ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4056/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 23 tháng 10 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TTg NGÀY 05/7/2017 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày
05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 7927/BCT-ATMT ngày 29/8/2017 của
Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp, Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động
vật liệu nổ công nghiệp (gọi tắt là VLNCN) trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn, an
ninh, trật tự xã hội.
- Phối hợp thực hiện công tác quản lý
nhà nước về VLNCN của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Hạn chế tối đa các rủi ro do vi phạm
các quy định về an toàn trong hoạt động VLNCN.
2. Yêu cầu:
- Các nhiệm vụ trong Kế hoạch phải
bám sát nội dung Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và
văn bản số 7927/BCT-ATMT ngày 29/8/2017 của Bộ Công Thương về việc tăng cường
công tác quản lý VLNCN; phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương.
- Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trên cơ
sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
I. Quy định về trách
nhiệm thực hiện:
1.1. Sở Công Thương:
- Rà soát các quy định về quản lý
VLNCN trên địa bàn tỉnh và đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung phù hợp
với tình hình thực tế.
- Tăng cường chỉ đạo, phổ biến, hướng
dẫn công tác quản lý nhà nước về VLNCN; hướng dẫn xây dựng và thực hiện Báo cáo
đánh giá rủi ro, Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực VLNCN.
- Thực hiện nghiêm việc kiểm tra thực
tế, thẩm định, hậu kiểm trong công tác cấp phép sử dụng VLNCN, đặc biệt yêu cầu
doanh nghiệp sử dụng VLNCN xây dựng có các biện pháp đảm bảo giảm thiểu tối đa ảnh
hưởng do bụi, tiếng ồn, chấn động, đá văng ... khi nổ mìn đối với khu dân cư và
công trình cần bảo vệ.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch
thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị sử dụng VLNCN về phương án nổ
mìn; điều chỉnh kịp thời nếu phương án chưa phù hợp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt
đối cho các khu dân cư và công trình cần bảo vệ. Kiên quyết
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sử dụng VLNCN không tuân thủ theo đúng thiết
kế, phương án nổ mìn hoặc hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt.
Thu hồi theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan cấp phép thu hồi ngay Giấy phép sử
dụng VLNCN đối với các đơn vị để mất VLNCN.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng
và chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm những kiến nghị, khiếu nại của nhân dân về ảnh hưởng do nổ mìn, đảm bảo
an toàn, an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực nổ mìn.
1.2. Công an tỉnh:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật
tự đối với các đơn vị có hoạt động VLNCN.
- Tăng cường công tác bảo đảm an
ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ trên địa bàn có hoạt động VLNCN. Thực hiện đúng
quy định và thẩm quyền trong thẩm tra, thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy, chữa
cháy; cấp Giấy chứng nhận về an ninh, trật tự; cấp, Giấy phép vận chuyển VLNCN
đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
hoặc chủ trì theo chương trình của ngành kiểm tra theo quy định đối với các
doanh nghiệp có hoạt động VLNCN, trong đó chú trọng kiểm tra việc thực hiện quy
định pháp luật về an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy, nổ đối với kho bảo
quản, phương tiện và lộ trình vận chuyển VLNCN. Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp.
- Điều tra và xử
lý nghiêm các trường hợp mất, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép VLNCN; phối
hợp với Viện Kiểm sát, Tòa án đưa ra truy tố, xét xử một số vụ điển hình nhằm
răn đe, giáo dục, phòng ngừa kịp thời.
1.3. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội:
- Hướng dẫn thực hiện các quy định về
an toàn, vệ sinh lao động đối với các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan điều tra nguyên nhân tai nạn lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao
động khi xảy ra tai nạn lao động liên quan đến VLNCN.
- Tham gia thanh, kiểm tra định kỳ hoặc
đột xuất các hoạt động của các tổ chức có hoạt động VLNCN trên địa bàn. Xử lý
các vi phạm về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền
xử lý.
1.4. Sở Giao thông vận tải:
Phối hợp với Sở Công Thương, Công an
tỉnh và các đơn vị có liên quan giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân
tham gia vận chuyển VLNCN trên địa bàn; rà soát, điều chỉnh
các tuyến đường vận chuyển VLNCN trong trường hợp có các thay đổi về quy định
giao thông đường bộ thuộc phân cấp quản lý.
