùng toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm an ninh, trật tự. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo có hiệu lực pháp luật; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và Luật tố tụng hành chính (sửa đổi), trong đó đặc biệt lưu ý quy định Tòa án không có quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

I) Tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Nắm chắc tình hình trong và ngoài nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chủ động giải quyết mọi tình huống xảy ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và môi trường hòa bình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại ở một số quân binh chủng, lực lượng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên cả nước, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường quản lý, tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân không đánh bắt trên các ngư trường xâm phạm chủ quyền của nước khác.

Bảo vệ tuyệt đối an toàn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 và các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, kiềm chế gia tăng và làm giảm các loại tội phạm, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự xã hội, xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh. Tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh an toàn thông tin mạng. Tăng cường công tác phòng, chống khủng bố. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, hành chính; tập trung giải quyết các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước phòng chống cháy, nổ. Chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp đbảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông lại các đô thị lớn. Tiếp tục siết chặt quản lý kiểm soát trọng tải phương tiện, chấm dứt tình trạng xe chở quá tải trọng.

m) Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu. thiết thực. Đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đduy trì môi trường hòa bình và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tiếp tục thúc đy công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ; kiên trì thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên bin trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; cùng các nước ASEAN đẩy mạnh vận động thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Bin Đông (DOC) và sớm hình thành Bộ quy tc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động, âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.

n) Tăng cường công tác thông tin truyền thông tạo đồng thuận cao trong xã hội

Tăng cường quản lý nhà nước về thông tin truyền thông; quản lý thông tin trên mạng, đẩy mạnh và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong tình hình mới. Tăng cường quản lý, thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là những vấn đề còn nhiều bức xúc như quản lý thuê bao di động trả trước, tin nhắn rác, in lậu, trái phép các xuất bản phẩm… Nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản, nhất là công tác biên tập, rà soát, chấn chỉnh quy trình xuất bản.

Tiếp tục tập trung đy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo và quản lý điều hành của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền về những sự kiện quan trọng của đất nước và quốc tế; thông tin, tuyên truyền về bảo vệ biên giới, bin đảo theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Đấu tranh, phản bác kịp thời đối với những thông tin sai trái. Chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Trên đây là báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (120 bản);
- Thủ tướng Chính phủ và các PTTg;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (20b);
- Bộ Tài chín
h;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ




Bùi Quang Vinh

 

PHỤ LỤC 1

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015
(Kèm theo Báo cáo s
52/BC-CP ngày 03 tháng 3 năm 2016)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2015

ƯTH 2015 (BC tại kỳ họp thứ 10 QH XIII)

Thực hiện 2015

Ghi chú

A. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP

 

 

 

 

 

I

CHỈ TIÊU KINH TẾ

 

 

 

 

 

1

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

6,2

6,53

6,68

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

2,93

2,27

2,36

Số ƯTH 2015 tính theo 4 khu vực

 

- Công nghiệp và xây dựng

%

6,75

9,04

9,29

 

- Dịch vụ

%

7,0

6,53

6,04

2

Tc độ tăng chỉ ssản xuất công nghiệp (IIP) so với năm 2014 (theo gốc năm 2010)

%

106,5-107

109,4-109,9

109,8

 

 

Chia theo ngành:

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp khai khoáng

%

96,8

103,0

106,5

 

 

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

%

109,0-109,5

110,6

110,6

 

 

- Sản xuất và phân phối điện

%

110,0

111,5

111,4

 

 

- Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải

%

106,5-107,0

107,0

107,4

 

3

Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

3,7

4,2

2,6

 

 

- Nông nghiệp

%

2,7

3,6

2,3

 

 

- Lâm nghiệp

%

6,5

9,2

7,9

 

 

- Thủy sản

%

6,6

4,9

3,1

 

4

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

16,84

 

17,39

 

 

- Công nghiệp và xây dựng

%

39,03

 

38,50

 

 

- Dịch vụ

%

44,13

 

44,11

 

5

Xuất nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

- Tổng kim ngạch xuất khẩu

Tỷ USD

163

165

162,1

 

 

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu

%

10

10

7,9

 

 

- Tổng kim ngạch nhập khẩu

Tỷ USD

170

171

165,6

 

 

- Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu

%

16

15,7

12,0

 

6

Chỉ số giá tiêu dùng

%

Khoảng 5%

1,5-2,5

0,6

 

II

CHỈ TIÊU XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

- Dân số trung bình

Triệu người

91,5

91,5

91,7

 

