Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Công ước
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 23/11/2005 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC

VỀ SỬ DỤNG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ 1

NHÀ NƯỚC CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC,

KHẲNG ĐỊNH sự tin tưởng rằng thương mại quốc tế trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các Nhà nước,

NHẬN THẤY việc sử dụng giao dịch điện tử ngày càng nhiều đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại, cải thiện các mối quan hệ kinh tế và tạo ra cơ hội mới để tiếp cận những thị trường và đối tác trước đây vốn xa lạ, vì thế đóng một vai trò nền tảng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại cả trên phương diện quốc gia cũng như quốc tế,

XÉT THẤY những vấn đề gây ra bởi tính pháp lí thiếu rõ ràng của giao dịch điện tử khi được sử dụng trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng quốc tế đã và đang tạo ra trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế,

TIN RẰNG việc áp dụng các quy định đồng nhất nhằm xóa bỏ trở ngại đối với việc sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế, bao gồm cả những trở ngại tạo ra bởi hệ thống văn bản luật thương mại quốc tế hiện hành, sẽ nâng cao tính chắc chắn về phương diện pháp lí cũng như tính ổn định về phương diện thương mại cho hợp đồng quốc tế, và giúp các Nhà nước tiếp cận được những phương thức tiến hành thương mại hiện đại,

CHO RẰNG những quy định đồng nhất cần phải tôn trọng tự do của các bên trong việc lựa chọn công nghệ và phương tiện phù hợp, có tính đến các nguyên tắc trung lập công nghệ và tương ứng chức năng, với điều kiện phương tiện do các bên lựa chọn phù hợp với mục đích của những quy định tương ứng,

VỚI MONG MUỐN đưa ra một giải pháp chung nhằm xóa bỏ những trở ngại pháp lí đối với việc sử dụng giao dịch điện tử theo một cách thức mà các nhà nước với hệ thống kinh tế, chính trị, pháp luật khác nhau đều chấp nhận được,

ĐÃ THOẢ THUẬN như sau:

CHƯƠNG I

PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Công ước này áp dụng đối với việc sử dụng giao dịch điện tử liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại những quốc gia khác nhau.

2. Việc các bên có địa điểm kinh doanh tại những quốc gia khác nhau sẽ không được tính đến nếu điều đó không thể hiện trong hợp đồng hoặc bất kì thỏa thuận nào giữa các bên, hoặc trong các thông tin được các bên tiết lộ trước hoặc tại thời điểm kí kết hợp đồng.

3. Việc quyết định áp dụng công ước không dựa trên quốc tịch của các bên cũng như đặc điểm dân sự hoặc thương mại của các bên hoặc của hợp đồng.

Điều 2. Điều khoản loại trừ

1. Công ước này không áp dụng đối với giao dịch điện tử có liên quan đến một trong những điều sau:

(a) Hợp đồng kí kết cho mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình;

(b) (i) Các giao dịch trên một thị trường chứng khoán có điều tiết; (ii) các giao dịch ngoại hối; (iii) các hệ thống thanh toán liên ngân hàng, các thỏa thuận thanh toán liên ngân hàng hoặc các hệ thống thanh toán bù trừ liên quan đến chứng khoán hay các tài sản và công cụ tài chính khác; (iv) việc chuyển giao quyền chứng khoán thông qua bán, cho vay hoặc thỏa thuận mua lại chứng khoán hay các tài sản và công cụ tài chính khác do một bên trung gian nắm giữ.

2. Công ước này không áp dụng với hối phiếu, lệnh phiếu, phiếu gửi hàng, vận đơn, biên nhận kho hàng hoặc bất cứ chứng từ hay công cụ có thể chuyển nhượng nào mà cho phép bên cầm giữ hoặc bên hưởng lợi được nhận hàng hay được thanh toán một khoản tiền.

Điều 3. Quyền tự chủ của các bên

Các bên tham gia có thể loại trừ việc áp dụng Công ước hoặc giảm bớt hay điều chỉnh hiệu lực của bất kì điều khoản nào trong Công ước.