1.5. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các ngành chức năng ở địa
phương và UBND cấp xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát
hoạt động VLNCN trên địa bàn quản lý.
- Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề
khác xảy ra có liên quan đối với hoạt động VLNCN trên địa bàn.
- Thanh, kiểm tra, xử lý các vi phạm
về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1.6. Các đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực VLNCN:
- Tuân thủ nghiêm
túc và đầy đủ các quy định về VLNCN hiện hành, các nội dung trong Giấy phép sử
dụng VLNCN đã được cấp; nghiêm cấm việc nổ mìn sai thời gian quy định, nổ quá
khối lượng thuốc nổ cho phép, để thuốc nổ qua đêm tại hiện trường,...
- Thực hiện nghiêm theo Phương án nổ
mìn đã được phê duyệt; điều chỉnh kịp thời nếu phương án chưa phù hợp nhằm bảo
đảm an toàn tuyệt đối cho các khu dân cư và công trình cần
bảo vệ, báo cáo Sở Công Thương để được điều chỉnh Giấy
phép sử dụng VLNCN.
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp
đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng về bụi, tiếng ồn, chấn động, đá văng ... do việc nổ
mìn đối với khu dân cư và công trình cần bảo vệ.
- Tổ chức cho những
người làm việc liên quan trực tiếp đến VLNCN (chỉ huy nổ mìn,
thợ mìn, lái xe vận chuyển VLNCN, áp tải, thủ kho VLNCN) được huấn luyện kỹ thuật an toàn và phòng cháy chữa cháy
trong hoạt động VLNCN theo quy định.
- Báo cáo và phối hợp với chính quyền
địa phương, các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm những kiến nghị, khiếu nại của nhân dân về ảnh
hưởng do nổ mìn, đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực nổ mìn.
2. Quy định về cơ
chế phối hợp:
2.1. Phối hợp trong công tác kiểm
tra định kỳ:
- Định kỳ hàng năm, Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra tình hình kinh
doanh cung ứng, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy VLNCN, công tác phòng
chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn lao động đối với các tổ chức có hoạt động
VLNCN trên địa bàn tỉnh.
- Công an tỉnh chủ trì theo chương trình của ngành, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an ninh trật tự, an
toàn phòng chống cháy, nổ đối với kho bảo quản, phương tiện
và lộ trình vận chuyển VLNCN.
2.2. Phối hợp trong công tác kiểm
tra đột xuất:
Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, hoặc
nhiệm vụ đột xuất, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách
nhiệm phối hợp với Sở Công Thương tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc.
2.3. Phối hợp xử lý trong mua,
bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN trái phép:
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan
trong công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp mua, bán, vận chuyển, sử dụng
VLNCN trái phép; thông báo kết quả điều tra xử lý cho chính quyền địa phương và
các cơ quan chức năng liên quan biết để phối hợp xử lý.
- VLNCN bị tịch thu do mua, bán, bảo
quản, vận chuyển và sử dụng trái phép do Công an tỉnh thu
giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.
2.4. Phối hợp xử lý sai phạm
gây ra tai nạn lao động, tai nạn lao động nghiêm trọng trong quá trình sử dụng VLNCN:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan điều
tra tai nạn lao động, tai nạn lao động nghiêm trọng và những vi phạm tiêu chuẩn
vệ sinh lao động trong hoạt động VLNCN; xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm
quyền xử lý của các sở, ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn chỉnh hồ
sơ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các sở, ngành: Công Thương, Giao
thông Vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và UBND các huyện,
thị xã, thành phố triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch này. Định kỳ hàng
năm trước ngày 15 tháng 12, các sở, ngành tổng hợp tình hình thực hiện gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Bộ Công
Thương.
2. Giao Sở Công Thương chủ trì theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan việc thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh yêu
cầu các các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan
liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(b/c);
- Bộ Công an (b/c);
- Bộ Công Thương (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND (b/c);
- Đ/c Chủ tịch và các PCT.UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP, UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai;
- Lưu: VT, KTTH, CNXD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Hoàng
|