Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ, Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Người ký: Trương Đình Tuyển, Raymond F Burghard
Ngày ban hành: 17/07/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM HÀNG DỆT TỪ BÔNG, LEN, SỢI NHÂN TẠO, SỢI THỰC VẬT NGOÀI BÔNG VÀ TƠ TẰM GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

THỜI HẠN CỦA HIỆP ĐỊNH

1.                   (A)Thời hạn của Hiệp định này là giai đoạn từ 01/5/2003 đến 31/12/2004. "Giai đoạn Hiệp định đầu tiên" bắt đầu từ 01/5/2003 đến 31/12/2003. Mỗi “Giai đoạn Hiệp định” sau đó sẽ là thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01 tháng 01 của một năm cho đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.

(B)Bắt đầu từ năm 2004, trong trường hợp Hiệp định này không được đàm phán lại trước ngày 01 tháng12 mỗi năm trong thời gian Hiệp định này còn hiệu lực, các Bên sẽ tự động gia hạn Hiệp định này thêm một năm và tăng Hạn ngạch cụ thể theo tỷ lệ tăng trưởng qui định tại Phụ lục B (có thể được sửa đổi), cho đến khi Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành Thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới mà theo đó Hoa Kỳ áp dụng Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới cho Việt Nam.

PHẠM VI CỦA HIỆP ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI THEO XƠ SỢI

2.                   (A)Hàng dệt và các sản phẩm hàng dệt (“hàng dệt”) được điều chỉnh bởi Hiệp định này là các sản phẩm nêu tại Phụ lục A. Hệ thống các Cat. và hệ số chuyển đổi sang mét vuông tương ứng (SME) được nêu tại Phụ lục A sẽ được áp dụng cho việc thực hiện Hiệp định này.

(B)Phù hợp với các mục đích của Hiệp định này, các Cat. sau được ghép với nhau và được coi như các Cat. đơn lẻ, và, khi cần thiết,  hệ số qui đổi đặc biệt sang m2 sẽ được áp dụng để thực hiện Hiệp định này.

Cat. gộp

Cat. qui định trong Hiệp định

Tỷ lệ qui đổi đặc biệt

334,335

334/335

Chưa có

338,339

338/339

Chưa có

340, 640

340/640

Chưa có

341, 641

341/641

Chưa có

342,642

342/642

Chưa có

347,348

347/348

Chưa có

351, 651

351/651

Chưa có

352, 652

352/652

11,3

359-C, 659-C

359-C/659-C

10,0

359-S, 659-S

359-S/659-S

11,8

638, 639

638/639

12,96

645, 646

645/646

Chưa có

647,648

647/648

Chưa có

3.                   (A)Đối tượng điều chỉnh của Hiệp định này là cúi, sợi, vải, thành phẩm, quần áo, và các sản phẩm dệt may may sẵn trừ quần áo khác (sản phẩm có đặc tính cơ bản hình thành từ thành phần dệt của chúng) từ bông, len, xơ sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm hoặc chất liệu pha từ các loại xơ sợi trên, trong đó mỗi loại sợi này hoặc tất cả các loại sợi này gộp lại chiếm trọng lượng chính của sản phẩm. Các thành phần của một sản phẩm mà không phù hợp với phân loại theo Những Qui tắc Giải thích chung hoặc những Ghi chú Pháp lý của Mục 11 của Hệ thống Hài hoà sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này.

Phù hợp với các mục đích của Hiệp định này, hàng dệt trong phạm vi tiểu mục (A) được phân loại như sau:

Hàng dệt được xếp vào nhóm hàng từ xơ sợi nhân tạo, nếu sản phẩm có khối lượng chủ yếu là sợi nhân tạo, ngoại trừ:

(a)                                                           sản phẩm là trang phục được dệt kim, đan hoặc móc, trong đó hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 23% trọng lượng tất cả các loại sợi, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng len; hoặc

(b)                 sản phẩm là trang phục, không được dệt kim, đan hoặc móc, trong đó hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 36% trọng lượng của tất cả các loại sợi, trong trường hợp này thì sản phẩm được phân loại là hàng len; hoặc

(c)                                                      sản phẩm là vải dệt thoi, trong đó hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 36% trọng lượng của tất cả các loại sợi, trong trường hợp này thì sản phẩm được phân loại là hàng len.

(ii)                                         Hàng dệt được xếp vào nhóm hàng từ bông, nếu không thuộc phạm vi của tiểu mục (B)(i) và nếu sản phẩm có trọng lượng chính là bông, ngoại trừ các sản phẩm là vải dệt thoi mà hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 36% trọng lượng của tất cả các loại sợi, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng len.

(iii)                                       Hàng dệt được xếp vào nhóm hàng từ len, nếu không thuộc một trong các tiểu mục trên và sản phẩm có trọng lượng chính  là len.

(iv)                                        Hàng dệt từ tơ tằm hoặc sợi thực vật ngoài bông, nếu không thuộc một trong các tiểu mục trên đây và sản phẩm có trọng lượng chính là tơ tằm hoặc sợi thực vật ngoài bông, ngoại trừ:

(a)                 sản phẩm từ bông pha sợi len và/hoặc sợi nhân tạo mà trọng lượng tính gộp bằng hoặc lớn hơn 50% tổng trọng lượng của các loại sợi cấu thành và trọng lượng sợi bông bằng hoặc lớn hơn trọng lượng của từng loại sợi len và hoặc sợi nhân tạo cấu thành, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng dệt từ bông.

(b)                                               sản phẩm không thuộc phạm vi của (B)(iv)(a) và hàm lượng len hơn 17% trọng lượng của tất cả các sợi cấu thành, trong trường hợp này sản phẩm sẽ được phân loại là hàng len.

(c)                                               sản phẩm không thuộc phạm vi của (B)(iv)(a) hoặc (b) và sợi nhân tạo cộng với bông và/hoặc len tính gộp bằng hoặc hơn 50% về trọng lượng của tất cả các sợi cấu thành, và phần sợi nhân tạo hơn trọng lượng của tổng phần  sợi len và/ hoặc tổng phần sợi bông, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng xơ sợi nhân tạo.

(B)                                        Không phụ thuộc vào các qui định tại tiểu mục (A) và (B), nếu sản phẩm là quần áo có hàm lượng tơ tằm từ 70% trở lên (trừ phi sản phẩm có hơn 17% trọng lượng là len), hoặc sản phẩm không phải là quần áo mà có trọng lượng tơ tằm từ 85% trở lên thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này. Các sản phẩm được xác định theo tiểu mục (B) là áo len từ sợi tơ tằm và sợi thực vật ngoài bông, sẽ được phân loại thành áo len “tơ tằm” và áo len “sợi thực vật ngoài bông”. Theo mục này, áo len sẽ được phân loại là áo len “tơ tằm” nếu trọng lượng tơ vượt trọng lượng sợi thực vật ngoài bông (nếu có). áo len không phân loại là “tơ tằm” như được nêu ở trên sẽ được phân loại là áo len “sợi thực vật ngoài bông”. Nếu sản phẩm là quần áo và có trọng lượng tơ tằm từ 70% trở lên là tơ tằm và trọng lượng len hơn 17%, thì sẽ được phân loại là hàng len theo Tiểu mục (B)(iv)(b).

