ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3566/CTr-UBND
|
Kon Tum, ngày 04
tháng 10 năm 2021
|
CHƯƠNG TRÌNH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 99/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG 8
NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ
2021-2026 THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI 5 NĂM 2021-2025
Thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của
Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương
trình thực hiện với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích: Nhằm quán
triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất để tập trung chỉ đạo triển
khai thực hiện quyết liệt, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ
ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các nội dung được
lãnh đạo, chỉ đạo tại Nghị quyết của Chính phủ để thực hiện có hiệu quả trên
các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa tỉnh
Kon Tum nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ.
- Chương trình phải được triển
khai quyết liệt, đồng bộ, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan,
đơn vị và địa phương, gắn với việc triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình
hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình toàn khóa
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 (Kế hoạch số
4661/KH-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh); Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum ban hành
theo Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
Để triển khai các nhiệm vụ, giải
pháp về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn
tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm
2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ
2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2021-2025, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tập
trung thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại:
Kế hoạch số 4661/KH-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVI thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI,
nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai
đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum ban hành theo Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24
tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chương trình số 2909/CTr- UBND ngày
18 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Chương trình triển khai thực hiện
Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa
XVI thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ngoài ra, cần chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:
1. Tuyệt đối không chủ
quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch Covid-19; chủ động các phương
án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền; tiếp tục huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Giữ vững
tình hình an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho Nhân dân trong mọi tình huống.
Thực hiện kịp thời, đảm bảo quy định về việc tiêm vắc xin.
2. Tổ chức triển khai kịp
thời, có hiệu quả Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ
về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 để góp phần thực hiện Nghị
quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc Hội khóa XV và Kế hoạch
số 3074/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực
hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP .
3. Khuyến khích phát triển
nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao, thông minh, thích ứng
với biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển thị trường
và thúc đẩy tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm chủ lực, có tiềm năng của tỉnh.
4. Cơ cấu lại các nguồn
năng lượng theo hướng phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch
đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện chương trình tiết kiệm điện trong sản xuất,
truyền tải và phân phối; bảo đảm an toàn và chống thất thoát điện. Phát triển
thương mại điện tử hài hòa với thương mại truyền thống. Tập trung thu hút, đầu
tư phát triển một số loại hình hạ tầng thương mại có tính chất trọng tâm, trọng
điểm như hệ thống chợ đầu mối cấp vùng nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người
bán và người mua; các trung tâm logistics nhằm hỗ trợ tạo thuận lợi cho lưu
thông hàng hóa nông sản.
5. Đẩy mạnh cải cách
hành chính trong đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt
động xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý trật tự xây dựng;
kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình theo phân cấp
trên địa bàn tỉnh.
6. Xây dựng và định vị
thương hiệu du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, gắn với biểu tượng và khẩu
hiệu du lịch Kon Tum “Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên” đã được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 887/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9
năm 2021. Xây dựng du lịch thông minh nhằm hình thành hệ sinh thái du lịch và tạo
lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng du khách, chính quyền, doanh nghiệp. Tăng cường
công tác quản lý hoạt động du lịch văn hóa có yếu tố tín ngưỡng, sinh thái, lịch
sử.
7. Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập
trung vào các ngành, lĩnh vực theo chốt, các dự án lớn, trọng điểm, kết nối
vùng, liên vùng, tạo sự liên kết, hiệu ứng lan tỏa, gia tăng động lực tăng trưởng.
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt trên
90% kế hoạch. Chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai dự án đầu tư, đảm bảo hiệu
quả kinh tế - xã hội - môi trường, phù hợp với quy hoạch, theo đúng các tiêu
chí lựa chọn, sàng lọc dự án.
8. Quan tâm đầu tư thúc
đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Sớm hoàn thành việc
xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quan trọng và nền tảng kết
nối, chia sẻ quốc gia, trung tâm dữ liệu của tỉnh, đô thị thông minh kết nối đồng
bộ và thống nhất. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu của
tỉnh, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin.
9. Đẩy mạnh triển khai
có chất lượng dạy học ngoại ngữ các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác dạy và học. Triển khai
hiệu quả các Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh[1].
10. Xây dựng, từng bước
hoàn thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân;
chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người
nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó
khăn, người mất việc do dịch bệnh, đảm bảo kịp thời, thực chất, hiệu quả.
11. Đẩy mạnh hơn nữa
trong công tác phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm soát
quyền lực và tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát; tạo sự chủ động, linh hoạt,
sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của cấp dưới. Làm tốt công tác cán bộ để lựa
chọn, bố trí đúng người có đức, có tài; “cần, kiệm, liên, chính”, “chí công vô
tư”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, nhất là các vị trí lãnh
đạo. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới nội dung, phương thức lãnh
đạo, chỉ đạo và lề lối làm việc trong các cơ quan, đơn vị, nâng cao trách nhiệm
người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của Hiến pháp
và pháp luật.
12. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử,
chữ ký số, xử lý công việc trên môi trường mạng, đảm bảo đồng bộ trong triển
khai, thực hiện ở cả các cấp hành chính.
13. Kết hợp chặt chẽ
phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh theo
đúng phương châm “phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm, đảm bảo quốc
phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an
ninh nhân dân, mẫu chốt là xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc làm nền tảng
cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
14. Tiếp tục chú trọng
triển khai công tác ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển; mở rộng và nâng cao
hiệu quả ngoại giao văn hóa, đối ngoại nhân dân, nhằm phục vụ thiết thực các lợi
ích an ninh và phát triển đất nước.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố:
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,
ngành, lĩnh vực và địa bàn được giao quản lý triển khai thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được giao tại Chương trình này đảm bảo chất lượng,
yêu cầu.
- Định kỳ trước ngày 10 hằng
quý, và trước ngày 10 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo kết
quả triển khai thực hiện Chương trình này (cùng với báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch số 4661/KH-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa
XVI thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ
2020-2025 và Chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI,
nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum ban hành theo Quyết định số
294/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) về Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh)
để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thường
xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện
Chương trình này. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn
vướng mắc, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư)
biết, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể: Tăng cường
giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước
trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Chương trình/Kế hoạch của các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn ĐBQH tỉnh (b/c);
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Các Tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh; Báo Kon Tum;
- VP UBND tỉnh:
+ CVP, các PCVP;
+ Các phòng, đơn vị trực thuộc;
- Lưu VT, KTTH. PHD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
|
[1] Kế hoạch thực
hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa
bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
mẫu giáo (3 và 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em 5 tuổi; Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở; Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 – 2030; Kế
hoạch thực hiện Đề án hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021
-2030; Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống,
kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch thực hiện
Đề án Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao.