Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3262/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Nguyễn Thanh Hải
Ngày ban hành: 18/07/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3262/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 18 tháng 07 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Nhằm cụ thể hóa và triển khai đạt mục tiêu Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 và Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/4/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ Khóa XVIII; Kế hoạch số 1623/KH-UBND ngày 04/5/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; làm cơ sở cho các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP sát với tình hình thực tế, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

2. Yêu cầu:

Các cấp, các ngành phải coi đây là Chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư khu vực nông thôn, là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đơn vị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; cần xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP trong đó xác định rõ nội dung, phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn, nhiệm vụ, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện, un tiên đưa các nội dung triển khai Chương trình OCOP bổ sung vào chương trình công tác trọng tâm của ngành, đơn vị, địa phương để chủ động triển khai thực hiện đạt mục tiêu Chương trình đã đề ra.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Tập trung triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân (nâng cao thu nhập của cộng đồng tham gia OCOP từ 2,5 - 3,0 lần).

Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý điều hành Chương trình OCOP từ tỉnh đến huyện, xã; đề xuất một số cơ chế chính sách riêng thực hiện Chương trình OCOP Phú Thọ; xây dựng hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Phú Thọ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, làng nghề) theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo sản phẩm du lịch nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân gắn với thực hiện có kết quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Phát triển mới và nâng cấp khoảng 50 sản phẩm OCOP, trong đó có ít nhất 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp tỉnh, 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia, có ít nhất 50 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP Phú Thọ (trong đó củng cố ít nhất 25 - 30 tổ chức kinh tế, thành lập mới ít nhất 20 - 25 tổ chức kinh tế).

- Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng cấp; lựa chọn được sản phẩm tiêu biểu, có tiềm năng phát triển thành hàng hóa của các huyện, thành, thị, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu:

+ Đối với sản phẩm cấp huyện: Mỗi huyện, thành, thị lựa chọn 2 - 3 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện sản phẩm.

+ Đối với sản phẩm cấp tỉnh: Lựa chọn 3 sản phẩm gồm: Chè, rau an toàn, cây ăn quả (bưởi, cam, hồng...) tập trung ưu tiên phát triển sâu theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, dần hướng tới thị trường quốc tế.

- Triển khai thực hiện xây dựng tối thiểu 01 mô hình Làng văn hóa du lịch cộng đồng.

- Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh và tham gia triển khai thực hiện Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý nhà nước (cấp huyện, xã) và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Phạm vi, đối tượng và nguyên tắc thực hiện:

- Phạm vi thực hiện: Chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trên, địa bàn tỉnh, khuyến khích thực hiện Chương trình cả ở khu vực đô thị (phường, thị trấn).

- Thời gian thực hiện Chương trình: Đến năm 2020.

- Đối tượng thực hiện:

+ Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương.

+ Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các làng nghề, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

- Nguyên tắc thực hiện: Sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2. Nội dung triển khai thực hiện:

2.1. Củng cố hệ thống quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP Phú Thọ:

Củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý điều hành Chương trình trên nguyên tắc sử dụng bộ máy hiện có theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo hướng lồng ghép nhiệm vụ trong Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai 2016-2020 đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, cụ thể:

(1) Cấp tỉnh:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020.

+ Cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh tại mỗi kỳ đánh giá thường niên (do UBND tỉnh quyết định thành lập).

(2) Cấp huyện:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn cấp huyện: Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện.

+ Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên (do UBND cấp huyện quyết định thành lập).

(3) Cấp xã: Bổ sung nhiệm vụ cho Ban quản lý Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp xã và giao cán bộ chuyên trách nông lâm nghiệp, nông thôn mới chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn xã.

2.2. Triển khai thực hiện chu trình OCOP:

- Chu trình OCOP được triển khai thường niên theo 06 bước tại phụ lục số 01, Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

(1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP;

(2) Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm;

(3) Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

(4) Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

(5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm;

(6) Xúc tiến thương mại.

- Phổ biến các tài liệu hướng dẫn của Trung ương để các huyện, thành, thị triển khai thực hiện Chu trình OCOP một cách rộng rãi, khách quan. Tập trung chuyên sâu cho công tác tập huấn, hướng dẫn, tư vấn tại chỗ, kết nối nguồn lực cho việc phát triển ý tưởng sản phẩm, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm và công bố các sản phẩm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh và tham gia cấp Quốc gia.

2.3. Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP:

- Trên cơ sở 6 nhóm sản phẩm của Chương trình OCOP, ưu tiên 23 danh mục sản phẩm chủ lực dự kiến để tiêu chuẩn hóa thực hiện ngay trong năm 2019, cụ thể:

(1) Nhóm sản phẩm thực phẩm (15 danh mục sản phẩm): Bưởi (bưởi đặc sản Đoan Hùng, bưởi Diễn); Gạo chất lượng cao J02; Thịt chua Thanh Sơn; Mỳ gạo Hùng Lô (TP Việt Trì); Bánh tai (TX Phú Thọ); Gạo nếp gà gáy Mỹ Lung (Yên Lập); Rau an toàn (Tam Nông); Rau an toàn Tứ Xã (Lâm Thao); Tương Dục Mỹ (Lâm Thao); Tương làng Bợ (Thanh Thủy); Khoai tầng vàng (Thanh Sơn); Chuối phấn vàng (Thanh Sơn); Cá lồng sông Đà; Gà đồi (Thanh Ba, Thanh Sơn...); Cam Y Sơn (Hạ Hòa).

(2) Đồ uống (03 danh mục sản phẩm): Chè xanh Phú Thọ; Rượu ngô Tân Sơn; các sản phẩm nước giải khát từ trà: Trà sữa, trà hòa tan....(TX Phú Thọ).

