CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
(CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ)
Các nước thành viên của công ước
này:
+ Coi trọng những mục tiêu tổng
quát ghi trong các Nghị quyết về sự thành lập một nền trật tự kinh tế quốc tế mới
mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần thứ
sáu,
+ Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc
thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính đến các hệ
thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại
pháp lý trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc
tế, đã thỏa thuận những điều sau:
Phần I:
PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I:
PHẠM VI ÁP DỤNG
Ðiều 1:
1. Công ước này áp dụng cho các hợp
đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác
nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc
gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc
tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương
mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ
hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa
các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.
3. Quốc tịch của các bên, tính chất
dân sự hay thương mại của các bên hoặc của hợp đồng không được xét tới khi xác
định phạm vi áp dụng của Công ước này.
Ðiều 2:
Công ước này không áp dụng vào việc
mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân,
gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời
gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải
biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ
thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng
khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy
trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.
Ðiều 3:
1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các
hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất, nếu bên đặt hàng không có
nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản
xuất hàng hóa đó.
2. Công ước này không áp dụng cho
các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một
công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.
Ðiều 4:
Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký
kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát
sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước,
Công ước không liên quan tới:
a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc
bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.
b. Hậu quả mà hợp đồng có thể đối với
quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.
Ðiều 5:
Công ước này không áp dụng cho trách
nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân
thể hoặc làm chết một người nào đó.
Ðiều 6:
Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng
Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều
khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.
Chương II:
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Ðiều 7:
1. Khi giải thích Công ước này, cần
chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng
thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế.
2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng
điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳng trong Công ước thì sẽ được
giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được hình thành hoặc
nếu không có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy phạm
của tư pháp quốc tế.
Ðiều 8:
1. Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên
bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theo đúng ý định của họ nếu
bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy.
2. Nếu điểm trên không được áp dụng
thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải thích theo nghĩa mà một người
có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh
tương tự cũng sẽ hiểu như thế.
3. Khi xác định ý muốn của một bên
hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào, cần phải tính đến mọi
tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có
trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai
bên.
Ðiều 9:
1. Các bên bị ràng buộc bởi tập
quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối
quan hệ tương hỗ.
2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì
có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết
hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại
quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng
loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều
chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.
Ðiều 10: Nhằm
phục vụ Công ước này:
a. Nếu một bên có hơn một trụ sở
thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có
mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng
đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào
bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.
b. Nếu một bên không có trụ sở
thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.
Ðiều 11:
Hợp đồng mua bán không cần phải được
ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về
hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những
lời khai của nhân chứng.
Ðiều 12:
Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều
29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi
hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp
nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và
không phải dưới hình thức viết tay mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp
dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành
viên của Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này.
Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó.
Ðiều 13:
Theo tinh thần của Công ước này, điện
báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.
Phần II:
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Ðiều 14:
1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi
cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và
nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp
có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng
hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định
thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người
không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị
đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.
Ðiều 15:
1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới
nơi người được chào hàng.
2. Chào hàng dù là loại chào hàng
không hủy ngang vẫn có thể bị thu hồi nếu như thông báo về việc thu hồi chào
hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.
Ðiều 16:
1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết,
người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận
được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận
chào hàng.
2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị
hủy ngang:
a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định
một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy
ngang, hoặc
b. Nếu một cách hợp lý người nhận
coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.
Ðiều 17:
Chào hàng, dù là loại không hủy
ngang, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối
chào hàng.
Ðiều 18:
1. Một lời tuyên bố hay một hành vi
khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận
chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp
nhận.
2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực
từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát
sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời
hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được
quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự
giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người
chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi
các tình tiết bắt buộc ngược lại.
3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của
chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc
tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng
cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền
chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ
có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành
vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.
Ðiều 19:
1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng
chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi
khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.
2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có
khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay
những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào
hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức
không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông
báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không
làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự
sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.
3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi
liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng
hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến
sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản
nội dung của chào hàng.
Ðiều 20:
1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng
do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện
được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì
tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do
người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện
thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được
chào hàng.
2. Các ngày lễ chính thức hay ngày
nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được
trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng
không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn
quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ
sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo
dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.
Ðiều 21:
1. Một chấp nhận chào hàng muộn
màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào hàng phải thông báo miệng
không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về
việc đó.
2. Nếu thư từ hay văn bản khác do
người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng
nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó
đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp
nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc
gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi
chào hàng của mình đã hết hiệu lực.
Ðiều 22:
Chấp nhận chào hàng có thể bị thu hồi
nếu thông báo về việc thu hồi chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng
một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.
Ðiều 23:
Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ
lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước
này.