CHƯƠNG II

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 4. Định nghĩa

Trong Công ước này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(a) “Giao dịch” là mọi thông báo, tuyên bố, yêu cầu hoặc đề nghị, bao gồm cả chào hàng và chấp nhận chào hàng, mà các bên được yêu cầu đưa ra hoặc tự đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện một hợp đồng.

(b) “Giao dịch điện tử” là giao dịch mà các bên thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

(c) "Thông điệp dữ liệu" là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điện tử, từ, quang hay phương tiện tương tự, bao gồm nhưng không giới hạn ở trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện báo, telex hoặc telecopy.

(d) “Người khởi tạo” trong một giao dịch điện tử là bên, hoặc bên có người đại diện, tạo ra hoặc gửi đi giao dịch điện tử trước khi lưu trữ nó. Người khởi tạo không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới giao dịch điện tử.

(e) “Người nhận” trong một giao dịch điện tử là bên nhận được giao dịch điện tử theo chủ ý của người khởi tạo. Người nhận không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới giao dịch điện tử.

(f) "Hệ thống thông tin" là hệ thống để tạo ra, gửi đi, nhận, lưu trữ hoặc xử lí thông điệp dữ liệu.

(g) “Hệ thống thông tin tự động” là chương trình máy tính, phương tiện điện tử hoặc phương tiện tự động khác được sử dụng để khởi đầu một hành động hay phản hồi các thông điệp dữ liệu nhưng không có sự can thiệp hoặc kiểm tra của con người mỗi lần một hành động được khởi đầu hoặc một phản hồi được tạo ra bởi hệ thống.

(h) “Địa điểm kinh doanh” là nơi một bên có cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh này không bao gồm việc cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ tại một vị trí cụ thể.

Điều 5. Giải thích

1. Việc diễn giải Công ước này phải tính tới bản chất quốc tế của Công ước và cần đảm bảo sự nhất quán trong việc ứng dụng Công ước cũng như trong việc tuân thủ các tập quán thương mại quốc tế.

2. Những vấn đề liên quan đến các nội dung của Công ước mà không được đề cập trực tiếp trong Công ước này sẽ được diễn giải trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chung của Công ước, hoặc nếu không có cơ sở là những nguyên tắc này thì dựa trên các luật lệ liên quan của tư pháp quốc tế

Điều 6. Địa điểm kinh doanh của các bên

1. Trong Công ước này, địa điểm kinh doanh của một bên là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ bên đó không có địa điểm kinh doanh tại nơi này.

2. Trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào, thì địa điểm kinh doanh theo Công ước này là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm kí kết hợp đồng.

3. Trong trường hợp một cá nhân không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là nơi cư trú của cá nhân đó.

4. Một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh nếu chỉ vì địa điểm đó là: (a) nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng, hoặc (b) chỉ là nơi hệ thống thông tin có thể được truy cập bởi các bên khác.

5. Việc một bên sử dụng tên miền hay địa chỉ thư điện tử gắn với một quốc gia cụ thể không đủ cấu thành giả thiết là bên đó có địa điểm kinh doanh tại quốc gia này.

Điều 7. Các yêu cầu về thông tin

Công ước này không tác động tới việc áp dụng bất kì quy định pháp luật nào yêu cầu các bên phải công bố danh tính, địa điểm kinh doanh hoặc những thông tin khác, cũng như không miễn trừ cho bất kì bên nào các hậu quả pháp lí do việc công bố sai, thiếu chính xác hoặc không đầy đủ những thông tin trên gây ra.

CHƯƠNG III

SỬ DỤNG CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ

Điều 8. Giá trị pháp lí của giao dịch điện tử

1. Một giao dịch hoặc hợp đồng sẽ không bị phủ nhận giá trị hoặc hiệu lực pháp lí chỉ vì được thể hiện dưới dạng giao dịch điện tử.

