Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 36/2003/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan

Số hiệu: 36/2003/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 17/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 36/2003/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TRONG KHO NGOẠI QUAN

Căn cứ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5590/VPCP-KHTH ngày 16/11/2001 của Văn phòng chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan như sau:

I- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Thông tư này hướng dẫn việc xử lý đối với hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan quy định tại Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan. Hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan được xử lý theo hướng dẫn của Thông tư này bao gồm:

1. Hàng hoá quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan đã thông báo đề nghị gia hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng không ký tiếp hợp đồng gia hạn hoặc không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan.

2. Hàng hoá quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan đã thông báo việc hết hạn này cho chủ hàng nhưng chủ hàng không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan.

3. Hàng hoá thuộc các trường hợp qui định tại khoản 5 Điều 33 và tiết d khoản 1 Điều 36 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ.

II- QUY TRÌNH, THỦ TỤC XỬ LÝ HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TRONG KHO NGOẠI QUAN:

1. Chủ kho ngoại quan có văn bản đề nghị Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan xử lý đối với hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan sau khi chủ kho ngoại quan đã có văn bản thông báo với chủ hàng về các trường hợp quá hạn lưu kho ngoại quan theo qui định tại Mục I Thông tư này.

Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm lập bộ hồ sơ đối với hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan, bao gồm:

- Công văn đề nghị xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

- Hợp đồng thuê kho ngoại quan và hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan đã đăng ký với Hải quan (nếu có).

- Các thông báo của chủ kho ngoại quan cho chủ hàng.

- Bảng kê số lượng, chủng loại, quy cách hàng hoá gửi kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan.

- Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến hàng hoá gửi kho ngoại quan.

2. Hội đồng xử lý hàng tồn đọng kho ngoại quan:

- Trong thời gian 15 ngày sau khi nhận được văn bản đề nghị xử lý của chủ kho ngoại quan, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có kho ngoại quan để ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan (gọi chung là Hội đồng xử lý) với thành phần như sau:

+ Chủ tịch Hội đồng: 01 lãnh đạo Cục Hải quan.

+ Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

+ Các thành viên Hội đồng gồm:

. Chủ kho ngoại quan hoặc người đại diện có thẩm quyền của kho ngoại quan do Chủ kho ngoại quan uỷ quyền;

. Đại diện Sở Tài chính - Vật giá địa phương nơi có kho ngoại quan;

. Đại diện đơn vị có liên quan (nếu cần - tuỳ theo tính chất đặc thù của hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan).

Số lượng các thành viên tuỳ thuộc khối lượng hàng hoá, nhiệm vụ phải xử lý do Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan đề xuất để Cục Hải quan quyết định. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng xử lý được sử dụng dấu của Cục Hải quan để phục vụ công tác và các giao dịch cần thiết.

- Hội đồng xử lý sẽ tự động giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ được quy định tại quyết định thành lập Hội đồng xử lý.

3. Quy trình xử lý hàng tồn đọng kho ngoại quan:

3.1/ Kiểm kê và phân loại xử lý đối với hàng tồn đọng trong kho ngoại quan:

Hội đồng xử lý tiến hành thủ tục mở niêm phong kho, niêm phong hàng hoá hoặc niêm phong container (nếu có), thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hoá thực tế tại kho ngoại quan, phân loại hàng hoá để xử lý theo các hướng sau:

- Đối với hàng hoá không còn giá trị sử dụng (mục nát, hư hỏng, không bảo đảm chất lượng sử dụng theo kết quả giám định chất lượng) hoặc hết hạn sử dụng ghi trên nhãn mác hoặc hồ sơ kèm theo hàng hoá hoặc hàng hoá thuộc diện cấm sử dụng lưu hành theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hội đồng xử lý lập biên bản để tổ chức tiêu huỷ.

- Đối với hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng không thuộc danh mục cấm nhập khẩu thuộc diện dễ bị hư hỏng hoặc sắp hết thời hạn sử dụng ghi trên nhãn mác hàng hoá hoặc hồ sơ kèm theo hàng hoá, Hội đồng xử lý tổ chức bán ngay trên cơ sở kết quả giám định về chất lượng của tổ chức giám định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và định giá trên cơ sở giá thị trường để bán cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

- Đối với các loại hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng và không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước, Hội đồng xử lý thực hiện trưng cầu giám định chất lượng hàng hoá, tiến hành định giá trên cơ sở giá thị trường và tổ chức bán đấu giá cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua theo quy định hiện hành. Nếu hàng hoá thuộc danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện thì Hội đồng xử lý báo cáo Cục Hải quan để báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu trước khi bán.

