Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 110/KH-UBND đề án phát triển du lịch Đồng Tháp 2015 2020

Số hiệu: 110/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Trần Thị Thái
Ngày ban hành: 04/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 04 tháng 6 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

A. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP

1. Những kết quả đạt được:

- Trong thời gian gần đây Du lịch Đồng Tháp bước đầu có khởi sắc. Cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch với qui mô ngày càng mở rộng nhất là loại hình dịch vụ lưu trú du lịch. Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 82 khách sạn và nhà nghỉ đang hoạt động với tổng số 1.364 phòng. Trong đó, có 38 cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách.

- Sản phẩm du lịch phong phú hơn. Đã xây dựng được sản phẩm theo chuyên đề, theo mùa như: Chương trình du lịch sắc Xuân Đồng Tháp gắn với tham quan Làng hoa Sa Đéc và Quít hồng Lai Vung, Chương trình du lịch trải nghiệm mùa nước nổi gắn với tham quan sinh cảnh Vườn quốc gia Tràm chim kết hợp trải nghiệm cuộc sống ngư dân vùng Đồng Tháp Mười, Chương trình du lịch mỗi ngày một nghề gắn với nghề làm nem Lai Vung, nghề gạch gốm Châu Thành và thu hoạch ruộng ấu ở Lấp Vò.

- Hình ảnh du lịch của Đồng Tháp được cải thiện. Từ chỗ chưa có tên trên bản đồ du lịch Quốc gia, nay đã có nhiều công ty du lịch, hãng lữ hành quan tâm tìm hiểu, xây dựng tour để chào bán, đưa khách về tham quan, khám phá và trải nghiệm.

- Môi trường đầu tư du lịch Đồng Tháp được cải thiện. Đã có một số nhà đầu tư chú ý tìm hiểu đầu tư du lịch Đồng Tháp như Công ty Cổ phần dịch vụ Du lịch Thương mại TST - TP.HCM, Công ty CP Tập đoàn Sao Mai - An Giang, Công ty TNHH MTV Hùng Cá,...

- Ba năm qua ngành du lịch tỉnh phát triển với nhịp độ khá. Lượng khách tăng bình quân 12%/năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 20%/năm. Năm 2014, du lịch Đồng Tháp đưa đón 1,856 triệu lượt khách, đạt doanh thu 318,16 tỷ đồng.

2. Những tồn tại, khó khăn:

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch yếu kém, nhất là hệ thống đường giao thông dẫn vào các khu, điểm du lịch chưa thuận tiện cho xe vận chuyển khách đạt chuẩn du lịch nhiều chỗ ngồi.

- Sản phẩm du lịch đơn điệu, thô sơ, trùng lắp, chất lượng dịch vụ thấp, chưa có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm, mua sắm để tạo cảm giác hứng thú, hấp dẫn, giữ chân du khách lưu lại vài ngày.

- Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề của lao động ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên và phục vụ khách du lịch chưa được đào tạo kỹ lưỡng, sự am hiểu về du lịch chưa được sâu, bộc lộ nhiều yếu kém trong cung cách phục vụ và quảng bá du lịch.

- Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch thiếu ấn tượng, hiệu quả chưa cao.

- Nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch còn hạn chế, dàn trải, thiếu đồng bộ; mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn thấp, chủ yếu mang tính tự phát.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch có lúc, có nơi, có việc còn hạn chế.

- Hiệu quả kinh doanh du lịch không cao. Thời gian lưu lại của du khách ngắn, khoảng 1,1 ngày; chi tiêu bình quân của du khách thấp, khoảng 170.000 đồng/khách.

B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Nhằm khai thác tiềm năng, khắc phục những điểm tồn tại hạn chế, đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới, Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua Nghị quyết số 33/2014/NQ-HĐND, ngày 05 tháng 12 năm 2014; Ủy ban nhân dân Tỉnh Quyết định số 03/QĐ-UBND-HC ngày 15/01/2015 về việc ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020.