 Trong trường hợp hoài nghi một sản phẩm có thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này hay không, do không xác định được chắc chắn trọng lượng chính của sản phẩm là bông, len, sợi nhân tạo, tơ tằm hay sợi thực vật ngoài bông, thì giá trị chính của các loại sợi có thể được xem xét.

HẠN NGẠCH CỤ THỂ

4.  Trong Giai đoạn Hiệp định đầu tiên, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm có xuất xứ từ Việt Nam bằng hai phần ba (2/3) Hạn ngạch Cụ thể qui định tại Phụ lục B, và những Hạn ngạch Cụ thể này có thể bị điều chỉnh theo Hiệp định này. Trong mỗi Giai đoạn Hiệp định tiếp theo, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm có xuất xứ từ Việt Nam theo mức Hạn ngạch cụ thể quy định tại Phụ lục B, được tăng theo tỷ lệ tăng trưởng hàng năm và Hạn ngạch cụ thể này có thể được điều chỉnh theo Hiệp định này.

ĐIỀU CHỈNH LINH HOẠT

5.(A)     Trong mỗi Giai đoạn Hiệp định, các Hạn ngạch Cụ thể được quy định tại Phụ lục B có thể tăng thêm không quá 6 % (swing) với điều kiện là việc giảm tương ứng theo m2 sẽ được thực hiện đối với một hoặc nhiều Hạn ngạch Cụ thể khác theo m2 trong cùng Giai đoạn Hiệp định.

(B)                                       Không có Hạn ngạch nào có thể bị giảm xuống, theo tiểu mục (A), tới mức thấp hơn mức xuất khẩu đã được trừ vào hạn ngạch của Cat. đó cho Giai đoạn Hiệp định đó.

(C)        Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ thông báo cho Chính Phủ Hoa Kỳ những Hạn ngạch Cụ thể mà Việt Nam muốn tăng và những Hạn ngạch Cụ thể mà Việt Nam muốn giảm hạn ngạch, qui đổi ra mét vuông tương ứng.

(D)                (i)         Một mức Hạn ngạch Cụ thể được qui đinh tại Phụ lục B có thể được tăng thêm trong bất cứ Giai đoạn Hiệp định nào bằng cách Mượn trước (vay một phần Hạn ngạch tương ứng của Giai đoạn Hiệp định tiếp theo) và/hoặc Chuyển tiếp (sử dụng bất cứ phần chưa sử dụng của hạn ngạch tương ứng từ Giai đoạn Hiệp định trước) với mức không vượt quá 11%, trong đó phần Mượn trước không được vượt quá 6% đối với tất cả các Cat. trừ các Cat. 338/339 và 347/348; đối với các Cat.338/339 và 347/348, Mượn trước không được quá 8%.

(ii)                               Trong Giai đoạn Hiệp định đầu tiên, không được sử dụng Chuyển tiếp hạn ngạch. Trong Giai đoạn cuối cùng của Hiệp định, không được sử dụng Mượn trước hạn ngạch.

(E)                Phần hạn ngạch chưa sử dụng hết là hạn ngạch còn lại, khi trong một Giai đoạn Hiệp định, xuất khẩu của hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thấp hơn mức của bất kỳ một Hạn ngạch Cụ thể được quy định trong Phụ lục B (hoặc thấp hơn mức hạn ngạch đã giảm sau khi điều chỉnh theo qui định trong mục này). Trong Giai đoạn Hiệp định tiếp theo hạn ngạch chưa sử dụng hết, Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa kỳ có thể cho phép xuất khẩu vượt mức Hạn ngạch Cụ thể bằng cách chuyển tiếp phần hạn ngạch chưa sử dụng sang hạn ngạch của các Cat tương ứng. Số lượng hạn ngạch chuyển tiếp không vượt quá  phần hạn ngạch chưa sử dụng hết.

(F)           Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ thông báo cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khi Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muốn sử dụng hạn ngạch chưa sử dụng để chuyển tiếp sang năm sau, để chuyển đổi giữa các Cat. khác hoặc để Mượn trước hạn ngạch theo như qui định của mục này. Các Hạn ngạch Cụ thể được qui định tại Phụ lục B không bao gồm những điều chỉnh được cho phép theo mục này.

XỬ LÝ VƯỢT HẠN NGẠCH

6.                  (A)        Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể từ chối nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ Việt Nam khi số lượng xuất khẩu vượt hạn ngạch trong bất cứ Giai đoạn Hiệp định nào, hoặc có thể cho phép nhập khẩu các sản phẩm đó và trừ số lượng giao vượt Hạn ngạch Cụ thể của Giai đoạn Hiệp định hiện hành vào Hạn ngạch Cụ thể tương ứng của Giai đoạn Hiệp định tiếp theo. Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ được thông báo về bất kỳ hành động nào như vậy của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

  (B)      Bất kỳ hành động nào của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo tiểu mục (A) trên đây sẽ không làm tổn hại đến các quyền yêu cầu tham vấn của Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

QUY ĐỊNH ĐIỀU HOÀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCH

7.       Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ nỗ lực một cách cao nhất để điều hoà một cách đồng đều xuất khẩu sản phẩm theo từng Cat., Cat. đơn, một phần Cat sang Hoa kỳ trong suốt Giai đoạn của Hiệp định, có tính đến các yếu tố thời vụ thông thường.

THỰC HIỆN CÁC HẠN NGẠCH CỤ THỂ

8.       Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ thực hiện Hạn ngạch Cụ thể của Hiệp định này. Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể sẽ hỗ trợ Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong việc thực hiện các Hạn ngạch Cụ thể của Hiệp định này bằng việc kiểm soát, theo ngày xuất khẩu, hàng nhập khẩu dệt may thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định này.

THOẢ THUẬN VỀ VISA

9.                   Các quy định của

Thoả thuận về visa được nêu tại Phụ lục C sẽ qui định việc cấp giấy phép xuất khẩu hàng dệt có xuất xứ Việt Nam. Visa được cấp trong Giai đoạn Hiệp định nào đó chỉ có hiệu lực đối với hàng xuất khẩu trong Giai đoạn Hiệp định đó.

