HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI VÀ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG THUỴ SỸ (1993).
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ
Nghĩa Việt Nam và Hội đồng Liên bang Thuỵ sỹ
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa
Việt Nam và Hội đồng Liên bang Thuỵ sỹ, dưới đây gọi là Hai bên ký Hiệp định, với
lòng mong muốn phát triển và mở rộng quan hệ trao đổi thương mại và kinh tế giữa
hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, đã thoả thuận những điều khoản sau
đây:
Điều 1
Hai Bên ký
Hiệp định sẽ cố gắng bằng mọi biện pháp thích hợp để tạo thuận lợi và phát triển
việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước trên cơ sở những quy định và thể
lệ hiện hành ở Việt Nam và ở Thuỵ Sỹ.
Vì lẽ đó, hai Bên ký Hiệp định sẽ
cho phép nhập và xuất khẩu trong khuôn khổ những quy định hiện hành về các lĩnh
vực này.
Điều 2
Việc trao
đổi hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Thuỵ Sỹ sẽ được các pháp nhân và tự
nhiên nhân của Việt Nam và Thuỵ Sỹ thực hiện phù hợp với những quy định và thể
lệ hiện hành ở mỗi nước.
Hai Bên ký Hiệp định thoả thuận
rằng việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ sẽ được thực hiện theo giá cả được áp dụng
trên những thị trường quốc tế chính.
Hai Bên ký Hiệp định sẽ cố gắng
mở rộng cơ cấu trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Hai Bên sẽ lưu ý tính thời vụ của
hàng hoá trong điều kiện có thể.
Điều 3
Hai Bên ký
Hiệp định thoả thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc về thuế hải quan, thuế
và các khoản thuế khác liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và tái xuất các hàng
hoá xuất xứ từ Việt Nam và từ Thuỵ Sỹ cũng như các thủ tục và thể thức có liên
quan.
Những quy định trên đây không áp
dụng đối với:
a. Những ưu đãi mà một trong hai
Bên Ký Hiệp định đang hoặc sẽ dành cho một nước thứ ba đang tham gia vào một
liên minh thuế quan, một khu vực mậu dịch tự do, hoặc một khu vực ưu đãi.
b. Những ưu đãi mà một trong hai
Bên Ký Hiệp định đang hoặc sẽ dành cho các nước chung biên giới với mục đích tạo
dễ dàng cho mậu dịch biên giới.
Điều 4
Nhằm khuyến
khích phát triển trao đổi thương mại giữa hai nước, trong chừng mực có thể hai
Bên ký Hiệp định thoả thuận giành cho nhau các thuận lợi, trong việc tổ chức và
tham gia các hội chợ và triển lãm được tổ chức tại lãnh thổ của mỗi bên phù hợp
với các quy định và thể lệ hiện hành tại nước chủ nhà.
Việc miễn thuế hải quan và các
loại thuế, phí tương tự đánh vào hàng và mẫu hàng dùng cho các cuộc triển lãm
và hội chợ đó cũng như việc tái xuất các hàng và mẫu hàng đã được trưng bày sẽ
được thực hiện phù hợp với luật pháp và thể lệ hiện hành tại nước tổ chức triển
lãm và hội chợ.
Điều 5
Hai Bên Ký
Hiệp định thoả thuận giành cho nhau những điều kiện như đã giành cho tất cả các
nước khác trong việc nhận hàng để vận chuyển trong nước và quá cảnh.
Các tàu buôn mang cờ Thuỵ Sỹ và
thuộc các pháp nhân hoặc tự nhiên nhân Thuỵ Sỹ sẽ được hưởng các điều kiện như
các tàu của tất cả các nước khi vào, ra và lưu lại cảng biển của Việt Nam.
Nhằm tăng cường các mối quan hệ
kinh tế giữa hai nước và bằng mọi biện pháp thích hợp, hai Bên ký Hiệp định sẽ
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hợp tác về kinh tế,
công nghiệp và khoa học kỹ thuật, cũng như về dịch vụ.
Sự hợp tác nêu trong Hiệp định
này sẽ được các tự nhiên nhân và pháp nhân của cả hai Bên ký Hiệp định thực hiện,
phù hợp với những luật pháp và thể lệ hiện hành ở mỗi nước.
Các sản phẩm và dịch vụ có được
từ sự hợp tác đó sẽ được hưởng đối xử không phân biệt và thuận lợi trong trường
hợp có thể theo các quy định hiện hành ở nước sở tại.
Điều 6
Hai Bên ký
kết Hiệp định sẽ đảm bảo bảo hộ thích đáng và có hiệu quả về sở hữu trí tuệ,
bao gồm cả các bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng và mẫu mã hàng hoá,
bí mật thương mại và bí mật sản xuất, tên gọi gốc và chỉ dẫn về nguồn và quyền
tác giả.
Để hỗ trợ bảo hộ nói trên, hai
Bên ký Hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho nhau trong việc sử dụng các ngân hàng dữ
kiện về bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và quyền tác giả, phù hợp với luật
pháp hiện hành của nước sở tại.
