Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 984/QD-BNN-CN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 09/05/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 984/QĐ-BNN-CN

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau;

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM

1. Mục tiêu

Phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh giá trị gia tăng; phát triển bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Quan điểm phát triển

- Tái cơ cấu ngành chăn nuôi phải dựa trên quan điểm tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

- Chú trọng phát triển những sản phẩm có tiềm năng và lợi thế theo hướng tăng nhanh năng suất và hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; gắn với bảo vệ môi trường.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo cơ chế thị trường, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.

II. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU

1. Tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo vùng

Chuyển dịch dần chăn nuôi trang trại từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi mật độ dân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa thành phố, khu dân cư. Trong từng địa phương hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm (có thể là xã, liên xã, huyện, liên huyện) theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để tập trung đầu tư.

a) Chăn nuôi lợn

- Giảm đàn lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồng từ 25,74% năm 2013 xuống 15% năm 2020; vùng Đông Nam bộ từ 10,51% xuống 5%.

- Tăng đàn lợn ở vùng Trung du miền núi phía Bắc từ 24,1% năm 2013 lên 30% năm 2020, Bắc trung bộ từ 19,38% lên 24% và Tây Nguyên từ 6,58% lên 15%.

b) Chăn nuôi gia cầm

- Chăn nuôi gà: Trước mắt, duy trì cơ cấu và quy mô đàn tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; sau đó mở rộng sang vùng Tây Nguyên (hiện nay đàn gà ở Tây Nguyên chiếm 5,5%, đến năm 2020 tăng lên 20%).

- Chăn nuôi vịt: Trước mắt, duy trì ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; sau đó mở rộng sang vùng Trung du miền núi phía Bắc từ 9,48% (năm 2013) lên 15% năm 2020 và vùng Duyên hải miền Trung từ 23,3% lên 31%.

c) Chăn nuôi bò:

- Bò thịt: Phát triển ở các vùng Duyên hải miền Trung và Trung du miền núi phía Bắc.

- Bò sữa: Phát triển ở các vùng truyền thống và có khả năng đầu tư công nghệ cao.

d) Chăn nuôi ong, trâu, thỏ: Phát triển tại những vùng chăn nuôi lợi thế.

2. Tái cơ cấu vật nuôi

- Loại vật nuôi:

+ Sản lượng thịt lợn hơi năm 2013 chiếm 74,2%, thịt gia cầm chiếm 17,3% 8,5% đối với thịt trâu bò. Năm 2020, cơ cấu thịt lợn hơi xuất chuồng giảm còn 62%, tăng tỷ trọng thịt gia cầm lên 28% và thịt trâu bò là 10%.

+ Phát triển các loại vật nuôi khác có tiềm năng về thị trường: ong, trâu, thỏ.

- Về cơ cấu sản xuất từng loại vật nuôi;

+ Lợn: tỷ lệ lợn nái ngoại chiếm 19,8% năm 2013, tăng lên 30-33% năm 2020; phát triển lợn thịt giống ngoại và lai trên 75% máu ngoại nuôi công nghiệp.

+ Gia cầm: Phát triển đàn gà lông màu, thả vườn; sản lượng thịt gà lông màu chiếm tỷ trọng từ 50-52% năm 2013 lên 60-62% năm 2020. Duy trì ổn định cơ cấu đàn gà lông trắng công nghiệp.

- Tăng đàn vịt đẻ trứng, vịt nuôi thịt: Tổng đàn thủy cầm đạt 84 triệu con năm 2013 lên 100 triệu con năm 2020, trong đó vịt đẻ trứng từ 29 triệu con lên 40 triệu con; sản lượng thịt chiếm 40% tỷ trọng thịt gia cầm.

+ Bò thịt: Tỷ lệ bò lai đạt 47,6% năm 2013, đến năm 2020 tăng lên 70%.

+ Bò sữa: Đến năm 2020 đàn bò đạt 300.000 con, sản lượng sữa đạt trên 0,9 triệu tấn/năm.

