HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
GIỮA
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA Ả RẬP SYRIA
(1994)
CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
|
Số:
438/TTg
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 8 năm 1994
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SYRIE
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ luật tổ chức chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ngày 17 tháng 10 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1
Phê duyệt hiệp định thương mại
giữa chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Ả rập
Syrie ký ngày 12/5/1994.
Điều 2
Bộ ngoại giao làm thủ tục đối
ngoại về việc phê duyêt Hiệp định và thông báo cho các cơ quan hữu quan nước ta
ngày bắt đầu có hiệp định trên./.
Nơi nhận:
- Bộ ngoại giao
- Bộ thương mại
- Vụ luật pháp quốc tế, Bộ ngoại giao
- Lưu: QHQT, PC, KTTH, TH,VT.
|
K/T
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
|
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
GIỮA
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ Ả RẬP
SYRIA
Với lòng mong muốn tăng cường và
phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có
lợi, Chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hoà Ả rập
Syria (sau đây gọi là "Các bên ký kết") đã thoả thuận như sau:
Điều 1:
a/Hai bên ký kết sẽ áp dụng các
biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và phát triển việc trao đổi
buôn bán giữa hai nước theo đúng luật pháp và quy định hiện hành ở mỗi nước.
b/ Hai bên ký kết sẽ có những cố
gắng cần thiết để phát triển sự hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp và
khoa học kỹ thuật giữa hai nước.
Điều 2:
Theo luật pháp và những quy định
hiện hành ở hai nước, hai bên ký kết sẽ cấp các giấy phép xuất khẩu và nhập
khẩu cho những hàng hoá nào giao trực tiếp từ lãnh thổ của nước ký kết này sang
nước ký kết kia, đòi hỏi phải có giấy phép.
Điều 3:
Hai bên ký kết sẽ giành cho nhau
chế độ ưu đãi tối huệ quốc trên cơ sở có đi có lại về thuế quan, các thứ thuế
và lệ phí khác liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu.
Tuy nhiên, chế độ ưu đãi tối huệ
quốc này sẽ không áp dụng với:
a) Những ưu đãi dành cho các
nước láng giềng nhằm tạp điều kiện thuận lợi cho mậu dịch biên giới.
b) Những ưu đãi giành cho khuôn
khổ của một liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do mà một bên ký kết
là thành viên.
c) Những ưu đãi đã hoặc sẽ dành
cho do kết quả của những hiệp định hợp tác kinh tế vùng hoặc tiểu vùng mà cộng
hoà xã hội chủ nghĩa vịêt nam là hoặc sẽ là thành viên.
d)Những ưu đãi đã hoặc sẽ giành
cho do kết quả của những hiệp định hợp tác kinh tế các nước Ả rập, vùng hoặc
tiểu vùng mà cộng hoà Ả Rập Syria là hoặc sẽ là thành viên.
Điều 4:
Theo luật pháp và những quy định
hiện hành ở hai nước, Hai Bên ký kết sẽ miễn:
a) Thuế quan và các thứ thuế áp
dụng trong khi thông quan đối với các hàng mẫu và vật liệu quảng cáo cần thiết
để giành được đơn đặt hàng và để quảng cáo;
b) Thuế quan và các thứ thuế,
trừ tem và lệ phí thu đối với giấy phép xuất nhập khẩu, đối với các mặt hàng
tạm nhập kể tên sau đây:
1. Những dụng cụ và mặt hàng
nhập khẩu khác cần cho việc lắp ráp và hoàn chỉnh thiết bị;
2. Những mặt hàng cần dùng cho
để thử nghiệm hoặc để sửa chữa;
3. Những hàng hoá để triển lãm
tại các cuộc hội và triển lãm thường kỳ hay bất thường; vật lịệu xây dựng và
khung lắp ráp cho các hội chợ và triển lãm đó;
4. Bao bì nhập khẩu để đựng hàng
hoá cũng như các vật liệu bao bì của hãng nhập mà sẽ phải để tái xuất sau một
thời hạn nhất định.