(3) Lưu niệm, nội thất, trang trí (04 danh mục sản phẩm): Nón lá Gia Thanh (Phù Ninh); Đồ mộc Dư Ba (Cẩm Khê); Đồ mộc Vân Du (Đoan Hùng); Hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa (Thanh Ba).

(4) Dịch vụ du lịch nông thôn (01 danh mục): Dịch vụ du lịch cộng đồng Xuân Sơn (huyện Tân Sơn).

- Lựa chọn ít nhất 27 danh mục sản phẩm có tiềm năng tham gia Chương trình OCOP thực hiện từ năm 2020.

(Danh mục sản phẩm cụ thể theo biếu 01, 02 đính kèm)

- Ngoài các sản phẩm trên, khuyến khích các huyện, các xã tạo điều kiện lựa chọn các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng, đặc sản của địa phương, các sản phẩm truyền thống có nguy cơ bị thất truyền tại các địa phương, tập trang hỗ trợ khôi phục, phát triển sản phẩm trong các làng nghề, sản phẩm truyền thống, phấn đấu tiêu chuẩn hóa sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Khuyến khích, thu hút, hỗ trợ các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã), làng nghề củng cố và phát triển các sản phẩm hiện có; phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm.

2.4. Xây dựng các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thực hiện Chương trình OCOP:

Xây dựng và triển khai các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (cấp tỉnh, cấp huyện) nhằm khai thác thế mạnh của nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ (về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn...) gắn với phát triển kinh tế các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo và lồng ghép từ các chương trình dự án khác trên địa bàn. Tập trung xây dựng, triển khai các mô hình, dự án nhằm tạo ra các chuỗi giá trị mới, củng cố chuỗi giá trị hiện có với quy mô liên huyện, liên xã gắn với phát triển các sản phẩm OCOP.

(Danh mục cụ thể theo biểu 3A và 3B đính kèm)

2.5. Công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP:

Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, tập trung thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa đạt từ 3 sao trở lên.

Thường xuyên tổ chức giới thiệu các sản phẩm tại các Hội chợ OCOP trong và ngoài tỉnh. Tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Hội chợ Hùng Vương, hội chợ làng nghề, các hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá và tiếp thị giới thiệu các sản phẩm OCOP.

Xây dựng hệ thống hỗ trợ xúc tiến và quảng bá các sản phẩm OCOP Phú Thọ như xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (tại trung tâm hành chính cấp tỉnh, huyện; các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị..) liên kết với hoạt động các tua, tuyến du lịch, lễ hội trong tỉnh.

Hỗ trợ các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia chương trình giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua hoạt động thương mại điện tử (mạng internet, sàn giao dịch điện tử, các ứng dụng bán hàng trực tuyến, mạng xã hội...).

2.6. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm; đánh giá, sơ, tổng kết Chương trình:

Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình hay, cách làm sáng tạo, cách tổ chức, quản lý, điều hành, triển khai thực hiện Chương trình tại các tỉnh đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP.

Định kỳ hàng năm, cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình nhằm rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ đã triển khai, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục triển khai năm tiếp theo.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1. Công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP:

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh để toàn bộ người dân, các tổ chức kinh tế xã hội thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi thực hiện Chương trình OCOP.

- Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền; Việc tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh, cấp huyện, xã, khu dân cư; thông qua các hội nghị triển khai Chương trình; các hoạt động tôn vinh những gương điển hình tiên tiến, mô hình hay cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện chương trình; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài truyền hình, trang thông tin điện tử các cấp (website) về chương trình.

2. Công tác quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình

- Tăng cường sự lãnh đạo trong triển khai thực hiện Chương trình, sự quyết liệt vào cuộc chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội với thực hiện chương trình theo từng nội dung cụ thể; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức kinh tế nhiệt tình tham gia góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình đã đề ra.

- Xác định đây là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Các cấp ủy, chính quyền phải quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình, được thể hiện bằng ý chí và hành động thông qua việc đưa Chương trình OCOP vào kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương để triển khai thực hiện lâu dài và thường xuyên.

3. Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP:

- Hỗ trợ các đối tượng, tổ chức đã tham gia Chương trình OCOP phát triển thành lập mới các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ và phát triển làng nghề theo hướng có sự tham gia của cộng đồng, như thêm số thành viên, cổ đông, chuyển đổi loại hình Cơ sở sản xuất thành hợp tác xã, doanh nghiệp.

- Mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp có điều kiện và năng lực đưa vào sản xuất các sản phẩm mới trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm, khai thác tối đa điều kiện đất đai, cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị), nhân lực... theo nhu cầu thị trường.

- Đẩy mạnh kết nối các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.

- Hỗ trợ các tổ chức tham gia Chương trình OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm: ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; tư vấn về quản trị sản xuất - kinh doanh...

4. Ứng dụng khoa học công nghệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP:

- Xây dựng và triển khai hỗ trợ các tổ chức kinh tế ứng dụng khoa học, công nghệ đối với sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh về Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 về Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2016-2020 gắn với triển khai Chương trình OCOP.

- Chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn các đề tài, dự án khoa học công nghệ hàng năm dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình (ưu tiên các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có địa chỉ ứng dụng cụ thể tại các địa phương trên địa bàn tỉnh).

- Chú trọng công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP tại các địa phương đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng.

5. Về cơ chế, chính sách:

- Chỉ đạo các sở, ngành cụ thể hóa các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến chương trình như: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020; Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện có liên quan.

- Tiếp tục chỉ đạo các sở ngành liên quan chủ động nghiên cứu tham mưu, điều chỉnh bổ sung ban hành các chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình đến năm 2020.