3. Tái cơ cấu về phương thức sản xuất chăn nuôi

- Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại. Xác định quy mô trang trại phù hợp với từng loại vật nuôi, từng vùng, địa phương, nhất là chăn nuôi lợn, vịt gà lông màu,

Phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chăn nuôi công nghiệp, kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Đến năm 2020, cơ cấu vật nuôi sản phẩm chăn nuôi đối với phương thức chăn nuôi trang trại đạt:

+ Lợn: Số lượng đầu con tăng từ 30% lên 52% và sản lượng thịt lợn tăng từ 40% lên trên 60%.

+ Gà: Số lượng đầu con tăng từ 30% lên 60% và sản lượng thịt, trứng từ 45% tăng lên 75%.

+ Vịt: Số lượng đầu con tăng từ 20% lên 60%, sản lượng thịt tăng từ 25% lên 50%, trứng tăng từ 25% lên 45%,

+ Bò sữa: Đến năm 2020 đàn bò đạt 300.000 con, sản lượng sữa đạt trên 0,9 triệu tấn/năm; 100% đàn bò sữa được nuôi theo hình thức trang trại và chăn nuôi công nghiệp.

4. Tái cơ cấu theo chuỗi giá trị, ngành hàng

- Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, Hội, Hiệp hội ngành hàng; chú trọng việc xây dựng các thương hiệu.

- Đối với ngành hàng thịt lợn đến năm 2020 phấn đấu xuất khẩu 1,0 triệu tấn thịt lợn hơi.

- Đối với ngành hàng trứng vịt muối và thịt vịt đến năm 2020 xuất khẩu 1-2 tỷ quả trứng muối và 70-100 ngàn tấn thịt vịt.

III. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp chung

a) Chăn nuôi lợn

- Rà soát, quy hoạch lại các vùng chăn nuôi lợn gắn với an toàn dịch bệnh, kiểm soát môi trường.

- Nâng cao chất lượng đàn giống cụ kỵ, ông bà; tạo đực cuối cùng có năng suất cao.

- Trước mắt kiểm tra, giám định; bình tuyển và loại thải đực giống không đảm bảo chất lượng. Sau đó xây dựng đàn đực giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và được quản lý chặt chẽ.

- Nâng cấp các trung tâm sản xuất giống, tinh dịch, khảo kiểm nghiệm, kiểm định.

- Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ dẫn tinh viên.

- Bảo tồn và khai thác có hiệu quả một số giống lợn nội.

b) Chăn nuôi gia cầm

- Nâng cao chất lượng đàn giống dòng thuần, ông bà để sản xuất gà, vịt bố mẹ có chất lượng cao.

- Chọn tạo các giống gà màu thả vườn có năng suất, chất lượng phù hợp với từng địa phương, đảm bảo mỗi địa phương chỉ có một đến hai giống chủ lực.

- Xây dựng hệ thống giống 4 cấp. Các cơ sở nuôi giống bố mẹ phải nằm trong hệ thống giống và có đăng ký với chính quyền cấp xã. Không được phép lưu hành con giống nằm ngoài hệ thống giống,

- Quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, không sử dụng gà, vịt thương phẩm làm gà giống bố mẹ, bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống.

- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở ấp trứng gia cầm, sản xuất cung ứng giống (kiểm tra đầu vào và kiểm soát đầu ra).

- Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi vịt theo phương thức nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội. Khoanh vùng kiểm soát vịt chạy đồng, hạn chế vịt chạy đồng xa.

c) Chăn nuôi bò

- Bổ sung đàn đực giống ngoại có năng suất, chất lượng cao.

- Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu hóa, chuyên thịt. Áp dụng rộng rãi biện pháp thụ tinh nhân tạo.

- Tăng cường áp lực chọn lọc giống bò.

- Đào tạo mới để tăng số lượng dẫn tinh viên gắn với chính sách hỗ trợ thụ tinh nhân tạo bò.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao chất lượng thịt, sữa.

d) Thức ăn chăn nuôi

- Phát triển chế biến thức ăn công nghiệp.

