ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
2241/UB-NC
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 1990
|
HƯỚNG DẪN
THỰC
HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ THEO PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ PHÁP LỆNH TRỌNG
TÀI KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Căn cứ pháp
lệnh hợp đồng kinh tế (HĐKT) ngày 25/9/1989 và pháp
lệnh trọng tài kinh tế (TTKT) ngày 10/1/1990 của Hội đồng Nhà nước, đồng thời căn
cứ nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 1 năm 1990 và quyết định số 18/HĐBT ngày
16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hướng
dẫn một số điểm sau đây :
1/ Về thời điểm áp dụng
pháplệnh HĐKT trong ký kết HĐKT và giải quyết tranh chấp :
1.-Tuy pháp lệnh HĐKT ký ngày
25/9/1989 nhưng đến ngày 16/1/1990 Hội đồng Bộ trưởng mới ban hành nghị định
quy định chi tiết thi hành pháp lệnh. Do đó, kể từ thời điểm 16/1/1990, mọi cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đều phải ký kết và thực
hiện HĐKT theo pháp lệnh HĐKT. Những HĐKT đã ký trước và đến thời điểm
16/1/1990 vẫn chưa hết hiệu lực thì các bên tùy trường hợp mà giải quyết như
sau :
- Nếu tiếp tục thực hiện, phải
sửa đổi, bổ sung theo pháp lệnh.
- Nếu không thể sửa đổi, bổ sung
theo pháp lệnh, hai bên phải thanh lý HĐKT để giải quyết các hậu quả phát sinh
và kết thúc hợp đồng.
1.2- Về áp dụng pháp luật để
giải quyết tranh chấp, đối với những hợp đồng hết hiệu lực vào thời điểm
16/1/1990 và trước đó, TTKT giải quyết theo quy định cũ về HĐKT và TTKT. Nhưng
HĐKT hết hiệu lực sau thời điểm trên, dù hai bên có sửa đổi, bổ sung theo pháp
lệnh hay không, TTKT vẫn giải quyết theo quy định mới tại pháp lệnh HĐKT và
TTKT.
2/ Một số điểm cần lưu ý khi
ký kết hợp đồng theo pháp lệnh HĐKT.
2.1- Từ nay, người có thẩm quyền
đương nhiên đại diện ký vào HĐKT là thủ trưởng. Phó thủ trưởng và các cán bộ,
nhân viên thừa hành có giấy ủy quyền hợp lệ của thủ trưởng mới được thay thủ
trưởng ký kết HĐKT. Đối với HĐKT theo chỉ tiêu pháp lệnh thì thủ trưởng chỉ ủy
quyền cho phó thủ trưởng, không được ủy quyền cho cán bộ, nhân viên khác.
Trường hợp thủ trưởng giao cho đơn vị trực thuộc (hạch toán nội bộ, báo sổ)
thực hiện hợp đồng thì phải thường xuyên kiểm soát việc thực hiện này. Mọi hành
vi và mọi sự thỏa thuận của đơn vị trực thuộc với bên ký kết hợp đồng để thực
hiện hợp đồng đã ký đều được coi là hành vi và sự thỏa thuận của chính thủ
trưởng.
Người đứng tên đăng ký kinh
doanh làm giấy ủy quyền cho người khác ký thay phải qua thủ tục công chứng và
phải chịu trách nhiệm như chính mình ký.
2.2- Mỗi bên chỉ cần 1 đại diện
để ký HĐKT. HĐKT không bắt buộc phải có chữ ký của kế toán trưởng. Cơ quan đơn
vị, tổ chức nào yêu cầu kế toán trưởng của mình ký vào HĐKT là việc nội bộ của
cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
2.3- HĐKT theo chỉ tiêu pháp
lệnh có vị trí đặc thù trong chế độ HĐKT. Do đó Nhà nước quy định HĐKT theo chỉ
tiêu pháp lệnh có một số điểm khác với HĐKT khác. Vì vậy, khi ký kết và thực
hiện HĐKT loại này, 2 bên phải áp dụng quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của
Hội đồng Bộ trưởng. Những điểm không quy định tại quyết định trên thì áp dụng
theo pháp lệnh HĐKT.
3/ Về ký kết, thực hiện, kiểm
tra xử lý HĐKTvô hiệu.
3.1- Theo điều 8 và điều 39 của
pháp lệnh HĐKT, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không được phép ký kết và thực
hiện hoặc người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hay có hành vi lừa đảo. Hợp đồng
vô hiệu được xử lý theo thể thức riêng và không được giải quyết theo chế độ
trách nhiệm tài sản như các HĐKT khác. Mỗi bên ký hợp đồng vô hiệu đều phải
gánh chịu thiệt hại phát sinh nếu có.
3.2- TTKT được giao trách nhiệm
và có thẩm quyền kiểm tra, kết luận và xử lý HĐKT vô hiệu.
3.3- Các cá nhân ký HĐKT bị coi
là vô hiệu hoặc có ý thực hiện các hợp đồng này, tùy mức độ và tính chất vi
phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm cá nhân (hành chánh, dân sự, hình sự).
4/ Về biện pháp bảo đảm thực
hiện HĐKT :
4.1- Theo điều 10 của pháp lệnh
HĐKT, khi ký HĐKT, mỗi bên phải căn cứ vào khả năng phát triển sản xuất kinh
doanh, chức năng hoạt động kinh tế của mình, tính hợp pháp các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của bên cùng ký hợp đồng. Do đó,
khi xảy ra tranh chấp, vi phạm, các bên không thể viện dẫn rằng mình không nắm
được tính hợp pháp của hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng bảo đảm tài
sản của mỗi bên. Vì vậy việc các bên ký hợp đồng áp dụng các biện pháp bảo đảm
thực hiện HĐKT đối với nhau như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh theo điều 5 của
pháp lệnh HĐKT và điều 2 của nghị định số 17/HĐBT là cần thiết, nhưng phải đúng
quy định.
4.2- Các biện pháp trên phải
được thỏa thuận bằng văn bản riêng và phải có sự xác nhận của cơ quan công
chứng. Nơi nào chưa có cơ quan này hoặc do trở ngại đường xá, sợ trễ hạn hợp
đồng thì lấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cho đăng ký kinh doanh.
4.3- Việc xử lý tài sản thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh khi có tranh chấp, vi phạm thuộc thẩm quyền của TTKT.
5/ Về chế độ trách nhiệm tài
sản.
5.1- Theo điều 22 của pháp lệnh
HĐKT, nếu 1 bên có khó khăn có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng đã ký thì phải
thông báo ngay cho bên kia biết, đồng thời phải tìm mọi biện pháp khắc phục.
Bên nhận được thông báo có trách nhiệm tùy theo khả năng của mình góp phần khắc
phục khó khăn và hạn chế thiệt hại đang hoặc có thể xảy ra.
Những công việc trên đều được
xem xét trong khi phân xử trách nhiệm tài sản, do đó, các bên phải chú ý và đủ
bằng chứng (văn bản, biên bản, xác nhận, chứng từ,… khách quan, hợp lệ) về việc
mình đã tiến hành những công việc đó như thế nào.
5.2- Khi xảy ra vi phạm HĐKT,
bên bị vi phạm có quyền gởi văn bản cho bên vi phạm đòi tiền phạt và yêu cầu
bồi thường, bên vi phạm phải có trách nhiệm đáp ứng theo quy định từ điều 29
đến điều 41 của pháp lệnh HĐKT.
5.3- Trường hợp các bên không tự
thỏa thuận được về phân xử trách nhiệm tài sản thì khiếu nại ngay đến TTKT.
5.4- Khi 1 trong các bên ký HĐKT
phải giải thể hoặc ngừng hoạt động thì phải thông báo cho bên cùng ký kết trước
30 ngày, đồng thời tiến hành thanh lý HĐKT :
Trường hợp 1 bên bị giải thể mà
không thông báo cho bên cùng ký kết để thanh lý hợp đồng thì cơ quan ra quyết
định giải thể hoặc cơ quan quản lý cấp trên của bên bị giải thể, hoặc ngừng
hoạt động chịu trách nhiệm thanh lý hợp đồng và giải quyết hậu quả như quy định
tại điều 25 của pháp lệnh HĐKT, điều 16, 17 và 18 của nghị định số 17/HĐBT và
thông tư số 13/TCĐN ngày 11 tháng 5 năm 1989 của Bộ Tài chánh hướng dẫn thanh
toán nợ theo chỉ thị 90/CT ngày 20/4/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
6/ Một số điểm lien quan đến
tố tụng TTKT.
6.1- Các bên có quyền tự thương
lượng để thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phát sinh trước khi khiếu nại đến
TTKT. Đồng thời, các bên cũng có quyền khiếu nại đến TTKT mà không cần thương
lượng tự giải quyết trước.
Thời hạn có quyền yêu cầu giải
quyết là 6 tháng. Kể từ ngày xảy ra vi phạm HĐKT hoặc từ ngày một bên cho là đã
có vi phạm. Do thời gian tự giải quyết được tính vào thời hạn khiếu nại, các
bên phải khẩn trương để tránh quá thời hạn khiếu nại. Đối với những vụ khiếu
nại quá hạn, Chủ tịch TTKT xem xét và quyết định để vừa bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các bên, vừa đúng pháp luật.
