ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2217/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 26
tháng 8 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN
LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
Thực hiện Quyết
định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”;
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 1735/BKHCN-TĐC
ngày 14 tháng 6 năm 2019 về việc triển khai Đề án truy xuất nguồn gốc; Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể
như sau:
I. MỤC TIÊU
- Đẩy mạnh xã
hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo chất lượng, tính an toàn của sản phẩm,
hàng hóa.
- Nâng cao nhận
thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc
thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan.
- Đảm bảo công
khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trong
tỉnh, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
- Triển khai,
áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa nông lâm
thủy sản, thực phẩm trong tỉnh như cà phê, mía đường, rau hoa xứ lạnh, cá nước
ngọt, v.v...
- Đến năm 2025
đạt tối thiểu 30% các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tại tỉnh Kon Tum có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng
các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu
với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
- Đến năm 2025
hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng và quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm,
hàng hóa trong tỉnh vào hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh, kết nối với Cổng
thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng,
triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
- Tổ chức các
hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tài
liệu hướng dẫn đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải
pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, in ấn, phát hành, quản
lý và sử dụng thẻ truy xuất nguồn gốc.
- Hàng năm phối
hợp với các đơn vị đủ điều kiện, năng lực để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các cơ quan quản lý, các doanh
nghiệp, các cá nhân có nhu cầu trên địa bàn tỉnh; giúp các doanh nghiệp, các cơ
sở, hợp tác xã sản xuất, sơ chế, chế biến nhận thức rõ về lợi ích của việc minh
bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc bằng mã QR; đồng thời hướng dẫn người sản
xuất, kinh doanh thông báo những thông tin cơ bản về sản phẩm, cơ sở sản xuất
chế biến; quy trình hoạt động của cơ sở lên hệ thống thông tin điện tử truy xuất
nguồn gốc nhằm minh bạch thông tin sản phẩm.
- Tổ chức triển
khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với
nhóm sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản, thực phẩm trong tỉnh theo yêu cầu của
các cơ quan liên quan và theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động người sản xuất, doanh nghiệp thực hiện quy
trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Đẩy mạnh tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng về việc ứng dụng thông tin điện tử truy xuất
nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm để người tiêu dùng từng bước thay đổi nhận
thức và có ý thức hơn trong thói quen mua sắm.
2. Nghiên cứu
áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc
- Nghiên cứu
áp dụng phần mềm, công nghệ mới phù hợp, tối ưu nhất trong việc xây dựng, triển
khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại tỉnh.
- Hỗ trợ các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông
lâm thủy sản, thực phẩm an toàn có ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất
nguồn gốc; kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc
gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy
xuất nguồn gốc.
3. Thúc đẩy
hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc
- Hợp tác với
các đối tác nước ngoài, tổ chức mã số mã vạch quốc gia để tiếp nhận, chuyển
giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn
nhau.
- Phối hợp với
các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị, hội thảo về truy xuất nguồn gốc tại tỉnh
với sự tham gia của các ngành, cơ quan liên quan, doanh nghiệp, tổ chức và các
cá nhân có nhu cầu.
4. Thiết lập,
xây dựng, vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Xây dựng, quản
lý và sử dụng hệ thống phần mềm ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã
QR truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm của tỉnh, phục vụ quản lý,
kiểm soát nông lâm thủy sản, thực phẩm đảm bảo an toàn từ các cơ quan quản lý đến
các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong toàn tỉnh và kết nối với Cổng thông tin
truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, vốn
tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện theo
Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa
học và Công nghệ
- Là cơ quan
thường trực giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất
nguồn gốc, chủ trì xây dựng và triển khai Kế hoạch.
- Hướng dẫn
triển khai áp dụng và phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia về hệ
thống truy xuất nguồn gốc tại địa phương.
- Hướng dẫn
triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi, kết
nối dữ liệu truy xuất với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
quốc gia. Hướng dẫn việc khai thác và sử dụng hiệu quả Cổng thông tin truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện
và vận hành.
- Phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu
tiên; nhóm các sản phẩm bắt buộc để triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa
phương, ưu tiên thị trường xuất khẩu và yêu cầu vệ sinh, an toàn.
- Chủ trì, phối
hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai Kế hoạch; hướng dẫn kiểm tra, xử
lý vi phạm trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc; Hướng dẫn thực hiện các văn bản,
quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện
tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp báo cáo định kỳ
hàng năm về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch duy trì, phát triển
hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản,
thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tập
huấn, tuyên truyền về nội dung liên quan tới truy xuất nguồn gốc, minh bạch
thông tin nông lâm thủy sản, thực phẩm an toàn.
- Thực hiện
công tác cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phân cấp.
- Thực hiện
công tác xây dựng, phát triển, cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm nông
lâm thủy sản an toàn.
- Hướng dẫn
các cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm
đúng quy định. Kiểm tra, truy xuất nguồn gốc với sản phẩm không đảm bảo an toàn
thực phẩm đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện
công tác thanh tra, kiểm tra nông sản thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ,
không bảo đảm chất lượng; xử lý nghiêm và công khai các cơ sở vi phạm quy định
về an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu,
đề xuất giải quyết vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực quản lý truy xuất nguồn gốc,
đề xuất hoàn thiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, hệ thống thông tin cần
thiết trong truy xuất nguồn gốc.
- Theo dõi,
đôn đốc các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị triển khai,
tổng hợp kết quả thực hiện, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm
bằng mã QR.
3. Sở Công
Thương
- Cập nhật,
cung cấp danh sách và thông tin các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; giới thiệu
các đơn vị sản xuất, kinh doanh có uy tín tham gia thí điểm xây dựng hệ thống
quản lý, truy xuất nguồn gốc bằng mã QR.
- Xây dựng và
triển khai Kế hoạch duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã
QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tại chợ đầu mối, bán buôn, siêu thị,
cửa hàng kinh doanh tổng hợp thuộc thẩm quyền quản lý.
- Phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các giải pháp trong truy xuất
nguồn gốc hàng hóa nông, lâm, thủy sản; nghiên cứu, đề xuất giải quyết các khó
khăn, bất cập trong lĩnh vực quản lý ngành.
- Tăng cường tổ
chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị quản lý thực hiện công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh đối với các danh mục hàng hóa thuộc thẩm
quyền quản lý.
- Chủ trì tổ
chức thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thuộc phạm
vi quản lý.
4. Sở Y tế
- Tăng cường
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, đồng
thời triển khai hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc
thuốc chữa bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tăng cường tổ
chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị quản lý thực hiện công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm, thuốc chữa bệnh trong kinh doanh, không kinh doanh thực
phẩm, thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng; giới
thiệu các đơn vị sản xuất, kinh doanh có uy tín tham gia thí điểm xây dựng hệ
thống quản lý, truy xuất nguồn gốc.
5. Sở Thông
tin và truyền thông
- Hướng dẫn
các cơ quan báo chí truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác truy xuất nguồn gốc bằng
nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.
- Tham mưu giải
pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý, kết nối vào hệ thống công nghệ
thông tin của tỉnh và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc
gia.
- Chủ trì, phối
hợp các Sở, ngành liên quan xem xét đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài
chính
- Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí
kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan trên tinh thần tiết kiệm,
hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
7. Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo đơn
vị chức năng xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý;
- Phối hợp các
Sở, ngành tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm về
điều kiện an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
8. Các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được
giao thực hiện Kế hoạch phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan quản lý, giám
sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại địa phương.
Căn cứ nội
dung Kế hoạch này, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành liên
quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Khoa học và
Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PVP UBND tỉnh phụ trách;
- Lưu: VT, KGVX4.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Nga
|