- Sử dụng các nguyên liệu có sẵn (thóc, gạo, sắn, ngô,...), phối trộn với thức ăn đậm đặc, cao đạm làm thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.

- Áp dụng công nghệ sinh học trong việc chế biến thức ăn để tăng hiệu quả sử dụng.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về chất lượng thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

đ) Công tác thú y

- Kiểm soát, phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khống chế, tiến tới thanh toán một số bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; tăng cường quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật hóa chất dùng trong thú y bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả.

- Xây dựng và chỉ đạo có hiệu quả mạng lưới thú y cộng đồng.

- Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm cho các cơ sở giết mổ, chế biến.

- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu đối với gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi.

- Xây dựng mới, củng cố và tiêu chuẩn hóa hệ thống phòng phân tích về thú y, an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực, quốc tế.

- Đàm phán, ký các hiệp định về thú y với các nước, khu vực có trao đổi khoa học công nghệ, thương mại đối với các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

e) Khuyến nông chăn nuôi

- Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Đào tạo, tập huấn cho các các chủ trang trại, chủ hộ có kiến thức về chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy trình an toàn dịch bệnh, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

2. Giải pháp chính sách

- Xây dựng, củng cố, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành chăn nuôi.

- Đất đai: Dành quỹ đất quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, kéo dài thời gian cho thuê đất để người chăn nuôi có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi.

- Thuế: ưu đãi về thuế với các đơn vị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; miễn thuế VAT đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

- Tín dụng: Đa dạng các hình thức và phương thức tín dụng theo hướng tạo điều kiện dễ tổ chức, cá nhân đầu tư chăn nuôi, giết mổ, chế biến dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi.

- Thương mại: Đơn giản hóa thủ tục hành chính để các tổ chức và cá nhân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm với hàng hóa nhập khẩu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Cục Chăn nuôi

- Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện các giải pháp triển khai Đề án, sự phân kỳ theo từng giai đoạn; định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện,

- Chủ trì và phối hợp với các Cục, Vụ liên quan xây dựng tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách, dự án ưu tiên.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có hiệu quả các nội dung của Đề án.

2. Các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Chăn nuôi thực hiện tốt các nội dung của Đề án này.

3. Trung tâm Khuyến nông quốc gia

- Chủ trì xây dựng hướng dẫn triển khai các mô hình sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn về quản lý kinh tế kỹ thuật cho các chủ cơ sở chăn nuôi.

4. Các Viện, Học viện, Trường

- Nghiên cứu chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ về giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao và có lợi thế cạnh tranh để nâng cao giá trị gia tăng của người chăn nuôi. Đồng thời, nghiên cứu bảo tồn các nguồn gen giống vật nuôi bản địa.

- Nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ mới về chế biến, sử dụng thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước để giảm nhập khẩu, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi và nâng cao giá trị gia tăng.

- Chủ trì, phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu liên quan triển khai nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất chăn nuôi.

- Phối hợp với địa phương đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên chăn nuôi, thú y.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu vật nuôi phù hợp với lợi thế cạnh tranh và điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Tuyên truyền các nội dung của Đề án.

- Xây dựng và triển khai các nội dung tái cơ cấu về chăn nuôi trên địa bàn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giống, thức ăn và môi trường chăn nuôi; giết mổ, chế biến.

- Đề xuất, xây dựng chính sách phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

6. Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi

- Căn cứ vào quy hoạch định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT và địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể đầu tư, chăn nuôi phù hợp theo hướng hàng hóa quy mô lớn liên kết chuỗi theo cơ chế thị trường, định hướng tới xuất khẩu sản phẩm và đầu tư chăn nuôi ra nước ngoài.

- Thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn kỹ thuật về giống, thức ăn môi trường; thú y và giết mổ, chế biến.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4,
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, Tài chính, Công thương, KH&CN, TN&MT;
- Các Vụ: KH, KHCN&MT, TC, PC;
- Cục TY;
- Các Hội, Hiệp hội chăn nuôi, thú y;
- Lưu: VT, CN.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No.984/QD-BNN-CN

Hanoi, May 09, 2014

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME FOR ANIMAL HUSBANDRY RESTRUCTURING WITH THE AIM OF VALUE ADDED IMPROVEMENT AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT

MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to Decree No.199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 of the Government on functions, duties, rights and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to Decision No.10/2008/QD-TTg dated January 16, 2008 of the Prime Minister approving the scheme for animal husbandry development up to 2020;

Pursuant to Decision No.124/QD-TTg dated February 02, 2012 of the Prime Minister approving general planning on development of agricultural production by 2020 with visions towards 2030;

Pursuant to Decision No.899/QD-TTg dated June 10, 2013 of the Prime Minister approving the scheme for agriculture restructuring with the aim of value added improvement and sustainable development;

At the request of Directors of Department of Livestock Husbandry and Department of Planning,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Approving the Scheme for animal husbandry restructuring with the aim of value added improvement and sustainable development (hereinafter referred to as “the Scheme”) with the main following contents:

I. OBJECTIVES AND VIEWPOINTS

1. Objectives

Exploit the advantage in production of certain domesticated animals for the purpose of improving the productivity, quality, competitiveness and value added and sustainable development in order to ensure social security and environment protection.

2. Development viewpoints

- Restructure animal husbandry upon consideration of viewpoints on general restructuring of agriculture suitable for the general planning on agriculture and rural development and the strategy for animal husbandry development by 2020.

- Focus on development of potential and beneficial products with the aim of rapidly increasing the productivity and efficiency to improve the competitiveness, satisfy requirements of domestic market and export in connection with environment protection.

- Restructure animal husbandry under market mechanism, re-organize production based upon the value chain through linkages in production and attain basic objectives of welfare of the animal raisers and consumers.

II. RESTRUCTURING CONTENTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Gradually transfer livestock farms from the areas with high population density (delta) to the ones with low population density (midlands and mountains); establish disease-resistant zones used for livestock production far from the cities and residential areas. Create key zones/communes of livestock production in each local authority (communes, inter-communes, districts, inter-districts) according to the planning and develop main products for investment concentration.

a) For pig breeding

- Decrease the pigs in Red River delta from 25.74% in 2013 to 15% by 2020; from 10.21% to 5% in the Southeast Vietnam.

- Increase the pigs in northern midlands and mountains from 24.1% in 2013 up to 30% by 2020, from 19.38% to 24% in the North Central Region and 6.58% to 15% in Central Highlands.

b) For poultry breeding

- For chicken breeding: Firstly maintain the structure and size of broods of chickens in Red River Delta and northern midlands and mountains, North Central Region and Mekong Delta; then extend the size of broods of chickens in Central Highlands (increase from 5.5% to 20% by 2020).

- For duck breeding: Firstly maintain the size of paddling of ducks in Red River Delta and Mekong Delta; then expand the size of duck paddling in northern midlands and mountain from 9.48% (2013) to 15% by 2020 and from 23.3% to 31% in Central Coast Vietnam.

c) For cow breeding:

- With regard to cows raised for food: Develop the size of herds of cows in Central Coast Vietnam and Northern midlands and mountains.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Breeding of bee, buffalo and rabbit: Develop such breeding in advantageous zones used for livestock production.

2. Livestock restructuring

- Types of livestock:

+ The production of pork accounts for 74.2%, 17.3% for poultry meat and 8.5% for beef/buffalo meat of total output of animal products in 2013. Decrease proportion of pork to 62% and increase that of poultry meat and beef/buffalo meat to 28% and 10%, respectively by 2020.

+ Develop other types of livestock with potential for sale: such as bees, buffaloes and rabbits

- In terms of structure of production of each type of livestock:

+ For pigs: increase the proportion of imported sows from 19.8% (2013) to 30-33% by 2020 and cross-bred or imported pigs raised for food to more than 75% of total industrial production of imported animals.