- Riêng đối với hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng nhưng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước nếu không tái xuất đối với số hàng tồn đọng này được, Hội đồng xử lý báo cáo Cục Hải quan ra quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước để xử lý theo Quy chế quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 7/2/1998 của Bộ Tài chính.

Khi tổ chức bán hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan, Hội đồng xử lý có trách nhiệm hướng dẫn người mua được hàng hoá thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan, thực hiện các quy định pháp luật về thuế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu như đối với các hàng hoá nhập khẩu khác. Thuế suất, tỷ giá được áp dụng theo các quy định tại thời điểm người mua làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan. Số thuế phải nộp được xác định trên cơ sở giá bán thực tế hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan trừ (-) giá chưa có thuế. Giá chưa có thuế, phương pháp tính thuế, loại thuế áp dụng (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…) được xác định theo quy định của pháp luật về thuế.

3.2/ Tổ chức xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan:

a. Tổ chức bán đấu giá: Hội đồng xử lý tiến hành xác định giá khởi điểm của hàng hoá trên cơ sở chất lượng còn lại theo kết quả giám định, giá bán trên thị trường của hàng hoá mới cùng loại tại thời điểm tổ chức bán đấu giá. Trình tự, thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo đúng quy định hiện hành về bán đấu giá của Nhà nước. Hội đồng xử lý có thể tổ chức bán đấu giá hoặc thuê các Trung tâm bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá đối với số hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan trên cơ sở giá khởi điểm do Hội đồng xác định.

Hội đồng xử lý có trách nhiệm cấp hoá đơn do Tổng cục Thuế phát hành (đối với trường hợp thuê Trung tâm bán đấu giá hoặc các tổ chức bán đấu giá thực hiện thì do các đơn vị này cung cấp hoá đơn), các hồ sơ giấy tờ theo quy định và thực hiện việc dán tem nhập khẩu đối với những mặt hàng phải dán tem nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. Khi trực tiếp bán hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan, Hội đồng xử lý đăng ký mua hoá đơn lẻ (Hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn giá trị gia tăng tuỳ theo mặt hàng) với cơ quan thuế để cấp cho người mua và thực hiện việc nộp thuế, quyết toán với cơ quan Thuế theo quy định hiện hành.

b. Tổ chức tiêu huỷ: Việc tổ chức tiêu huỷ phải được Hội đồng xử lý lập Biên bản xử lý tiêu huỷ và giao Chủ kho ngoại quan thực hiện tiêu huỷ số hàng hoá này có sự chứng kiến của Hội đồng xử lý. Trong trường hợp cần thiết mời cơ quan chuyên môn liên quan về quản lý Nhà nước chứng kiến việc tiêu huỷ.

Đối với loại hàng hoá mà việc tiêu huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải được sự chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu huỷ.

III- QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI XỬ LÝ HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TRONG KHO NGOẠI QUAN:

1. Toàn bộ tiền thu về bán hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan được nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính - Vật giá tại địa phương có kho ngoại quan.

2. Sở Tài chính - Vật giá căn cứ vào tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí liên quan đến xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan do Hội đồng xử lý đề nghị, xem xét các chứng từ liên quan để chi trả theo thứ tự ưu tiên như sau:

2.1/ Chi phí cho công tác định giá và bán đấu giá hàng hoá tồn đọng kho ngoại quan bao gồm: Chi phí kiểm kê, chi giám định chất lượng, chi phí tổ chức định giá, chi thông tin quảng cáo, chi phí in ấn tài liệu hồ sơ bán đấu giá, chi phí cho tổ chức cuộc bán đấu giá, hoặc phí bán đấu giá (nếu có - do thuê Trung tâm bán đấu giá hoặc các tổ chức bán đấu giá thực hiện)… theo đúng chế độ nhà nước quy định.

2.2/ Chi bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng xử lý tại các cuộc họp Hội đồng xử lý trong quá trình xử lý hàng tồn đọng trong kho ngoại quan theo mức tối đa không quá 20.000 đồng/ngày/người.

2.3/ Nộp thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

2.4/ Chi phí dịch vụ kho ngoại quan (nếu có);

2.5/ Chi phí bốc dỡ, chi phí lưu kho ngoại quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Số tiền thu còn lại từ bán hàng hoá tồn đọng kho ngoại quan sau khi trừ đi các chi phí nêu tại điểm 2 Phần III Thông tư này được chuyển từ tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính - Vật giá tại Kho bạc Nhà nước vào Ngân sách Nhà nước.

