Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 348/KH-UBND 2019 Xây dựng thị trường cạnh tranh hướng vận tải đa phương thức Lào Cai

Số hiệu: 348/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Phong
Ngày ban hành: 20/11/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 348/KH-UBND

Lào Cai, ngày 20 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI CẠNH TRANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC, KẾT NỐI GIỮA CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU, CHÚ TRỌNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ VẬN TẢI TẠO THUẬN LỢI CHO LƯU THÔNG, PHÂN PHỐI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp”. Căn cứ theo tình hình phát triển các loại hình vận tải trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp”.

- Phát triển thị trường vận tải hàng hóa theo hướng phát huy lợi thế của tỉnh đối với từng phương thức vận tải, gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải để giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đồng thời tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải để phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics chất lượng cao.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vận tải gắn với đổi mới, hoàn thiện nâng cao hiệu quả, hiệu lực thi hành của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

- Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Lựa chọn phát triển doanh nghiệp vận tải mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.

- Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và các xu hướng công nghệ mới trong vận tải và logistics như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật... để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành giao thông vận tải.

1.2. Yêu cầu

- Xác định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, triển khai thực hiện các nội dung liên quan để từng bước xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp có hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Căn cứ nội dung kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo đạt mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

2. MỤC TIÊU

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải và phát triển vận tải đa phương thức; ứng dụng các công nghệ vận tải tiên tiến để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói riêng và cấp quốc gia nói chung.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách về vận tải, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, có hiệu lực cao, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại, bảo đảm các điều kiện cần thiết để tái cơ cấu lực lượng vận tải, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh vận tải.

- Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải. Hình thành được các doanh nghiệp vận tải có năng lực, khả năng liên kết các chuỗi vận tải và dịch vụ logistics để cung cấp vận tải đa phương thức, thúc đẩy giao thương của tỉnh Vân Nam và thị trường Tây Nam, Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải.

- Phát triển hợp lý các phương thức vận tải gắn với các nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải để đạt được chỉ tiêu cụ thể về thị phần vận tải đến năm 2030 theo chiến lược phát triển thị trường vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014.

- Tăng cường kết nối giữa các phương thức để phát triển vận tải đa phương thức, đặc biệt là trên hành lang vận tải chính Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải.

- Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt để nâng cao chất lượng vận tải; ưu tiên xây dựng mới các công trình quan trọng tạo bước phát triển đột phá cho vận tải, các công trình có vai trò kết nối các phương thức vận tải.

3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia nghiên cứu, kịp thời tham mưu UBND tỉnh đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho quản lý phát triển thị trường vận tải; thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải;

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP); cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải (bến xe, trạm dừng nghỉ, kho bãi, cảng cạn, cảng thủy nội địa...);

- Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và khai thác vận tải, đặc biệt là đối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống dữ liệu thống kê, hệ thống giao thông thông minh, sàn giao dịch vận tải, trí tuệ nhân tạo...; xây dựng các chương trình, đề án, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách vận tải;

- Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải đa phương thức, vận tải hàng hóa qua biên giới phù hợp với thực tiễn;

- Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về tạo thuận lợi vận tải và thương mại qua biên giới, các hiệp định song phương và đa phương về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN, GMS. Rà soát các quy định của pháp luật và các điều kiện về kinh doanh vận tải có yếu tố nước ngoài theo các hiệp định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Chuẩn hóa hệ thống quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức nhằm giảm giá thành vận chuyển, xây dựng, khuyến khích sản xuất, lưu thông hàng hóa và nâng cao công tác quản lý nhà nước.

3.2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu có vai trò thúc đẩy phát triển vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải

- Ưu tiên tập trung phát triển hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa: Cảng hàng không Sa Pa; đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa; đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 2 (mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai lên 04 làn xe); dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai (nâng cấp tuyến đường sắt hiện có hoặc đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tiêu chuẩn, trong đó ưu tiên đầu tư trước đoạn đường sắt khổ lồng 1.435mm/1000mm kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) - ga Bắc Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc)).... Xây dựng các phương án quy hoạch kết nối đường sắt vào các kho bãi hàng hóa đầu mối để triển khai thực hiện đầu tư ngày khi có điều kiện.

- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường thủy nội địa từ Yên Bái đến ngã ba Nậm Thi (TP. Lào Cai) dài khoảng 166Km đạt cấp IV; xây dựng cảng Lục Cẩu và cảng Phố Mới đáp ứng cỡ tàu lớn nhất 200 tấn, năng lực thông qua 300.000 tấn/năm (đến năm 2030) theo quyết định quy hoạch đã được duyệt.

3.3. Phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics

- Ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch được duyệt làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics. Ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường sắt và đường thủy nội địa.

- Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa - quốc tế với giá thành hợp lý, chất lượng cao.

- Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải đường sắt, đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng hình thức xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ, đường giao thông kết nối tại các ga, cảng đầu mối.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải, logistics để tạo điều kiện kết nối giữa các đơn vị vận tải và chủ hàng, tăng tính minh bạch của thị trường vận tải, nâng cao hiệu quả khai thác. Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận tải.

