|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
853/1997/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
11/10/1997
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
853/1997/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1997
|
CHỈ THỊ
VỀ
ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Nghị quyết số 85/CP-m ngày
11-7-1997 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu;
ngày 16-7-1997 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 51-VI đôn đốc các cấp,
các ngành tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động buôn lậu và
đặt biệt là tình trạng gian lận thương mại để trốn thuế vẫn đang diễn ra hết sức
nghiêm trọng. Một số Bộ, ngành, địa phương buông lỏng quản lý đối với hoạt động
xuất, nhập khẩu, cá biệt có nơi cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng đã
làm ngơ hoặc tạo điều kiện cho bọn buôn lậu hoạt động. Nhiều công ty kinh doanh
xuất, nhập khẩu, trong đó có cả của Công an, Quân đội, đơn vị kinh tế Đảng,
đoàn thể, do xuất phát từ lợi ích cục bộ, địa phương đã trực tiếp tham gia buôn
lậu hoặc tạo điều kiện cho bọn buôn lậu sử dụng làm "bình phong", núp
bóng. Các ngành chức năng chống buôn lậu chưa có sự phối hợp chặt chẽ, có nơi,
có lúc còn chồng chéo, thậm chí vô hiệu hoá hoạt động của nhau. Đã có tình trạng
bọn buôn lậu trong nước và nước ngoài móc nối với các phần tử thoái hoá biến chất
trong các lực lượng chống buôn lậu để lũng đoạn và vô hiệu hoá hoạt động của
các cơ quan này, trong khi đó lãnh đạo cấp trên lại thiếu sự kiểm tra, giám sát
cấp dưới, một số trường hợp vi phạm chưa được xử lý nghiêm, vẫn còn hiện tượng
cán bộ làm công tác chống buôn lậu "bảo kê" cho hoạt động buôn lậu.
Tình hình trên đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở
quá trình phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước. Để giữ vững kỷ cương,
phép nước, lập lại trật tự trong hoạt động thương mại. Thủ tướng Chính phủ yêu
cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ
tịch UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương triển khai thực hiện ngay một số
việc sau:
1. Đấu tranh
chống buôn lậu là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của Nhà nước ta.
Vì vậy, chính quyền các cấp cần tập trung lực lượng để đấu tranh mạnh mẽ vào
các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là các hoạt động buôn lậu có
tổ chức. Trước mắt, từ nay cho đến hết quý I năm 1998, Tổng cục Hải quan chủ
trì với sự tham gia của Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính tiến hành việc tổng
kiểm tra đồng loạt hàng hoá đang làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại các cảng biển,
cửa khẩu, phát hiện hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại để trốn thuế. Đối với
những lô hàng chuyển tiếp về địa phương và hàng được phép kiểm tra ngoài cửa khẩu
phải được tổ chức kiểm tra sơ bộ ngay tại cảng nhập đầu tiên và ngay sau đó phải
được niêm phong kẹp chì Hải quan, nếu là hàng rời không niêm phong kẹp chì được
thì Hải quan phải có cán bộ trực tiếp áp tải ngồi trên phương tiện vận tải và
tiến hành kiểm tra chi tiết ngay khi hàng đến địa điểm quy định.
Bộ Thương mại chủ trì có sự tham
gia của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân có cửa hàng buôn bán hàng hoá, vật tư nhập khẩu nhằm làm lành mạnh
thị trường nội địa; đồng thời có biện pháp buộc các doanh nghiệp chỉ kinh doanh
những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh.
Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kiểm tra các doanh nghiệp xuất,
nhập khẩu trực thuộc (kể cả các đơn vị kinh tế của Đảng, Đoàn thể, Công an,
Quân đội) về hoạt động kinh doanh, chế độ thu chi tài chính, hạch toán kế
toán...
Các Bộ, ngành có chức năng chống
buôn lậu xây dựng ngay các phương án đấu tranh cụ thể thuộc phạm vi, trách nhiệm
được giao.