Những hàng hoá và vật liệu nói ở
đoạn (b) của điều khoản này có thể hoặc tái xuất sau khi hết thời hạn quy định
đối với việc tạm nhập, hoặc được tiêu dung trong nước sở tại sau khi đã nộp
thuế quan và các loại thuế thông thường khác với điều kiện là những quy định
hiện hành cho phép việc nhập khẩu đó.
Điều 5:
Việc thanh toán giữa hai nước sẽ
được thực hiện bằng tiền chuyển đổi theo đúng luật pháp và các qui định hiện
hành ở hai nước.
Điều 6:
Những hàng hoá mà nước ký kết
này nhập khẩu của nước bên kia sẽ không được tái xuất nếu không có sự đồng ý
hoặc thoả thuận trước bằng văn bản của người có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Điều 7:
Hai bên ký kết sẽ tạo điều kiện
thuận lợi và thúc đẩy việc tham gia hội chợ và triển lãm quốc tế cũng như việc
tổ chức triển lãm tại lãnh thổ của nước kia.
Điều 8:
Nhằm bảo đảm thực hiện Hiệp định
này và xem xét các vấn đề ảnh hưởng đến việc buôn bán giữa hai nước, đại diện
của Hai Bên sẽ gặp nhau luân phiên ở Việt Nam và Syria theo yêu câù của một
trong Hai Bên ký kết để kiểm điểm sự tiến triển của việc trao đổi buôn bán giữa
hai nước, và đề ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy trao đổi buôn bán và những
giải pháp cho những vấn đề có thể nảy sinh trong quan hệ thương mại.
Điều 9:
Những quy định của Hiệp định này
sẽ được tiếp tục áp dụng đối với các hợp đồng và thoả thuận thanh toán đã ký
kết trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định mà chưa thực hiện xong vào ngày hết
hạn Hiệp định cho đến khi các hợp đồng và thoả thuận đó được hoàn thành.
Điều 10:
Hiệp định này sẽ có từ ngày hai
Bên trao đổi Công hàm xác nhận sự phê chuẩn hoặc phê duyệt phù hợp với các thủ
tục pháp lý của hai nươc.
Hiệp định này sẽ thay thế "Hiệp
định thương mại và thanh toán" ký giữa hai nước ngày 13 tháng 12 năm 1969.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực
trong thời hạn năm năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn với thời hạn từng năm một
trừ phi một trong Hai Bên ký kết thông báo cho bên kia bằng văn bản, ít nhất ba
tháng trước khi Hiệp định kết thúc, ý định của mình muốn chấm dứt Hiệp định này.
Điều 11:
Bất kỳ sự sửa đổi hoặc bổ sung
nào của Hiệp định này phải được thoả thuậnbằng văn bản giữa các bên ký kết.
Làm tại Damascus ngày 12 tháng 5
năm 1994 thành hai bản chính bằng tiếng Việt Nam, tiếng Ả rập và tiếng Anh, các
văn bản này đều có giá trị như nhau. Trường hợp có bất đồng về giả thích văn
bản, bản tiếng Anh sẽ là quyết định.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Lê Văn Triết
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ Ả RẬP SYRIA
BỘ TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI
Mohammad Imady
|
BỘ
NGOẠI GIAO
-------
|
SAO
Y BẢN CHÍNH
"Để
báo cáo, Để thực hiện".
|
Số:
103/LPQT
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 9 năm 1994
|
Nơi gửi:
- VPCP
- Bộ thương mại
- Bộ tài chính
- UB kế hoạch NN
- Ngân hàng VN
- Tổng cục Hải quan
- ĐSQ VN tại Ai cập,
- Vụ Tây Á - Châu phi
- Vụ LPQT,
- LT (10b)
|
TL.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Bá Sơn
|