Ðiều 24:
Theo tinh thần của Phần II Công ước
này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện
ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được
thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện
nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ
bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi
tới nơi thường trú của họ.
Phần III:
MUA BÁN HÀNG HOÁ
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Ðiều 25:
Một sự vi phạm hợp đồng do một bên
gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người
bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi
trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một
người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh
tương tự.
Ðiều 26:
Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng
chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết.
Ðiều 27:
Bởi vì trong Phần II của Công ước
này không có quy định gì khác nên, trong trường hợp, nếu thông báo yêu cầu hay
thông tin khác đã được thực hiện bởi một bên của hợp đồng chiếu theo Phần III
này và bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm trễ hoặc lầm
lẫn trong việc chuyển giao thông tin hoặc sự thông tin không đến người nhận,
cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin của mình.
Ðiều 28:
Nếu một bên có quyền yêu cầu bên
kia phải thi hành một nghĩa vụ nào đó thì chiếu theo các quy định của Công ước
này, Tòa án không bị bắt buộc phải đưa ra phán quyết buộc bên kia thực hiện thực
sự hợp đồng trừ trường hợp nếu tòa án ra phán quyết đó trên cơ sở luật nước
mình đối với các hợp đồng mua bán tương tự không do Công ước này điều chỉnh.
Ðiều 29:
Một hợp đồng có thể được sửa đổi
hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên.
Một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng
một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được
các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận
giữa các bên dưới một hình thức khác. Tuy nhiên hành vi của mỗi bên có thể
không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ
vào hành vi này.
Chương II:
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN
Ðiều 30:
Người bán có nghĩa vụ giao hàng,
giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá
theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này.
Mục
I: GIAO HÀNG VÀ CHUYỂN GIAO CHỨNG TỪ
Ðiều 31:
Nếu người bán không bắt buộc phải
giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này
là:
a. Nếu hợp đồng mua bán quy định cả
việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu
tiên để chuyển giao cho người mua.
b. Nếu trong những trường hợp không
dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định
hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc
phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng
hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người
bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó.
c. Trong các trường hợp khác, người
bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người
bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Ðiều 32:
1. Nếu chiếu theo hợp đồng hay công
ước này, người bán giao hàng cho một người chuyên chở, và nếu hàng không được
cá biệt hoá một cách rõ ràng dành cho mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký mã
hiệu trên hàng hoá, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách khác, thì
người bán phải thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ
dẫn về hàng hoá.
2. Nếu người bán có nghĩa vụ phải
thu xếp việc chuyên chở hàng hoá, thì họ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để
việc chuyên chở được thực hiện tới đích, bằng các phương tiện chuyên chở thích
hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức
chuyên chở.
3. Nếu người bán không có nghĩa vụ
phải bảo hiểm hàng hoá trong quá trình hàng chuyên chở, thì họ phải cung cấp
cho người mua, nếu người này yêu cầu, mọi thông tin cần thiết mà họ có thể giúp
người mau ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Ðiều 33: Người
bán phải giao hàng
a) Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng
đã quy định, hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng.
b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong
khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hay có thể xác định được khoảng thời
gian giao hàng bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào
các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào.
c) Trong trường hợp khác, trong một
thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.
Ðiều 34:
Nếu người bán phải có nghĩa vụ phải
giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng
thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng. Trong
trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết
thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với
chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay
phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường
thiệt hại chiếu theo Công ước này.
Mục II: TÍNH
PHÙ HỢP CỦA HÀNG HOÁ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI THỨ BA
Ðiều 35:
1. Người bán giao hàng đúng số lượng,
phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như
hợp đồng yêu cầu.
2. Ngoại trừ những trường hợp đã được
các bên thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:
a. Hàng hóa không thích hợp cho các
mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.
b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ
mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc
ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng
không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như
thế là không hợp lý.
c. Hàng không có các tính chất của
hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.
d. Hàng không được đóng phong bì
theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông
thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó
3. Người bán không chịu trách nhiệm
về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của
khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng
không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng.
Ðiều 36:
1. Người bán chịu trách nhiệm chiếu
theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa mà sự
không phù hợp đó vào lúc chuyển giao quyền rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự
không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó.
2. Người bán cũng chịu trách nhiệm
về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau thời điểm đã nói ở điểm trên và
là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình, kể cả
việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn
thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy
trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định.
Ðiều 37:
Trong trường hợp giao hàng trước thời
hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết hạn giao hàng, giao một phần hay
một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù hợp với
hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với điều kiện
là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn
vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại chiếu theo
Công ước này.
Ðiều 38:
1. Người mua phải kiểm tra hàng hóa
hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế
có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể.
2. Nếu hợp đồng có quy định về việc
chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng có thể được dời lại đến lúc hàng tới
nơi đến.