HÀNG MẪU THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG CÁ NHÂN

10.     Hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng cho cá nhân nhà nhập khẩu và không phải để bán lại, bất kể về trị giá, và các lô hàng được đánh dấu là hàng mẫu thương mại có trị giá từ 800 đô la Mỹ trở xuống sẽ không bị yêu cầu phải có visa và sẽ không chịu sự điều chỉnh của các Hạn ngạch Cụ thể được quy định tại Hiệp định này.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

11.     Phù hợp với luật và các quy định trong nước, trên cơ sở đề nghị của Bên kia, mỗi Bên trong Hiệp định này đồng ý cung cấp bất kỳ thông tin nào trong phạm vi thẩm quyền của mình mà phía Bên kia cho rằng cần thiết để thực hiện Hiệp định.

TRAO ĐỔI DỮ LIỆU

12.        (A)        Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ cung cấp một cách nhanh chóng cho Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các dữ liệu nhập khẩu hàng dệt hàng tháng có xuất xứ từ Việt Nam vào Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

            (B)        Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ cung cấp một cách nhanh chóng cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ dữ liệu xuất khẩu hàng dệt hàng tháng có xuất xứ từ Việt Nam sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

HỢP TÁC CHỐNG GIAN LẬN

13.        (A)        Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý áp dụng các biện pháp cần thiết để giải quyết, điều tra, và trong trường hợp cần thiết, tiến hành các hành động về hành chính và/hoặc pháp lý để ngăn chặn việc gian lận Hiệp định thông qua việc chuyển tải, thay đổi tuyến vận tải, khai báo sai nước xuất xứ, gian lận chứng từ chính thức, hoặc dưới các hình thức khác.

(B)        (i)         Cả hai Bên đồng ý hợp tác một cách toàn diện, phù hợp với luật và các quy định trong nước, trong các trường hợp gian lận hoặc được coi là gian lận, và xác định các yếu tố liên quan đến nơi nhập khẩu, xuất khẩu, và chuyển tải nếu có. Sự hợp tác này, trong phạm vi phù hợp với luật và các quy định trong nước, sẽ bao gồm việc điều tra các thực tiễn gian lận, trao đổi chứng từ, tài liệu, báo cáo và các thông tin liên quan trong phạm vi sẵn có; và tạo thuận lợi cho việc thăm viếng các nhà máy và trao đổi bởi các đại diện của một Bên khi thị sát khi có yêu cầu và trên cơ sở từng trường hợp.

            (ii)         Nếu Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phát hiện thấy có gian lận, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ tiến hành điều tra và thông báo kết quả cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Những kết quả này sẽ bao gồm những thông tin sau: tên và địa chỉ của nhà máy bị phát hiện là vi phạm (bằng tiếng Anh và tiếng Việt); hình phạt sẽ được áp dụng; số visa cấp cho các giấy phép xuất khẩu liên quan đến vụ vi phạm bị phát hiện và visa đã cấp cho doanh nghiệp đó trong 12 tháng kể từ ngày vi phạm bị phát hiện; Cat.  và số lượng sản phẩm; đơn đặt hàng, vận đơn, hợp đồng, hoá đơn và các chứng từ khác mô tả xuất xứ hàng hoá và tên của nhà nhập khẩu ở Mỹ, nếu có.

(iii)        Nếu Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mong muốn đi thăm các nhà máy dệt may, các công ty giao nhận, các điểm kinh doanh, nhà xuất khẩu, hoặc các công ty liên quan khác tại Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng dệt may khẩu sang Hoa Kỳ (gọi tắt là các nhà máy), vì mục đích ngăn chặn việc gian lận Hiệp định này các Cơ quan Hải quan của Hoa Kỳ sẽ thông báo bằng văn bản cho Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  trước 14 ngày, trong đó nêu rõ nguyên nhân của các cuộc thăm viếng, danh sách các nhà máy và thời gian đề xuất đi thăm. Các nhà máy được đến thăm sẽ không được báo trước về sự thăm viếng. Các cuộc thăm viếng sẽ được tiến hành bởi các quan chức của cả hai Bên phù hợp với các quy định và pháp luật trong nước. Khi tiến hành mỗi cuộc thăm viếng, cần có sự cho phép của người có trách nhiệm của nhà máy tại thời điểm viếng thăm. Nếu việc xin phép bị người có trách nhiệm từ chối thì cuộc thăm viếng sẽ không được tiếp tục. Trong trường hợp đó, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ ngừng cấp visa cho sản phẩm hàng dệt do nhà máy đó sản xuất, đồng thời Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể từ chối việc nhập khẩu các sản phẩm đó cho tới khi cuộc viếng thăm được tiến hành. Ngay sau khi hoàn thành một cuộc thăm viếng  như vậy, Bên đưa ra yêu cầu thăm viếng sẽ cung cấp một cách nhanh chóng cho Bên kia bản báo cáo kết quả cuộc thăm viếng đó.

(C)        Nếu một Bên tin rằng Hiệp định này bị gian lận, Bên đó có thể yêu cầu tham vấn để giải quyết các vấn đề có liên quan nhằm tìm kiếm một giải pháp thoả đáng chung. Mỗi Bên đồng ý bắt đầu các cuộc tham vấn như vậy trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của Bên kia và kết thúc tham vấn trong vòng 90 ngày, trừ phi cả hai Bên cùng đồng ý kéo dài thời hạn tham vấn, và hợp tác một cách toàn diện phù hợp với các quy định tại tiểu mục (13) (B).

(D)        Nếu các Bên không thể đạt được một thoả thuận thoả đáng trong quá trình tham vấn theo tiểu mục (13) (C), thì khi:

(i)                                                             Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có bằng chứng rõ ràng rằng gian lận đã hoặc đang xảy ra và đã cung cấp bằng chứng đó cho Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; hoặc

(ii)                                                                                        Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã cung cấp cho Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các thông tin thực tế chứng thực dường như gian lận đã hoặc đang xảy ra và đã đề nghị Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hợp tác hoặc cung cấp thông tin liên quan đến gian lận mà Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẵn có hoặc có thể có được, và Chính phủ Việt Nam đã không cung cấp những thông tin đó hoặc không hợp tác mà không có đủ lý do xác đáng.

thì Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể khấu trừ vào Hạn ngạch Cụ thể của Giai đoạn Hiệp định đó số lượng không vượt quá số lượng hàng gian lận có xuất xứ Việt Nam.

(E)        Chính phủ Hoa Kỳ có thể khấu trừ vào Hạn ngạch Cụ thể với số lượng gấp ba lần số lượng hàng dệt gian lận có xuất xứ Việt Nam trong giai đoạn 3 năm ngay trước ngày Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn theo mục này, nếu trong thời gian 12 tháng trước ngày đưa ra yêu cầu tham vấn như vậy việc khấu trừ hạn ngạch đã được thực hiện từ hai lần trở lên theo tiểu mục (D), và Chính phủ Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về việc gian lận. Việc khấu trừ như vậy sẽ được phân chia đều trong suốt thời hạn còn lại của Hiệp định. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không tiến hành khấu trừ theo mục này trừ phi đã yêu cầu tham vấn với Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các tham vấn như vậy sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày yêu cầu và phải kết thúc trong vòng 90 ngày kể từ ngày yêu cầu, trừ khi hai bên thoả thuận kéo dài. Các Bên có thể thoả thuận những giải pháp khác, bao gồm các thoả thuận với bên thứ ba, nơi mà hàng đã được chuyển tải bất hợp pháp qua đó. 