 

- Số lao động được tạo việc làm

Triệu lượt người

1,6

1,6

1,625

 

 

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị

%

<4

<4

3,29

 

 

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm

Riêng các huyện nghèo giảm

%

%

1,7-2,0

4,0

1,7-2

4,0

1,7-2

5,0

 

B. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ

 

 

 

 

 

1

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

- Sản lượng lúa cả năm

Triệu tấn

43,8

45,1

45,2

 

 

- Sản lượng ngô

Triệu tấn

5,7

5,34

5,3

 

 

- Sản lượng cà phê nhân

Nghìn tấn

1.345,5

1.345,2

1.445

 

 

- Cao su

Nghìn tấn

960

969

1.017

 

 

- Sản lượng thủy sản

Nghìn tấn

6.400

6.210

6549,7

 

 

- Diện tích trồng rừng tập trung

Nghìn ha

230

215

240,6

 

 

- Tỷ lệ che phủ rừng

%

42

40,73

40,73

 

2

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

- Điện sản xuất và nhập khẩu

Tỷ KWh

154,2

158,5

159,4

 

 

Trong đó điện nhập khẩu

Tỷ KWh

2

1,7

1,7

 

 

- Dầu thô

Triệu tấn

16,8

17,7

18,58

 

 

+ Trong nước

Triệu tấn

14,74

15,74

16,71

 

 

+ Nước ngoài

Triệu tấn

2,06

1,98

1,87

 

 

- Xi măng

Triệu tấn

63

63

67,9

 

 

- Than sạch

Triệu tấn

41

38,6

41,1

 

 

- Thép các loại

Nghìn tấn

11.215

12.000

12.487

 

3

Dịch vụ

 

 

 

 

 

 

- Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

%

12

10

9,5

 

 

- Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyn

%

9,2

1,4

6,0

 

 

- Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa luân chuyn

%

4,1

16,39

3,1

 

 

- Tốc độ tăng số lượt hành khách vận chuyển

%

6,07

12,4

7,7

 

 

- Tốc độ tăng số lượt hành khách luân chuyển

%

12,4

7,1

7,9

 

 

- Số lượt khách du lịch quốc tế

Triệu lượt người

7,5

7,9

7,9

 

4

Vốn đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã

Nghìn tỷ đồng

1.345

1.368

1.367,2

 

 

% so với GDP

%

30-32

30,5

32,6

 

5

Thu, chi ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

- Tổng thu cân đối NSNN

Nghìn tỷ đồng

911,1

927,5

996,87

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

+ Thu nội địa

Nghìn tỷ đồng

638,6

687

740

 

 

+ Thu từ dầu thô

Nghìn tỷ đồng

93

61

67,5

 

 

+ Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu

Nghìn tỷ đồng

175

175

177,29

 

 

- Tổng chi cân đi NSNN

Nghìn tỷ đồng

1.147,1

1.163,5

1.262,87

 

 

- Bội chi NSNN

Nghìn tỷ đồng

226

2261

2562

 

 

- Tỷ lệ bội chi NSNN/GDP

%

5,0

5,03

6,14

 

___________________

1 Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014.

2 Bao gồm 226 nghìn tỷ đồng bội chi NSNN đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 và 30 nghìn tỷ đồng tăng thêm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết s 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015.

3 Tỷ trọng được tính trên GDP ước thực hiện năm 2015 4.484 nghìn tỷ đồng.

4 Tỷ trọng được tính toán trên GDP thực tế năm 2015 là 4.192,9 nghìn tỷ đồng, giảm 291,1 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10.

 

PHỤ LỤC 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016
(Kèm theo Báo cáo số 52/BC-CP ngày 03 tháng 3 năm 2016)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2016

02 tháng năm 2016

Quý I năm 2016

Ước thực hiện

Ước thực hiện so với cùng kỳ 2015 (%)

Ước thực hiện

Ước thực hiện so với cùng kỳ 2015 (%)

1

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

1.1

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với năm 2015 theo gốc năm 2010

%

110,0-110,5

 

106.,6

 

107.2

 

Chia theo ngành:

 

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp khai khoáng

%

95,0-98,0

 

98,3

 

99.2

 

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

%

112,5

 

108,5

 

109.1

 

- Sản xuất và phân phối điện

%

111,5

 

112,8

 

112.9

 

- Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải

%

107,0

 

109,2

 

109.1

1.2

Một ssản phẩm chyếu

 

 

 

 

 

 

 

