ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 218/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
08 tháng 12 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CUỐI NĂM 2023
VÀ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu,
bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; để bảo đảm
cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và
dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tạo điều kiện cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh
đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm,
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu,
bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu,
bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
2024, góp phần đảm bảo nhu cầu sử dụng để ổn định đời sống của Nhân dân trên địa
bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá kéo
dài dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
- Hàng hóa tham gia bình ổn phải đảm bảo chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp.
II. Phương án thực hiện
1. Nhóm mặt hàng bình ổn thị trường: Gạo, muối,
đường, dầu ăn, bột ngọt, mì tôm, nước mắm, bánh kẹo; thịt gia súc, gia cầm; trứng;
rau, củ, quả. Ngoài các mặt hàng trên, doanh nghiệp được phép kinh doanh các loại
hàng hóa đảm bảo các điều kiện được phép lưu thông trên thị trường.
2. Danh mục, số lượng hàng hóa huy động phục vụ
công tác bình ổn thị trường (Phụ lục đính kèm).
3. Địa điểm bán hàng bình ổn: Tại các cơ sở
kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia bình ổn; tại các địa bàn vùng sâu,
vùng xa, hải đảo và khu vực xảy ra khan hàng, sốt giá; thị trường, giá cả có biến
động mạnh trên địa bàn tỉnh.
4. Doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường
- Công ty TNHH MTV Thương mại Sài Gòn - Quảng Ngãi
(Siêu thị Co.opmart Quảng Ngãi và Siêu thị Co.opmart Đức Phổ).
- Chi nhánh Quảng Ngãi - Công ty CP dịch vụ thương
mại tổng hợp Wincommerce (Siêu thị Vinmart Quảng Ngãi).
- Chi nhánh Công ty Cổ phần EB Hải Phòng tại Quảng
Ngãi (Siêu thị GO! Quảng Ngãi).
- Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Ngãi.
- Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.
- Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quảng Ngãi.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí PVOil
miền Trung tại Quảng Ngãi.
- Công ty Cổ phần Xăng dầu Thương mại Sông Trà.
- Công ty TNHH Thương mại Vận tải Xăng dầu Vạn Lợi.
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Phúc - Quảng
Ngãi.
5. Thời gian thực hiện bình ổn: Từ ngày
20/01/2024 đến ngày 16/02/2024 (tức ngày 10 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 07
tháng Giêng năm Giáp Thìn).
6. Cách thức thực hiện
a) Bước 1: Khi xảy ra sự cố khan hàng, tăng
giá đột biến trên thị trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động điều
tiết nguồn hàng để bình ổn khu vực, địa phương xảy ra khan hàng theo Kế hoạch của
UBND các huyện, thị xã, thành phố. Trường hợp vượt quá khả năng điều tiết của địa
phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời thông báo về Sở Công Thương
về mặt hàng khan hiếm, tăng giá đột biến, địa điểm để kịp thời chỉ đạo thực hiện.
b) Bước 2: Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở
Công Thương có trách nhiệm khẩn trương làm việc với các đơn vị cung cấp hàng
hóa, kịp thời tổ chức điều chuyển hàng hóa đến các khu vực xảy ra sự cố khan
hàng, tăng giá đột biến, thị trường, giá cả có biến động mạnh.
c) Bước 3: Các đơn vị cung cấp hàng hóa, tổ
chức huy động, điều chuyển hàng hóa đến địa điểm bán hàng theo yêu cầu của Sở
Công Thương để tổ chức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, bình ổn thị trường.
d) Bước 4: Sau khi kết thúc đợt bán hàng,
các đơn vị tham gia điều chuyển hàng hóa, tổ chức bán hàng, báo cáo kết quả thực
hiện về Sở Công Thương để theo dõi, chỉ đạo.
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan thường trực, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo
thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong cuối
năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan
triển khai các biện pháp bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa,
nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc biến động
giá nhiều trên địa bàn để chủ động có phương án điều tiết hoặc đề xuất với cơ
quan chức năng biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để
xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong
dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
- Khi xảy ra sự cố khan hàng, sốt giá đột biến trên
thị trường, Sở Công Thương chủ trì làm việc với các đơn vị tham gia bình ổn thị
trường, kịp thời tổ chức điều tiết hàng hóa đến các địa bàn xảy ra khan hàng, sốt
giá cục bộ, biến động thị trường để bán hàng nhằm bình ổn thị trường. Đồng thời
báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo theo quy định.