2. Xử lý
nghiêm minh các vụ buôn lậu, gian lận thương mại; điều tra, kết luận và xử ngay
một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe và giáo dục chung. Các đơn vị kinh doanh
xuất, nhập khẩu nếu có hành vi gian lận thương mại để trốn thuế thì Hải quan áp
dụng ngay việc ngừng làm thủ tục xuất, nhập khẩu đối với đơn vị đó, không chấp
nhận việc đổ lỗi cho phía nước ngoài gửi nhầm để xin lại hàng sau khi bị phát
hiện. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định
đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu đối với các
đơn vị vi phạm. Tất cả các loại hàng ngoại nhập không qua cửa khẩu, qua cửa khẩu
nhưng không khai báo hoặc khai báo không trung thực; hàng đang bán ở các cửa
hàng, ở trong kho hoặc đang vận chuyển trên đường nếu không có chứng từ, hoá đơn
chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp đều coi là hàng lậu, phải bị tịch thu
và xử lý nghiêm. Các phương tiện vận chuyển hàng lậu đều phải bị xử lý theo
pháp luật, chủ phương tiện và thủ trưởng đơn vị có phương tiện đó cũng bị xử lý
theo mức độ vi phạm. Tang vật của các vụ án buôn lậu đều bị tịch thu và xử lý kịp
thời; tiền thu được từ hoạt động chống buôn lậu trừ phần trích thưởng cho các
đơn vị, cá nhân theo quy định được để lại toàn bộ cho ngân sách địa phương sử dụng
phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, công tác chống buôn lậu và phải
đặc biệt ưu tiên cho các xã biên giới.
3. Các Bộ, ngành ở Trung ương có
trách nhiệm cùng với các địa phương, nhất là các địa phương có biên giới, bờ biển
thực hiện tốt các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi
mặt của nhân dân bằng các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 327,
các dự án khác về kinh tế, văn hoá, xã hội... đảm bảo cho nhân dân có đời sống ổn
định, không để bọn buôn lậu lợi dụng lôi kéo họ vào con đường làm thuê "cửu
vạn" cho chúng.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng và sự giám
sát của Hội đồng nhân dân, quản lý chặt chẽ các đơn vị kinh tế hoạt động xuất
nhập khẩu của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn; chỉ đạo UBND các huyện,
thị và các ngành chức năng ở địa phương: Quản lý thị trường, Công an, Hải quan,
Thuế vụ v.v... có kế hoạch đấu tranh cụ thể, điều tra nắm chắc đường dây, tổ chức,
cá nhân buôn lậu và các hộ kinh doanh có buôn bán hàng nhập lậu để tập trung phối
hợp kiểm tra và xử lý. Các tổ chức, đoàn thể quần chúng, cơ quan thông tin đại
chúng phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
để nhân dân nhận thức đầy đủ tác hại của buôn lậu, thấy rõ buôn lậu thực sự là
"quốc nạn", đấu tranh chống buôn lậu là nhiệm vụ chung của toàn Đảng,
toàn dân, của tất cả các ngành, các cấp, coi việc tạo điều kiện và giúp đỡ các
lực lượng chống buôn lậu cũng như việc không tiếp tay cho buôn lậu dưới bất kỳ
hình thức nào là thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của công dân.
Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm củng cố, xây dựng lực lượng chống
buôn lậu trong sạch, vững mạnh, trang bị phương tiện, kỹ thuật cần thiết đủ sức
phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mọi hoạt động buôn lậu. Thủ trưởng các Bộ,
ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực
tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác chống
buôn lậu của Bộ, ngành, địa phương mình. Hàng tháng các Bộ, ngành, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo kết quả việc thực hiện với Thủ tướng
Chính phủ.
4. Tổng cục Hải
quan chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ
Thương mại, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác có liên quan tổ chức thực hiện
Chỉ thị này. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan ban
hành ngay Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện và tổ chức phối hợp giữa
các lực lượng chống buôn lậu.
Tổng cục Hải
quan chịu trách nhiệm chính về công tác chống buôn lậu trên biển và các cửa khẩu,
có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng hàng nhập lậu qua các tuyến này.
Các Bộ, ngành chức năng khác,
trong công tác chống buôn lậu có trách nhiệm trực tiếp trên từng tuyến như sau:
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm
chỉ đạo lực lượng Hải quân, Bộ đội Biên phòng tham gia đấu tranh chống buôn lậu
trên biển, trên biên giới đường bộ. Các lực lượng của Bộ Quốc phòng có trách
nhiệm chống buôn lậu ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và biên giới đường
bộ nơi có đồn biên phòng nhưng chưa có tổ chức Hải quan.