3. Nếu địa điểm đến của hàng bị thay
đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi
đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn
người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợp đồng về khả năng đổi lộ
trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới
nơi đến mới.
Ðiều 39:
1. Người mua bị mất quyền khiếu nại
về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người
bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc
người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó.
2. Trong mọi trường hợp, người mua
bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không
thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ
ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược
với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.
Ðiều 40:
Người bán không có quyền viện dẫn
các quy định của các điều 38 và 39 nếu như sự không phù hợp của hàng hóa liên
quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã
không thông báo cho người mua.
Ðiều 41:
Người bán phải giao những hàng hóa
không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ
trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu
sách như vậy. Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó được hình thành
trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của người
bán sẽ được điều chỉnh theo điều 42.
Ðiều 42:
Người bán phải giao những hàng hóa
không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên
cơ sở sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không biết vào thời điểm ký
kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành
trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.
a. Chiểu theo pháp luật của quốc
gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác, nếu các bên có dự
đoán vào lúc ký kết hợp đồng rằng hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách
khác tại quốc gia đó, hoặc là:
b. Trong mọi trường hợp khác - chiểu
theo luật pháp của quốc gia có trụ sở thương mại của người mua.
Trong trường hợp sau đây, người bán
không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ nêu trên, nếu:
a. Vào lúc ký kết hợp đồng, người
mua đã biết hoặc không thể không biết về sự hiện hữu của quyền lợi hay yêu sách
nói trên, hoặc là:
b. Quyền lợi hay yêu sách bắt nguồn
từ sự kiện người bán đã tuân theo các bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức
hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp.
Ðiều 43:
1. Người mua mất quyền khiếu nại dựa
vào các quy định của điều 41 và điều 42 nếu như họ không thông báo cho người
bán những tin tức về tính chất của quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba,
trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về
quyền hoặc yêu sách đó.
2. Người bán không có quyền viện dẫn
những sự quy định từ điểm 1 nêu trên nếu người bán đã biết về quyền hạn hay yêu
sách của người thứ ba và về tính chất của quyền hạn hay yêu sách đó.
Ðiều 44:
Bất chấp những quy định của điểm 1
điều 39 và khoản 1 điều 43, người mua có thể giảm giá chiếu theo điều 50 hay
đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu người mua có lý do
hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người bán.
Mục III: CÁC
BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Ðiều 45:
1. Nếu người bán đã không thực hiện
một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hay Công ước này, thì
người mua có căn cứ để:
a. Thực hiện những quyền hạn của
mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như đã
quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người mua không mất quyền đòi bồi
thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn trì hoãn nào
có thể được Tòa án hay Trọng tài ban cho người bán khi người mua sử dụng đến bất
kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.
Ðiều 46:
1. Người mua có thể yêu cầu người bán
phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý
không hợp với yêu cầu đó.
2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không
phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế
hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo
điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
3. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng, người mua có quyền đòi người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ
những trường hợp khi điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc
yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến
hành hoặc là cùng một lúc với thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc
trong một thời hạn hợp lý sau đó.
Ðiều 47:
1. Người mua có thể cho người bán
thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ.
2. Trừ phi người mua đã được người
bán thông báo rằng người bán sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn
bổ sung đó, người mua không được sử dụng đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý
nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng trước khi thời hạn bổ sung kết
thúc. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này người mua cũng không mất quyền đòi
bồi thường thiệt hại do người bán chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của
mình.
Ðiều 48:
1. Với điều kiện tuân thủ quy định
của điều 49 người bán có thể, ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ
mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu,
với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý mà không gây ra
cho người mua những trở ngại phi lý hay tình hình bất định về việc người bán phải
hoàn trả các phí tổn mà người mua gánh chịu. Tuy nhiên, người mua duy trì quyền
đòi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
2. Nếu người bán yêu cầu người mua
cho biết là người mua có chấp nhận việc loại trừ thiếu sót nói trên của người
bán hay không và nếu người mua không đáp ứng yêu cầu này của người bán trong một
thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ thiếu sót đó trong phạm vi thời
hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người mua không thể, trước khi mãn hạn
ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào không thích hợp cho việc thi
hành nghĩa vụ của người bán.
3. Nếu người bán thông báo cho người
mua rằng người bán sẽ thực hiện việc loại trừ thiếu sót trong một thời hạn ấn định
thì cần hiểu rằng thông báo nói trên bao gồm cả yêu cầu người mua cho biết họ
chấp nhận việc loại trừ thiếu sót hay không chiếu theo quy định của khoản 2 nói
trên.
4. Yêu cầu hay thông báo của người
bán theo quy định của các khoản 2 hay 3 của điều này sẽ không có hiệu lực nếu
người mua không nhận được.
Ðiều 49:
1. Người mua có thể tuyên bố hủy hợp
đồng:
a. Nếu việc người bán không thực hiện
một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành
một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc:
b. Trong trường hợp không giao
hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn
thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không
giao hàng trong thời gian được gia hạn này.