Trường hợp tiền thu từ bán hàng hoá tồn đọng kho ngoại quan không đủ chi trả các khoản chi phí, thì việc chi trả được thực hiện đúng theo thứ tự ưu tiên tuần tự từ khoản 1 đến khoản 5 nêu tại điểm 2 phần III Thông tư này. Ngân sách Nhà nước không bù đắp những khoản chi phí chưa được chi trả do tiền thu từ bán hàng hoá tồn đọng kho ngoại quan không đủ bù chi phí.

4. Đối với hàng hoá tồn đọng kho ngoại quan phải tiêu huỷ, toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tổ chức tiêu huỷ do Chủ kho ngoại quan chi trả và được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp kho ngoại quan.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

 

Nguyễn Ngọc Tuấn

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 36/2003/TT-BTC

Hanoi, April 17, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE HANDLING OF GOODS LEFT IN BONDED WAREHOUSES

Pursuant to the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures, customs inspection and supervision regime The Ministry of Finance hereby guides the handling of goods left in bonded warehouses as follows:

I. SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION:

This Circular guides the handling of goods left in bonded warehouses, prescribed in the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures, customs inspection and supervision regime. Goods left in bonded warehouses, which are handled under this Circular's guidance, include:

1. Goods, which are still left in the bonded warehouses, if past 90 days as from the dates the bonded warehouse-leasing contracts have expired, the bonded warehouse owners have notified such to and requested the goods owners to extend the bonded warehouse-leasing contracts, but the latter neither sign the extended contracts nor take goods out of the bonded warehouses.

2. Goods, which are not taken out of the warehouses by their owners, if past 90 days as from the dates the bonded warehouse-leasing extension contracts have expired, the bonded warehouse owners have notified the goods owners of such expiry but the latter failed to take the goods out of the bonded warehouses.

3. Goods falling under the cases prescribed in Clause 5 of Article 33 and Item d, Clause 1 of Article 36, of the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The bonded warehouse owners request in writing the bonded warehouse-managing Customs Sub-Departments to handle goods left in the bonded warehouses after the bonded warehouse owners notified in writing the goods owners of the cases of bonded warehouse storage expiry according to the provisions in Section I of this Circular.

The bonded warehouse owners shall have to compile and send sets of dossiers for goods left in the bonded warehouses to the bonded warehouse-managing Customs Sub-Departments. Such a set of dossiers comprises:

- An official dispatch requesting the handling of goods left in the bonded warehouses sent by the bonded warehouse owners to the bonded warehouse-managing Customs Sub-Departments;

- A bonded warehouse-leasing contract and a bonded warehouse lease extension contract already registered with the customs office (if any);

- Notices made by the bonded warehouse owner to the goods owner;

- List of quantities, types and specifications of goods deposited in the bonded warehouse under the warehouse-leasing contract with certification signature and seal of the bonded warehouse owner;

- Other dossiers and vouchers related to goods deposited in the bonded warehouse.

2. Councils for handling of goods left in the bonded warehouse:

- Within 15 days after receiving the written requests for handling of the bonded warehouse owners, the bonded warehouse-managing Customs Sub-Departments shall report such to the Customs Departments of the provinces, inter-provinces or centrally-run cities where the bonded warehouses exist for issuing decisions to set up the Councils for handling of goods left in the bonded warehouses (hereinafter referred collectively to as the Handling Councils), each of which is composed of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The Council vice-chairman: 1 leader of the bonded warehouse-managing Customs Sub-Department;

+ The Council members, including:

The number of members shall depend on the goods volume and handling tasks proposed by the bonded warehouse-managing Customs Sub-Department to the provincial/municipal Customs Department for decision. In the course of operation, the Handling Council shall be entitled to use the provincial/municipal Customs Department's seal in service of its work and necessary transactions.

- The Handling Councils shall automatically dissolve after completing the tasks prescribed in the decision on establishment thereof.

3. Process for handling goods left in bonded warehouses:

3.1. Inventory and classification of goods left at bonded warehouses for handling:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For goods which no longer have use value (decaying, rotten, damaged, with beyond-use quality deterioration according to the quality inspection results) or whose use duration inscribed on labels or dossiers enclosed therewith has expired, or goods banned from use or circulation under the Vietnamese law, the Handling Councils shall make records thereon in order to organize the destruction thereof.

- For goods which still have use value, are not on the list of those banned from import, prone to decay or whose use duration inscribed on goods labels or dossiers enclosed therewith is going to expire, the Handling Councils shall immediately organize the sale thereof on the basis of the quality inspection results, conducted by the expertising organizations set up and operating under law provisions, and value them on the basis of market prices in order to sell them to the organizations and/or individuals that have demands therefor.