Kế hoạch này cụ thể hóa thực hiện Đề án trên với các nội dung như sau:

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Mục đích:

- Triển khai đến các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và nhân dân nội dung Đề án phát triển du lịch của tỉnh, từ đó nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao, phát huy tinh thần chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trong việc tham gia phát triển du lịch Đồng Tháp.

- Tập trung các giải pháp hiệu quả, có tính đột phá nhằm thực hiện thắng lợi Đề án phát triển du lịch của tỉnh ngay trong năm đầu tiên 2015, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo (2016 – 2020).

2. Yêu cầu:

- Đề án phải được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng chủ đề “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”.

- Mọi tổ chức, cá nhân phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ của mình trong định hướng phát triển du lịch chung của tỉnh, xây dựng kế hoạch cụ thể hóa, tập trung giải quyết có hiệu quả các giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch này, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đơn vị được phân công, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020.

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Định hình mô hình phát triển của du lịch Đồng Tháp với các nét văn hóa, lợi thế đặc trưng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm với từng định vị rõ ràng. Qua đó, tạo nên một bức tranh du lịch Đồng Tháp hoàn thiện và khác biệt, không trùng lặp với các địa phương khác.

- Đến năm 2020: vươn lên tốp đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về lượt khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và tổng doanh thu từ du lịch. Phát triển du lịch Đồng Tháp trở thành 1 trong 3 điểm đến hấp dẫn nhất khu vực ĐBSCL, là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2020:

- Thu hút 3,5 triệu lượt khách, tăng gấp đôi so với năm 2014.

- Nâng thời gian lưu trú bình quân từ 1,1 ngày (năm 2014) lên 1,5 ngày vào năm 2020.

- Nâng chi tiêu bình quân 170.000 đồng/du khách (năm 2014) lên 285.000 đồng vào năm 2020.

- Doanh thu đạt 900 – 1000 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2014.

- Năm 2015, đạt 2.100.000 khách, tăng 13,15% (trong đó có 50.000 khách quốc tế, 550.000 khách du lịch nội địa, 1.500.000 khách tham quan hành hương); tổng doanh thu đạt 360 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2014.

- Giải quyết việc làm cho người dân địa phương, tạo thu nhập ổn định. Phấn đấu tạo việc làm cho 10.000 - 20.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp 2.000 người, lao động gián tiếp là 8.000 - 10.000 người.

III. Giải pháp trọng tâm:

1. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông phục vụ phát triển du lịch:

- Tổng rà soát hệ thống cơ sở vật chất du lịch để đầu tư xây dựng có trọng điểm nhằm đa dạng hóa hệ thống các tour, tuyến, điểm du lịch. Bổ sung và nâng cấp các tuyến đường huyết mạch kết nối tuyến điểm: Quốc lộ 30; tuyến đường Tân Nghĩa – Gáo Giồng; Tỉnh lộ 850 nối cồn Bình Thạnh với Khu di tích Xẻo Quít; phà Chợ Vàm; đường nối N2 – Gò Tháp; đê bao khu vực Đồng Sen Tháp Mười; tuyến du lịch đường thủy xuyên cồn Tân Thuận Tây ra sông Tiền.

- Quy hoạch các địa điểm phát triển du lịch, trạm dừng chân, khu dịch vụ vui chơi giải trí phức hợp, các tuyến điểm cho dịch vụ du lịch đường sông như Khu du lịch và nghỉ dưỡng 4 - 5 sao tại phường 6, TP. Cao Lãnh; Khu du lịch sinh thái “Ngôi làng Nam bộ tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh; Khu tổ hợp thương mại, nhà hàng, khách sạn 4 sao tại TP. Sa Đéc ...

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất du lịch (bến đỗ, hạ tầng, phương tiện...); xúc tiến xây dựng các bến tàu, phương tiện vận chuyển du lịch đường sông ở 2 thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc nhằm phục vụ phát triển các dịch vụ du lịch trên sông, đặc biệt phát huy thế mạnh tuyến du lịch đường thuỷ dọc sông Mê – Kông qua địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, triển khai thực hiện phương án hình thành tuyến xe buýt du lịch (bus tour) kết nối các tuyến điểm du lịch trọng điểm của Đồng Tháp.