- Chú trọng đầu tư phương tiện chở container trên đường sắt; nâng cao năng lực xếp dỡ container tại các đầu mối tập kết hàng hóa, đặc biệt là các khu vực trọng điểm sản xuất nông, lâm, hải sản.

- Lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư các Trung tâm Logistics theo quy hoạch đã phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trong đó quy hoạch Trung tâm Logistics trên hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai là 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030.

3.4. Tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới

- Tiếp tục thực hiện các hiệp định song phương và đa phương về hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa về tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua biên giới, vận tải liên vận quốc gia, vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN. Trước mắt tập trung phát triển vận tải giữa Việt Nam với Trung Quốc theo hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong đó Lào Cai với vai trò là cầu nối.

- Đẩy mạnh cơ chế một cửa quốc gia. Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh.

- Triển khai đầy đủ các cam kết trong các hiệp định song phương và đa phương về tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới đã ký kết.

3.5. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải: Công tác quản lý nhà nước, quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Ưu tiên triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng xuất lao động, tăng cường năng lực khai thác hạ tầng, phương tiện và cải cách thủ tục hành chính.

- Ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời, chính xác nhằm nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí hoạt động và thực hiện tốt quá trình cải cách hành chính, đạt các mục tiêu về quản lý nhà nước và phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với đặc thù của tỉnh Lào Cai và kết nối với hệ thống của Quốc gia, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa tạo đột phá để đạt được các mục tiêu cụ thể với tốc độ nhanh hơn, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành giao thông vận tải.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải của các phương thức, thống kê số liệu vận tải, các phần mềm quản lý hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, quản lý hoạt động của các sàn giao dịch vận tải..., đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị kinh doanh vận tải trong phạm vi quản lý.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, khai thác hệ thống trung tâm điều hành vận tải, trạm dừng nghỉ, kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giao thông thông minh, trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe, triển khai đồng bộ thiết bị kiểm soát hành trình. Tuyên truyền việc triển khai thực hiện thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT.

- Ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, phát triển và nâng cao năng lực phát triển vận tải đường sông, vận tải container, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng.

3.6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chuyên ngành

- Huy động mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng thiết yếu tạo động lực thu hút doanh nghiệp vận tải.

- Hỗ trợ, kiến tạo cho việc hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải của các chuyên ngành để cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ logistics liên hoàn và hình thành những doanh nghiệp lớn về logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường. Nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn.

- Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải; khuyến khích doanh nghiệp vận tải ứng dụng công nghệ để quản lý giám sát phương tiện và tích cực tham gia sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường bộ nhằm tối ưu hóa tuyến đường vận tải, giảm thiểu tình trạng xe chạy rỗng, tiết kiệm chi phí.

- Áp dụng các biện pháp nhằm ổn định thị trường vận tải hàng hóa đường bộ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường quản lý đối với phương tiện vận tải đăng ký vận tải hàng hóa nội bộ nhưng lại tham gia kinh doanh vận tải dẫn đến mất cân bằng cung cầu về phương tiện vận tải, gây cạnh tranh thiếu lành mạnh, đầu tư lãng phí. Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát tải trọng xe nhằm giảm thiểu tình trạng chở quá tải.

- Phối hợp thúc đẩy mở cửa thị trường vận tải hàng hóa đường sắt nhằm thu hút các nhà đầu tư tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư, liên doanh, liên kết cung cấp các dịch vụ logistics đường sắt, vận tải đa phương thức có dự tham gia của vận tải đường sắt. Có chính sách giá cước linh hoạt, hợp lý để nâng cao tính cạnh tranh với vận tải đường bộ.

- Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên sông Hồng để thu hút doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phương tiện phát triển vận tải sông, vận tải container; hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nâng cấp, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị bốc xếp tại cảng thủy nội địa, đặc biệt là bốc xếp container, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động khai thác.

- Đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội vận tải, hiệp hội doanh nghiệp. Các hiệp hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thúc đẩy các hoạt động liên kết doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; phát huy tối đa nguồn lực, kinh nghiệm quản lý, công nghệ dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, tăng cường liên kết phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch vụ logistics nội địa và quốc tế. Đồng thời các hiệp hội cần chủ động đổi mới và nâng cao năng lực, tư duy, phương thức hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên. Các hiệp hội địa phương tham gia triển khai chính sách ở các địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

- Xây dựng lộ trình nâng cao tính cạnh tranh cũng như năng lực cho các doanh nghiệp vận tải tiếp cận với các quy định, các hiệp định thương mại tự do mới của thế giới.

3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về giao thông vận tải

- Tích cực hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp giao thông vận tải tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, tiếp cận với các hiệp định thương mại tự do mới. Tiếp tục kiện toàn, phát triển nguồn nhân lực hội nhập quốc tế.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực nhằm phát huy tác dụng của vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.

3.8. Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Nghiên cứu, cập nhật, cải tiến nội dung chương trình đào tạo về vận tải, logistics, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến, theo hướng đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, tăng thời gian đào tạo thực hành.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể để đào tạo, đào tạo lại; xã hội hóa công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động có đủ năng lực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ các dự án, các đối tác trong và ngoài nước thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo.