- For goods which still have use value and are not on the list of those banned from import under the State's regulations, the Handling Councils shall seek the expertise of goods quality, value them on the basis of market prices and organize the auction thereof to organizations and/or individuals that have demands therefor according to the current regulations. If goods are on the list of those subject to conditional import, the Handling Councils shall report such to the provincial/municipal Customs Departments for further report to competent agencies for permitting the import thereof before selling them.

- Particularly for goods which still have use value but are on the list of those banned from import under the State's regulations, if this volume of left goods cannot be re-exported, the Handling Councils shall report such to the provincial/municipal Customs Departments for issuing decisions to confiscate them for the State's fund for handling under the Regulation on the management and handling of assets confiscated for State's fund and assets with State ownership formulated, issued together with the Finance Ministry's Decision No. 1766/1998/QD-BTC of February 7, 1998.

When organizing the sale of goods left in the bonded warehouses, the Handling Councils shall have to guide the goods purchasers in fully carrying out the customs procedures and observing tax law provisions as well as import and export management policies as for other import goods. Tax rates and exchange rates shall comply with the regulations at the time the purchasers carry out the procedures for taking goods out of the bonded warehouses. The payable tax amount shall be determined on the basis of actual selling prices of goods left in the bonded warehouse minus (-) sans-tax prices. Sans-tax prices, tax calculation methods and applicable tax kinds (value added tax, special consumption tax, import tax

3.2. Organization of handling of goods left in bonded warehouses:

a/ Organization of auction: The Handling Councils shall determine the goods' reserve prices on the basis of the residual quality according to the expertise results, and market selling prices of new goods of the same type at the time the auction is organized. The auction order and procedures shall strictly comply with the State's current regulations on auction. The Handling Councils may organize the auctions or hire auctioning centers or auctioning enterprises to auction the volume of goods left in bonded warehouses on the basis of initial prices set by the Councils.

The Handling Council shall have to grant invoices issued by the General Department of Tax (for cases where auctioning centers or auctioning enterprises are hired to auction, these units shall grant invoices), dossiers and papers as prescribed and affix import stamps on goods items subject to import stamps according to the State's regulations. When directly selling goods left in bonded warehouses, the Handling Councils shall register to purchase retail receipts (goods sale invoices or added value invoices, depending on goods items) with the tax offices in order to grant them to the purchasers, and pay and settle tax with the tax offices according to the current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. MANAGEMENT OF FINANCIAL REVENUES AND EXPENDITURES UPON THE HANDLING OF GOODS LEFT IN BONDED WAREHOUSES:

1. All proceeds from the sale of goods left in bonded warehouses shall be remitted into the custody accounts of the provincial/municipal Finance-Pricing Services of the localities where bonded warehouses exist.

2. The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall base themselves on the reasonability and validity of expenses related to the handling of goods left in bonded warehouses, which are requested by the Handling Councils, and consider relevant vouchers in order to make the payment according to the following priority order:

2.1. Expenses for the valuation and auction of goods left in bonded warehouses, including: expenses for inventory, expenses for quality expertise, expenses for valuation organization, for information and advertisement, for printing of auction documents and dossiers, expenses for auction organization, or auction charges (if any, paid to hired auctioning centers or auctioning organizations) strictly according to the regimes prescribed by the State.

2.2. Expenses for allowance paid to the Handling Councils' members at its meetings in the course of handling goods left in bonded warehouses at a level not exceeding VND 20,000/day/person.

2.3. Payment of import and export taxes as well as assorted taxes according to law provisions (if any).

2.4. Expenses for bonded warehouse services (if any).

2.5. Expenses for loading and unloading, for bonded warehouse storage according to the State's current regulations.

3. The remaining proceeds from the sale of goods left in bonded warehouses, after subtracting the expenses stated at Point 2, Section III of this Circular, shall be transferred from the custody accounts of the provincial/municipal Finance-Pricing Services at the State treasuries into the State budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. For goods left in bonded warehouses, which must be destroyed, all the expenses related to the destruction organization shall be paid by the bonded warehouse owners and accounted into the bonded warehouse enterprises' expenditures.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION:

This Circular takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

In the course of implementation, if any problems arise, organizations and individuals are requested to promptly report them to the Ministry of Finance for consideration and appropriate amendment and/or supplementation.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Nguyen Ngoc Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 36/2003/TT-BTC of April 17, 2003, guiding the handling of goods left in bonded warehouses

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.209

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.123.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!