6. Nhu cầu kinh phí và huy động nguồn lực:

5.1. Nhu cầu kinh phí:

- Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ cộng đồng (là nguồn lực chính): vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động (tài chính, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, ý tưởng,..), vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã... Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, các nguồn vốn lồng ghép khác.

- Dự kiến khái toán nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ một phần thực hiện Kế hoạch đến năm 2020 là: 19.100 triệu đồng (bằng chữ: Mười chín tỷ một trăm triệu đồng), cụ thể: Năm 2019 là 9.700 triệu đồng; năm 2020 là 9.400 triệu đồng. Trong đó:

- Hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh (từ vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách tỉnh, vốn khoa học công nghệ NTM...): 10.200 triệu đồng (trong đó: Năm 2019 là 5.400 triệu đồng; năm 2020 là 4.800 triệu đồng);

- Ngân sách cấp huyện, xã: 3.900 triệu đồng

- Nguồn vốn khác (lồng ghép các chương trình KHCN, dự án; Nghị quyết 01, các tổ chức kinh tế..): 5.000 triệu đồng.

(Nội dung cụ thể theo biểu 04 đính kèm)

5.2. Huy động nguồn lực:

- Ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ một phần thực hiện chương trình, cấp huyện, xã cần phát huy tối đa nội lực của nhân dân địa phương và các thành phần kinh tế; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: Vốn nhàn rỗi trong dân, vốn tín dụng, vốn hỗ trợ của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác...

- Khuyến khích, vận động các cơ sở sản xuất tăng vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc hiện đại để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; đề nghị hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đẩy mạnh cho vay đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, triển khai thực hiện có kết quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương trong thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất từ các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế, các nguồn tài chính hợp pháp khác, đặc biệt là từ nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

V. LỘ TRÌNH, TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN NĂM 2020

1. Năm 2019:

- Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (cấp tỉnh).

- Thành lập, củng cố tổ chức quản lý, điều hành Chương trình mỗi xã một sản phẩm các cấp.

- Tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh biết, hiểu về Chương trình OCOP.

- Xây dựng mô hình thí điểm hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị gắn với phát triển làng nghề.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo về Chương trình OCOP Phú Thọ với sự tham gia của các “nhà” (là các bên tham gia trong quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP, các tổ chức, các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu trung ương, các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài tỉnh...).

- Cụ thể hóa Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo hướng dẫn của Trung ương; thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm theo theo bộ tiêu chí.

- Triển khai thực hiện chu trình OCOP thường niên theo 6 bước trên cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”, theo nguyên tắc đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo nhu cầu và khả năng của hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp.

- Xây dựng và triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng gắn với mô hình chuỗi giá trị tập trung vào các nội dung trọng tâm: Nâng cấp sản phẩm (nâng cấp thiết kế bao bì, tiêu chuẩn hóa chất lượng, đăng ký nhãn hiệu); Nâng cấp chuỗi giá trị (nguồn nguyên liệu, liên kết chuỗi, áp dụng KHCN, phân phối, tiếp thị...) đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu. Dự kiến tập trung vào các sản phẩm: Các sản phẩm từ chè, chè xanh; Bưởi Đoan Hùng; Thịt chua Thanh Sơn; Gạo nếp gà gáy; Mỳ gạo Hùng Lô; Rau an toàn (Tam Nông, Lâm Thao); Tương (Thanh Thủy, Lâm Thao); gà đồi (huyện Thanh Sơn, Thanh Ba...); Hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa (Thanh Ba); Dịch vụ du lịch cộng đồng Xuân Sơn...

Ngoài các sản phẩm trên, khuyến khích các huyện, các xã tạo điều kiện lựa chọn hỗ trợ phát triển các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng, đặc sản của địa phương, các sản phẩm truyền thống tham gia Chương trình OCOP.

- Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Giới thiệu các sản phẩm tham gia hội chợ OCOP, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm ở trong nước.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ quản lý chương trình các cấp; đào tạo kỹ năng quản trị, kinh doanh, chiến lược phát triển, phân phối sản phẩm và xúc tiến thương mại cho đội ngũ lãnh đạo các tổ chức kinh tế tham gia OCOP.

2. Năm 2020:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chu trình OCOP theo 6 bước.

- Lập kế hoạch hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia chương trình nâng cấp các sản phẩm thực hiện năm 2019 và tiếp tục, nâng cấp chuẩn hóa phát triển sản phẩm OCOP chủ lực gắn với triển khai các dự án hỗ trợ đối với các sản phẩm còn lại (Gạo J02; Bánh tai Phú Thọ; Khoai tầng vàng; Chuối phấn vàng; Cam Y Sơn; Cá lồng Sông Đà; Rượu ngô Tân Sơn; Đồ mộc Dư Ba; Đồ mộc Vân Du; Nón lá Gia Thanh)...; Ngoài các sản phẩm trên, khuyến khích các huyện, các xã tạo điều kiện, lựa chọn hỗ trợ phát triển các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng, đặc sản của địa phương, các sản phẩm truyền thống tham gia Chương trình OCOP.

- Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Giới thiệu các sản phẩm tham gia hội chợ OCOP, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ quản lý chương trình các cấp; đào tạo kỹ năng quản trị, kinh doanh, chiến lược phát triển, phân phối sản phẩm và xúc tiến thương mại cho đội ngũ lãnh đạo các tổ chức kinh tế tham gia OCOP.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá Chương trình OCOP.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện, thành, thị triển khai Kế hoạch, điều phối các hoạt động của Chương trình; đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị được phân công báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng các sản phẩm trên địa bàn tỉnh, xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện; thống nhất với các huyện, thành, thị về phát triển các sản phẩm theo từng năm.

