Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 133/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Xuân Việt
Ngày ban hành: 16/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 133/KH-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020.

Thực hiện Quyết định 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

Cụ thể hóa Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 nhằm quản lý hoạt động giết mổ gia súc gia cầm cung cấp thịt gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

2. Yêu cầu:

- Xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của thành phố đảm bảo quản lý được 85-90% số lượng động vật giết mổ trên địa bàn.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm soát giết mổ, đảm bảo kiểm soát cơ bản động vật, sản phẩm động vật trước và sau giết mổ;

- Hình thành các chuỗi liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, tập trung hiện có trên địa bàn Thành phố.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giết mổ gia súc, gia cầm đã được UBND Thành phố phê duyệt.

- Phấn đấu đến năm 2015 có thêm 16 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung mới đi vào hoạt động; trong đó ở mỗi huyện giáp ranh với các tỉnh xung quanh có ít nhất từ 1 đến 2 cơ sở.

- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng các cơ sở giết mổ theo quy hoạch và kiểm soát được 100% số lượng thực phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ. Gắn kết các vùng chăn nuôi tập trung với các cơ sở giết mổ và mạng lưới phân phối thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

II. Nội dung và giải pháp thực hiện:

1. Công bố quy hoạch hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được ban hành tại Quyết định 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội.

2. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020; các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp, bán công nghiệp.

3. Rà soát các cơ chế chính sách của Trung ương, Thành phố để xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, để triển khai.

4. Xây dựng quy chế phối hợp quản lý công tác vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành.

5. Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước làm công tác quản lý giết mổ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện quy hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết quá trình triển khai quy hoạch, đánh giá những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục.

6. Xây dựng thành công mô hình thí điểm quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố.

7. Tập trung các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ tập trung hiện đang hoạt động, đảm bảo đạt 80-90% công suất thiết kế; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt.

8. Ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch, phấn đấu:

- Hoàn thành xây dựng Kế hoạch trong năm 2013;

- Lựa chọn địa điểm xây dựng 16 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung xong trước tháng 6 năm 2014;

- Tổ chức kêu gọi nhà đầu tư, hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư xong trước tháng 12 năm 2014;

- Tổ chức xây dựng và đưa cơ sở giết mổ đi vào hoạt động xong trước tháng 9 năm 2015.

III. Tổ chức thực hiện:

1. UBND các huyện, thị xã:

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp, bán công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng cấp huyện.

- Chủ trì phối hợp với các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Công Thương, Công an Thành phố, chủ các cơ sở giết mổ hiện đang hoạt động lập Phương án nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ; quản lý chặt chẽ việc giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định.

- Ban hành kế hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn huyện theo quy hoạch, trong đó nêu rõ lộ trình, phương án thực hiện việc xóa bỏ, di dời các hộ, điểm, cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.

- Phối hợp, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các dự án giết mổ trên địa bàn huyện, đôn đốc triển khai các dự án do huyện làm chủ đầu tư đảm bảo đáp ứng được tiến độ, thời gian quy định.

- UBND huyện Đan Phượng: hoàn chỉnh Phương án xây dựng mô hình thí điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn trình UBND Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành và đưa cơ sở vào hoạt động có hiệu quả trong năm 2013, tổ chức hội nghị Tổng kết mô hình thí điểm báo cáo UBND Thành phố nhân rộng mô hình.

2. Các sở ngành Thành phố.

2.1. Sở Nông nghiệp & PTNT (cơ quan thường trực).

- Tổ chức công bố rộng rãi Quy hoạch; tổ chức thông tin, tuyên truyền về Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020; các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp, bán công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và Thành phố; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh gia súc gia cầm về các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ, bảo quản, chế biến, kinh doanh gia súc gia cầm.

- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước làm công tác quản lý giết mổ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện quy hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết quá trình triển khai quy hoạch, đánh giá những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục - Phối hợp với UBND các huyện.

- Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã lập Kế hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố; Phương án quản lý giết mổ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ hiện có trên địa bàn.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành Thành phố đôn đốc hoàn thiện các dự án xây dựng cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung đã và đang triển khai trước thời điểm có hiệu lực của Quyết định số: 37/2012/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 về việc giao Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.

- Nghiên cứu, đề xuất với UBND Thành phố ban hành Xây dựng quy chế phối hợp quản lý công tác vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng thí điểm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn từ chăn nuôi - thu gom - giết mổ - chế biến - bảo quản - tiêu thụ thực phẩm.

- Chủ trì phối hợp các Sở ngành liên quan thẩm định đánh giá, xếp loại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường được áp dụng hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y bố trí đủ lực lượng, phương tiện để kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố theo quy định hiện hành.

- Giới thiệu và quảng bá các cơ sở thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm. Phối hợp hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp trong việc tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, cộng đồng dân cư. Từng bước tổ chức xúc tiến tiêu thụ thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm thông qua sàn giao dịch nông sản - thực phẩm.

2.2. Sở Công thương

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc hoàn thiện các dự án xây dựng cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung đã và đang triển khai trước thời điểm có hiệu lực của Quyết định số: 37/2012/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 về việc giao Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, tiêu thụ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn Thành phố, xử lý các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã lập Kế hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố; Phương án quản lý giết mổ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ hiện có trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố về kiểm tra công tác vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.

2.3. Công an Thành phố

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã lập phương án quản lý giết mổ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giết mổ hiện có trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan liên ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn Thành phố, xử lý những trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã tổ chức và chỉ đạo trong toàn hệ thống Công an kiểm tra, xử lý các điểm, hộ, cơ sở giết mổ trái phép, phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái với quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố về kiểm tra công tác vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở giết mổ tập trung, đảm bảo an ninh trật tự trong thực hiện xử lý vi phạm.

2.4. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện công tác quản lý Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tham mưu trình UBND Thành phố đưa vào kế hoạch ATTP hàng năm chỉ tiêu phấn đấu 100% bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn hợp đồng sử dụng thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến đảm bảo ATTP, hoặc có nguồn gốc từ mạng lưới phân phối, kinh doanh sản phẩm gia súc gia cầm đảm bảo ATTP.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm không đảm bảo an toàn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn dân về vấn đề an toàn thực phẩm.

2.5. Sở Quy hoạch Kiến trúc: chủ động phối hợp với các huyện, thị xã, các doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến để giới thiệu địa điểm xây dựng, hướng dẫn và giải quyết các nội dung liên quan về quy hoạch kiến trúc.

2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã làm các thủ tục, hồ sơ thu hồi đất để xây dựng cơ sở giết mổ theo quy định.

- Hướng dẫn các cơ sở giết mổ xây dựng các công trình xử lý chất thải, môi trường đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

2.7. Các Sở, ngành có liên quan của Thành phố: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch, Kế hoạch của UBND Thành phố về quản lý giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.

3. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giết mổ

- Lập phương án sản xuất, xây dựng, có thiết kế cụ thể để trình các cơ quan liên quan xem xét, thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện.

- Các chủ cơ sở giết mổ phải tuân thủ các quy định, quy trình của nhà nước trong hoạt động giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;(để báo cáo)
- Các đồng chí PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ngành TP;
- UBND các huyện, thị xã;
- VP UBND TP: CVP, các PVP. NNNT. VX. CT. TNMT. TH;
- Lưu VT, NNNT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Việt

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 133/KH-UBND ngày 16/08/2013 về thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.093

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.82.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!