- Bộ Nội vụ cần tập trung triển
khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các tổ chức, đường dây buôn lậu
trong nội địa và xuyên quốc gia, làm rõ và kết luận những vụ án buôn lậu trọng
điểm để sớm đưa ra xét xử, tích cực hỗ trợ các lực lượng chống buôn lậu khác
hoàn thành nhiệm vụ.
- Bộ Thương mại quản lý chặt chẽ
việc cấp hạn ngạch xuất, nhập khẩu, nhất là việc nhập khẩu những mặt hàng mà
trong nước đã sản xuất được. Kịp thời đề xuất điều chỉnh ngay chính sách mặt
hàng cho phù hợp với tình hình thực tế. Lực lượng quản lý thị trường chủ trì
trong việc chống các hành vi kinh doanh trái phép và đấu tranh chống các hành
vi buôn bán các mặt hàng nhập lậu đang lưu thông trên thị trường nội địa.
- Bộ Tài chính
có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai sớm biện pháp
dán tem để quản lý một số mặt hàng trọng điểm như rượu, thuốc lá, xe đạp, hàng
điện tử... Ban hành ngay chế độ sử dụng tiền thu về từ hoạt động chống buôn lậu
(tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu). Trước mắt xem xét, cấp kinh phí đột xuất để
trang bị phương tiện, vật tư cần thiết cho hoạt động chống buôn lậu của các
ngành và các địa phương từ nay đến hết quý I năm 1998.
5. Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp
với Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ
quan thông tin, báo chí ở Trung ương, địa phương có kế hoạch và tổ chức triển
khai tuyên truyền thực hiện công tác này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Chỉ thị 853/1997/CT-TTg về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No.
853/1997/CT/TTg
|
Hanoi, October
11, 1997
|
DIRECTIVE ON THE COMBAT
AGAINST SMUGGLING IN THE NEW SITUATION Government Resolution No. 85-CP of July 11, 1997
already set forth a number of urgent anti-smuggling measures and on July 16,
1997 the Prime Minister issued Official Telegram No. 51-VI urging the different
levels and branches to organize the implementation of this Resolution. Yet,
recently smuggling and particularly trade frauds to evade tax have occurred in
a very grave manner. Several ministries, branches and localities showed a lax
management over import and export activities and, in exceptional cases, some
State management agency or functional agency ignored or even aided and abetted
the smugglers in their activities. Not a few import-export companies, including
those run by the police and the army and the economic units of the Party and
social organizations, for their own or local interests, have been directly
involved in smuggling or used by smugglers as their "shields". The
anti-smuggling specialized forces lacked a close coordination, and their
activities, here and there, now and then, were overlapping or even negated one
another. There existed a situation that local and foreign smugglers connected
with degraded elements within the anti-smuggling forces to manipulate these
agencies or incapacitate their operations whilst there was a lack of inspection
and supervision by the higher level over the lower levels. A number of
violations were not strictly dealt with and some anti-smuggling officials even
acted as "security guards" for smuggling activities. The above-said
situation has resulted in dangerous social and economic consequences, hampering
the process of healthy development of the national economy. To firmly maintain the national discipline and
laws and restore order in trading activities, the Prime Minister hereby
requests the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and
agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples
Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to
immediately carry out the following tasks: 1. The anti-smuggling fight is an important,
constant and long-lasting task of our State. Therefore, the administration of
all levels should concentrate forces for resolutely combating smuggling and
trade fraudulence, especially organized smuggling activities. From now till the
end of the first quarter of 1998, the General Department of Customs shall
assume the prime responsibility for, with the involvement of the Ministry of
the Interior, the Ministry of Trade and the Ministry of Finance, conducting a
general inspection of goods for which the import or export procedures are being
processed at the sea ports and border gates to detect illegally imported goods
and goods in trade frauds for tax evasion. With regard to the batches of goods
in transit to inland localities and goods allowed to be inspected outside the
border gate area, they must be preliminarily checked right at the first entry
port and then immediately lead-sealed up by the customs office, if it is
impossible to lead-seal up the goods, the customs office must have its officer
to go on board the transport means and thoroughly check the goods at the set
destination point. The Ministry of Trade shall assume the main
responsibility for, with the involvement of the Ministry of the Interior and
the Ministry of Finance, conducting a general inspection of business operations
of organizations and individuals that own shops dealing in imported goods and
supplies so as to make the domestic market healthy; and at the same time, take