2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu
người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã
không tuyên bố hủy hợp đồng.
a. Khi người mua giao hàng chậm
trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết rằng việc giao hàng đã được
thực hiện .
b. Ðối với mọi trường hợp vi phạm
trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý:
Kể từ lúc người mua đã biết hay
đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.
Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người
mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người
bán đã tuyên bố rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã
được gia hạn thêm đó, hoặc:
Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung
mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã
tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.
Ðiều 50:
Trong trường hợp hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa người mua có thể giảm giá
hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc
giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng.
Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ
chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực
hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá
hàng.
Ðiều 51:
1. Nếu người bán chỉ giao một phần
hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao phù hợp với hợp đồng thì các điều
46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với phần hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù
hợp với hợp đồng.
2. Người mua chỉ được tuyên bố hủy
bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao
không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng.
Ðiều 52:
1. Nếu người bán giao hàng trước thời
hạn quy định thì người mua được quyền lựa chọn hoặc chấp nhận hoặc từ chối việc
giao hàng đó.
2. Nếu người bán giao một số lượng
nhiều hơn số lượng quy định trong hợp đồng, thì người mua có thể chấp nhận hay
từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một
phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội. Nếu
người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người
mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.
Chương III:
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA
Ðiều 53:
Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền
hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.
Mục
I: THANH TOÁN TIỀN HÀNG
Ðiều 54:
Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của
người mua bao gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng
hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng.
Ðiều 55:
Trong những trường hợp, nếu hợp đồng
đã được ký kết một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quy định giá cả một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì được
phép suy đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa
vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán
trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan.
Ðiều 56:
Nếu giá cả được ấn định theo trọng
lượng của hàng hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo
trọng lượng tịnh.
Ðiều 57:
1. Nếu người mua không có nghĩa vụ
phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền
cho người bán:
a. Tại nơi có trụ sở thương mại của
người bán hoặc:
b. Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ
nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ.
2. Người bán phải gánh chịu mọi sự
gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở
thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết.
Ðiều 58:
1. Nếu người mua không có nghĩa vụ
phải trả tiền vào một thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu
theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người
mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng. Người bán có thể đặt điều kiện
phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.
2. Nếu hợp đồng quy định việc
chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng
từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.
3. Người mua không có nghĩa vụ phải
thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp
mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm
việc đó.
Ðiều 59:
Người mua phải trả tiền vào ngày
thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng và Công ước này,
mà không cần có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một thủ tục nào khác về phía
người bán.
Mục
II: NHẬN HÀNG
Ðiều 60:
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm:
a. Thực hiện mọi hành vi mà người
ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc
giao hàng và.
b. Tiếp nhận hàng hóa.
Mục III. CÁC
BIỆN PHÁP BẢO HỘ PHÁP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Ðiều 61:
1. Nếu người mua không thực hiện một
nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hay bản Công ước này, thì người bán có thể:
a. Thực hiện các quyền quy định tại
các điều 62 và 65.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như quy
định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người bán không mất quyền đòi bồi
thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý
khác.
3. Không một thời hạn gia hạn nào
có thể được tòa án hay Trọng tài ban cho người mua khi người bán viện dẫn một
biện pháp bảo hộ pháp lý nào đó mà họ có quyền sử dụng trong trường hợp người
mua vi phạm hợp đồng.
Ðiều 62:
Người bán có thể yêu cầu người mua
trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử
dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu
đó.
Ðiều 63:
1. Người bán có thể chấp nhận cho
người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Trừ phi nhận được thông báo của
người mua cho biết sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian ấy, người bán,
trước khi mãn hạn, không thể viện dẫn bất cứ một biện pháp bảo hộ pháp lý nào
mà họ được sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, do sự
việc này, người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại vì người mua chậm
thực hiện nghĩa vụ.
Ðiều 64:
1. Người bán có thể tuyên bố hủy hợp
đồng:
a. Nếu sự kiện người mua không thi
hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi
phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc.
b. Nếu người mua không thi hành
nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp
nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó
trong thời hạn ấy.
2. Tuy nhiên trong những trường hợp
khi người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ
không làm việc này:
a. Trong trường hợp người mua chậm
thực hiện nghĩa vụ - trước khi người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện, hoặc:
b. Trong trường hợp người mua vi phạm
bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ - trong một thời hạn hợp lý:
- Kể từ lúc người bán đã biết hay
đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó, hoặc:
- Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung
mà người bán chấp nhận chiếu theo khoản 1 điều 63 hay sau khi người mua đã
tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung
đó.