- Điện sản xuất và nhập khẩu

Tỷ KWh

175,9

24,689

113,47

38,485

109,1

 

Trong đó điện nhập khẩu

Tỷ KWh

1,2

0,274

105,4

408

109,9

 

- Dầu thô

Triệu tấn

16

2,64

96,2

4,04

97,1

 

- Xi măng

Triệu tấn

66,2

10,8

115,8

16,8

117,7

 

- Than sạch

Triệu tấn

42,2

6,22

101,3

9,96

99,68

 

- Thép các loại

Nghìn tấn

12.500

2.058

122,3

3.246

132,2

2

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

- Sản lượng thủy sản

Nghìn tn

6.396

830,3

103,1

1266,3

103,5

 

- Diện tích trồng rừng tập trung

Nghìn ha

223

3,4

106,2

14,3

111,7

3

DỊCH VỤ

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Nghìn tỷ đồng

3.620

587,0

109,75

865,3

109,8

 

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển

Triệu tấn

1.150

201,1

106,7

301,6

106,9

 

- Khối lượng hàng hóa luân chuyển

Tỷ tấn.km

265

39,9

103,3

59,4

103,1

 

- Slượt hành khách vận chuyển

Triệu lượt HK

3.600

590,1

107,8

886,1

108

 

- Số lượt hành khách luân chuyển

Tỷ HK.km

154

28,5

107,6

42,7

107,8

 

- Số lượt khách du lịch quốc tế

Triệu lượt người

9,0

1,6

116,0

2,4

117

4

XUẤT NHẬP KHẨU

 

 

 

 

 

 

 

Tổng giá trị xuất khẩu

Tỷ USD

182

23,7

102,9

37

103,1

 

Tổng giá trị nhập khẩu

Tỷ USD

188

22,8

93,4

37,5

94,9

5

CHỈ S GIÁ TIÊU DÙNG

%

<5%

 

1.03

 

1,29-1,32

 



1 Có 2.120 dự án cấp mới với tổng vn đăng ký là 16,34 tỷ USD, bằng 99% so với năm 2014; 918 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,77 tỷ USD, tăng 43,5% so với năm 2014.

2 Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) Trong những tháng đầu năm, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội không cho phép giải ngân vượt mức Quốc hội thông qua, nên đã m chậm tiến độ giải ngân vốn; (ii) Tình hình giải ngân trong những tháng cuối năm đạt thấp, đặc biệt nhiều dự án lớn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, như: phần lớn các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chậm gii ngân so vi dự kiến đo điều chỉnh quy dẫn đến phải trình Quốc hội xem xét, phê duyệt lại chủ trương đầu tư hoặc đang đợi xác định tổng mức đầu tư trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

3 Tăng trưởng GDP Quý I tăng 6,12%; Quý II tăng 6,47%; Quý III tăng 6,87% và Quý IV tăng 7,01 %, cao nhất kể từ năm 2011.

4 Năm 2008: 5,66%; năm 2009: 5,4%; năm 2010: 6,42%; năm 2011: 6,24%; năm 2012: 5,25%; năm 2013: 5,42%; năm 2014: 5,98%.

5 Diện tích rừng bị cháy là 1.076 ha, giảm 65,9%; diện tích rừng bị chặt phá là 813 ha, giảm 6,6%.

6 Nguyên nhân chủ yếu làm giảm khách quốc tế 6 tháng đầu năm: (i) Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu; thủ tục nhập cảnh của nước ta đang dần được cải thiện, song còn rườm rà, khó khăn so với các nước trong khu vực; (ii) Kinh tế châu Âu vẫn chưa thực sự hồi phục, thu nhập các nước trong khu vực giảm sút đã ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đến Việt Nam; (iii) Diễn biến phức tạp trên Bin Đông; (iv) Dịch Mers-CoV tại Hàn Quốc (một trong 10 thị trường khách du lịch quốc tế lớn của Việt Nam) đã tác động làm giảm khách đến từ thị trường này.

7 Tổ chức 01 kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng.

8 Dừng mở ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng; phối hợp với các Bộ, ngành để mở ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội; rà soát sắp xếp lại các cơ sở đào tạo sư phạm, dừng tuyển sinh đào tạo giáo viên theo phương thức từ xa; tách bạch thủ tục và quy trình thành lập trường đại học, cao đẳng thành hai giai đoạn: Quyết định thành lập và cho phép hoạt động đào tạo; phi hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường một cách chặt chẽ.