- Chủ trì tổng hợp, đề nghị phân bổ kinh phí hàng năm từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn khác để triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì phối hợp các sở ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP đảm bảo theo quy định.

- Phối hợp với các huyện, thành, thị, các doanh nghiệp, tổ chức liên quan xây dựng hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Phú Thọ.

- Đề xuất xây dựng Đề án thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Định kỳ tham mưu sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình; xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất có liên quan báo cáo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, tham mưu ban hành, triển khai các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, các lĩnh vực có liên quan.

- Chủ trì, lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Kế hoạch (từ quy hoạch, tổ chức sản xuất, khuyến nông, chuyển giao công nghệ...). Hướng dẫn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân về quy trình sản xuất an toàn, các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; triển khai thực hiện các mô hình sản xuất an toàn, nông nghiệp hữu cơ... gắn với các sản phẩm OCOP.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát điều kiện sản xuất và an toàn thực phẩm đối với nhóm thực phẩm; phối hợp kiểm tra giám sát điều kiện sản xuất, tiêu thụ thực phẩm an toàn đối với các vùng sản xuất tập trung.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, tham mưu, đề xuất bố trí kinh phí chi sự nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP theo quy định.

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách thực hiện Chương trình.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính cân đối đảm bảo bố trí kinh phí chi sự nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP theo quy định.

- Rà soát các cơ chế chính sách hiện hành, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP.

4. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP, trên cơ sở đó kết nối, đặt hàng với các nhà khoa học giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất.

- Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia chương trình về ghi nhãn hàng hóa, mã số mã vạch; xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn định hướng phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm OCOP.

- Tổng hợp các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

5. Sở Công thương: Hàng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm OCOP theo các nội dung phối hợp với chương trình khuyến công; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến bán sản phẩm OCOP tại các hội chợ thường niên trong và ngoài tỉnh, nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội chợ Hùng Vương; Phối hợp các địa phương thiết lập hệ thống thị trường gắn kết tiêu thụ sản phẩm; hình thành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài phạm vi tỉnh.

6. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương và các cơ quan có liên quan hướng dẫn hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Chủ trì triển khai thực hiện xây dựng 01 mô hình Làng văn hóa du lịch cộng đồng theo Kế hoạch.

Nghiên cứu hỗ trợ phát triển và triển khai các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển các tua du lịch nông thôn; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về bản sắc văn hóa, các sản phẩm của Chương trình trong các hoạt động văn hóa và du lịch lớn của tỉnh.

8. Sở Thông tin, Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP Phú Thọ; xây dựng chuyên mục mỗi xã một sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài PTTH, Báo, Cổng Thông tin điện tử tỉnh...); thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu tại các địa phương trong thực hiện Chương trình OCOP.

9. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh đảm bảo mục tiêu chương trình.

10. Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ: Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt là các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất.

11. Liên minh Hợp tác xã: Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập các HTX và tập huấn các nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý cho thành viên Hội đồng quản trị, ban giám đốc HTX; hỗ trợ thành lập mới các HTX trong làng nghề gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP theo mục tiêu Kế hoạch.

12. Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Chủ trì bố trí địa điểm thuận lợi, phù hợp để xây dựng Trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ, phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp bố trí đủ các sản phẩm phục vụ người dân trong tỉnh có nhu cầu mua sắm hàng hóa và du khách về thăm viếng Đền Hùng.

13. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành. Lồng ghép các hoạt động và huy động nguồn lực trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các chương trình dự án khác với Chương trình OCOP

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp tỉnh: Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành của tỉnh thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn MTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội các cấp phối hợp với chính quyền cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia Chương trình sản xuất theo quy trình kỹ thuật, cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo sạch, an toàn, kịp thời thông tin đến các cơ quan chức năng những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về sản xuất sản phẩm không an toàn để xử lý theo quy định, của pháp luật; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn diện các nội dung Chương trình OCOP trên địa bàn quản lý.

- Căn cứ các nội dung của Chương trình xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết của từng địa phương; thành lập, kiện toàn, củng cố tổ chức quản lý, điều hành Chương trình tại các địa phương gắn liền với thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; bố trí tối thiểu 01 cán bộ, công chức tham mưu, giúp việc thực hiện chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã và phân công lãnh đạo địa phương trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm chương trình OCOP; tổ chức kiểm điểm tiến độ thực hiện các công việc để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình.

- Mỗi huyện, thành, thị xây dựng từ 1-2 dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của từng địa phương. Chỉ đạo UBND các xã, phường thị trấn trên địa bàn xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm (mỗi địa phương lựa chọn từ 2-3 sản phẩm, nhóm sản phẩm) chủ lực, sản phẩm đặc trưng có lợi thế của địa phương để tập trung chỉ đạo hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng công nghiệp bao bì, nhãn hàng hóa sản phẩm... đảm bảo thị hiếu và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Tổ chức lựa chọn và làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất nhằm xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hàng năm và số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP của địa phương mình làm Cơ sở đề xuất, hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng năm.

- Chủ động huy động lồng ghép các nguồn kinh phí và bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương hàng năm để hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia triển khai thực hiện Chương trình.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nhãn hiệu OCOP Phú Thọ gắn trên các sản phẩm tham gia Chương trình.

- Chỉ đạo, tuyên truyền và hỗ trợ các đơn vị sản xuất trên địa bàn cung cấp các sản phẩm của địa phương mình đến tất cả các trung tâm, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhằm trưng bày, bán và giới thiệu quảng bá sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất ổn định và phát triển.