- Tăng cường phối hợp và gắn kết giữa đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo nhân lực có kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

3.9. Công tác thanh tra, kiểm tra

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Kiên quyết xử lý các phương tiện giao thông không đảm bảo các điều kiện về đăng ký, đăng kiểm để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.

- Xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng xe, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn.

- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp vận tải, người dân; đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những trường hợp thực hiện không nghiêm túc quy định về tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị.

3.10. Các giải pháp, nhiệm vụ khác: các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể phát triển thị trường vận tải hàng hóa đến năm 2025 được quy định tại phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Sở Giao thông vận tải-Xây dựng:

- Chủ trì; phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

- Kiến nghị, đề xuất kịp thời với UBND tỉnh những giải pháp hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng giao thông lớn, có sức lan tỏa tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung của Đề án theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.

- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc rà soát, di chuyển các kết cấu hạ tầng ra ngoài trung tâm đô thị như nhà ga đường sắt, bến xe hàng; ưu tiên bố trí quỹ đất phục vụ nhu cầu phát triển cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, bến xe hàng... quỹ đất cho phát triển dịch vụ logistics.

4.2. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và Sở Thông tin và Truyền thông trong việc hỗ trợ pháp lý về thương mại điện tử để hình thành các sàn giao dịch vận tải hàng hóa.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và hoạt động khai thác vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, kiến nghị hoàn thiện văn bản quy phạm pháp liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP).

4.4. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí các nguồn lực; tham mưu các chính sách tài chính đảm bảo cho việc thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí, giá dịch vụ, cơ chế hỗ trợ tài chính theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến trong ngành giao thông vận tải.

4.5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ ngành giao thông vận tải thực hiện Kế hoạch.

4.6. Sở Thông tin và Truyền Thông: phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin chuyên ngành. Nghiên cứu, tham mưu tham mưu UBND tỉnh báo cáo các bộ ngành, Trung ương ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp ngành giao thông vận tải đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới.

4.7. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và UBND các huyện, thành phố rà soát, đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm cho hoạt động vận tải đa phương thức, hoạt động logistics phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

4.8. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh:

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng logistics tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành nghiên cứu đề xuất cơ chế, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thông suốt cho người và hàng hóa qua biên giới, vận tải liên quốc gia, đa phương thức qua các cặp cửa khẩu của tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

4.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương; các cơ chế chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển vận tải hàng hóa, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và các doanh nghiệp lập kế hoạch cụ thể, đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng, mở rộng, di rời một số kết cấu hạ tầng giao thông đầu mối (nếu cần thiết); ưu tiên bố trí quỹ đất phục vụ phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, bến xe hàng... quỹ đất cho phát triển dịch vụ logistics.

4.10. Các hiệp hội, doanh nghiệp:

- Tăng cường hoạt động liên kết doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch vụ logistics nội địa và quốc tế.

- Các doanh nghiệp vận tải, logistics trên địa bàn tỉnh tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm giá, phí các dịch vụ.

5. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

- Giao Sở Giao thông vận tải - Xây dựng là cơ quan đầu mối đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch này;

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan được phân công nhiệm vụ định kỳ hàng năm báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Giao thông vận tải - Xây dựng (trước ngày 20 tháng 12 hàng năm).

Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp”. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các đơn vị báo cáo, kiến nghị gửi Sở Giao thông vận tải - Xây dựng để chủ trì tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Chính phủ (b/c);
- Bộ Giao thông vận tải (b/c);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, các CV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 348/KH-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nhiệm vụ

Kết quả đạt được

Cơ quan chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1

Rà soát, tham mưu, đề xuất xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và khai thác vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, điều hành và khai thác vận tải.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và các đơn vị có liên quan.

2019-2020

II

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu có vai trò thúc đẩy phát triển vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải

1

Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch được duyệt. Ưu tiên đầu tư cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa, đường sắt.

Hình thành hệ thống cảng cạn theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo là đầu mối kết nối giữa các phương thức vận tải và cung cấp dịch vụ logistics.

Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

2019-2025

 

2

Rà soát, tham mưu đầu tư mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối các cảng của Việt Nam với Trung Quốc

Xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối của Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Sở Giao thông vận tải - Xây dựng

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

2019-2022

 

III

Phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics

 

1

Ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình thức đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, quá cảnh trên hành lang vận tải chính.

Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

 

 

IV

Tạo thuận Iợi cho vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới

 

1

Đẩy mạnh cơ chế một cửa quốc gia

Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh

Ban Quản lý khu kinh tế

Các Sở ngành và các đơn vị có liên quan

2019-2022

 

V

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

 

1

Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải. Ưu tiên triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng xuất lao động, tăng cường năng lực khai thác hạ tầng, phương tiện và cải cách thủ tục hành chính

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.

Sở khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông, các hiệp hội, doanh nghiệp

2019-2022

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 348/KH-UBND ngày 20/11/2019 về thực hiện Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp” trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


627

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.237.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!