ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3274/KH-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 5 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CHỈ THỊ SỐ 38/CT-TTG NGÀY 19/10/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG
THỰC HIỆN VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐÃ CÓ HIỆU
LỰC NĂM 2018
I. Mục
tiêu
1. Mục tiêu chung
Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm
vụ đã nêu tại Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do đã có
hiệu lực;
Tận dụng tối đa cơ hội hội nhập quốc
tế để phát huy lợi thế của địa phương, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh
tế, hoàn thành mục tiêu mạnh phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu
tỉnh Đảng bộ lần thứ X đề ra.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Giá trị tăng thêm (GRDP theo giá so
sánh 2010) tăng từ 8,5 - 8,7% so với năm 2017: Trong đó khu vực nông lâm thủy
tăng 4,8 - 5,3%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9%; khu vực dịch vụ tăng
11,7 - 12,5%.
- GRDP bình quân đầu người từ 58,5 -
59 triệu đồng.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội từ 26.000 - 26.500 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn khoảng 6.750 tỷ đồng.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến
630 triệu USD, tăng 14,1% so với năm 2017.
- Tổng lượt khách: 6.500.000 lượt,
tăng 10,2% so với năm 2017; khách quốc tế: 480.000 lượt (chiếm 11% trên tổng số
khách qua lưu trú); khách qua lưu trú: 4.400.000 lượt, tăng 10% so với năm
2017; ngày lưu trú bình quân: 2,2 ngày; lao động trực tiếp phục vụ trong ngành
du lịch qua đào tạo chiếm 78% tổng số lao động của ngành.
- Xây dựng nông thôn mới: có thêm ít
nhất 12 xã đạt 19/19 tiêu chí.
II. Kế hoạch thực hiện
1. Công tác thông tin tuyên truyền
- Tiếp tục tăng cường triển khai các
hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức về hội nhập quốc tế nói
chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; các FTA đã ký kết, cơ hội và thách
thức từ FTA trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài, phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể:
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập
huấn với các nội dung trọng tâm:
+ Giới thiệu thị trường các khu vực
nhằm thúc đẩy xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
+ Đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu cho
doanh nghiệp
+ Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, thiết
kế hồ sơ năng lực cho doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng
+ Nông nghiệp Tây nguyên trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
+ Quy tắc xuất xứ và các biện pháp
phi thuế quan trong các FTA - Những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm
+ Chương trình thương mại điện tử: hỗ
trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và tham gia các sàn giao dịch
thương mại uy tín trong nước và quốc tế.
- Tuyên truyền trên phương tiện thông
tin đại chúng như Báo, Đài với nội dung về thương mại điện tử, các hiệp định
thương mại Việt Nam đã ký kết, thông tin thị trường, ngành hàng...; xuất bản
bản tin, ấn phẩm, đăng tải các thông tin về hội nhập quốc tế lên website của
tỉnh và các cơ quan chuyên môn trong tỉnh.
2. Nâng cao năng lực hội nhập, cạnh
tranh của doanh nghiệp
- Tăng cường công tác xây dựng, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp hiến,
tính hợp pháp, tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với các cam
kết quốc tế và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh; kiểm tra, rà soát, hệ thống
hóa văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, kịp thời sửa đổi, bổ sung, công
bố những văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, tạo điều kiện thuận lợi cho
các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và áp dụng các văn
bản quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.
- Xây dựng chính quyền trong sạch,
liêm chính, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế hoạt động trên địa bàn được bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là
luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các ngành và
chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cán bộ làm công tác tố tụng, đội ngũ luật sư
và những người trực tiếp làm công tác hội nhập quốc tế.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch hành động 2950/KH-UBND ngày 31/5/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai
Nghị quyết 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Khai thác và thực
hiện tốt các cơ chế, chính sách đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
để đẩy nhanh tốc độ phát triển của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch chất
lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
- Tổ chức gặp mặt, đối thoại với các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về thuế, phí, thủ tục hải quan, chính sách đầu
tư... để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân
hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận vốn,
khuyến khích thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài theo hướng khuyến khích chuyển giao công nghệ, dự án có
công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ và các
dự án đầu tư có giá trị gia tăng lớn. Không cấp phép đối
với các dự án tiêu tốn nhiều năng
lượng, khai thác tài nguyên không gắn với chế biến, sử
dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
- Triển khai có hiệu quả đề án phát
triển, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh đối với từng thị trường
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 2630/QĐ-UBND ngày 29/11/2016 về
việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 -
2020.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại thị
trường nội địa tỉnh và trong nước; tiếp tục thực hiện chương trình phát triển
chợ nông thôn; phát triển mạnh thị trường nội địa tỉnh, hệ thống bán lẻ gắn với
tiêu thụ hàng nội địa. Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết; ưu
tiên phát triển các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có lợi thế
cạnh tranh.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn,
giới thiệu việc làm thông qua hình thức tiếp cận thông tin; gắn đổi mới chương
trình đào tạo với nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo; gắn đào tạo nghề
với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, phát triển và đổi mới công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển
giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến và công nghệ cao.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận,
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa thông qua các chương trình xúc tiến thương
mại bằng hình thức giới thiệu, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu, các sản phẩm có
lợi thế cạnh tranh trong các kỳ triển lãm, hội chợ, hội thảo tại các thị trường
trọng điểm, các chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp các tỉnh,
thành phố trong và ngoài nước.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn
chặn hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng, không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, không đảm bảo an toàn, vệ sinh, không rõ nguồn gốc, xuất xứ lưu thông
trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường mở rộng hợp tác với các
đối tác, tổ chức và địa phương nước ngoài như: tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu
tư, thương mại và du lịch tại Hàn Quốc, Nhật Bản; thành lập hội hữu nghị Việt -
Hàn, Việt - Nhật, tiến tới thành lập Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Lâm
Đồng; tổ chức kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, Việt -
Bỉ, Việt - Pháp; tổ chức kỷ niệm 125 năm ngày Đà Lạt hình thành và phát triển...
- Tiếp tục quảng bá, thu hút các
doanh nghiệp, cá nhân, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh; tích cực
vận động nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước
ngoài. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến
thương mại, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc
tế và thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế.
4. Tiếp tục cử cán bộ làm công tác
hội nhập tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ
năng về hội nhập quốc tế do các cơ quan trung ương tổ chức.
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công thương - Cơ quan thường
trực Ban Hội nhập quốc tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
triển khai thực hiện Kế hoạch của các Sở, ban, ngành.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch của
ngành, đơn vị trong năm 2018.
3. Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện
Kế hoạch này; gửi Sở Công thương tổng hợp chung, báo cáo UBND Tỉnh khi có yêu
cầu./.
Nơi nhận:
- TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBMTTQVN tỉnh;
- UBND các huyện, TP Đà Lạt và
Bảo Lộc;
- Lưu: VT, NV1.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Yên
|