(F)        Khi cú bằng chứng rừ ràng về việc hàng dệt có xuất xứ từ nước khác đã được chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam sang Hoa Kỳ, Chớnh phủ Cộng hoà Xó hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý tiến hành hành động thớch hợp. Bất kỳ hành động nào như vậy, cùng với thời gian và phạm vi được thi hành, chỉ cú thể được tiến hành sau khi cú tham vấn để tìm ra giải pháp thoả đáng. Cỏc tham vấn như vậy sẽ bắt đầu trong 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của một Bờn, và kết thỳc trong vũng 90 ngày, trừ phi có thoả thuận kéo dài của hai Bên. Trường hợp các Bên không thể đạt được giải pháp thoả đáng, Chớnh phủ Cộng hoà Xó hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý rằng Chớnh phủ Hoa Kỳ cú thể khấu trừ vào Hạn ngạch cụ thể theo quy định của tiểu mục (D), ngoại trừ rằng trong trường hợp này Hoa Kỳ có thể khấu trừ một số lượng không vượt quá số lượng sản phẩm đã được chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam.

(G)        Nếu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành Thành viên của WTO và Hoa Kỳ áp dụng Hiệp định WTO đối với Việt Nam trước ngày 1/1/2005, thì bất cứ một hành động nào tiến hành theo mục này sẽ được thông báo tới Cơ quan giám sát Dệt may của WTO.

(H)        Các Bên ghi nhận rằng một số trường hợp gian lận có thể liên quan đến những chuyến hàng quá cảnh hoặc không quá cảnh qua Việt Nam mà trong đó hàng không bị thay hoặc sửa đổi tại Việt Nam. Các bên ghi nhận rằng Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên thực tế không thể kiểm soát được các chuyến hàng hàng như vậy.

THOẢ THUẬN HÀNH CHÍNH THOẢ ĐÁNG

14.        Các thoả thuận hành chính thoả đáng hoặc các điều chỉnh có thể được đưa ra để giải quyết vấn đề nhỏ phát sinh trong khi thực thi Hiệp định, bao gồm cả những khác biệt về thủ tục và nghiệp vụ.

CƠ CHẾ THAM VẤN

15.        (A)        Trong trường hợp Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng việc nhập khẩu hàng dệt có xuất xứ từ Việt Nam không bị áp dụng hạn ngạch theo quy định của Hiệp định này, gây rối loạn thị trường hàng dệt Hoa Kỳ và đe doạ gây rối trật tự phát triển thương mại giữa các Bên, Chớnh phủ Hoa Kỳ cú thể yờu cầu tham vấn với Chớnh phủ Cộng hoà Xó hội Chủ nghĩa Việt Nam với mục đích giảm nhẹ hoặc tránh sự rối loạn thị trường đú. Tại thời điểm đưa ra yêu cầu Chớnh phủ Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Chớnh phủ Cộng hoà Xó hội Chủ nghĩa Việt Nam sự tường trỡnh chi tiết về cỏc lý do và sự biện minh cho yờu cầu tham vấn.

 (B)       Chớnh phủ Cộng hoà Xó hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý tham vấn với Chớnh phủ Hoa kỳ trong vũng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tham vấn này. Cả hai Bờn đồng ý cố gắng đạt được thoả thuận về giải pháp thoả đáng trong vũng 90 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, trừ phi có thoả thuận kéo dài của hai Bên. 

(C)        (i)         Sau khi nhận được yêu cầu tham vấn, và trong thời hạn còn lại của Giai đoạn Hiệp định, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ hạn chế xuất khẩu sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ các sản phẩm thuộc các Cat. là đối tượng của sự tham vấn ở mức không cao hơn 107,5 % (106% đối với các sản phẩm len) số lượng nhập khẩu, theo Số liệu Nhập khẩu Tổng hợp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong vòng 12 tháng đầu tiên của thời hạn 14 tháng trước tháng đưa ra yêu cầu tham vấn, được chia theo tỷ lệ số ngày còn lại trong Giai đoạn đó của Hiệp Định.

(ii)         Nếu tại thời điểm yêu cầu tham vấn được đưa ra chỉ còn lại không nhiều hơn ba tháng trong Giai đoạn Hiệp định, thì ngay khi nhận được yêu cầu tham vấn, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ duy trì số lượng các lô hàng xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thuộc các Cat. thuộc đối tượng tham vấn trong thời gian còn lại theo Giai đoạn Hiệp định này và Giai đoạn Hiệp định tiếp theo ở mức không cao hơn 107,5% (106% đối với các sản phẩm len) số lượng đã nhập khẩu, theo số lượng của số liệu Nhập khẩu Tổng hợp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong vòng 12 tháng đầu tiên của thời hạn 14 tháng trước tháng đưa ra yêu cầu tham vấn, được chia theo tỷ lệ số ngày còn lại trong Giai đoạn Hiệp định đó và Giai đoạn Hiệp định tiếp theo.

(D)        (i)         Nếu như trong vòng 90 ngày hai Bên không đạt được một giải pháp thoả đáng, tham vấn sẽ được tiếp tục và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể tiếp tục hạn chế theo quy định trong tiểu mục (C) đối với các sản phẩm thuộc một hoặc nhiều Cat. thuộc đối tượng tham vấn trong suốt thời hạn hiệu lực của Hiệp định hoặc cho đến khi hai Bên đạt được giải pháp thoả đáng.

(ii)         Đối với mỗi Giai đoạn Hiệp định bổ sung trong đó Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tiếp tục hạn chế theo qui định của tiểu mục (C), hạn ngạch này sẽ tăng 6% (1% đối với các sản phẩm len). Hạn ngạch tiếp theo có thể được dùng để chuyển đổi, Chuyển tiếp, Mượn trước, như được quy định trong Hiệp định này. Việc Chuyển tiếp sẽ không được áp dụng trong Giai đoạn Hiệp định bổ sung đầu tiên; Mượn trước sẽ không được áp dụng nếu như hạn chế được tiếp tục áp dụng trong Giai đoạn Hiệp định cuối.

TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

16.        Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ công nhận tính cần thiết đối với việc mở rộng thị trường của mỗi Bên và tầm quan trọng của việc mở cửa thị trường như vậy trong hệ thống thương mại thế giới. Để tạo thuận lợi cho việc mở cửa thị trường và nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thỏa thuận như sau:

(A)        Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế đối với hàng dệt may có xuất xứ Hoa Kỳ ở mức không cao hơn mức thuế nêu tại Phụ lục (D) của Hiệp định.

