Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Bangladesh Người ký: Lê Văn Triết, Tofail Ahmed
Ngày ban hành: 24/09/1996 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ NHÂN DÂN BANGLADESH (1996)

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Bangladesh (sau đây gọi là các bên) với mong muốn phát triển quan hệ thương mại giữa hai hai nước, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi đã đồng ý như sau:

Điều 1:

Bằng mọi biện pháp có thể các bên phát triển và tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước phù hợp với các quy định của pháp luật hai nước về xuất khẩu và nhập khẩu. Các bên nghiên cứu đề nghị của bên kia và cùng giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm mục đích tăng cường sự thân thiện giữa hai nước.

Điều 2:

Trong quan hệ kinh tế, theo các quy định của luật pháp, các cơ quan có thẩm quyền của hai bên sẽ cấp giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu đối với các hàng hoá phải xin phép.

Điều 3:

Các bên dành cho bên kia chế độ đãi ngộ trong các lĩnh vực liên quan đến thủ tục hải quan và thuế quan áp dụng cho hàng hoá xuất nhập khẩu không kém ưu đãi hơn đãi ngộ mỗi bên dành cho một nước thứ ba.

Quy định này không áp dụng với các trường hợp sau:

a/ Các đặc quyền mà một bên đã hoặc sẽ dành cho các nước lân cận để thúc đẩy mậu dịch và giao thông biên giới.

b/ Các ưu đãi trong liên minh thuế quan, liên minh kinh tế, khu vực mậu dịch tự do hoặc hiệp định hợp tác kinh tế tiểu khu vực mà một trong hai bên đã hoặc có thể sẽ tham gia.

Điều 4:

Việc giao hàng hoá giữa hai nước được thực hiện theo các hợp đồng được ký kết giữa các tự nhiên nhân và pháp nhân hai nước thực hiện các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu và tuân theo luật lệ và các quy định có hiệu lực ở hai nước.

Điều 5:

Giá cả hàng hoá được giao theo Hiệp định này sẽ được đàm phán và thiết lập trong các hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân của hai nước, trên cơ sở giá cả các mặt hàng tương tự trên thị trường quốc tế.

Điều 6:

Việc thanh toán cho hàng hoá trao đổi giữa hai nước được thực hiện bằng các đồng tiền tự do chuyển đổi và được hai bên nhất trí.

Điều 7:

Các bên tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích bên kia tham gia vào các hội chợ và triển lãm quốc tế tổ chức tại lãnh thổ của một bên, và tổ chức các cuộc triển lãm cá nhân tại hai nước.

Điều 8:

Trong khuôn khổ các quy định hiện hành nước mình cho phép việc nhập khẩu và xuất khẩu các hàng hoá dưới đây được miễn thuế và lệ phí hải quan và các lệ phí khác nếu việc nhập khẩu, xuất khẩu đó là hợp pháp theo quy định của pháp luật nước đó.

a/ Hàng mẫu và các vật liệu quảng cáo (ca ta lô, sách giới thiệu, ảnh và các loại khác) để chào hàng.

b/ Sản phẩm, hàng hoá và các vật liệu tham gia hội chợ và triển lãm, với điều kiện là các sản phẩm, hàng hoá và vật liệu đó phải được tái xuất sau hội chợ và triển lãm. Các hàng hoá này cũng có thể được bán trong và sau hội chợ triển lãm,khi đó, tất cả thuế và lệ phí liên quan phải được nộp đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành nước diễn ra hội chợ, triễn lãm.

Điều 9:

Các bên nhất trí thành lập một Uỷ ban liên hợp gồm các đại diện của cả hai bên. Uỷ ban này có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện Hiệp định này và đề xuất các biện pháp nhằm xúc tiến và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước.

Uỷ ban liên hợp họp mặt định kỳ hai năm một lần hoặc bất thường theo yêu cầu của một trong hai bên, lần lượt tại thủ đô của hai nước.

Điều 10:

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai bên không thể giải quyết được bằng thương lượng, sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại do hai bên nhất trí.

Điều 11:

Mọi sửa đổi, bổ sung của Hiệp định này phải được sự đồng ý bằng văn bản của cả hai bên. Những nội dung sửa đổi, bổ sung có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 điều 12 Hiệp định này.

Điều 12:

Hiệp định này có hiệu lực khi các bên đã thông báo cho nhau việc hoàn tất các thủ tục pháp lý để phê duyệt hợp đồng này.

Hiệp định này có hiệu lực trong 3 năm và sẽ tiếp tục có hiệu lực trong 3 năm tiếp theo, trừ khi 6 tháng trước ngày hợp đồng hết hiệu lực một bên thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc đề nghị chấm dứt Hiệp định.

Điều 13:

Các quy định của Hiệp định này áp dụng cho cả các hợp đồng ký kết trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực nhưng chưa hoàn thành vào ngày Hiệp định hết hiệu lực.

Hiệp định được lập tại Hà Nội ngày 24 tháng 9 năm 1996 thành hai bản bằng tiếng Anh với giá trị như nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN BANGLADESH
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP





Tofail Ahmed

 

FOR THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
MINISTER FOR TRADE




Le Van Triet

FOR THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF BANGLADESH
MINISTER FOR COMMERCE & INDUDTRY




Tofail Ahmed

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Bangladesh (1996)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.872

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.12.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!