Ðiều 65:
1. Nếu theo hợp đồng người mua phải
xác định hình dáng, kích thước hay những đặc điểm khác đặc trưng của hàng hóa
và nếu người mua không làm điều ấy vào thời hạn đã thỏa thuận hay trong một thời
hạn hợp lý kể từ lúc nhận được yêu cầu của người bán, thì người bán có thể tự
mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà
không làm hại đến các quyền lợi khác.
2. Nếu chính người bán tự mình thực
hiện việc xác định hàng hóa, họ phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung
việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định
khác. Nếu, sau khi nhận được thông báo của người bán mà người mua không sử dụng
khả năng này trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa do người bán thực
hiện có tính chất bắt buộc.
Chương IV:
CHUYỂN RỦI RO
Ðiều 66:
Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy
ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua không miễn trừ cho người này nghĩa vụ
phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy là do hành động của người
bán gây nên.
Ðiều 67:
1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc
vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định,
rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở
thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu người
bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi
ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người
chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận
hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.
2. Tuy nhiên, rủi ro không được
chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích
của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ
chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp
nào khác.
Ðiều 68:
Người mua nhận rủi ro về mình đối với
những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người
chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy
nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải
biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người
mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu.
Ðiều 69:
1. Trong các trường hợp không được
nêu tại các điều 67 và 68, các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này
nhận hàng hoặc, nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc
hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp
đồng vì không chịu nhận hàng.
2. Tuy nhiên, nếu người mua bị ràng
buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người
bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện và người
mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.
Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến
hàng hóa chưa được cá biệt hóa, hàng chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt
của người mua khi nào nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng
này.
Ðiều 70:
Nếu người bán gây ra một sự vi phạm
chủ yếu đối với hợp đồng, thì các quy định của những điều 67, 68, 69, không ảnh
hưởng đến quyền của người mua sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường
hợp xảy ra vi phạm như vậy.
Chương V:
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG CHO
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA
Mục I: VI PHẠM
TRƯỚC VÀ CÁC HỢP ĐỒNG GIAO HÀNG TỪNG PHẦN
Ðiều 71:
1. Một bên có thể ngừng việc thực hiện
nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết,
bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:
a. Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng
trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
b. Cung cách sử dụng của bên kia
trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng.
2. Nếu người bán đã gửi hàng đi khi
phát hiện những lý do nêu trong khoản trên, họ có thể ngăn cản không để hàng
hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữ trong tay chứng từ cho
phép họ nhận hàng. Mục này chỉ liên quan đến các quyền của người mua và người
bán đối với hàng hóa.
3. Một bên nào ngừng việc thực hiện
hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay sau khi hàng gửi đi, thì
phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho bên kia và phải tiếp tục thực hiện hợp
đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của
họ.
Ðiều 72:
1. Nếu trước ngày quy định cho việc
thi hành hợp đồng, mà thấy hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu
đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy.
2. Nếu có đủ thời giờ, bên nào có ý
định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia để
cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của
mình.
3. Các quy định của khoản trên
không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của
mình.
Ðiều 73:
1. Nếu hợp đồng quy định giao hàng
từng phần và nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến
một lô hàng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng về lô hàng đó thì bên
kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng về phần lô hàng đó.
2. Nếu sự kiện một bên không thực
hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do
xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng
sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô
hàng tương lai đó với điều kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý.
3. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng
đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc, tuyên bố hợp đồng bị hủy đối với
các lô hàng đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai nếu,
do tính liên kết, các lô hàng này không thể sử dụng được cho những mục đích do
hai bên đã dự tính vào lúc ký kết hợp đồng.
Mục II: BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI
Ðiều 74:
Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do
một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ
mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt
hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu
hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy
ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải
biết.
Ðiều 75:
Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một
cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua
hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại
có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại
hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu
theo Điều 74.
Ðiều 76:
1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một
giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có thể, nếu họ đã không mua hàng
thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75, đòi nhận phần chênh lệch giữa giá
ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi
thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74. Mặc dầu vậy, nếu bên
đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hủy hàng
hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là
giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.
2. Theo mục đích của điều khoản
trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực
hiện nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện hành tại một nơi nào mà
người ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch trong chi
phí chuyên chở hàng hóa.
Ðiều 77:
Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng
của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ
thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra.
Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản
tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.
Mục III: TIỀN
LÃI
Ðiều 78:
Nếu một bên chậm thanh toán tiền
hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác, bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền
chậm trả đó mà không ảnh hưởng đến quyền đòi bồi thường thiệt hại mà họ có quyền
đòi hỏi chiếu theo Điều 74.
Mục IV: MIỄN
TRÁCH
Ðiều 79:
1. Một bên không chịu trách nhiệm về
việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng
việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người
ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc
ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.
2. Nếu một bên không thực hiện
nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp
đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong
trường hợp:
a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo
quy định của khoản trên, và.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn
trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.