- Thử nghiệm khôi phục một số phương tiện vận tải hành khách truyền thống để phục vụ du khách như: xích lô, xe lôi, xe ngựa hoặc thí điểm xe điện năng lượng mặt trời phù hợp với tiêu chuẩn du lịch xanh và đô thị sinh thái tại các thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc và một số tuyến điểm có nhu cầu và đủ điều kiện về hạ tầng để triển khai thực hiện.

- Năm 2015, tập trung xây dựng hạ tầng làm xanh – sạch – đẹp các khu điểm du lịch trọng điểm của Tỉnh gồm: Khu Di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu Di tích Xẻo Quít, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.

2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch Đồng Tháp:

- Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như báo, đài, cổng thông tin điện tử, website du lịch, xây dựng chuyên mục du lịch, các video clip, các ứng dụng di động...; khai thác triệt để mặt tích cực của Internet và mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao hình ảnh của Tỉnh nói chung, du lịch Đồng Tháp nói riêng.

- Kết hợp chặt chẽ truyền thông hiện đại với các phương pháp truyền thông truyền thống như cổ động trực quan, sáng tác biểu diễn nghệ thuật, thực hiện các buổi nói chuyện chuyên đề, thực hiện các CD tuyển chọn và sáng tác những ca khúc hay về đất và người Đồng Tháp… để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ quản lý và quần chúng nhân dân về vai trò của du lịch và ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án phát triển du lịch đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Bổ sung giải pháp tuyên truyền phi truyền thống như in ấn, đặt logo du lịch, biểu tượng bé sen… trên các sơ mi, giấy tờ hành chính, hóa đơn giao dịch, thiết bị văn phòng, tranh ảnh trang trí trong công sở, nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm đông người… để tuyên truyền thương hiệu du lịch “Đồng Tháp – thuần khiết như hồn sen”. Thực hiện việc liên kết tuyên truyền chéo giữa các khu điểm du lịch, nhà hàng khách sạn, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với nhau để tạo hiệu ứng lan tỏa rộng nhất.

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2020 đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1164/QĐ-UBND-HC ngày 18/11/2014. Lồng ghép tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với các sự kiện văn hoá, thể thao, hội nghị, hội thảo, các hội chợ triển lãm; tạo dựng biểu tượng Bé Sen trên các sản phẩm du lịch gắn với các nội dung quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh; thúc đẩy xây dựng thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”,… nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch Đồng Tháp đến với du khách trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú tham dự các sự kiện du lịch của quốc gia, khu vực hoặc của ngành tối thiểu 02 lần/năm để giới thiệu sản phẩm du lịch của địa phương, đơn vị, tạo sự liên kết chặt chẽ với các Công ty Du lịch – Lữ hành của các địa phương khác, liên kết đưa khách về Đồng Tháp và đầu tư khai thác dịch vụ tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các ấn phẩm du lịch; xây dựng các bảng quảng cáo tấm lớn tại các sân bay Hà Nội, Đà nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; các bảng chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch (tấm lớn) tại các nút giao thông vị trí tiếp giáp giữa Đồng Tháp với các tỉnh bạn nhằm tạo điều kiện cho du khách dễ dàng nhận biết, di chuyển đến các điểm tham quan du lịch. Làm mới các biển, bảng chỉ dẫn cho khách du lịch trong các khu, điểm du lịch.

- Tổ chức các Đoàn Famtrip, các đoàn phóng viên báo chí, cơ quan truyền thông trong và ngoài nước để khảo sát, trãi nghiệm để giới thiệu sản phẩm và truyền thông giới thiệu, nâng cao hình ảnh du lịch tỉnh Đồng Tháp.