2. Công ước này không yêu cầu các bên phải sử dụng hoặc chấp nhận giao dịch điện tử, nhưng việc một bên đồng ý sử dụng hoặc chấp nhận giao dịch điện tử có thể được suy ra từ hành động của bên đó.

Điều 9. Các yêu cầu về hình thức

1. Công ước này không yêu cầu một giao dịch hoặc hợp đồng phải được làm hoặc chứng minh dưới một hình thức cụ thể nào.

2. Trường hợp pháp luật yêu cầu một giao dịch hay hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản, hoặc đề ra những hệ quả đối với trường hợp chúng không được thể hiện ở hình thức văn bản, thì giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu đó nếu thông tin chứa trong giao dịch điện tử có thể truy cập được để sử dụng về sau.

3. Trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch hay hợp đồng phải có chữ kí của một bên, hoặc đề ra những hậu quả khi không có chữ kí, thì một giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu này nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Một phương pháp đã được sử dụng để xác định bên đó và chỉ ra sự chấp thuận thông tin chứa trong giao dịch điện tử của bên đó; và

b) Phương pháp này:

i) đủ tin cậy cho mục đích tạo ra và trao đổi giao dịch điện tử đó xét tới mọi bối cảnh và thỏa thuận liên quan; hoặc

ii) có thể chứng minh trong thực tế, bằng chính phương pháp đó hoặc với các chứng cớ bổ sung, là phương pháp này hội đủ những chức năng được nêu tại điểm a)

4. Trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch hay hợp đồng phải được xuất trình hay lưu trữ ở dạng bản gốc, hoặc đề ra những hậu quả khi không có bản gốc, một giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu này nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong giao dịch điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là giao dịch điện tử hay dạng khác.

b) Thông tin chứa trong giao dịch điện tử có thể hiển thị được khi cần thiết.

5. Với các quy định tại khoản 4 a):

a) Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi xảy ra khi chấp thuận, trao đổi, lưu trữ và hiển thị giao dịch điện tử.

b) Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.

Điều 10. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận giao dịch điện tử

1. Thời điểm gửi một giao dịch điện tử là thời điểm khi nó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay của bên đại diện cho người khởi tạo. Trong trường hợp giao dịch điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay của bên đại diện cho người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được giao dịch điện tử.

2. Thời điểm nhận một giao dịch điện tử là thời điểm khi người nhận có thể truy cập được giao dịch điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra. Thời điểm nhận một giao dịch điện tử ở địa chỉ điện tử khác của người nhận là thời điểm khi người nhận có thể truy cập được giao dịch điện tử tại địa chỉ này và người nhận biết rõ giao dịch điện tử đã được gửi tới địa chỉ này. Người nhận được coi là có thể truy cập được một giao dịch điện tử khi giao dịch điện tử đó tới được địa chỉ điện tử của người nhận.

3. Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi giao dịch điện tử và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận giao dịch điện tử. Địa điểm kinh doanh được xác định theo điều 6.

4. Khoản 2 điều này áp dụng trong cả trường hợp khi địa điểm của hệ thống thông tin hỗ trợ địa chỉ điện tử có thể khác với địa điểm giao dịch điện tử được coi là nhận được theo khoản 3 điều này.

Điều 11. Lời mời đưa ra chào hàng

Một đề nghị giao kết hợp đồng được làm thông qua một hay nhiều giao dịch điện tử không gửi đến một hay nhiều bên xác định, nhưng nói chung các bên sử dụng hệ thống thông tin đều có thể tiếp cận, bao gồm cả đề nghị sử dụng các ứng dụng tương tác để thay thế các chào hàng thông qua các hệ thống thông tin đó, được coi là một lời mời đưa ra chào hàng, trừ khi nó chỉ rõ ý định của bên đề nghị muốn ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp được chấp nhận.

Điều 12. Sử dụng hệ thống thông điệp tự động để giao kết hợp đồng

Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông điệp tự động và một cá nhân, hoặc giữa các hệ thống thông điệp tự động với nhau, không bị phủ nhận giá trị pháp lí chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông điệp tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết.