Điều 7
Việc thanh
toán giữa Việt Nam và Thuỵ Sỹ sẽ thực hiện bằng đồng tiền chuyển đổi dựa trên
các quy định và thể lệ hiện hành trong mỗi nước.
Điều 8
Hai Bên ký
Hiệp định sẽ giám sát việc thực hiện đầy đủ Hiệp định này và sẽ tạo thuận lợi
cho việc thi hành Hiệp định. Với mục đích đó, hai Bên ký Hiệp định quan tâm đến
việc trao đổi ý kiến khi có yêu cầu của một trong hai bên ký Hiệp định này.
Việc trao đổi ý kiến trên đây sẽ
diễn ra trong thời hạn sớm nhất có thể. Về phía Thuỵ Sỹ, sẽ do Văn phòng Liên
bang về kinh tế đối ngoại, về phía Việt Nam sẽ do Bộ Thương mại phụ trách.
Điều 9
Bản Hiệp định
này cũng có hiệu lực đối với Vương quốc LIECHTEINSTEIN chừng nào Vương quốc này
còn liên kết với Liên bang Thuỵ Sỹ bằng một Hiệp định liên minh thuế quan.
Điều 10
Hai bên
ký Hiệp định sẽ thông báo cho nhau qua đường ngoại giao việc hoàn tất các điều
kiện cần thiết cho việc ký và đưa Hiệp định này vào hiệu lực. Hiệp định sẽ có
hiệu lực sau 30 ngày của ngày thông báo thứ hai.
Hiệp định này có giá trị trong
thời gian 5 năm. Nếu ba tháng trước khi Hiệp định hết hạn, một trong hai bên ký
Hiệp định này không tuyên bố từ bỏ Hiệp định bằng văn bản, Hiệp định sẽ được
gia hạn thêm 1 năm và cứ tiếp tục như vậy.
Điều 11
Các quy định
của Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng đối với các hợp đồng đã được ký trong thời
gian Hiệp định còn hiệu lực nhưng các hợp đồng đó chưa được thực hiện trước khi
Hiệp định hết hiệu lực.
Làm tại Hà Nội, ngày 06 tháng 7
năm 1993 thành hai bản chính, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp, cả hai đều
có giá trị pháp lý như nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
THAY
MẶT HỘI ĐỒNG
LIÊN BANG THUỴ SỸ
|
TRƯỞNG
ĐOÀN VIỆT NAM
Hà
Nội, ngày 6/7/1993
Thưa Ngài trưởng đoàn,
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi
hân hạnh nhắc tới các cuộc đàm phán đã đi tới việc ký Hiệp định Thương mại và Hợp
tác kinh tế giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thuỵ Sỹ.
Đoàn Việt Nam đã thông báo rằng,
theo luật pháp của Việt Nam, chỉ có các pháp nhân và tự nhiên nhân Việt Nam được
các cơ quan chức trách cho phép mới có đủ tư cách tiến hành các hoạt động về
ngoại thương.
Về phần mình, đoàn Thuỵ Sỹ đã
thông báo rằng theo luật của Thuỵ Sỹ, mọi pháp nhân và tự nhiên nhân Thuỵ Sỹ có
đủ tư cách tiến hành các hoạt động về ngoại thương.
Tôi đề nghị Ngài xác nhận sự đồng
ý của Ngài về điều nói trên.
Xin gửi tới Ngài, thưa Ngài trưởng
đoàn, lời chào kính trọng
THỨ
TRƯỞNG
Tạ Cả
|
TRƯỞNG
ĐOÀN THUỴ SỸ
NGÀI ĐẠI SỨ
Nicolas Imboden
|
TRƯỞNG
ĐOÀN THUỴ SỸ
Hà
Nội, ngày 6/7/1993
Thưa Ngài trưởng đoàn,
Tôi hân hạnh thông báo đã nhận
được thư của Ngài ngày hôm nay, như sau:
"Các cuộc đàm phán đã kết
thúc ngày hôm nay bằng việc ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế giữa Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thuỵ Sỹ, phía Việt Nam đã bày tỏ
mong muốn ký với phía Thuỵ Sỹ các văn bản pháp lý về hợp tác giữa hai nước
trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và môi trường.
Tôi đề nghị Ngài thông báo các
cơ quan thẩm quyền của Thuỵ Sỹ mong muốn này."
Tôi xin phép thông báo với Ngài
rằng tôi sẽ chuyển thư của Ngài cho các cơ quan thẩm quyền của Thuỵ Sỹ.
Xin gửi tới Ngài, thưa Ngài trưởng
đoàn, lời chào kính trọng
ĐẠI
SỨ
Nicolas Imboden
|
TRƯỞNG
ĐOÀN VIỆT NAM
NGÀI THỨ TRƯỞNG
Tạ Cả
|
TRƯỞNG
ĐOÀN VIỆT NAM
Hà
Nội, ngày 6/7/1993
Thưa Ngài trưởng đoàn,
Các cuộc đàm phán đã kết thúc
ngày hôm nay bằng việc ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế giữa Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thuỵ Sỹ, phía Việt Nam đã bày tỏ mong muốn
ký với phía Thuỵ Sỹ các văn bản pháp lý về hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật và môi trường.
Tôi đề nghị Ngài thông báo cho
các cơ quan có thẩm quyền của Thuỵ Sỹ mong muốn này.
Xin gửi tới Ngài, thưa Ngài trưởng
đoàn, lời chào kính trọng
THỨ
TRƯỞNG
Tạ Cả
|
TRƯỞNG
ĐOÀN THUỴ SỸ
NGÀI ĐẠI SỨ
Nicolas Imboden
|
TRƯỞNG
ĐOÀN VIỆT NAM
Hà
Nội, ngày 6/7/1993
Thưa Ngài trưởng đoàn,
Tôi hân hạnh thông báo đã nhận
được thư của Ngài ngày hôm nay, như sau:
"Các cuộc đàm phán đã kết
thúc ngày hôm nay bằng việc ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế giữa
Liên bang Thuỵ Sỹ và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đoàn Thuỵ Sỹ coi trọng
việc bảo hộ trí tuệ đối với sự phát triển các quanhệ kinh tế giữa hai nước, dặc
biệt về quan hệ hợp tác kinh tế, công nghiệp và khoa học kỹ thuật giữa các
doanh nghiệp Thuỵ Sỹ và Việt Nam.
Hai đoàn đã thừa nhận vai trò
quan trọng cảu một khuôn khổ pháp lý tốt về sở hữu trí tuệ như là mộtt yếu tố
an toàn về pháp lý cần thiết cho đầu tư trực tiếp, phát triển và đọng viên các
khả năng sáng tạo của các dân tộc. Do vậy hai đoàn thoả thuận tiến hành đàm
phán sớm để đi đến thoả thuận của hai bên về bảo hộ một cách thoả đáng và có hiệu
quả về sở hữu trí tuệ.
Để thực hiện các mục tiêu này và
tạo thuận lợi cho việc áp dụng các kết quả đàm phán, phía Thuỵ Sỹ sẽ giúp Việt
Nam về kỹ thuật, do các Bộ hữu trách của hai bên xác định cụ thể, trong đó mục
tiêu chính là tạo thuận lợi cho sự phát triển về chất trong cạnh tranh của nền
kinh tế và công nghiệp Việt Nam.
Tôi đề nghị Ngài xác nhận sự đồng
ý của Ngài về vấn đề nêu trên"
Tôi xin xác nhận với Ngài thoả
thuận của tôi về điều nói trên.
Xin gửi tới Ngài, thưa Ngài trưởng
đoàn, lời chào kính trọng
THỨ
TRƯỞNG
Tạ Cả
|
TRƯỞNG
ĐOÀN THUỴ SỸ
NGÀI ĐẠI SỨ
Nicolas Imboden
|
TRƯỞNG
ĐOÀN THUỴ SỸ
Hà
Nội, ngày 6/7/1993
Thưa Ngài trưởng đoàn,
Các cuộc đàm phán đã kết thúc
ngày hôm nay bằng việc ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế giữa Liên
bang Thuỵ Sỹ và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đoàn Thuỵ Sỹ coi trọng việc
bảo hộ trí tuệ đối với sự phát triển các quanhệ kinh tế giữa hai nước, dặc biệt
về quan hệ hợp tác kinh tế, công nghiệp và khoa học kỹ thuật giữa các doanh
nghiệp Thuỵ Sỹ và Việt Nam.
Hai đoàn đã thừa nhận vai trò
quan trọng cảu một khuôn khổ pháp lý tốt về sở hữu trí tuệ như là một yếu tố an
toàn về pháp lý cần thiết cho đầu tư trực tiếp, phát triển và đọng viên các khả
năng sáng tạo của các dân tộc. Do vậy hai đoàn thoả thuận tiến hành đàm phán sớm
để đi đênd thoả thuận của hai bên về bảo hộ một cách thoả đáng và có hiệu quả về
sở hữu trí tuệ
Để thực hiện các mục tiêu này và
tạo thuận lợi cho việc áp dụng các kết quả đàm phán, phía Thuỵ Sỹ sẽ giúp Việt
Nam về kỹ thuật, do các Bộ hữu trách của hai bên xác định cụ thể, trong đó mục
tiêu chính là tạo thuận lợi cho sự phát triển về chất trong cạnh tranh của nền
kinh tế và công nghiệp Việt Nam.
Tôi đề nghị Ngài xác nhận sự đồng
ý của Ngài về vấn đề nêu trên.
Xin gửi tới Ngài, thưa Ngài trưởng
đoàn, lời chào kính trọng
ĐẠI
SỨ
Nicolas Imboden
|
TRƯỞNG
ĐOÀN VIỆT NAM
NGÀI THỨ TRƯỞNG
Tạ Cả
|