3. Sự miễn trách được quy định tại
điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.
4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ
của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối
với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một
thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết
về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên
kia không nhận được thông báo.
5. Các sự quy định của điều này
không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường
thiệt hại chiếu theo Công ước này.
Ðiều 80:
Một bên không được viện dẫn một sự
không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện
nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ.
Mục V: HẬU QUẢ
CỦA VIỆC HUỶ HỢP ĐỒNG
Ðiều 81:
1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai
bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có.
Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến
việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên
trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
2. Bên nào đã thực hiện toàn phần
hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay
đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện
việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.
Ðiều 82:
1. Người mua mất quyền tuyên bố huỷ
hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại
hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng
đó.
2. Ðiều khoản trên không áp dụng:
a. Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng
hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như
tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng
hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định
tại điều 38, hoặc.
c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng
lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn
phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường
hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức
sử dụng bình thường.
Ðiều 83:
Người mua đã mất quyền tuyên bố hủy
hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế chiếu theo điều 82, vẫn duy
trì quyền sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà họ có theo hợp đồng và Công
ước này.
Ðiều 84:
1. Nếu người bán bị buộc phải hoàn
lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày
người mua thanh toán.
2. Người mua phải trả cho người bán
số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một
phần hàng hóa:
a. Khi họ phải hoàn lại toàn thể
hay một phần hàng hóa, hoặc.
b. Khi họ không thể hoàn lại toàn
thể hay một phần hàng hóa không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất
giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy
hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.
Mục VI: BẢO QUẢN
HÀNG HOÁ
Ðiều 85:
Khi người mua chậm trễ nhận hàng
hay không trả tiền, hoặc trong những trường hợp khi việc trả tiền và việc giao
hàng phải được tiến hành cùng một lúc, nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt
hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý
trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có quyền giữ lại
hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
Ðiều 86:
1. Nếu người mua đã nhận hàng và có
ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo hợp đồng hay Công ước
này, thì họ phải thi hành các biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy,
để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người
bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
2. Nếu hàng hóa gửi đi cho người
mua đã được đặt dưới quyền định đoạt của người này tại nơi đến và nếu người mua
sử dụng quyền từ chối hàng thì họ phải tiếp nhận hàng hóa, chi phí do người bán
chịu với điều kiện là người mua có thể làm việc này mà không phải trả tiền hàng
và không gặp trở ngại hay các chi phí không hợp lý. Quy định này không áp dụng
nếu người bán hiện diện tại nơi đến hay tại nơi đó có người có thẩm quyền để nhận
hàng hóa cho người bán và chi phí do người bán chịu. Những quyền lợi và nghĩa vụ
của người mua khi người này tiếp nhận hàng hóa chiếu theo khoản này được điều
chỉnh bằng quy định tại khoản trên.
Ðiều 87:
Bên nào bị buộc phải có những biện
pháp để bảo quản hàng hóa có thể giao hàng vào kho của người thứ ba, chi phí
bên kia phải chịu, với điều kiện là các chi phí này phải hợp lý.
Ðiều 88:
1. Bên nào phải bảo quản hàng hóa
chiếu theo các điều 85 hay 86 có thể bán hàng đi bằng cách thích hợp nếu bên
kia chậm trễ một cách phi lý trong việc tiếp nhận hàng hóa hay lấy lại hàng hoặc
trong việc trả tiền hàng hay các chi phí bảo quản, nhưng phải thông báo cho bên
kia trong những điều kiện hợp lý, ý định phát mãi hàng.
2. Nếu hàng hóa thuộc loại hàng mau
hỏng hay khi việc bảo quản nó sẽ gây ra các chi phí phi lý thì bên nào có nghĩa
vụ bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 phải tiến hành các biện pháp
hợp lý để bán hàng đi. Theo khả năng của mình họ phải thông báo cho bên kia biết
ý định phát mại.
3. Bên bán hàng có quyền giữ trong
khoản thu do việc bán hàng đem lại một số tiền ngang với các chi phí hợp lý
trong việc bảo quản và phát mại hàng hóa. Họ phải trả phần còn lại cho bên kia.
Phần IV:
NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI
CÙNG
Ðiều 89:
Tổng thư ký Liên hiệp quốc được chỉ
định là người giữ lưu chiểu bản Công ước này.
Ðiều 90:
Công ước này không ảnh hưởng đến hiệu
lực của bất kỳ một điều ước quốc tế nào đã được hay sẽ được ký kết mà bao gồm
những quy định liên quan đến các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước
này, với điều kiện là các bên của hợp đồng phải có trụ sở thương mại tại các quốc
gia thành viên của điều ước quốc tế đó.
Ðiều 91:
1. Công ước này sẽ để ngỏ cho các
bên ký kết tại các phiên họp bế mạc của hội nghị Liên hợp quốc về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, và sẽ để ngỏ cho các quốc gia ký kết tại trụ sở Liên hợp
quốc ở New York, cho tới ngày 30-11-1984.