+ For poultry: Develop broods of chickens plumage and free rangers with the aim of increasing the proportion of chicken plumage meat from 50-52% in 2013 to 60-62% by 2020 and stably maintain the structure of broods of solid white in industrial production.

- Increase the size of paddling of duck raised for eggs and meat: Increase the total number of ducks from 84 million in 2013 to 100 million by 2020, in which the number of ducks raised for eggs is increased from 29 to 40 million and proportion of duck meet accounts for 40% of total poultry meat.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ For cows raised for milk: Strive to achieve the number of 300,000 cows and more than 0.9 million tonnes of milk per year by 2020.

3. Restructuring modes of livestock production

- Gradually change from family farm to livestock farm. Determine the size of farm suitable for each type of livestock, region and local authority, especially breeding of pigs, ducks and chickens plumage.

Develop family farms based upon industrial farming under control with technique advances, bio-security and reduction of environment pollution.

- By 2020, the structure of livestock and products thereof kept on livestock farms shall be:

+ for pigs: increased from 30% to 52 % and from 40% to 60% for number of pigs and pork output, respectively.

+ for chickens: increased from 30% to 60% and from 45% to 75% for number of chickens and output of chicken eggs/meat, respectively.

+ for ducks: increased from 20% to 60%, 25% to 50% and 25% to 45% for number of ducks, duck meat output and egg output, respectively.

+ For cows raised for milk: Achieve 300.000 cows in number and 0.9 million tonnes of milk per year by 2020; 100% of cows raised for milk shall be kept on livestock farm and in the form of industrial farming.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establish a product-based linkages from the stage of production to putting products on sale, in which enterprises act as central points for associating with production organizations such as cooperative groups, groups, article line associations; focus on brand building.

- For pork, strive to export 1 million tonnes of pork by 2020.

- For salted duck eggs and duck meals, strive to export 1-2 billion of salted duck eggs and 70-100 thousand of duck meat by 2020.

III. SOLUTIONS

1. General solutions

a) For pig breeding

- Carry out review of and planning scheme for zones used for pig breeding in connection with disease resistance and environment control.

- Improve the quality of prototypal and parental breed stock and create high-productivity male breeds.

- Firstly check, assess; select and eliminate the unqualified male breeds. Then create standard male breeds under strict control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide training/re-training for inseminators.

- Conserve and exploit certain of domestic breeds of pig in an efficient manner.

b) For poultry breeding

- Improve the quality of pure and prototypal breed stock for production of high-quality parental ducks and chickens.

- Select and create breed of free chickens plumage with productivity and quality suitable for each local authority to ensure each one only has 1-2 main breeds.

- Build a system of 4-level breeds. Facilities keeping parental breeds shall be included in such system and registered with the commune-level government authority. It is prohibited to sell breeders not in the breed system.

- Strictly manage breeders’ quality, do not use commercial ducks and chickens as parental breeders and compel breed producers and traders to declare standards for breed quality.

- Closely control facilities incubating poultry eggs or producing and providing breeds (check the inputs and control the outputs).

- Encourage duck breeding facilities to keep the ducks on ground without water. Zone to control running-ducks and restrict the ducks to running far away from farm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Add more imported bulls with high productivity and quality.

- Continue to renewal the herd of cows with the aim of producing Bos indicus and beef. Wildly apply the artificial insemination technique.

- Increase the pressure for cow breed selection.

- Provide training for new inseminators in order to increase the number of inseminators in conjunction with assistance policies on artificial insemination in cows.

- Apply technique advances in caring and nurturing in order to enhance the quality of meat and milk.

d) For animal feed

- Develop industrial animal feed processing.

- Use available ingredients such as paddy, rice, cassava, corn, etc. and mix them together with high-protein concentrated feed to create animal feed with the aim of reducing the buying price and improving efficiency in animal feed use.

- Apply bio-technology in animal feed processing in order to enhance the efficiency in animal feed use.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) For animal health

- Control and prevent the spread of diseases, constrain then eliminate certain dangerous animal diseases, infectious diseases spreading from animals to human; carry out quarantine and inspection of veterinary hygiene during production, processing, transport and sale of animal-originated food to ensure food safety for consumers; tighten management of veterinary medicines, probiotics, microorganism and chemicals used in veterinary science to ensure quality, safety and efficiency.