- Năm 2015, tham gia sự kiện du lịch Quốc tế tại Hà Nội gắn với giới thiệu tiềm năng, sản phẩm và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tỉnh; tổ chức ngày hội du lịch tỉnh Đồng Tháp 2015 tại Vườn quốc gia Tràm Chim để quảng bá điểm đến Đồng Tháp gắn với thu hút du khách, tạo sự quan tâm của giới truyền thông và quảng bá tiềm năng, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

- Xây dựng, đưa vào triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh gắn với Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đồng bằng sông Cửu Long đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 01 năm 2015.

- Tổ chức Hội thi thiết kế mẫu hàng lưu niệm, quà tặng du lịch Đồng Tháp; triển khai rộng rãi gian hàng quà tặng, khu mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, trạm dừng chân, trung tâm thương mại trên địa bàn Tỉnh.

- Tổ chức triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam – Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”.

- Lập các quầy thông tin du lịch ở những điểm công cộng đông người. Trước hết là trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, sau đó tổng kết, nhân rộng các địa bàn là cửa ngõ chính đón khách du lịch của tỉnh như Tháp Mười, huyện Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc.

3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

- Xây dựng, triển khai Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch tỉnh. Phối hợp với Trường Đại học Đồng Tháp, các trường đào tạo nghề du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu tổ chức các khóa bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nhằm chuẩn hóa đội ngũ theo hướng chuyên nghiệp, đạt chuẩn nghề. Đối tượng bồi dưỡng gồm: đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý; người lao động trực tiếp phục vụ; người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch.

- Tập trung bồi dưỡng kiến thức tiếng Anh và một số tiếng nước ngoài khác được xác định là địa bàn khách trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.

- Tổ chức các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm về phát triển du lịch tại các vùng miền ở trong nước và một số nước có ngành du lịch phát triển mạnh.

- Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, chuyển mạnh sang đào tạo theo địa chỉ, đào tạo đồng bộ ê kíp phục vụ, gắn nghiên cứu xây dựng sản phẩm, đào tạo nhân sự phục vụ với chuyển giao khai thác.

- Tổ chức thí điểm thuê chuyên gia có kinh nghiệm quản lý du lịch để tổ chức quản lý, điều hành hoạt động ở một vài khu, điểm du lịch trong tỉnh nhằm rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình quản lý trong thời gian tới.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho người dân, nhất là người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch như: Gò Tháp, Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt, làng hoa kiểng Sa Đéc…tạo ấn tượng đẹp với du khách khi đến tham quan, trãi nghiệm.

4. Nhóm giải pháp về xã hội hóa, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch:

- Chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nhân.

- Nghiên cứu đổi mới mô hình và cơ chế quản lý tại các khu, điểm du lịch với các hình thức như cổ phần hóa hoặc thuê khung quản lý khoán doanh thu. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, có hiệu quả. Tăng cường công tác tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp mở rộng môi trường sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ đào tạo, trang bị kiến thức về kinh tế, kỹ thuật quản lý doanh nghiệp cho doanh nhân trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực phát triển, nhất là trong việc thực hiện các dự án, công trình theo hình thức hợp tác công – tư (PPP)

- Lập danh mục, đưa vào kêu gọi xã hội hóa đầu tư các dự án dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm (Danh mục kèm theo)

5. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác quản lý, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động chỉ đạo, điều hành:

- Thực hiện công khai, minh bạch về định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch phát triển và bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư, giảm rủi ro kinh doanh cho doanh nhân.

- Đổi mới hoạt động chỉ đạo và điều hành theo hướng linh hoạt, sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm. Chỉ đạo cải thiện môi trường du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng đón và phục vụ khách tại những khu du lịch trọng điểm, tạo lập môi trường du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện với du khách trong và ngoài nước, duy trì trật tự và không gian lành mạnh tại các điểm tham quan.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính: xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên du lịch, cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở ăn uống và cơ sở mua sắm, phương tiện vận chuyển khách du lịch, phần mềm khai báo tạm trú đối với khách lưu trú, mua tour, đặt phòng... Tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp và du khách.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là vốn đầu tư của ngân sách. Kịp thời phát hiện, xử lý, uốn nắn sai phạm đảm bảo thực hiện đúng tinh thần Đề án đã phê duyệt.