(B)        Theo Điều 1 Chương 1 của Hiệp định Thương mại Song phương giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam áp dụng một mức thuế đối với một mặt hàng dệt may xuất xứ từ bất kỳ một nước thứ ba nào thấp hơn mức thuế áp dụng với một mặt hàng dệt may nếu mặt hàng đó có xuất xứ Hoa Kỳ theo Phụ lục D, trừ những mức thuế thấp hơn áp dụng đối với mặt hàng dệt may đó trước ngày 1/5/2003, mức thuế thấp hơn sẽ được áp dụng đối với sản phẩm dệt đó có xuất xứ từ Hoa Kỳ.

(C)        Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ không áp dụng các biện pháp hạn chế phi thuế quan như giấy phép nhập khẩu, hạn chế số lượng và cấm nhập khẩu đối với hàng dệt, nếu các biện pháp này không phù hợp với các qui định của WTO, nhằm không hạn chế tiếp cận thị trường Việt Nam đối với hàng dệt may có xuất xứ Hoa Kỳ.

(D)        Nếu Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường theo quy định tại Hiệp định này, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không phải tuân thủ các quy định khác của của Hiệp định.

LAO ĐỘNG

17.        (A)        Các Bên khẳng định lại các cam kết của mình với tư cách là thành viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), và đồng ý hợp tác hơn nữa với ILO. Các Bên cũng ủng hộ việc các doanh nghiệp thực hiện các qui định trách nhiệm xã hội của các công ty trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với luật và qui định trong nước, như một phương tiện để cải thiện điều kiện làm việc trong lĩnh vực dệt may.

            (B)        Các Bên nhắc lại Biên bản Ghi nhớ (MOU) tháng 11 năm 2000 giữa Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt  Nam (MOLISA) và Bộ Lao động Hoa Kỳ (USDOL). Trong khuôn khổ của MOU, USDOL và MOLISA sẽ xem xét một chương trình hợp tác cải thiện điều kiện làm việc trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam. Khi họ gặp theo khuôn khổ MOU, đại diện của USDOL và MOLISA sẽ đánh giá tiến bộ hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc trong lĩnh vực dệt may.

THAM VẤN VỀ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH

18.        Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đồng ý tham vấn về bất kỳ vấn đề nào nảy sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định trên cơ sở các yêu cầu của một trong hai Bên.  

QUYỀN ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI HIỆP ĐỊNH

19.        (A)        Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể yêu cầu xem xét lại các qui định của Hiệp định này bất cứ lúc nào. Mỗi Bên sẽ thảo luận ngay với Bên kia về các đề nghị này hoặc tiến hành những hành động phù hợp khác được đồng ý của cả hai Bên.

(B)        Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận rằng Hạn ngạch Cụ thể tại Phụ lục B, ngoài các yếu tố khác, dựa trên số liệu của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt có xuất xứ Việt Nam. Nếu một Bên phát hiện có sự chênh lệch về số liệu, các Bên đồng ý tham vấn về sự chênh lệch đó, và đồng ý xem xét số liệu của Việt Nam và của Hoa Kỳ. Mỗi Bên đồng ý bắt đầu các cuộc tham vấn như vậy trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của Bên kia và kết thúc tham vấn trong vòng 90 ngày, trừ khi cả hai Bên cùng đồng ý kéo dài thời hạn tham vấn. Nếu các Bên không thể đạt được một thoả thuận thoả đáng trong quá trình tham vấn, thì khi:

(i)                                                                  một Bên đã có bằng chứng rõ ràng về việc số liệu của Hoa Kỳ có sự chênh lệch và đã cung cấp bằng chứng đó cho Bên kia, hoặc

(ii)                                                                một Bên đã cung cấp cho Bên kia các thông tin dữ liệu cho thấy có khả năng chắc chắn rằng số liệu Hoa Kỳ có sự chênh lệch và đã đề nghị Bên kia hợp tác hoặc cung cấp thông tin liên quan tới khả năng chênh lệch, những thông tin mà Bên kia sẵn có hoặc có thể dễ dàng có được, và Bên kia đã không cung cấp những thông tin đó hoặc không hợp tác mà không có đầy đủ lý do xác đáng,

thì Bên đó có thể tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý sự chênh lệch. Các cơ quan Hải quan của Hoa Kỳ có thể tiến hành các cuộc viếng thăm theo các qui định tại tiểu mục 13(B)(iii) để thẩm định tính chính xác của dữ liệu này.

TIẾP TỤC CÁC QUY ĐỊNH KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN WTO

20.        (A)        Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định Dệt May, nếu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành Thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đó Hoa Kỳ áp dụng Hiệp định Thành lập WTO, trước ngày 01/01/2005, Hạn ngạch Cụ thể sẽ được thông báo cho Cơ quan Giám sát Hàng Dệt theo qui định của Điều 2.1 của Hiệp định hàng Dệt May (ATC) và các qui định tại các mục 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 17 và 19(B) sẽ vẫn có hiệu lực và sẽ được thông báo cho Cơ quan Giám sát Hàng Dệt phù hợp với các thoả thuận hành chính theo Điều 2.17 của Hiệp định Hàng dệt may.

            (B)        Nếu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành Thành viên WTO theo đó Hoa Kỳ áp dụng Hiệp định Thành lập WTO sau ngày 01/01/2005, Hiệp định này và Hạn ngạch cụ thể của Hiệp định này sẽ không còn được áp dụng từ ngày Hoa Kỳ áp dụng Hiệp định Thành lập WTO cho Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

QUYỀN CHẤM DỨT HIỆP ĐỊNH

21. Một trong hai Bên có thể chấm dứt Hiệp định này, có hiệu lực vào lúc kết thúc một Giai đoạn Hiệp định, bằng việc thông báo bằng văn bản cho Bên kia ít nhất 90 ngày trước lúc kết thúc Giai đoạn Hiệp định đó.

BẮT ĐẦU CÓ HIỆU LỰC

22. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày ký.