9 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tự chủ cho 12 trường đại học bao gồm: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính-Marketing, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

10 Đã rà soát hơn 2 triệu người, trong đó: số người có công hưởng đúng, hưởng đủ chính sách là 1,98 triệu người (chiếm tỷ lệ 95,75%); số đối tượng hưởng chưa đầy đủ chính sách là 86,2 nghìn người (chiếm tỷ lệ 4,16%); số đối tượng hưởng sai chính sách là 1,87 nghìn người (chiếm tỷ lệ 0,09%).

11 Trong năm 2015, Thủ tưng Chính phủ quyết định xếp hạng bổ sung đợt 5 cho 10 di tích quốc gia đặc biệt, nâng tổng số di tích được xếp hạng là 72 di tích quốc gia đặc biệt. Đến hết năm 2015, cả nước có 72 di tích quốc gia đặc biệt, 3.308 di tích quc gia và trên 7.000 di tích cấp tỉnh. Năm 2015 có thêm 02 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh là Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (được ghi danh lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học) và di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi Kéo Co (ở Việt Nam, Camphuchia, Hàn Quốc và Philippin) được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

12 Hiện có 180/214 KCN đang hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung, chiếm tlệ 84%.

13 Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quhoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, thúc đẩy cải cách hành chính. Đồng thời, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với nhiều đổi mới, tạo khuôn khổ pháp cho việc ci tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lập pháp theo tinh thần Hiến pháp 2013, góp phần xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi; tăng cường tính chủ động và đề cao vai trò của Chính phủ trong đề xuất, xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật.

14 Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết gần 98% vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP, Tiếp tục kiểm tra, rà soát và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng khác theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ.

15 Bảo vệ an toàn các sự kiện, như: Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng 8, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9 được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Bảo vệ tuyệt đối an toàn 2.386 cuộc, lượt hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, 184 cuộc mít tinh, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, 87 đoàn khách nước ngoài, hội nghị quốc tế tại Việt Nam...

16 Trong tháng, do nhu cầu dp Tết Nguyên đán tăng cao, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất, tăng 1,98%, trong đó, riêng thực phẩm tăng 2,45%; tiếp đến là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,15%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,8%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,71%. Ba nhóm hàng có chỉ số giá giảm, trong đó giao thông là nhóm có chỉ số giá giảm mạnh nhất, giảm 3,96% chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm theo giá dầu thế giới16; tiếp đến là nhà ở và vật liệu xây dựng, giảm 0,41%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,16%.

17 Tính đến ngày 29/01/2016, tổng số gia súc bị chết do đói, rét tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ là 12.312 con; trong đó có 9.356 con trâu, bò và 2.956 gia súc khác.

18 Không kể dầu thô ước đạt trên 16,29 tỷ USD, tăng 5,2%.

19 Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm sản khác giảm do giá xuất khẩu giảm, như: sắn và sản phẩm giảm 28,8% về kim ngạch (giảm 20,6% về lượng); cao su giảm 21,8% (không tăng về lượng); hạt tiêu giảm 21,1% (giảm 18,6% về lượng);...

20 Xuất khẩu dầu thô đạt 1.072 nghìn tấn, tương đương 250 triệu USD, giảm 32,7% về lượng và giảm 63% về kim ngạch so với cùng kỳ (giá giảm 45%).

21 Các địa phương đã chuyển quà của Chủ tịch Nước cho các đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân với mức 400.000 đồng và 200.000 đồng tùy từng đối tượng, vi tổng số hơn 2 triệu đi tượng và tổng kinh phí trên 437 tỷ đồng. Theo báo cáo sơ bộ của 57/63 tỉnh/thành phố, tới thời điểm ngày 13/02/2016 (tức ngày 06 tháng Giêng năm Bính Thân), các địa phương đã trích ngân sách tặng 2.266.178 suất quà với tổng số tiền trên 931 tđồng cho gia đình và đối tượng người có công với cách mạng.

22 Giá dầu hiện xoay quanh 30 USD/thùng. Có thời điểm giá dầu xuống thấp nhất trong hơn 13 năm qua (Ngày 21/01: giá dầu thô ngọt nhẹ -WTI tại Mỹ giảm xuống dưới 27 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2003; giá dầu thô Brent giảm xuống dưới 28 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2003).

23 Tổ chức Thương mại Thế giới (9/2015) dự báo tăng trưởng thương mại thế giới 2016 sẽ mức 3,9%, thấp hơn mức dự báo trước đó (4/2015).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 52/BC-CP đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 03/03/2016 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.388

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.75.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!