6. Giải pháp về vốn thực hiện Đề án:

Tổng vốn thực hiện: 3.258,635 tỉ đồng.

a) Kính phí thuộc Đề án du lịch: 495,335 tỉ đồng. Chia ra:

- Vốn ngân sách tỉnh: 191,360 tỉ đồng, trong đó:

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 112,300 tỉ đồng.

+ Vốn sự nghiệp: 79,060 tỉ đồng

- Vốn xã hội hóa: 152,900 tỉ đồng.

- Trượt giá của đề án toàn giai đoạn 2016-2020: 151,075 tỉ đồng

b) Vốn Trung ương hỗ trợ từ các chương trình quốc gia về phát triển văn hóa, du lịch: 353,3 tỉ đồng (5 công trình).

c) Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ: 10 tỷ đồng.

d) Vốn các dự án đầu tư khác: 2.400 tỉ đồng (bao gồm: Dự án ngôi làng Nam bộ 1.000 tỉ đồng; Khu du lịch và nghỉ dưỡng Sao Mai, Phường 6, TP. Cao Lãnh 1.000 tỉ đồng; Khu tổ hợp thương mại, nhà hàng, khách sạn 4 sao, TP. Sa Đéc 400 tỷ đồng).

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Ban chỉ đạo Đề án (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch/Thường trực Ban Chỉ đạo):

- Chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động giữa các Sở, ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án.

- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án ở các địa phương, đơn vị.

2. Các Sở, ngành tỉnh: Căn cứ chức năng, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mình phụ trách đề ra tại Kế hoạch này; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thường xuyên tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo các giải pháp thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ vào nội dung Kế hoạch này xây dựng đề án, chương trình hoặc kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương.

4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất hành động, triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020.

5. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: tích cực phối hợp trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; chủ động tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp, hình ảnh du lịch của tỉnh đến với khách du lịch trong và ngoài nước; chủ động xây dựng thương hiệu, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá, giới thiệu các dịch vụ đến các thị trường, du khách trong và ngoài tỉnh; thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo được những kỹ năng cơ bản về du lịch để phục vụ cho du khách.

6. Phân công thực hiện một số trọng tâm của Đề án:

- Bảng phân công kèm theo.

- Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc các ngành, các địa phương huyện, thị, thành kịp thời báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020 để xem xét, giải quyết.

7. Chế độ thông tin, báo cáo:

- Các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua Thường thực Ban Chỉ đạo Đề án (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Thời gian các đơn vị gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15 của tháng cuối quí (bằng văn bản và gửi qua hộp thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]; ĐT: 0673851869; Fax: 3851887) để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- TT/TU, TT/HĐND, TT/MTTQ tỉnh;
- CT, các PCT/UBND tỉnh;
- Ban chỉ đạo Đề án;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Doanh nghiệp du lịch;
- LĐ VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC/VX.VD.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thái

 

SỐ LƯỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU DU LỊCH

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện

Kế hoạch

2011

2014

2015

2020

1

Tổng lượt khách

Lượt

1,313,834

1,855,921

2,100,000

3,500,000

a

Khách du lịch nội địa

"

290,673

455,643

550,000

1,200,000

b

Khách du lịch quốc tế

"

27,727

45,093

50,000

100,000

c

Khách tham quan hành hương

"

995,434

1,355,185

1,500,000

2,200,000

2

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

Tỷ đồng

162

318.16

360

1000

 

Trong đó:

doanh thu dịch vụ du lịch

"

110,982

176,757

200

500

3

Thời gian lưu trú bình quân

Ngày

1.2

1.2

1.3

1.5

4

Chi tiêu bình quân

VNĐ

125,000

171,000

171,000

285,000

5

Công suất sử dụng phòng khách sạn

%

52

55

55

60

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 110/KH-UBND ngày 04/06/2015 thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.495

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.0.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!