Điều 13. Cung cấp các điều khoản của hợp đồng

Không điều nào trong Công ước này ảnh hưởng đến việc áp dụng bất kì quy tắc pháp luật nào có thể có yêu cầu một bên đàm phán một số hoặc tất cả các điều khoản của hợp đồng thông qua trao đổi các giao dịch điện tử để cung cấp cho bên kia các giao dịch điện tử đó, là các giao dịch có chứa các điều khoản hợp đồng theo một cách cụ thể, hoặc tránh cho bên kia các hậu quả pháp lí khi không thực hiện như vậy.

Điều 14. Lỗi trong giao dịch điện tử

1. Trường hợp một cá nhân mắc phải lỗi nhập thông tin trong một giao dịch điện tử được sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự động này không hỗ trợ cho cá nhân đó sửa lại lỗi thì cá nhân đó hoặc người đại diện của mình có quyền rút bỏ phần giao dịch điện tử có lỗi nếu tuân thủ hai điều kiện sau:

a) Ngay khi biết có lỗi, cá nhân hoặc người đại diện của mình thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ mình đã mắc phải lỗi trong giao dịch điện tử này.

b) Cá nhân hoặc người đại diện của mình vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kì lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa hay dịch vụ nhận được từ bên kia.

2. Không nội dung nào của Điều này ảnh hưởng tới việc áp dụng pháp luật quy định về hậu quả các lỗi phát sinh ngoài các quy định tại khoản 1.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 15. Lưu chiểu

Tổng Thư kí Liên hợp quốc được chỉ định là người lưu chiểu Công ước này.

Điều 16. Kí, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thông qua

1. Công ước này để ngỏ cho tất cả các nước thành viên tại Trụ sở chính của Liên hợp quốc tại New York từ 16 tháng 1 năm 2006 đến 16 tháng 1 năm 2008.

2. Công ước này phải được sự phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt của các nước.

3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các nước không phải là nước kí kết gia nhập kể từ ngày Công ước để ngỏ.

4. Thủ tục phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt và gia nhập được gửi đến Tổng Thư kí Liên hợp quốc.

Điều 17. Việc tham gia của các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực

1. Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực được hình thành từ các nước có chủ quyền và có thẩm quyền đối với những vấn đề liên quan được quy định bởi Công ước này có thể kí, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước này.

Trong trường hợp đó, tổ chức hội nhập kinh tế khu vực có những quyền và nghĩa vụ của một nước kí kết đối với những vấn đề liên quan được quy định bởi Công ước này. Nếu số nước thành viên đã đủ trong Công ước này, tổ chức hội nhập kinh tế khu vực đó sẽ không được tính là một nước thành viên thêm vào tư cách thành viên của quốc gia mà đã là nước kí kết.

2. Vào thời điểm kí, phê duyệt, chấp nhận, phê chuẩn hoặc gia nhập, tổ chức hội nhập kinh tế khu vực thông báo cho người giữ lưu chiểu nêu rõ những vấn đề được quy định bởi Công ước này liên quan tới thẩm quyền được chuyển giao cho tổ chức đó bởi những nước thành viên. Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực phải ngay lập tức thông báo cho người giữ lưu chiểu biết về bất kì thay đổi nào liên quan tới việc trao thẩm quyền, bao gồm cả việc trao thẩm quyền mới, được nêu chi tiết trong thông báo theo đoạn này.

3. Tất cả những đề cập đến thuật ngữ “Nước kí kết” và “Những nước kí kết” trong Công ước này được áp dụng bình đẳng đối với một tổ chức hội nhập kinh tế khu vực nếu ngữ cảnh yêu cầu.

4. Công ước này sẽ không có giá trị cao hơn những quy định về xung đột của tổ chức hội nhập kinh tế khu vực khi áp dụng đối với các bên mà có trụ sở kinh doanh tương ứng tại những nước thành viên của tổ chức đó, khi được quy định trong thông báo theo Điều 21.