- Theo dõi, giám sát việc điều chuyển hàng hóa của
các doanh nghiệp; phối hợp hỗ trợ chi phí tổ chức các hoạt động bán hàng (nếu
có).
- Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn dự trữ đầy đủ, có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường
dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường
kiểm soát chất lượng, đo lường xăng dầu lưu thông trên thị trường.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu để kết nối các doanh nghiệp phân phối
và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục
vụ Tết; phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại,
áp dụng các phương thức mới (trực tuyến, sàn thương mại điện tử ...) để giới
thiệu, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền kết hợp
tạo nguồn hàng phục vụ Tết.
- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc
vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình đưa hàng Việt
về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp kết hợp với các chương trình hội chợ,
khuyến mãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng.
- Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tổ chức
các hoạt động bán hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chuẩn bị tốt nguồn
hàng, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm và
đầy đủ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động
xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng; có cơ chế ưu
tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn mở rộng
mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện
ngoại thành, vùng sâu vùng xa, khu vực biển đảo... nhằm tăng khả năng tiếp cận
hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình
và thấp.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đảm bảo cung ứng
điện của các Công ty Điện lực tại địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý phương án
dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan
kiểm tra, giám sát tình hình giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh khi thị trường xảy
ra tình trạng sốt giá.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Theo dõi tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh,
thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực
phẩm thiết yếu khác cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, chủ động có
phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các
mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn
2024, phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Công Thương về nguồn cung, giá cả các
mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu trên địa bàn tỉnh; phối hợp Sở Công
Thương biện pháp điều chuyển nguồn hàng thịt gia súc, gia cầm khi xảy ra khan
hàng, tăng giá đột biến (nếu có).
- Hướng dẫn các trang trại, các cơ sở chăn nuôi thực
hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm;
tích cực sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm,
rau, củ, quả an toàn phục vụ Tết.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm
soát giết mổ gia súc, gia cầm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt
hàng thịt gia súc, gia cầm, rau, củ, quả đưa vào lưu thông.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí thông tin đầy
đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, công
tác quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn
và thực phẩm an toàn cho địa phương; tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc
vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiểm soát các thông tin
thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức các Hội chợ Xuân, các hoạt động vui chơi giải
trí lành mạnh, tiết kiệm trên địa bàn.
6. Sở Giao thông vận tải
Hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu
thông hàng hóa, bảo đảm giao thông thông suốt, phân phối hàng hóa kịp thời cung
ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
7. Cục Quản lý thị trường tỉnh
(Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh)
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường đối
với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm,
các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn; công tác chống
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ban
Chỉ đạo 389 tỉnh, chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường; kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị
trường ở các địa bàn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi.
- Phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình
thị trường, giá cả hàng hóa các mặt hàng thiết yếu cho Sở Công Thương để tổng hợp
dự báo cung cầu, kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương. Khi xảy
ra tình trạng khan hàng, sốt giá cục bộ đối với các mặt hàng tham gia bình ổn,
kịp thời thông báo về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để chỉ đạo thực hiện, kịp
thời điều tiết ổn định thị trường.
8. Cục Thống kê tỉnh
Cung cấp chính xác sản lượng, giá cả các loại hàng
hóa thiết yếu (bao gồm thịt gia súc, gia cầm); dự báo tình hình sản lượng hàng
hóa để các sở, ngành, địa phương tổng hợp xây dựng kế hoạch bình ổn sát với
tình hình, diễn biến thị trường.
9. Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn kết nối,
hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường
phục vụ Tết tiếp cận được với nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp.
10. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
- Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch
thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm
2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 phù hợp với yêu cầu, khả năng của địa
phương; trong đó theo dõi dự báo tình hình cung - cầu hàng hóa, xây dựng kế hoạch
đảm bảo phù hợp thực tiễn, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung cấp hàng
hóa thực hiện việc điều chuyển hàng hóa, tổ chức bán hàng bình ổn đúng chủng loại,
số lượng, địa điểm theo yêu cầu; chú trọng việc xây dựng Kế hoạch cung ứng thị
trường đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ bị chia cắt do thiên
tai,...
