Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Arập Ai Cập Người ký: Lê Văn Triết, Dr. Mohamed EL Razaz
Ngày ban hành: 15/05/1994 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA ARẬP AI CẬP (1994)

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 839/TTg

Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ – KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ A-RẬP AI CẬP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 17 tháng 10 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 - Phê duyệt Hiệp định Hợp tác kinh tế – kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà A-rập Ai Cập ký tại Hà Nội ngày 06 tháng 9 năm 1997.

Điều 2.- Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối ngoại về việc phê duyệt Hiệp định và thông báo cho các cơ quan hữu quan nước ta ngày bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định nói trên./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thương mại,
- Bộ ngoại giao, 
- Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao,
- VPCP: các Vụ PC, TH,
- Lưu: QHQT (3), VT.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Mạnh Cầm

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 440/TTg

Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AI CẬP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 17 tháng 10 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Phê duyệt Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà A-rập Ai Cập ký ngày 12/5/ 1994.

Điều 2.- Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối ngoại về việc phê duyệt Hiệp định và thông báo cho các cơ quan hữu quan nước ta ngày bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định nói trên./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thương mại,
- Bộ ngoại giao, 
- Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao,
- Lưu : QHQT , PC, KTTH, TH, VT.
 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ ARẬP AI CẬP

Xuất phát từ lòng mong muốn phát triển và tăng cường quan hệ buôn bán trực tiếp giữa hai nước phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển của mình trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi,

Nhận thấy các mối quan hệ buôn bán kể cả công ty nhà nước và tư nhân đều có lợi cho cả đôi bên,

Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Arập Aicập, từ đây về sau gọi tắt là các bên ký kết, đã thoả thuận như sau:

Điều 1

Các bên ký kết sẽ hết sức khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường khối lượng buôn bán giữa hai nước, thông qua các biện pháp và hình thức giao dịch buôn bán phù hợp với pháp luật hiện hành của mỗi nước.

Điều 2

Bất cứ một quy định nào trong hiệp định này sẽ không được hiểu theo cách cản trở việc thực hiện hoặc việc thi hành của mỗi Bên ký kết về các biện pháp sau đây:

a/ Các biện pháp cần thiết để bảo vệ thăng bằng cán cân thanh toán của mình.

b/ Các biện pháp cần thiết để bảo hộ y tế công cộng, tinh thần, trật tự và an ninh.

c/ Các biện pháp cần thiết để ngăn cản việc làm tổn thất cho công nghiệp nội địa hoặc mối đe doạ công nghiệp nội địa.

d/ Các biện pháp cần thiết để bảo vệ đời sống con người, súc vật và cây cối chống bệnh tật, ô nhiễm hoặc đe doạ đời sống.

e/ Các biện pháp có liên quan tới lưu thông vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh hoặc các vật liệu khác, tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cung cấp cho một tổ chức quân sự.

f/ Các biện pháp có liên quan đến các nguyên liệu hạt nhân, nguồn gốc các nguyên liệu đó, hoặc các chất thải hạt nhân có phóng xạ trừ trường hợp do nhu cầu y tế đòi hỏi.

Điều 3

Mọi việc thanh toán xuất phát từ buôn bán giữa hai nước sẽ tiến hành bằng đồng tiền chuyển đổi tự do, theo đúng quy chế quản lý ngoại hối và các luật lệ liên quan khác, các quy tắc, quy phạm hiện hành ở mỗi nước.

Điều 4

1/ Nhằm phát triển buôn bán hơn nữa giữa hai nước, các bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo dễ dàng cho việc đi thăm của các Đại diện thương mại, các nhóm và các đoàn đại biểu của Bên này sang thăm Bên kia và việc tham gia của Bên này vào các hội chợ thương mại, tổ chức triển lãm ở nước Bên kia theo các điều kiện sẽ được thoả thuận giữa các nhà có thẩm quyền của hai bên ký kết.

2/ Việc miễn thuế hải quan và các phí tương tự khác đối với những hàng hoá trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân theo luật pháp và các quy định của nước tổ chức hội chợ, triển lãm đó.

Điều 5

Nhằm tạo dễ dàng cho việc trao đổi hàng hoá và thanh toán giữa hai nước và theo đúng luật pháp hiện hành của hai nước, mỗi Bên ký kết, theo yêu cầu của Bên kia, sẽ cung cấp, thông qua chuyên viên thương mại và đại diện thích hợp khác những thông tin cần thiết để phát triển mối quan hệ buôn bán và kinh tế giữa hai nước.

Điều 6

Các công ty của mỗi Bên sẽ được phép lui tới các toà án của nước Bên kia theo đúng luật pháp và quy định của nước đó.

Mọi tranh chấp phát sinh đối với bất kỳ một giao dịch nào đã ký kết theo Hiệp định này sẽ được đưa ra giải quyết tại một tổ chức trọng tài được hai Bên thoả thuận, trừ phi hai Bên thoả thuận giải quyết tranh chấp ấy bằng cách thân thiện nào khác.

Điều 7

1/ Các Bên ký kết có thể lập một uỷ ban hỗn hợp hoặc một Cơ quan tư vấn của Chính phủ bao gồm đại diện của hai Bên để thực hiện các quy định của Hiệp định này, xem xét các biện pháp nhằm giải quyết các khó khăn hoặc tranh chấp có thể pát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định và đề xuất những biện pháp nhằm mở rộng và đa dạng việc buôn bán giữa hai nước.

2/ Việc lập một uỷ ban hỗn hợp hoặc một cơ quan tư vấn của Chính phủ không được cản trở quyền của hai Bên tham khảo ý kiến nhau theo yêu cầu của mỗi Bên về mọi vấn đề mà hai Bên cùng quan tâm, cũng như các biện pháp cần thiết để mở rộng hợp tác với nhau và mở rộng quan hệ buôn bán nhằm thực hiện Hiệp định này.

Theo yêu cầu của mỗi Bên, có thể tổ chức họp tại một địa điểm do hai Bên thoả thuận không chậm quá 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Điều 8

1/ Những quy định của Hiệp định này sẽ tiếp tục áp dụng sau khi Hiệp định kết thúc đối với những hợp đồng đã thoả thuận trong khuôn khổ và thời hạn hiệu lực của Hiệp định này mà chưa thực hiện xong vào ngày kết thúc Hiệp định này.

2/ Hiệp định này phải được các nhà có thẩm quyền của mỗi nước phê chuẩn hoặc phê duyệt và có hiệu lực từ ngày hai Bên trao đổi văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt.

3/ Hiệp định này có giá trị 5 năm và sau đó tự động gia hạn thêm mỗi lần 5 năm trừ phi một Bên ký kết thông báo cho Bên kia ý định của mình muốn kết thúc Hiệp định, 3 tháng trước ngày hết hạn Hiệp định.

4/ Vào bất kỳ lúc nào trong khi hiệp định này có hiệu lực, một Bên có thể đề xuất bổ sung Hiệp định này bằng văn bản và bên kia phải trả lời trong vòng 120 ngày tính từ ngày nhận được thông báo đó.

Các điều khoản của Hiệp định này có thể được sửa đổi với sự thoả thuận của hai Bên ký kết.

Làm tại Cai rô ngày 15 tháng 5 năm 1994 bằng tiếng Việt Nam, tiếng Ả rập và tiếng Anh, các bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có bất đồng về giải thích văn bản, bản tiếng Anh sẽ là quyết định.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ ARẬP AI CẬP
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH




Dr. Mohamed EL Razaz

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Arập Ai Cập (1994)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.928

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.133.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!