Tại Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2003, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có giá trị ngang nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




THAY MẶT CHÍNH PHỦ  HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ




Trương Đình Tuyển

Raymond Burghardt

 

PHỤ LỤC A

HỆ THỐNG CAT HÀNG DỆT VÀ MAY MẶC CỦA HOA KỲ THEO HỆ THỐNG HÀI HOÀ

Các Cat. được đánh số:

200 seri là bông và/hoặc sợi nhân tạo

300 seri là bông

400 seri là len

600 seri là sợi nhân tạo

800 seri là hỗn hợp tơ hoặc sợi thực vật không có bông

 

 

CATS

MÔ TẢ MẶT HÀNG

ĐƠN VỊ

TỶ LỆ CHUYỂN SANG MÉT VUÔNG

SỢI

200

Sợi  để bán lẻ và làm chỉ khâu

Kg

6.60

201

Sợi đặc biệt

Kg

6.50

300

Sợi bông đã chải (carded)

Kg

8.50

301

Sợi bông đã chải (combed)

Kg

8.50

400

Sợi len

Kg

3.70

600

Sợi tơ có kết cấu

Kg

6.50

603

Sợi có 85% trọng lượng trở lên là xơ staple nhân tạo

Kg

6.30

604

Sợi có 85% trọng lượng trở lên là xơ staple tổng hợp

Kg

7.60

606

Sợi fi-la-măng không có kết cấu

Kg

20.10

607

Các loại sợi từ xơ staple khác

Kg

6.50

800

Hỗn hợp tơ hoặc sợi thực vật ngoài bông

Kg

8.50

VẢI

218

Từ sợi nhiều mầu khác nhau

M2

1.00

219

Vải bông dày

M2

1.00

220

Vải dệt đặc biệt

M2

1.00

222

Vải dệt kim

M2

12.30

223

Vải không dệt

M2

14.00

224

Vải nhung, len búi

M2

1.00

225

Vải bông chéo xanh

M2

1.00

226

Vải thưa, vải phin nõn, vải batit, vải voan

M2

1.00

227

Vải dây buộc

M2

1.00

229

Vải dùng cho mục đích đặc biệt

Kg

13.60

313

Vải làm khăn trải giường

M2

1.00

314

Vải poplin và len mỏng khổ đôi

M2

1.00

315

Vải in hoa

M2

1.00

317

Vải chéo

M2

1.00

326

Vải satanh

M2

1.00

410

Vải dệt thoi

M2

1.00

414

Các loại vải len khác

Kg

2.80

611

Vải dệt có 85% trọng lượng trở lên là sợi staple nhân tạo

m2

1.00

613

Vải trải giường

M2

1.00

614

Vải poplin và len mỏng khổ đôi

M2

1.00

615

Vải in hoa

M2

1.00

617

Vải chéo và satanh

M2

1.00

618

Vải dệt thoi từ xơ fi-la-măng nhân tạo

M2

1.00

619

Vải fi-la-măng polyeste

M2

1.00

620

Vải fi-la-măng tổng hợp khác

M2

1.00

621

Vải in

Kg

14.40

622

Vải sợi thuỷ tinh

M2

1.00

624

Vải dệt thoi từ sợi nhân tạo gồm hơn 15% nhưng ít hơn 36% là len

M2

1.00

625

Vải poplin và len mỏng khổ đôi từ hỗn hợp xơ staple và fi-la-măng

M2

100

626

Vải in từ hỗn hợp xơ staple và fi-la-măng

M2

1.00

627

Vải từ hỗn hợp xơ staple và fi-la-măng

M2

1.00

628

Vải chéo và vải satanh từ hỗn hợp xơ staple và fi-la-măng

M2

1.00

629

Các loại vải khác từ hỗn hợp xơ staple và fi-la-măng

M2

1.00

810

Vải dệt thoi, sợi tơ và sợi thực vật không có bông

M2

1.00

QUẦN ÁO

237

Quần áo vui chơi và quần áo tắm nắng v.v...

19.20

239

Quần áo trẻ em và phụ liệu quần áo

Kg

6.30

330

Mùi xoa

1.40

331

Găng tay và găng hở ngón

Tá đôi

2.90

332

Tất

Tá đôi

3.80

333

Áo khoác nam kiểu vét

30.30

334

Các loại áo khoác nam khác

34.50

335

Áo khoác nữ

34.50

336

Váy dài

37.90

338

Áo dệt kim của nam

6.00

339

Áo dệt kim và áo sơmi nữ

6.00

340

Áo sơ mi nam, không phải áo dệt kim

20.10

341

Áo sơmi nữ, không phải dệt kim

12.10

342

Váy dài

14.90

345

Áo len

30.80

347

Quần dài và  quần soóc nam

14.90

348

Quần dài và quần soóc nữ

14.90

349

Áo nịt ngực và các quần áo sát người khác

4.00

350

Váy dài, váy choàng...

42.60

351

Đồ ngủ và pyjama

43.50

352

Đồ lót

9.20

353

Áo khoác nam lông vũ

34.50

354

Áo khoác nữ lông vũ

34.50

359

Các loại áo vải bông khác

Kg

8.50

431

Găng tay và găng hở ngón

Tá đôi

1.80

432

Tất

Tá đôi

2.30

433

Áo khoác kiểu vét của nam

30.10

434

Các loại áo khoác nam khác

45.10

435

Áo khoác nữ

45.10

436

Váy dài

41.10

438

Áo sơ mi nữ dệt kim

12.50

439

Quần áo trẻ em và phụ liệu quần áo

Kg

6.30

440

Áo sơ mi, không dệt kim

20.10

442

Váy ngắn

15.00

443

Comple nam

Số

3.76

444

Comple nữ

Số

3.76

445

Áo len nam

12.40

446

Áo len nữ

12.40

447

Quần dài và quần soóc nam

15.00

448

Quần dài và quần soóc nữ

15.00

459

Quần áo len khác

Kg

3.70

630

Mùi xoa

1.40

631

Găng tay và găng hở ngón

Tá đôi

2.90

632

Tất

Tá đôi

3.80

633

Áo khoác kiểu vét của nam

30.30

634

Các loại áo khoác nam khác

34.50

635

Các loại áo khoác nữ

34.50

636

Váy dài

37.90

638

Áo sơ mi dệt kim của nam

15.00

639

Áo sơ mi dệt kim của nữ

12.50

640

Áo sơ mi nam, không dệt kim

20.10

641

Áo sơ mi nữ, không dệt kim

12.10

642

Váy ngắn

14.90

643

Comple nam

Số

3.76

644

Comple nữ

Số

3.76

645

Áo len nam

30.80

646

Áo len nữ

30.80

647

Quần dài và quần soóc nam

14.90

648

Quần dài và quần soóc nữ

14.90

649

Áo nịt ngực và quần áo mặc sát người

4.00

650

Váy dài, áo choàng...

42.60

651

Đồ ngủ và pyjama

43.50

652

Đồ lót

13.40

653

Áo khoác lông vũ của nam

34.50

654

Áo khoác lông vũ của nữ

34.50

659

Quần áo khác từ sợi nhân tạo

kg

14.40

831

Găng tay và găng hở ngón

Tá đôi

2.90

832

Tất

Tá đôi

3.80

833

Áo khoác kiểu vét của nam

30.30

834

Các loại áo khoác khác của nam

34.50

835

Áo khoác nữ

34.50

836

Váy dài

37.90

838

Áo sơ mi và áo khoác dệt kim

11.70

839

Quần áo trẻ em và phụ liệu

kg

6.30

840

Áo sơ mi và áo choàng không dệt kim

16.70

842

Váy ngắn

14.90

843

Comple nam

bộ

3.76

844

Comple nữ

bộ

3.76

845

Áo len dài tay sợi thực vật ngoài bông

30.80

846

Áo len tơ tằm

30.80

847

Quần dài và quần soóc

14.90

850

Váy dài, áo choàng, v.v...