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, Ban Quản
lý các chợ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc niêm yết giá bán và bán đúng
giá niêm yết; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện kiểm tra, giám
sát thị trường hàng hóa trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực giá, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các
hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan; kịp thời thông báo về Sở Công
Thương khi xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.
- Đối với các đơn vị cung cấp hàng hóa do Sở Công
Thương điều động: Phối hợp thực hiện tổ chức bán hàng phục vụ bình ổn; xác nhận
việc vận chuyển, chủng loại hàng hóa, quãng đường để các đơn vị cung cấp hàng
hóa làm cơ sở đề nghị cấp có thẩm quyền có phương án hỗ trợ chi phí vận chuyển
và các khoản chi phí hợp pháp khác theo quy định.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai các
hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng,
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh. Đồng thời hướng dẫn, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới
phân phối hàng hóa, các phương thức bán hàng lưu động,... để cung ứng hàng hóa
bình ổn đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng
sâu vùng xa, hải đảo.
- Hướng dẫn các đơn vị tổ chức các chuyến bán hàng
về nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đặc biệt chú trọng công tác cung ứng
hàng hóa cho các vùng bị thiệt hại do bão, lũ với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất
lượng bảo đảm.
11. Doanh nghiệp tham gia bình
ổn thị trường
- Chủ động chuẩn bị nguồn hàng để kịp thời tham gia
bán hàng, cung ứng hàng hóa khi có yêu cầu của Sở Công Thương, UBND các huyện, thị
xã, thành phố; được bán hàng và thu lợi nhuận với mức giá bình ổn (bằng hoặc thấp
hơn so với giá thị trường).
- Thực hiện việc điều chuyển hàng hóa đủ số lượng,
đúng chủng loại, chất lượng đến địa điểm bán hàng bình ổn trong vòng 24 giờ kể
từ khi có yêu cầu của Sở Công Thương để bán hàng phục vụ tiêu dùng, bình ổn thị
trường.
- Phối hợp thông tin với Sở Công Thương về tình
hình thị trường, trữ lượng hàng hóa dự trữ và giá cả các mặt hàng thiết yếu để
kịp thời báo cáo UBND tỉnh. Trường hợp có biến động giá các mặt hàng thiết yếu,
phối hợp thông tin về Sở Công Thương, Sở Tài chính để theo dõi.
- Tăng cường các kênh bán hàng trực tuyến: Hotline,
Zalo, Facebook,... để phục vụ người dân mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
- Khuyến khích thực hiện các hoạt động, hưởng ứng
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình Đưa hàng
Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo, các khu công nghiệp; các chương trình
khuyến mại giảm giá, kích cầu tiêu dùng,...
Trên cơ sở nội dung và nhiệm vụ được phân công tại
Kế hoạch này, các Sở, ngành: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông
vận tải; Cục Quản lý thị trường tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Ngân hàng Nhà nước -
chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp
tham gia bình ổn thị trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở: Công Thương, Tài chính, Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải;
- Các Cục: Quản lý thị trường tỉnh; Thống kê tỉnh;
- Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường
(giao Sở Công Thương sao gửi);
- Báo Quảng Ngãi, Đài PT-TH tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KTN.th968
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC, SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC
BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 218/KH-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
STT
|
Tên mặt hàng
|
ĐVT
|
Tổng
|
Công ty TNHH MTV
TM Sài Gòn - Quảng Ngãi
|
Chi nhánh Công ty
CP EB Hải Phòng tại Quảng Ngãi
|
Chi nhánh Quảng
Ngãi - Công ty CP dịch vụ thương mại tổng hợp Wincommerce
|
Công ty Cổ phần
Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi
|
Công ty CP Đường
Quảng Ngãi (Khả năng điều hàng trong ngày)
|
Lượng
|
Giá trị (đồng)
|
Lượng
|
Lượng
|
Lượng
|
Lượng
|
Lượng
|
1
|
Gạo
|
Tấn
|
27,1
|
586.595.900
|
20
|
2,1
|
5
|
|
|
2
|
Thịt gia súc
|
Kg
|
361.250
|
19.825.000.000
|
20.000
|
|
1.250
|
340.000
|
|
3
|
Thịt gia cầm
|
Kg
|
106.600
|
5.137.258.939
|
2.000,0
|
1.800
|
800
|
102.000
|
|
4
|
Trứng
|
Quả
|
359.000
|
887.700.000
|
30.000
|
|
5.000
|
324.000
|
|
5
|
Thủy hải sản
|
Kg
|
3.450
|
725.000.000
|
3.000
|
|
450
|
|
|
6
|
Rau củ quả
|
Kg
|
47.000
|
1.700.000.000
|
45.000
|
|
2.000,0
|
|
|
7
|
Mì tôm
|
Thùng
|
5.262,6
|
832.240.100
|
3.000
|
1.262,6
|
1.000,0
|
|
|
8
|
Muối ăn
|
Kg
|
2.156
|
20.401.900
|
1.500
|
556
|
100,0
|
|
|
9
|
Dầu ăn
|
Lít
|
39.401
|
2.534.954.600
|
35.000
|
2.401
|
2.000,0
|
|
|
10
|
Nước mắm
|
Lít
|
13.767
|
1.046.014.400
|
10.000
|
1.767
|
2.000,0
|
|
|
11
|
Đường
|
Tấn
|
8.258
|
108.158.023.700
|
20
|
2.238
|
1.000
|
|
5.000
|
12
|
Bột ngọt
|
Kg
|
8.222
|
496.188.600
|
5.000
|
1.222
|
2.000
|
|
|
13
|
Bánh kẹo
|
Thùng
|
49.155
|
13.444.572.100
|
5.000
|
1.155
|
1.000
|
|
42.000
|
Tổng giá trị
|
155.393.950.239
|
|
|
|
|
|
Thời gian điều hàng của 02 Siêu thị, cụ thể:
+ Công ty TNHH MTV TM Sài Gòn - Quảng Ngãi: Khả
năng điều chuyển hàng đối với các nhóm hàng: gạo, mì tôm, muối, dầu ăn, nước mắm,
đường, bột ngọt, bánh kẹo, rau củ quả (Đà Lạt) thực hiện trong vòng 48 - 72 giờ;
đối với nhóm hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm thực hiện trong ngày.
+ Chi nhánh Công ty CP EB Hải Phòng tại Quảng Ngãi:
Riêng các mặt hàng tươi sống (thịt lợn, thịt bò, thủy hải sản, rau củ quả) chỉ
bán trong ngày và phụ thuộc vào nhà cung cấp nên không có số liệu cụ thể.
PHỤ LỤC II
SẢN LƯỢNG XĂNG DẦU DỰ TRỮ PHỤC VỤ CÁC CÔNG TÁC BÌNH ỔN
THỊ TRƯỜNG TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 218/KH-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
Tên thương
nhân
Tên mặt
hàng
|
ĐVT
|
Tổng sản lượng
dự trữ
|
Công ty TNHH MTV
Xăng dầu Quảng Ngãi
|
Chi nhánh Công ty
CP Xăng dầu dầu khí PVOil miền Trung tại Quảng Ngãi
|
Công ty CP Xăng dầu
Thương mại Sông Trà
|
Công ty TNHH
Thương mại Vận tải Xăng dầu Vạn Lợi
|
Chi nhánh Công ty
CP Đầu tư Nam Phúc - Quảng Ngãi
|
Xăng
|
m3
|
10.681
|
7.581
|
1.000
|
850
|
1.150
|
100
|
Xăng RON 95-III
|
m3
|
|
4.719
|
300
|
350
|
1.000
|
55
|
Xăng E5 RON 92
|
m3
|
|
2.862
|
700
|
500
|
150
|
45
|
Dầu
|
m3
|
14.861
|
12.061
|
1.000
|
800
|
500
|
500
|
Dầu Diesel 0.05S
|
m3
|
|
12.061
|
1.000
|
800
|
500
|
500
|
* Sản lượng của các thương nhân đầu mối, thương
nhân phân phối xăng dầu có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi