Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chương trình 03/CTr-UBND 2022 phát triển công nghiệp hỗ trợ Cần Thơ

Số hiệu: 03/CTr-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Văn Hồng
Ngày ban hành: 20/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH
CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CTr-UBND

Cần Thơ, ngày 20 tháng 01 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 115/NC-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân.

2. Việc thực hiện Nghị quyết, Chương trình phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ, kiên trì với sự nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành.

3. Tăng cường sự chủ động của từng cấp, từng ngành trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đề ra.

4. Huy động tối đa nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo trên địa bàn thành phố.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục khuyến khích tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của thành phố, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của cả nước, bao gồm 03 lĩnh vực chủ yếu là: sản xuất linh kiện phụ tùng (công nghiệp hỗ trợ sản xuất, chế biến nông thủy sản, thực phẩm và đồ uống), công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày). Đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố thông qua việc nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.

- Ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tham gia vào chui cung ứng, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Thu hút đầu tư các thành phần kinh tế vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

2. Mc tiêu c thể

- Đến năm 2025, có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố. Trong đó có trên 50% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

- Đến hết năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHUNG

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm thu hút sự quan tâm, thay đổi, và nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương về phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.

2. Rà soát, bổ sung và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế khuyến khích hấp dẫn hơn cho đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nhất là các doanh nghiệp có năng lực vốn lớn để đầu tư công nghiệp hỗ trợ và có mạng lưới sản xuất toàn cầu).

3. Hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua tăng cường hiệu quả thu hút đầu tư đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài.

4. Quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp đạt tiêu chuẩn hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

6. Nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, phát triển gắn với bảo vệ thị trường. Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và thị trường ngoài nước để tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển. Triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển tham gia hiệu quả các hiệp định thương mại tự do; tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh; phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại. Đồng thời, tập trung nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ; đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ; tăng cường cơ chế hợp tác công tư trong việc triển khai các dự án đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển.

7. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, cấp giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng. Tổ chức thực hiện nghiêm quy chế một cửa, một cửa liên thông; tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã theo đúng nội dung quyết định được công bố; thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc ban hành, thực thi các thủ tục hành chính, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nội dung theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thực hiện các giải pháp trong đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố.

IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp về thực hiện các thủ tục hưởng ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch phát triển các năm tiếp theo.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển, bảo đảm thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài thành phố.

- Chủ động rà soát, bổ sung điều chỉnh kịp thời quy hoạch phát triển điện lực thành phố nhằm đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các doanh nghiệp FDI lớn trên địa bàn thành phố. Tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa kể cả nội địa và xuất khẩu. Triển khai hiệu quả các đề án phát triển thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực thi có hiệu quả việc kiểm soát hiện tượng chuyển giá, gian lận thuế; tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.

- Phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan báo chí, truyền thông nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyền, quảng bá về hoạt động công nghiệp hỗ trợ mang tính chất toàn diện, có định hướng dài hạn, tăng cường và đẩy mạnh thông tin về công tác xây dựng và thực thi chính sách thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Triển khai hiệu quả một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố và các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đảm bảo thông thoáng để thu hút, mời gọi đầu tư các dự án lớn, các dự án trọng điểm.

3. Ban Quản lý các khu chế xuất và công Nghiệp Cần Thơ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban ngành, địa phương liên quan tiếp tục xây dựng và thực hiện Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung vào các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng, đảm bảo đồng bộ. Chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng xây dựng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

- Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp nói chung, trong đó có các dự án công nghiệp hỗ trợ (về công nghệ, hiệu quả kinh tế, sử dụng đất, hướng dẫn và xử lý các vấn đề về môi trường ...); công khai minh bạch quy hoạch sử dụng đất các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác quản lý đầu tư sau khi cấp phép, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.

4. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Cần Thơ

- Hướng dẫn triển khai các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận vốn vay thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi thông qua cấp bù chênh lệch lãi suất từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng cân đối, xây dựng chương trình tín dụng phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; kết hợp thẩm định cho vay đối với khách hàng kèm theo tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ và các sở, ban ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn tiếp theo, tập trung vào đào tạo lao động có tay nghề (các ngành, nghề: cơ khí, cơ điện tử, điện tử công nghiệp và dân dụng, công nghệ ô tô, công nghệ hàn, công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm).

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu và ứng dụng thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Tăng cường tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ triển khai các hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Xây dựng công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hiện đại, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện giải quyết nhanh gọn các thủ tục về thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo cho các nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trên địa bàn thành phố đảm bảo theo pháp luật bảo vệ môi trường.

8. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương liên quan tham mưu tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đảm bảo khả năng kết nối toàn thành phố, kết nối vùng; liên kết các phương thức vận tải nhằm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Thực hiện thông tin, tuyên truyền Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo; phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm 03 lĩnh vực chủ chốt là: sản xuất linh kiện phụ tùng (công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, chế biến nông thủy sản, thực phẩm và đồ uống), công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may - da giày.

- Chỉ đạo tăng thời lượng phát sóng các chương trình sản xuất về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ưu tiên phát triển nhằm phổ biến, quảng bá về công tác xây dựng và thực thi chính sách cũng như các hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ưu tiên phát triển.

10. Sở Xây dựng

Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu tham mưu đề xuất thực hiện việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trường mẫu giáo, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao... phục vụ người lao động. Phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, các đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp đảm phù hợp với định hướng, và điều kiện thực tế phát triển của thành phố, đáp ứng tốt nhất cho phát triển công nghiệp nói chung trong đó có công nghiệp hỗ trợ.

11. Đề nghị Công ty Điện lực thành phố Cần Thơ

Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp trạm biến áp, đường dây tải điện theo quy hoạch, nhất là hệ thống điện cung cấp cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất các sản phẩm chủ lực của thành phố. Thực hiện nghiêm cam kết cung cấp điện của Ủy ban nhân dân thành phố đối với nhà đầu tư.

12. Các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, cấp giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng. Thực hiện có hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy trình một cửa thông; thực hiện các giải pháp trong đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố.

- Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu tư tại các cấp chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ.

- Tăng cường ứng dụng thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt xây dựng, ứng dụng phần mềm tiếp nhận và trả kết quả liên thông giữa các cơ quan gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử.

- Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp nói chung và các dự án công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp trong Chương trình này nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến công nghiệp hỗ trợ. Tổng hợp báo cáo kết quả về Sở Công Thương trước ngày 10 tháng 12 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Giao Sở Công Thương theo dõi quá trình tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả của các sở, ban ngành và các địa phương để kịp thời đề xuất, tham mưu chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch đã đề ra./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND thành phố;
- CT, các PCT UBND TP;
- Sở, ban ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- Cổng TTĐT TPCT;
- VP UBND TP (3B);
- Lưu VT. NNQ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Hồng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình 03/CTr-UBND ngày 20/01/2022 về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.348

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.253.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!