2. Công ước này phải được sự phê
chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y các quốc gia ký tên.
3. Công ước này sẽ nhận sự gia nhập
tất cả các quốc gia không ký tên, kể từ ngày Công ước để ngỏ cho các bên ký kết.
4. Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận,
chuẩn y hay gia nhập sẽ được giao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu giữ.
Ðiều 92:
1. Mọi quốc gia thành viên có thể,
vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố sẽ không
ràng buộc phần thứ hai, hay phần thứ ba của Công ước này.
2. Một quốc gia thành viên, chiếu
theo điều khoản trên, đưa ra một tuyên bố về phần thứ hai hay phần thứ ba của
Công ước này, sẽ không được coi là một quốc gia thành viên theo nghĩa của khoản
1 điều 1 của Công ước này về các vấn đề quy định trong phần của bản Công ước có
liên quan đến tuyên bố đó.
Ðiều 93:
1. Nếu một quốc gia thành viên mà
bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo hiến pháp của quốc gia các
hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng cho các vấn đề là đối tượng điều chỉnh
của Công ước này thì quốc gia đó có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận,
chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các đơn
vị lãnh thổ hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị và có thể bất cứ lúc nào sửa đổi
tuyên bố đó bằng một tuyên bố khác.
2. Các tuyên bố này sẽ được thông
báo cho người giữ lưu chiểu và trong các tuyên bố này phải nêu rõ Công ước được
áp dụng tại những đơn vị lãnh thổ nào.
3. Nếu chiếu theo một tuyên bố được
làm đúng theo điều này thì Công ước này được áp dụng cho một hay nhiều đơn vị
lãnh thổ của một quốc gia thành viên, nhưng không phải cho tất cả, và nếu trụ sở
thương mại của một bên hợp đồng đóng tại quốc gia đó, thì theo mục đích của
Công ước này, trụ sở thương mại đó sẽ được coi là không đóng một quốc gia thành
viên, trừ phi trụ sở thương mại đó đóng tại một đơn vị lãnh thổ nơi Công ước được
áp dụng.
4. Nếu một quốc gia thành viên
không ra tuyên bố chiếu theo khoản 1 Điều này thì Công ước đó sẽ áp dụng cho tất
cả các đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó.
Ðiều 94:
1. Hai hay nhiều quốc gia thành
viên, khi áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hay giống nhau về những vấn đề
thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố
không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán hoặc cho việc ký kết các hợp đồng
này trong những trường hợp khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia
này. Các quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau những
tuyên bố đơn phương về vấn đề này.
2. Nếu một quốc gia thành viên đối
với các vấn đề được điều chỉnh bởi Công ước này, áp dụng các quy tắc pháp lý
tương tự hoặc giống với quy tắc pháp lý của một hay nhiều quốc gia không phải
là thành viên thì quốc gia đó có thể, bất cứ lúc nào, tuyên bố rằng bản Công ước
sẽ không áp dụng cho các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng mua
bán hay cho việc ký kết các hợp đồng này nếu các bên có trụ sở thương mại tại
các quốc gia không phải là thành viên Công ước.
3. Khi một quốc gia liên quan đến một
tuyên bố được làm chiếu theo khoản trên sau đó trở thành một quốc gia thành
viên, thì tuyên bố này, kể từ ngày bản Công ước này có hiệu lực đối với quốc
gia thành viên mới đó, sẽ có hiệu lực như một tuyên bố được làm chiếu theo khoản
1, với điều kiện là quốc gia thành viên mới đó, chấp nhận tuyên bố này hay ra một
tuyên bố đơn phương có tính chất tương hỗ.
Ðiều 95:
Mọi quốc gia có thể tuyên bố, kho nộp
văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ không bị
ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Công ước này.
Ðiều 96:
Nếu luật của một quốc gia thành
viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì
quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12, rằng mọi quy định
của các Điều 11, 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức
khác với hình thức văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua
bán, hay cho mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác
sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc
gia.
Ðiều 97:
1. Các tuyên bố được làm chiếu theo
bản Công ước này vào lúc ký kết phải được xác nhận khi phê chuẩn, chấp nhận hay
chuẩn y.
2. Các tuyên bố và sự xác nhận các
tuyên bố phải được bằng văn bản và chính thức thông báo cho người giữ lưu chiểu.
3. Các tuyên bố sẽ có hiệu lực vào
ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia ra tuyên bố. Tuy nhiên
các tuyên bố mà người giữ lưu chiểu chính thức nhận được sau ngày Công ước có
hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ
ngày người giữ lưu chiểu nhận làm tuyên bố. Các tuyên bố đơn phương và tương hỗ
được làm chiếu theo Điều 94 sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi
hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố cuối
cùng.