42.60

851

Đồ ngủ và pyjama

43.50

852

Đồ lót

11.30

858

Khăn quàng cổ

kg

6.60

859

Các quần áo khác

kg

12.50

CÁC SẢN PHẨM HÀNG DỆT KHÁC

 

 

 

360

Vỏ gối

bộ

0.90

361

Tấm ga

bộ

5.20

362

Tầm trải giường và mền

bộ

5.80

363

Các loại khăn phủ gối

bộ

0.40

369

Các hàng bông khác

kg.

8.50

464

Chăn

kg.

2.40

465

Tấm trải sàn

m2

1.00

469

Các sản phẩm len khác

kg.

3.70

665

Tấm trải sàn

m2

1.00

666

Sản phẩm nội thất khác từ sợi nhân tạo

kg.

14.40

669

Các sản phẩm khác từ sợi nhân tạo

kg.

14.40

670

Túi, túi xách tay, hành lý

kg.

3.70

863

Khăn tắm, khăn mặt

bộ

0.40

870

Hành lý

kg.

3.70

871

Túi và túi xách tay

kg.

3.70

899

Các hàng tơ tằm và sợi thực vật khác

kg.

11.10

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC B

Cat.

Tên hàng

Đơn vị

Tỷ lệ tăng

Trư­ởng

Hạn ngạch 2003

200

Sợi

Kg

7%

300,000

301

Sợi bông đã trải

Kg

7%

680,000

332

Bít tất bông

Tá đôi

7%

1,000,000

333

Áo khoác nam kiểu vest

7%

36,000

334/335

Áo khoác chất liệu cotton

7%

675,000

338/339

Sơ mi dệt kim sợi bông

7%

14,000,000

340/640

Sơ mi nam dệt thoi

7%

2,000,000

341/641

Sơ mi dệt thoi nữ

7%

762,698

342/642

Váy ngắn

7%

554,684

345

Áo len sợi bông

7%

300,000

347/348

Quần sợi bông

7%

7,000,000

351/651

Pyjamas

7%

482,000

352/652

Đồ lót

7%

1,850,000

359/659-C

Quần yếm

Kg

7%

325,000

359/659-S

Quần áo tắm

Kg

7%

525,000

434

Áo khoác nam bằng len

2%

16,200

435

Áo khoác nữ bằng len

2%

40,000

440

Sơ mi dêt thoi bằng len

2%

2,500

447

Quần nam bằng len

2%

52,000

448

Quần nữ bằng len

2%

32,000

620

Vải dệt thoi bằng sợi fi-la-măng

M2

7%

6,364,000

632

Bít tất sợi nhân tạo

Tá đôi

7%

500,000

638/639

Sơ mi dệt kim sợi nhân tạo

7%

1,271,000

645/646

Áo len  sợi nhân tạo

7%

200,000

647/648

Quần bằng vải nhân tạo

7%

1,973,318

 

PHỤ LỤC C

THOẢ THUẬN VISA GIỮA CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ HÀNG DỆT MAY

1.         ĐỊNH NGHĨA:

 A.        Thuật ngữ “Dệt may” có nghĩa là hàng dệt và quần áo từ sợi bông, sợi nhân tạo, sợi thực vật khác ngoài bông, hỗn hợp các loại sợi kể trên và hỗn hợp có tơ tằm, nhưng không bao gồm quần áo có trọng lượng tơ tằm từ 70% trở lên (trừ phi chúng cũng đồng thời chứa 17% len), hoặc các sản phẩm khác ngoài quần áo có trọng lượng tơ từ 85% trở lên, như qui định tại mục 3 của Hiệp định Thương mại Hàng Dệt và các Sản phẩm Dệt từ Bông, Len, Sợi Nhân tạo, Sợi thực vật ngoài Bông và Tơ tằm giữa Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

B.         Thuật ngữ “Cat.” (Cat.) có nghĩa là loại hàng dệt may, như được nêu tại Phụ lục A của Hiệp định Thương mại Hàng Dệt và các Sản phẩm Dệt từ Bông, Len, Sợi Nhân tạo, Sợi thực vật ngoài Bông và Tơ tằm giữa Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị áp đặt hạn ngạch. Thuật ngữ “Cat.” bao gồm Cat.  một phần và các Cat.  gộp.

C.         Thuật ngữ “visa” có nghĩa là con dấu do Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc đại diện của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang Hợp chủng Quốc Hoa kỳ, trong đó mô tả về lô hàng, chứng nhận nước xuất xứ và cho phép lô hàng được trừ vào mức hạn ngạch đang áp dụng.

2.         YÊU CẦU VỀ VISA:

A.                  Bắt đầu từ 1/7/2003 và cho tới khi Hiệp định này hết hiệu lực, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ cấp visa cho mỗi lô hàng dệt may, như được định nghĩa ở Điều 1, được sản xuất hoặc gia công tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và xuất khẩu sang Hợp chủng Quốc Hoa kỳ với bất kỳ giá trị nào, trừ các trường hợp nêu tại Mục 3.B dưới đây, với những Cat.  có hạn ngạch như được quy định trong Cuốn Phân loại Hàng Dệt và các Sản phẩm Dệt theo Biểu Thuế Nhập khẩu Điều hoà  của Hoa Kỳ, 2002 (hoặc các ấn phẩm tiếp theo), và tại Phụ lục B của Hiệp định về Thương mại hàng dệt và các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm giữa các Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Visa sẽ được xuất trình tại cơ quan hải quan của Hợp chủng Quốc Hoa kỳ trước khi vào, hoặc trước khi xuất kho ngoại quan để tiêu dùng trên lãnh thổ của Hợp chủng Quốc Hoa kỳ (bao gồm 50 bang, và 2 đặc khu Columbia và Puerto Rico).

B.                  Nếu có thêm các Cat. , Cat.  gộp hoặc Cat.  một phần, Cat.  gộp bị áp dụng hạn ngạch, các Cat.  này sẽ tự động thuộc phạm vi điều chỉnh của Thoả thuận này. Hàng hoá thuộc các Cat. này xuất khẩu vào hoặc sau ngày áp dụng hạn ngạch phải có visa.

C.                  Một lô hàng được cấp visa bằng cách đóng dấu visa gốc hình tròn bằng mực xanh lên mặt trước hoá đơn thương mại gốc hoặc các chứng từ tương đương thay thế sau đó. Không được đóng Visa gốc lên bản sao hoá đơn. Chỉ có các lô hàng có visa gốc đóng trên hoá đơn gốc mới được nhập khẩu vào Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Bản sao hoá đơn và/hoặc visa không được sử dụng cho mục đích này.

D.         Mỗi visa sẽ bao gồm những thông tin sau:

i.                     Số visa: Số visa theo mẫu tiêu chuẩn chín chữ số, bắt đầu bằng một chữ số là số cuối cùng của năm xuất khẩu, tiếp đó hai ký tự chữ cái viết tắt tên nước xuất khẩu theo qui định của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) (mã của Việt nam là VN), và sáu ký tự chữ số xác định số sê-ri của lô hàng, ví dụ: 3VN123456.

ii.                   Ngày cấp: ngày cấp là ngày ngày, tháng và năm visa được cấp.

iii.                  Chữ ký và tên in của cán bộ cấp visa: chữ ký của cán bộ được Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam uỷ quyền cấp visa

iv.                  Tên Cat, Cat. gộp, Cat. một phần, số lượng và đơn vị tính chính xác của từng Cat.  hàng trong lô hàng được ghi theo đơn vị nêu tại Danh mục phân loại Cat. hàng dệt may theo Danh mục thuế quan hài hoà của Hoa kỳ, 2002 (hay ấn bản sau đó), và như qui định tại Phụ lục B của Hiệp định này (thí dụ: Cat. 340-510 DOZ). Số lượng phải được ghi tròn số. Phần thập phân hay phân số không được chấp nhận. Hàng hoá thuộc Cat. gộp bị quản lý hạn ngạch có thể sử dụng visa của Cat. gộp hoặc visa đơn lẻ cho từng Cat. nếu lô hàng đó chỉ thuộc một Cat. trong số các Cat. gộp. Thí dụ, nếu lô hàng chỉ có Cat. 340, có thể sử dụng visa gộp Cat. 340/640 hoặc visa đơn lẻ Cat. 340. Tuy nhiên, nếu một Cat. gộp chịu hạn ngạch và có hạn ngạch phụ cho một trong các Cat. đơn lẻ, thì chỉ được sử dụng visa đơn lẻ nến đơn hàng thuộc Cat. đơn lẻ bị quản lý hạn ngạch phụ. Thí dụ, nếu lô hàng thuộc Cat. 340 và 640, và Cat. 340 bị ấn định hạn ngạch, tất cả lô hàng thuộc Cat. 340 đều phải sử dụng visa đơn lẻ Cat. 340. Hàng thuộc Cat. 640 phải sử dụng visa gộp cho Cat.  340/640 hoặc visa đơn lẻ Cat. 640.

E.                  Nếu số lượng trên visa thấp hơn số lượng thực tế của lô hàng, lô hàng sẽ không được chấp nhận.

F.                  Nếu số lượng trên visa cao hơn số lượng của lô hàng, thì lô hàng được phép nhập khẩu và tính hạn ngạch theo số lượng thực tế của lô hàng.

G.                 Nếu lô hàng không có visa hoặc nếu số visa, ngày cấp, chữ ký, tên người ký, Cat. , số lượng hay đơn vị bị thiếu, không chuẩn xác, không hợp lệ, gạch chéo hay sửa chữa dưới bất kỳ hình thức nào, lô hàng không được phép nhập khẩu, trừ các trường hợp nêu tại Đoạn 2.J.

H.                  Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất hàng dệt được cấp visa phải được ghi rõ trong chứng từ có dấu visa hàng dệt.

I.                     Cat., số lượng và ngày xuất khẩu sẽ do cơ quan hải quan Hoa kỳ xác định, và phù hợp với Phụ lục B. Cơ quan hải quan Hoa kỳ sẽ phân loại tất cả hàng hoá nhập khẩu vào lãnh thổ Hoa kỳ theo đúng luật pháp và qui định của Hoa kỳ.

J.                   Nếu một visa không được chấp nhận thì phải có một visa mới, chính xác của Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hay văn bản miễn visa xuất trình cho cơ quan hải quan Hoa Kỳ trước khi bất kỳ phần nào của lô hàng được giải phóng. Văn bản miễn visa có thể do Bộ Thương mại Hoa kỳ cấp theo yêu cầu của Đại sứ quán nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam tại Washington, D.C. Văn bản miễn visa chỉ có giá trị miễn xuất trình visa tại thời điểm nhập khẩu lô hàng; hạn ngạch vẫn tiếp tục được áp dụng. Văn bản miễn visa chỉ được cấp vì mục đích phân loại hay cho các lô hàng vì mục đích đặc biệt một lần không thuộc các hoạt động thương mại của doanh nghiệp.

K.                  Nếu hoá đơn đã được đóng visa nhưng không hợp lệ, cơ quan hải quan Hoa kỳ sẽ không trả lại chứng từ đó sau khi cho phép hàng vào, nhưng sẽ cấp bản sao có xác nhận dùng để lấy hoá đơn bản gốc mới, chính xác có đóng dấu visa hoặc văn bản miễn visa.

L.                   Nếu lô hàng từ Việt Nam có visa không hợp lệ hay không có visa mà đã được phép vào bán ở Hoa kỳ, đã bị yêu cầu tái xuất nhưng không được thực hiện, thì lô hàng đó sẽ bị tính vào hạn ngạch của Cat. tương ứng cho dù có hay không có visa thay thế hoặc văn bản miễn visa.

3.         ĐIỀU KHOẢN KHÁC:

A.         Ngày xuất khẩu là ngày thực tế hàng hoá rời Việt Nam. Đối với hàng xuất khẩu bằng đường biển hoặc tàu chuyên chở, ngày xuất khẩu là ngày hàng hoá rời cảng cuối cùng của Việt Nam.

B.         Hàng nhập khẩu vì mục đích sử dụng cá nhân của nhà nhập khẩu và không bán lại với bất kỳ giá trị nào, và hàng mẫu thương mại có đóng dấu và rõ ràng có giá trị từ 800 USD trở xuống, sẽ không phải xin visa và không bị tính vào hạn ngạch đang áp dụng.

C.         Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải cung cấp cho Hoa kỳ 3 bản dấu visa gốc, rõ ràng, có thể tái tạo được, sẽ được sử dụng trong suốt thời gian Hiệp định này có hiệu lực, và 3 bản gốc chữ ký của những cán bộ được uỷ quyền ký visa. Con dấu và bất kỳ sự thay đổi nào sau này, phải được Chính phủ Hoa kỳ chấp thuận. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam phải thông báo cho chính phủ Hoa kỳ ít nhất 45 ngày trước khi thay đổi cán bộ đã được uỷ quyền ký visa.

D.         Một trong hai Chính phủ có thể chấm dứt, toàn bộ hoặc một phần, Thoả thuận này bằng cách thông báo cho Chính phủ Bên kia trước 90 ngày bằng văn bản.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định về Thương mại hàng dệt và các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.439

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.90.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!