Điều 18. Hiệu lực trong các đơn vị lãnh thổ nội địa

1. Nếu một nước kí kết có hai hoặc hơn hai đơn vị lãnh thổ mà hệ thống luật áp dụng liên quan tới những vấn đề được quy định trong công ước này là khác nhau thì nước đó có thể, tại thời điểm kí, phê duyệt, chấp thuận, phê chuẩn hoặc gia nhập, tuyên bố rằng Công ước này có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị lãnh thổ của nước đó hoặc chỉ đối với một hoặc một số đơn vị lãnh thổ, và có thể sửa đổi tuyên bố đó bằng cách đệ trình tuyên bố khác vào bất kì thời điểm nào.

2. Những tuyên bố nói trên phải được thông báo tới người giữ lưu chiểu và phải thông báo tới những đơn vị lãnh thổ mà Công ước có hiệu lực.

3. Nếu dưới tác động của điều này mà Công ước chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số những không phải tất cả đơn vị lãnh thổ của một nước kí kết, và nếu địa điểm kinh doanh của một bên nằm tại nước đó thì chỉ khi nào địa điểm kinh doanh đó nằm tại đơn vị lãnh thổ chịu sự tác động của Công ước thì bên đó mới chịu sự điều chỉnh của Công ước này.

4. Nếu một nước kí kết không thông báo theo đoạn 1 của điều này, Công ước này có hiệu lực trên tất cả các đơn vị lãnh thổ của nước đó.

Điều 19. Thông báo về phạm vi áp dụng

1. Bất kì nước kí kết nào cũng có thể tuyên bố rằng, theo quy định tại Điều 21, rằng nước đó chỉ áp dụng Công ước này:

(a) Khi những nước được nêu tại Điều 1, đoạn 1 là những nước kí kết đối với Công ước này; hoặc

(b) Khi các bên thỏa thuận rằng sẽ áp dụng Công ước này.

2. Bất kì nước kí kết nào cũng có thể loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của Công ước này một số vấn đề theo quy định tại Điều 21 bằng một thông báo.

Điều 20. Thông tin được trao đổi theo những công ước quốc tế khác

1. Những điều khoản của Công ước này áp dụng đối với việc sử dụng giao dịch điện tử liên quan tới việc thiết lập hoặc thực hiện hợp đồng mà những công ước quốc tế sau áp dụng lên nó, một nước kí kết của Công ước này là hoặc có thể trở thành nước kí kết áp dụng lên nó:

Công ước New York năm 1958 về Công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài;

Công ước về Giới hạn thời gian trong mua bán hàng hóa quốc tế (New York, ngày 14 tháng 6 năm 1974) và Nghị định thư kèm theo (Viên, ngày 11 tháng 4 năm 1980);

Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Viên, ngày 11 tháng 4 năm 1980);

Công ước Liên hợp quốc về Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tại sân bay, cầu cảng trong thương mại quốc tế (Viên, ngày 19 tháng 4 năm 1991);

Công ước Liên hợp quốc về Bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng (New York, ngày 11 tháng 12 năm 1995);

Công ước Liên hợp quốc về Chứng từ chuyển nhượng của người nhận trong thương mại quốc tế (New York, ngày 12 tháng 12 năm 2001).

2. Những điều khoản trong Công ước này sẽ áp dụng cả với những giao dịch điện tử liên quan tới việc thiết lập hoặc thực hiện của một hợp đồng mà những công ước, hiệp định, thỏa thuận quốc tế khác không đề cập một cách cụ thể trong đoạn 1 của Điều này, và cả với một nước kí kết của Công ước này hoặc có thể trở thành nước kí kết của Công ước này, trừ khi nước đó đã tuyên bố rằng, theo Điều 21 thì nước đó không chịu sự ràng buộc bởi đoạn này.

3. Một nước có tuyên bố theo đoạn 2 của Điều này có thể cũng tuyên bố rằng nước đó sẽ áp dụng những điều khoản của Công ước này trong việc sử dụng giao dịch điện tử liên quan tới việc thiết lập hoặc thực hiện những hợp đồng mà một điều ước quốc tế cụ thể áp dụng tới nước mà là hoặc có thể trở thành một nước kí kết.

4. Các nước có thể tuyên bố rằng họ sẽ không áp dụng những điều khoản của Công ước này đối với việc sử dụng giao dịch điện tử trong việc thiết lập hoặc thực hiện một hợp đồng mà bất kì điều ước quốc tế nào được nêu cụ thể trong tuyên bố của nước đó áp dụng tới, bao gồm bất kì công ước nào được đề cập tới trong đoạn 1 của Điều này, kể cả khi nước đó đã không loại trừ việc áp dụng đoạn 2 của Điều này bằng một tuyên bố được đưa ra theo quy định tại Điều 21.

Điều 21. Thủ tục và hiệu lực của tuyên bố

1. Tuyên bố theo Điều 17, đoạn 4, Điều 19, đoạn 1 và 2, Điều 20, đoạn 2,3,4 có thể được đưa ra bất kì lúc nào. Những tuyên bố được đưa ra vào thời điểm kí phải được xác nhận dựa trên việc phê duyệt, chấp thuận hoặc phê chuẩn.

2. Những tuyên bố và xác nhận nêu trên phải được làm bằng văn bản và thông báo một cách chính thức cho người giữ lưu chiểu.

3. Một tuyên bố có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của Công ước này đối với nước có liên quan. Tuy nhiên, một tuyên bố mà người giữ lưu chiểu nhận được thông báo chính thức sau ngày có hiệu lực thì sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn sáu tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố đó.

4. Các nước đã có tuyên bố theo Công ước này có thể sửa đổi hoặc rút lại tuyên bố đó vào bất kì thời điểm nào bằng một thông báo chính thức bằng văn bản gửi tới người giữ lưu chiểu. Việc sửa đổi hoặc rút lại đó sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn sáu tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố đó.

Điều 22. Bảo lưu

Công ước này không chấp nhận bất kì bảo lưu nào

Điều 23. Điều khoản thi hành

1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn sáu tháng kể từ ngày lưu chiểu văn kiện thứ ba của việc phê duyệt, chấp thuận, phê chuẩn hoặc gia nhập.

2. Nếu một nước phê duyệt, chấp thuận, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau ngày lưu chiểu văn kiện thứ ba của việc phê duyệt, chấp thuận, phê chuẩn hoặc gia nhập, Công ước này sẽ có hiệu lực đối với nước đó vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn sáu tháng kể từ ngày lưu chiểu văn kiện thứ ba của nước đó về việc phê duyệt, chấp thuận, phê chuẩn hoặc gia nhập.

Điều 24. Thời gian áp dụng

Công ước này và các tuyên bố chỉ áp dụng đối với giao dịch điện tử được tạo lập sau ngày Công ước này và các tuyên bố có hiệu lực và đã có hiệu lực đối với nước kí kết đó.

Điều 25. Bãi ước

1. Một nước kí kết có thể bãi ước Công ước này bằng một tuyên bố chính thức bằng văn bản gửi đến người giữ lưu chiểu.

2. Việc bãi ước có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn mười hai tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố đó. Nếu trong thông báo ghi rõ rằng nước đó muốn một thời hạn dài hơn, việc bãi ước sẽ có hiệu lực dựa trên khoảng thời hạn dài hơn mười hai tháng đó kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố.

ĐƯỢC LÀM tại New York, năm 2005, bằng một bản gốc duy nhất, bằng các ngôn ngữ: Ả rập, Trung, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, có giá trị ngang nhau.

TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN, những người kí kết dưới đây, đã được ủy quyền hợp lệ để kí Công ước này.



1 Phụ lục của Nghị quyết II

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công ước Liên hợp quốc về Sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.210.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!