- Chủ động bố trí quỹ đất để kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực, đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị gắn với giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Chương trình OCOP tại các địa phương.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chu trình OCOP thường niên từ bước nhận ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm, thẩm định, hỗ trợ thành lập các tổ chức kinh tế, xúc tiến thương mại, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về cơ quan thường trực chương trình (Sở Nông nghiệp và PTNT) để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành, thị;
-CVP, PCVPTH;
- Chuyên viên NCTH;
- Lưu: VT, KT6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hải

 

Biểu 01: DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP ĐẾN NĂM 2020
 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3262/KH-UBND ngày 18 tháng 07 năm 2019 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Nhóm/Danh mục sản phẩm

Địa chỉ

Dự kiến tổ chức sản xuất, phân phối

Hiện trạng sản phẩm đã có

Ghi chú

I

Thực phẩm: 15 SP

 

 

 

 

1

Bưởi Đoan Hùng

Huyện Đoan Hùng

Hiệp hội sản xuất và kinh doanh Bưởi Đoan Hùng

Bưởi quả

 

2

Thịt chua Thanh Sơn

Huyện Thanh Sơn

Công ty TNHH MTV Nghị Thịnh, Công ty TNHH TruongFoods, cơ sở Điệp Đào...

Thịt chua hộp, thịt chua ống nứa...

3

Gạo J02

Việt Trì, Lâm Thao, Thanh Ba...

Công ty cổ phần Giống Vật tư nông nghiệp CNC Việt Nam; các HTX nông nghiệp

Gạo CLC J02

 

4

Gạo nếp gà gáy Mỹ Lung

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập

HTX kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lung, Yên Lập

Gạo nếp đóng túi

 

5

Mỳ gạo Hùng Lô

Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì

HTX mỳ gạo Hùng Lô; làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết xã Hùng Lô

Mỳ khô đóng túi các loại

 

6

Bánh tai Phú Thọ

Xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ

Làng nghề sản xuất bánh bún và dịch vụ Hà Thạch, thị xã Phú Thọ

Bánh tai, các loại bánh khác

 

7

Rau an toàn Tam Nông

Xã Hương Nộn, Thượng Nông (huyện Tam Nông)

HTX nông nghiệp Thượng Nông;

HTX rau củ quả sạch Mạnh Liên (Hương Nộn)

Rau củ quả các loại

 

8

Rau an toàn Tứ Xã

Xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao

HTX sản xuất sơ chế và tiêu thụ SP rau an toàn Tứ Xã

Rau củ quả các loại

 

9

Tương Dục Mỹ

Xã Cao Xá, huyện Lâm Thao

Công ty cổ phần Hoa Lúa; làng nghề tương Dục Mỹ

Tương các loại đóng chai

 

10

Tương làng Bợ

Xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy

Làng nghề tương Bợ xã Thạch Đồng

Tương các loại đóng chai

 

11

Khoai tầng vàng

Huyện Thanh Sơn

Hộ sản xuất xã Thượng Cửu, Yên Lương (Thanh Sơn)

Khoai tầng vàng

 

12

Chuối phấn vàng

Huyện Thanh Sơn

Hộ sản xuất xã Tân Minh, Tân Lập (Thanh Sơn)

Chuối phấn vàng

 

13

Cam Y Sơn

Xã Y Sơn huyện Hạ Hòa

Trang trại, hộ sản xuất cam xã Y Sơn huyện Hạ Hòa

Cam quả

 

14

Cá lồng Sông Đà

Huyện Thanh Thủy

HTX, DN, hộ nuôi cá lồng tại Thanh Thủy

Cá lăng, cá chiến...

 

15

Gà đồi Đỗ Sơn

Xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba

HTX chăn nuôi Đỗ Sơn, Thanh Ba

Thịt gà, gà nguyên con

 

II

Đồ uống (03 SP)

 

 

 

 

1

Chè xanh Phú Thọ

Thanh Sơn, Phù Ninh, TX Phú Thọ..

Công ty TNHH MTV Thế hệ mới Phú Thọ; Công ty cổ phần chè Bảo Long; các HTX sản xuất và chế biến chè

Chè Cozy, chè Bảo Long, chè xanh đóng túi, hộp...

 

2

Rượu ngô Tân Sơn

Huyện Tân Sơn

Hộ sản xuất rượu xã Xuân Sơn, Tân Phú (Tân Sơn)

Rượu ngô đóng can, chai.

 

3

Các sản phẩm nước giải khát từ trà

Thị xã Phú Thọ

Công ty TNHH MTV Thế hệ mới Phú Thọ

Trà sữa, trà hòa tan...

 

III

Lưu niệm, nội thất, trang trí: 04 SP

 

 

 

 

1

Đồ mộc Dư Ba

Xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê

Làng nghề mộc Dư Ba, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê

Giường, tủ, bàn ghế...

 

2

Đồ mộc Vân Du

Xã Vân Du, huyện Đoan Hùng

Làng nghề mộc Vân Du, Đoan Hùng

Giường, tủ, bàn ghế...

 

3

Nón lá Gia Thanh

Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh

Làng nghề sản xuất nón lá làng Dền, xã Gia Thanh, Phù Ninh

Nón lá các loại

 

4

Hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa

Xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba

Làng nghề đan lát Đỗ Xuyên, xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba

Mâm dồn các loại

 

IV

Dịch vụ du lịch nông thôn: 01 SP

 

 

 

 

1

Dịch vụ du lịch cộng đồng Xuân Sơn

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn

Hộ làm dịch vụ du lịch cộng đồng xã Xuân Sơn

Dịch vụ du lịch, lưu trú...