6.2- Đơn khiếu nại phải ghi rõ
địa chỉ và số điện thoại của 2 bên, trình bày rõ quá trình ký kết, thực hiện
HĐKT, những việc đã làm sau khi xảy ra tranh chấp, vi phạm và nêu rõ các yêu
cầu bằng số liệu và chi tiết cụ thể.
Đơn khiếu nại phải kèm theo bản
sao y của bản HĐKT đang tranh chấp cùng toàn bộ chứng từ, văn bản, tài liệu có
liên quan.
Thời hạn giải quyết tranh chấp,
xử lý vi phạm được quy định tại điều 23 và điều 24 của pháp lệnh TTKT. Nếu hồ
sơ khiếu nại không đầy đủ, TTKT chỉ chấp nhận giải quyết kể từ ngày có đủ hồ
sơ, lấy ngày đo để tính thời hạn giải quyết tranh chấp. Hậu quả của thời gian
chậm trễ do hồ sơ không đầy đủ do bên khiếu nại gánh chịu.
6.3- Lệ phí TTKT được áp dụng
theo chỉ thị số 44/TT-PC ngày 26/2/1990 của Chủ tịch TTKT Nhà nước, cụ thể từ
0,5 đến 3% giá trị phần HĐKT có tranh chấp; đối với HĐKT có 1 bên là người nước
ngoài thì thu từ 3 đến 4% giá trị phần HĐKT có tranh chấp.
Để đáp ứng các chi phí điều tra
và thụ lý hồ sơ ban đầu, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân khiếu nại phải nộp
1 khoản dự phí là : 50.000đ đối với các HĐKT có trị giá dưới 50.000.000đ,
100.000đ đối với các HĐKT có trị giá tứ 50.000.000đ đến dưới 100.000.000đ và
200.000đ đối với các HĐKTcó trị giá từ 100.000.000đ trở lên.
Số dự phí này sẽ được hoàn trả
nếu bên khiếu nại không phải nộp lệ phí theo quyết định xét xử của TTKT. Nếu
bên khiếu nại rút đơn sẽ không được hoàn trả số dự phí này.
6.4- Theo điều 5 của pháp lệnh
TTKT, các bên có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các
luật sư tham gia tố tụng phải có giấy giới thiệu chính thức của đoàn luật sư.
Luật sư tham gia với tư cách thành viên, hoặc với tư cách đại diện được ủy
quyền của một trong 2 bên tranh chấp. Trong trường hợp là thành viên của 1 bên,
luật sư phải được đại diện chính thức hợp lệ của bên đó đồng ý mới được phát
biểu và được ghi vào biên bản giải quyết như ý kiến chính thức của bên đó.
Trong trường hợp là đại diện được ủy quyền, luật sư phải xuất trình giấy ủy
quyền hợp lệ là có toàn quyền tham gia tố tụng như đại diện chính thức của cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân ủy quyền. Người ủy quyền phải chịu trách
nhiệm về mọi hành vi của luật sư được ủy quyền như chính hành vi của mình.
6.5- Trách nhiệm, thẩm quyền của
TTKT và trọng tài viên, trách nhiệm quyền hạn của các bên ký kết và thực hiện
hợp đồng trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân đối với việc tuân
thủ pháp lệnh TTKT đã được quy định tại các điều 3,6,7,21,24,26,27,34 của pháp
lệnh. Mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo điều 36 của pháp lệnh TTKT và luật pháp hiện
hành có liên quan.
6.6- Các bên đương sư phải có
nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của TTKT. Nếu có kháng cáo thì trong
khi chờ đợi giải quyết kháng cáo vẫn phải chấp hành quyết định. Đến hết thời
hạn đã quy định trong quyết định, nếu bên nào không chấp hành thì TTKT tiến
hành cưỡng chế theo quy định tại điều 34 của pháp lệnh TTKT. Các cơ quan ngân
hàng, tài chánh, vật giá, công an, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và
chánh quyền địa phương theo chức năng quy định có trách nhiệm phối hợp với TTKT
để cưỡng chế thi hành quyết định của TTKT.
Bản hướng dẫn này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký đối với mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân ký kết
và thực hiện HĐKT thuộc thành phố Hồ Chí Minh hoặc trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Chủ tịch TTKT thành phố chịu trách nhiệm phổ biến, theo dõi, đôn đốc
thi hành và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trang Văn Quý
|