- Establish and operate the public veterinary network in an efficient manner.

- Establish disease-resistant zones serving export.

- Formulate and issue technical standards, regulations and procedures for disease prevention and control applied to disease-resistant animal breeding facilities, control veterinary hygiene and food safety in animal slaughter/processing facilities.

- Intensify the work of quarantine and control of import and export and prevention of smuggling of cattle, poultry and animal products.

- Set up, reinforce and standardize the system of centers for analysis of animal health and food safety in consistent with regional and international standards.

- Negotiate and sign agreements on animal health with countries in exchange with science and technology or commerce for Vietnam’s animal products.

e) For agricultural extension in animal husbandry

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide training and practice courses for owners of livestock farms and family farms for acquiring the knowledge of cattle and poultry breeding following procedures for disease resistance, market economy and international integration.

2. Policy solutions

- Formulate, strengthen and complete the system of legislative documents on animal husbandry.

- With regard to land: Set aside a land fund for intensive breeding zone planning project and extend the land lease period to enable the livestock raisers to invest in construction of infrastructure for animal breeding.

- With regard to tax: Provide tax incentives for importers of feed ingredients and grant exemption from value-added tax imposed on animal feed products.

- With regard to credit: Diversify types of credit and modes of loan asking with the aim of enabling investors in animal breeding, slaughter and processing to easily access to loan sources with preferential interests.

- With regard to commerce: Simplify administrative procedures for organizations and individuals to easily access to domestic products and export animal products; complete standards and regulations on control of quality and food safety applied to exported goods.

Article 2. Implementation

1. Department of Livestock Husbandry

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with relevant Departments in developing and implementing priority programs, policies and projects.

- Cooperate with Departments of Agriculture and Rural Development of provinces and centrally-affiliated cities in performing tasks included in the Scheme in an efficient manner.

2. Relevant ministerial departments

Cooperate with Department of Livestock Husbandry in well performing tasks included in this Scheme as authorized and assigned.

3. National Agriculture Extension Center

- Take charge of and provide guidelines for launching livestock production models.

- Develop programs and hold training courses in economic-technical management for animal farm owners.

4. Institutes and Schools

- Study and transfer advances in science and technology for new livestock breeds with high productivity, quality and competitive advantages to raise the value added of the animal raisers. And conduct research on conservation of genetic resources of native livestock breeds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with relevant universities and research institutes in carrying out research and testing solutions for treatment of animal breeding environment.

- Conduct a study on establishment of models for linkages in livestock production.

- Cooperate with local government authorities in providing training for breeding technicians and veterinarians.

5. Departments of Agriculture and Rural Development

- Review and adjust the livestock planning project and structure suitable for competitiveness advantages and local socio-economic conditions.

- Disseminate contents of the Scheme.

- Develop and perform the task of animal husbandry restructuring in the areas under management.

- Boost the inspection of livestock breed, animal feed and breeding environment; animal slaughter and processing.

- Propose and formulate policies on development of local animal husbandry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Prepare appropriate general plans for investment and animal breeding with the aim of developing large-size production with value chain-based linkages under market mechanism towards export of animal products and offshore investment in animal husbandry according to orientation planning projects of the Ministry of Agriculture and Rural Development and local government authorities.

- Strictly comply with technical regulations on livestock breeds, animal feed and breeding environment; veterinary, animal slaughter and processing.

Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Article 4. Chief of the Ministry Office, Director of the Department of Livestock Husbandry, Directors of relevant ministerial entities and Departments of Agriculture and Rural Development of provinces and centrally-affiliated cities shall take responsibility to implement this Decision./.

 

 

 

MINISTER




Cao Duc Phat

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 984/QD-BNN-CN dated May 09, 2014 approving the Scheme for animal husbandry restructuring with the aim of value added improvement and sustainable development

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


724

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!