 

 

Biểu 2: DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM TIỀM NĂNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP ĐẾN NĂM 2020
 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3262/KH-UBND ngày 18 tháng 07 năm 2019 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Danh mục sản phẩm

Địa chỉ

Dự kiến tổ chức sản xuất, phân phối

Hiện trạng sản phẩm đã có

Ghi chú

1

Bánh chưng, bánh giầy

Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì

Làng nghề bánh chưng, bánh giầy làng Xốm, xã Hùng Lô

Bánh chưng, bánh giầy

 

2

Rau an toàn Tân Đức

Xã Tân Đức, thành phố Việt Trì

Làng nghề rau an toàn Tân Đức, xã Tân Đức

Rau, củ quả các loại

 

3

Bánh chưng Cát Trù

Xã Cát Trù, Cẩm Khê

Cơ sở sản xuất Chính Ảnh và các hộ dân

Bánh chưng, bánh gai...

 

4

Mây tre đan Cẩm Khê

Xã Ngô Xá, Tùng Khê, Yên Tập... (huyện Cẩm Khê)

Làng nghề mây tre đan Ngô Xá, Làng nghề mây tre đan Tùng Khê; cơ sở mây tre đan Căn Liễu Yên Tập

Rổ rá, mẹt, thúng..., 

SP mây tre đan các loại

 

5

Chim bồ câu

Xã Thụy Liễu, Cẩm Khê

HTX chim bồ câu Quốc Anh xã Thụy Liêu

Thịt chim, chim bồ câu nguyên con

 

6

Gà đồi Thanh Sơn

Xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn

HTX gà đồi xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn

Gà nguyên con, gà đông lạnh

 

7

Mật ong

Xã Gia Điền, Đan Hà... (Hạ Hòa); Xã Mỹ Thuận, xã Văn Luông huyện Tân Sơn

Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết, xã Gia Điền; các hộ nuôi ong xã Đan Hà; các hộ nuôi ong xã Văn Luông, Mỹ Thuận huyện Tân Sơn

Mật ong các loại

 

8

Hồng Gia Thanh

Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh

Hộ sản xuất xã Gia Thanh

Quả hồng không hạt

 

9

Tinh dầu quế

Xã Trung Sơn, huyện Yên Lập

HTX SX và CB NLN Trung Sơn, xã Trung Sơn

Tinh dầu quế, nước rửa bát, lau kính...

 

10

Măng gầy Trung Sơn

Xã Trung Sơn, huyện Yên Lập

HTX, các hộ sản xuất măng xã Trung Sơn

Măng khô đóng túi

 

11

Thịt thính, cá thính

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập

HTX KD DV NN Mỹ Lung; các hộ sản xuất xã Mỹ Lung

Thịt thính, cá thính

 

12

Bánh làng Dòng

Xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao

Công ty cổ phần Làng Dòng, xã Xuân Lũng

Bánh tẻ, bánh mật, bánh nẳng, bánh chưng...

 

13

Nấm, mộc nhĩ

Xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy

Làng nghề nuôi trồng và chế biến nấm, mộc nhĩ Đoan Thượng, xã Đồng Luận

Nấm, mộc nhĩ các loại

 

14

Tinh bột nghệ

Xã Hoàng Xá, Thạch Đồng... (huyện Thanh Thủy)

Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Dịu Tảo; các hộ sản xuất xã Hoàng Xá, Thạch Đồng

Các loại tinh bột nghệ

 

15

Bí xanh Văn Lang

Xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa

HTX nông nghiệp, các hộ sản xuất xã Văn Lang, Hạ Hòa

Quả bí xanh

 

16

Gà cựa Tân Sơn

Xã Xuân Sơn, Văn Luông, Tân Phú

HTX, các hộ chăn nuôi xã Xuân Sơn, Văn Luông, Tân Phú

Thịt gà, gà nguyên con

 

17

Nón lá Sai Nga, Sơn Nga

Xã Sai Nga, Sơn Nga huyện Cẩm Khê

Làng nghề nón lá Sai Nga, làng nghề nón lá Sơn Nga

Nón lá các loại

 

18

Ủ ấm Sơn Vy

Xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao

Làng nghề TCMN và Ủ ấm Sơn Vy

Ủ ấm các loại

 

19

Hoa cây cảnh

Xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy

Làng nghề hoa và cây cảnh Phương Viên

Hoa, cây cảnh các loại

 

20

Cá chép đỏ Thủy Trầm

Xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê

Làng SX cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê

Cá chép đỏ

 

21

Rắn và các SP từ rắn

Huyện Phù Ninh, Lâm Thao

….........................

Dậu,

xã Trung Giáp (Phù Ninh)

 

Rắn, rượu rắn, cao rắn...

 

22

Dê cỏ

Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập

Các hộ SXKD tại Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập

Dê giống, dê thịt...

 

23

Bưởi Diễn

Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập

Các hộ SXKD

Bưởi quả

 

24

Dược liệu

Tam Nông, Yên Lập, Tân Sơn

HTX NN Thượng Nông; các hộ SXKD tại Yên Lập

Đinh lăng, gừng, nghệ, sachi...

 

25

Đồ thờ cúng

Cẩm Khê

Làng nghề SX đồ thờ cúng Hiền Đa (Cẩm Khê)

đồ hàng mã các loại...

 

26

Sơn (nhựa sơn)

Tam Nông

Các làng nghề SX sơn tại Dị Nậu, Thọ Văn, Văn Lương, Xuân Quang

Nhựa sơn các loại...

 

27

Quần áo thổ cẩm

Tân Sơn

Làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng xã Kim Thượng (Tân Sơn)

quần áo thổ cẩm các loại...