4. Bất cứ quốc gia nào ra một tuyên
bố chiếu theo Công ước này đều có thể bất kỳ lúc nào thu hồi tuyên bố đó bằng một
thông báo chính thức bằng văn bản cho người giữ lưu chiểu. Việc thu hồi này sẽ
có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết thời hạn 6 tháng kể từ
ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo.
5. Việc thu hồi một tuyên bố được
chiếu theo Điều 94 kể từ ngày có hiệu lực cũng sẽ chấm dứt hiệu lực của mọi
tuyên bố tương hỗ của một quốc gia khác chiếu theo Điều này.
Ðiều 98:
Không một bảo lưu nào được cho phép
ngoài các bảo lưu được cho phép bởi Công ước này.
Ðiều 99:
1. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu
lực với điều kiện tuân thủ các quy định của khoản 6 Điều này, vào ngày đầu
tháng tiếp theo sau khi hết một hạn kỳ 12 tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn,
chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập thứ mười được đệ trình kể cả những văn bản chứa
đựng một tuyên bố được làm chiếu theo Điều 92.
2. Khi một quốc gia phê chuẩn, chấp
nhận hay chuẩn y Công ước này hoặc gia nhập Công ước sau ngày văn bản phê chuẩn,
chấp nhận hay chuẩn y, gia nhập thứ mười được đệ trình, Công ước ngoại trừ phần
không chấp nhận sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia đó với điều kiện tuân
thủ các quy định của khoản 6 Điều này vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết
một thời hạn 12 tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia
nhập được đệ trình.
3. Mọi quốc gia phê chuẩn, chấp nhận
hay chuẩn y Công ước này hay gia nhập Công ước và là thành viên của Công ước Luật
thống nhất về ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày
1-7-1964 (Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng) hoặc của Công ước Luật thống
nhất về mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964 (Công ước
La-Haye 1964 về mua bán) hoặc là thành viên của cả hai Công ước La-Haye, sẽ phải
đồng thời hủy bỏ, tuỳ trường hợp, Công ước La-Haye1964 về mua bán hay Công ước
La-Haye1964 về ký kết hợp đồng hoặc cả hai Công ước, bằng cách gửi một thông
cáo với mục đích này cho Chính phủ Hà Lan.
4. Một quốc gia thành viên của Công
ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa mà phê chuẩn, chấp nhận, hay chuẩn y Công
ước này (tức là Công ước viên 1980) hoặc gia nhập Công ước này và tuyên bố đã
tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không bị ràng buộc bởi phần thứ hai của
Công ước, sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y gia nhập, bản Công
ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa bằng cách gửi một thông cáo với mục đích
đó cho Chính phủ Hà Lan.
5. Mọi quốc gia thành viên của Công
ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng mà phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước
này, hoặc gia nhập Công ước này và tuyên bố hay đã tuyên bố chiếu theo điều 92
rằng họ không bị ràng buộc bởi phần thứ ba của Công ước sẽ hủy bỏ vào lúc phê
chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, bản Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp
đồng bằng cách gửi một thông cáo với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.
6. Vì mục đích của điều này, các sự
phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y và gia nhập Công ước này của các quốc gia thành
viên của Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng hay Công ước La-Haye 1964 về
mua bán hàng hóa chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày các thông báo hủy bỏ của
các quốc gia đó đối với hai Công ước nói trên cũng sẽ có hiệu lực. Người giữ
lưu chiểu bản Công ước này sẽ thỏa thuận với Chính phủ Hà Lan, vốn là người giữ
lưu chiểu các Công ước 1964, để đảm bảo sự phối hợp cần thiết về vấn đề này.
Ðiều 100:
1. Công ước này áp dụng cho việc ký
kết các hợp đồng trong những trường hợp khi một đề nghị ký kết hợp đồng được
làm vào ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực hoặc sau ngày đó đối với các quốc gia
thành viên nói tại đoạn a khoản 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành
viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.
2. Công ước này chỉ áp dụng cho các
hợp đồng được ký kết vào đúng ngày hoặc sau ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối
với các quốc gia thành viên nói tại khoản a đoạn 1 Điều thứ nhất hoặc đối với
quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.
Ðiều 101:
1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy
bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba của Công ước, bằng một thông cáo
chính thức bằng văn thư gửi cho người giữ lưu chiểu.
2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực
vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày người
giữ lưu chiểu nhận được thông cáo. Nếu không ấn định một thời hạn dài hơn cho sự
bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực
kể từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông
báo.
Làm tại Viên, ngày mười một tháng
tư năm một ngàn chín trăm tám mươi, thành một bản chính mà các bản tiếng Anh, Ả
Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản chính thức.
Ðể trung thực các vị đặc mệnh toàn
quyền ký tên dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền, đã ký vào bản Công
ước này.