 

 

Biểu 3A: DANH MỤC DỰ ÁN PTSX LIÊN KẾT THEO CHUỖI GT GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP TỈNH ĐẾN NĂM 2020
 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3262/KH-UBND ngày 18 tháng 07 năm 2019 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Tên dự án

Mục tiêu/yêu cầu

Quy mô dự án

Phạm vi thực hiện

Nội dung thực hiện

Đối tượng thực hiện

Thời gian thực hiện

1

Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chè xanh

- Tạo mối liên kết chặt chẽ, ổn định và bền vững giữa người trồng chè với nhau tại địa phương và với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm cùng tuân thủ quy định về ATTP.

- Duy trì áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất chè để tạo ra sản phẩm chè xanh an toàn.

- Cải tiến công nghệ chế biến, đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao giá trị sản phẩm chè.

- Truy xuất được nguồn gốc, xây dựng được thương hiệu, quảng bá sản phẩm chè xanh Phú Thọ nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất góp phần cải thiện nâng cao đời sống người trồng chè và cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao nhận thức, kiến thức về ATTP cho các tác nhân tham gia chuỗi, đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý ATTP tại địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới.

Diện tích 63 ha chè nguyên liệu; 05 nhà máy, xưởng chế biến.

Huyện Thanh Sơn, Tân Sơn

- Hỗ trợ vùng sản xuất chè áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

- Nâng cấp nhà xưởng, cải tiến công nghệ chế biến, đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè.

- Thiết kế, in ấn bao bì, hộp, nhãn mác đẹp mắt, đúng quy định nâng cao sức cạnh tranh, giá trị của sản phẩm.

- Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng tem điện tử thông minh, minh bạch thông tin sản phẩm.

- Quảng bá, truy xuất nguồn gốc và kết nối tiêu thụ sản phẩm;

Các HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến

Năm 2019- 2020

2

Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm Bưởi

- Kết nối doanh nghiệp với HTX trong tiêu thụ sản phẩm bưởi quả đảm bảo chất lượng;

- Tạo dựng hình ảnh, thương hiệu bưởi cho HTX, xã viên HTX;

- Nâng cao hiệu quả kinh tế và hoạt động của HTX, xã viên HTX.

- Khắc phục tình trạng bán vườn non và ảnh hưởng đến thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng.

40 ha (20 ha bưởi Bằng Luân; 20 ha bưởi Sửu, bưởi Diễn)

Huyện Đoan Hùng; Thanh Thủy

- Hỗ trợ triển khai mô hình thâm canh nâng cao chất lượng bưởi tại Phú Thọ (40 ha tại 3 điểm); hỗ trợ tem nhãn truy xuất nguồn gốc, bao giữ quả... 

- Hội thảo nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của HTX, khả năng mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức Tuần giới thiệu sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng, bưởi Diễn tại Việt Trì

- Hỗ trợ HTX mở quầy giới thiệu và bán sản phẩm bưởi...

HTX; doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2019- 2020

3

Dự án liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản Phú Thọ

- Xây dựng phát triển sản xuất thủy sản liên kết chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản theo VietGAP, góp phần tăng hiệu quả của chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Thông tin tuyên truyền tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất theo hướng VietGAP trên cơ sở phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn để khuyến cáo nhân rộng.

12 ha gắn với thực hiện 20 mô hình sông trong ao

Huyện Lâm Thao, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Thị xã Phú Thọ

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm mô hình tại các tỉnh: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, ...

- Hỗ trợ vùng nuôi thủy sản tập trung áp dụng quy trình ATTP.

- Hỗ trợ vật tư, thuốc, hóa chất, con giống các đối tượng thủy sản chất lượng, giá trị kinh tế cao.

- Tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm có chứng nhận; ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Tổ chức, cá nhân, cơ sở nuôi thủy sản

Năm 2019- 2020

4

Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm Gà đồi Phú Thọ.

- Hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Thọ trên cơ sở nâng cấp chuỗi sản xuất chăn nuôi hiện có.

Áp dụng và duy trì các quy định về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong cả chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Truy xuất được nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm gà đồi Phú Thọ; nâng cao giá trị và hiệu quả chăn nuôi góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.

Nuôi: 150 nghìn con

Huyện Thanh Sơn, Thanh Ba.

- Hỗ trợ chi phí mua Gà giống; chi phí Vác xin, thuốc thú y...

- Hỗ trợ thiết lập cài đặt phần mềm truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ vòng đeo, tem truy xuất nguồn gốc;

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tham gia mô hình sử dụng vòng đeo, tem thông minh truy xuất nguồn gốc;

- Tổ chức quảng bá, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà lông, gà đã qua giết mổ, sơ chế với các doanh nghiệp, tổ chức tiêu thụ trong và ngoài tỉnh;

HTX; doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2019- 2020

5

Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn

- Xây dựng chuỗi liên kết ổn định từ sản xuất đến đầu ra sản phẩm

- Thiết lập được thị trường ổn định và giá trị hưởng lợi cho các bên tham gia trên cơ sở nguồn rau ổn định, an toàn

Diện tích 30 ha

TX Phú Thọ, H Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hòa

- Xây dựng và phát triển mô hình trồng rau an toàn trái vụ bằng nhà màng công nghệ cao, nhà vòm....

- Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap, ....

- Hỗ trợ tem nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Xây dựng chuỗi cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm rau an toàn.

- Mở rộng kết nối với các doanh nghiệp thu mua và mở rộng thị trường

HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp

Năm 2019- 2020

 

Biểu 3B: DANH MỤC DỰ ÁN PTSX LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP HUYỆN ĐẾN NĂM 2020
 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3262/KH-UBND ngày 18 tháng 07 năm 2019 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Danh mục dự án

Địa điểm

Nội dung, quy mô

Đối tượng thực hiện

Dự kiến thời gian

1

Dự án liên kết sản xuất gạo chất lượng cao J02

Các huyện: Lâm Thao, Thanh Ba, TX Phú Thọ, Thanh Thủy.

Tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nâng cao giá trị sản phẩm; cung ứng gạo CLC cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Công ty cổ phần Giống VTNN CNC Việt Nam

2019-2020

2

Dự án phát triển sản phẩm thịt chua truyền thống

Huyện Thanh Sơn

Phát triển sản phẩm thịt chua truyền thống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chu trình khép kín.

Các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thịt chua.

2019-2020

3

Dự án liên kết sản xuất mỳ gạo truyền thống.

Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì

Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

HTX mỳ gạo Hùng Lô và các hộ gia đình

2019-2020

4

Dự án liên kết sản xuất bún, bánh theo chuỗi giá trị

Xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ

Đa dạng hóa các loại sản phẩm bún, bánh, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.

Làng nghề chế biến bún bánh Hà Thạch

2018-2020

5

Dự án sản xuất bí xanh an toàn liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm

Xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa

Quy hoạch vùng sản xuất bí xanh theo hướng an toàn với diện tích 150 ha; xây dựng nhãn mác cho sản phẩm bí xanh và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

HTX, THT, hộ dân

2019-2020

6

Dự án phát triển thương hiệu gạo nếp Gà Gáy Mỹ Lung

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập

Mở rộng chuỗi liên kết trên địa bàn xã Mỹ Lung từ 100ha đến 130ha lúa nếp Gà Gáy, khoảng 650 hộ tham gia. (Chọn lọc giống, sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ gạo nếp Gà Gáy Mỹ Lung)

Hợp tác xã và các hộ sản xuất lúa.

2018-2020

7

Dự án sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (nấm, mộc nhĩ, tương...) đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Các xã huyện Thanh Thủy

Thực hiện phát triển các sản phẩm nông nghiệp (nấm, mộc nhĩ, tương...). Xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ trí tuệ, mẫu mã sản phẩm. Liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (nấm, mộc nhĩ, tương...) đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Các làng nghề, doanh nghiệp, hộ gia đình

2019-2020

8

Dự án liên kết sản xuất tương truyền thống

Xã Cao Xá, huyện Lâm Thao

Duy trì phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm tương truyền thống. Cung ứng cho các khu công nghiệp và các siêu thị trong và ngoài tỉnh.

Làng nghề tương Dục Mỹ

2019-2020

9

Dự án phát triển vùng Chuối phấn vàng Thanh Sơn

Xã: Tân Lập, Tân Minh và một số xã có điều kiện phát triển

Phát triển vùng sản xuất chuối phấn vàng quy mô 400 ha tại 2 xã Tân Minh, Tân Lập. Sản phẩm chuối phải đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; xây dựng nhãn hiệu chuối phấn vàng Thanh Sơn.

Hợp tác xã, các hộ dân

2019-2020

10

Dự án phát triển vùng sản xuất Khoai tầng vàng Thanh Sơn.

Xã Yên Lương, Yên Sơn, Thượng Củ

Phát triển vùng sản xuất tập trung khoai tầng vàng tại một số xã có điều kiện (Yên Lương, Yên Sơn, Thượng Cửu...) Sản phẩm Khoai tầng vàng được sản xuất bảo quản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

HTX, các hộ dân

2019-2020

11

Dự án xây dựng chuỗi giá trị Gà nhiều cựa Tân Sơn

Huyện Tân Sơn

Thiết lập chuỗi cung ứng gà tươi; năm 2020, thiết lập được chuỗi cung ứng gà đông lạnh; phát triển đàn gà nhiều cựa đạt 100.000 con vào năm 2020

HTX Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Đài.

2019-2020

 

Biểu 4: KHÁI TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ HỖ TRỢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2018-2020
 
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3262/KH-UBND ngày 18 tháng 07 năm 2019 của UBND tỉnh Phú Thọ)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hỗ trợ

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Dự kiến nguồn vốn

Ghi chú

I

Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và lồng ghép các chương trình

5.400

4.800

10.200

 

 

1

Kinh phí quản lý, điều hành Chương trình OCOP

100

100

200

Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM

 

2

Kinh phí đánh giá, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP

200

200

400

Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM

 

3

Kinh phí tham gia Hội chợ OCOP (Trung ương và tại các tỉnh)

150

150

300

Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM

150 tr.đ/ hội chợ

4

Học tập kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP tỉnh bạn

100

 

100

Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM

 

5

Hỗ trợ đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý chương trình và lãnh đạo các tổ chức kinh tế tham gia chương trình

150

150

300

Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM

 

6

Hỗ trợ thông tin tuyên truyền về chương trình và hoạt động thương mại điện tử một số sản phẩm tham gia chương trình

200

200

400

Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM

 

7

Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP chủ lực (nội dung hỗ trợ theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và các văn bản quy định hiện hành)

4.500

4.000

8.500

Nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM

 

II

Ngân sách cấp huyện, xã, các tổ chức kinh tế và lồng ghép các chương trình dự án

4.300

4.600

8.900

 

 

1

Hỗ trợ các tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm

600

700

1.300

NS cấp huyện

 

2

Hỗ trợ xây dựng các điểm giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP tại trung tâm huyện, thành, thị

1.200

1.400

2.600

NS cấp huyện, xã và các tổ chức kinh tế

 

4

Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sản phẩm tiềm năng, đặc sản tại các xã

2.500

2.500

5.000

Kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình xây dựng NTM phân bổ cho cấp huyện, xã; kinh phí lồng ghép các chương trình dự án và các tổ chức kinh tế.

 

 

Tổng cộng

9.700

9.400

19.100

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 3262/KH-UBND ngày 18/07/2019 triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.111.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!