measures to compel enterprises to trade only in goods items under their
business registration The ministries, branches, the Peoples Committees
of the provinces and cities directly under the Central Government shall conduct
a general inspection of their attached import and export enterprises (including
the economic units run by the Party or social organizations, the police and the
army) regarding their business operations, financial expenditure and revenue
regime, cost-and-profit accounting and accountancy... The ministries and branches with the
anti-smuggling function shall immediately draw up detailed anti-smuggling plans
according to their assigned tasks and responsibilities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. The ministries and branches at central level
shall, together with the localities, especially the border and coastal
localities, have to well implement the economic, cultural and social policies
so as to improve of the people’s lives in all aspects through the hunger
elimination and poverty alleviation programs, the forestation program 327 and
other economic, cultural and social projects..., ensuring a stable life for the
people and preventing the smugglers from hiring them for smuggling purposes. The People’s Committees of the provinces and
cities directly under the Central Government shall, under the direct
instruction of the local Party committees and the supervision of the People’s
Councils, closely manage the central and local economic units based in the
localities and engaged in import and export activities; and direct the
district/commune People's Committees as well as local functional branches: The
market management, police, customs, tax offices should devise detailed
anti-smuggling plans, investigate and closely follow smuggling rings,
organizations and individuals as well as business households trading in
smuggled goods so as to concentrate efforts on inspection and handling thereof.
The social and mass organizations as well as mass media agencies shall
coordinate with the local administration to make the people fully aware of
adverse effects of smuggling as a national "disaster" and of the
combat against smuggling as the common task of the entire Party, the entire
people and all branches and levels, considering the creation of conditions and
support for the anti-smuggling forces as well as the non-support for smugglers
in any form as a manifestation of patriotism and civil responsibility. The ministries, branches and the People’s
Committees of the provinces and cities directly under the Central Government
shall have to consolidate and build a strong, honest and well-equipped
anti-smuggling force capable of discovering and effectively preventing all
smuggling activities. The heads of the ministries and branches, the presidents
of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the
Central Government shall directly direct and take responsibility to the Prime
Minister for the anti-smuggling work of their ministries, branches and
localities. The ministries, branches and the Peoples Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government shall have to submit
monthly reports on the result of the anti-smuggling work to the Prime Minister. 4. The General Department of Customs shall have
to assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Defense,
the Ministry of the Interior, the Ministry of Trade, the Ministry of Finance
and concerned ministries and branches in organizing the execution of this
Directive. The Ministry of the Interior, the Ministry of Finance, the Ministry
of Trade and the General Department of Customs shall immediately issue a joint
circular guiding the execution of this Directive and the coordination among the
anti-smuggling forces. The General Department of Customs shall assume
the main responsibility for the anti-smuggling work on the sea and at the
border gates, and take effective measures to prevent the flow of smuggled goods
through these ways. Other ministries and specialized branches
involved in the anti-smuggling work shall have the following responsibilities: - The Ministry of Defense shall be responsible
for directing the navy and the border guard to take part in the combat against
smuggling on the sea and along the land borderlines. The Ministry of Defense’s
forces shall be responsible for fighting smuggling in the territorial waters,
the exclusive economic zone and along the land borderlines where there are
border guard stations but no customs offices. - The Ministry of the Interior should apply
professional measures in order to discover domestic and trans-national
smuggling organizations and rings, clarify and conclude typical smuggling cases
and bring them to trial soon; actively support other anti-smuggling forces to
accomplish their tasks. - The Ministry of Trade shall tightly control the
granting of import and export quotas, especially the import of goods that have
been manufactured in the country. The Ministry should make timely proposals to
adjust the commodity policy suitable to the actual situation. The market
management force shall assume the prime responsibility for combating illegal
trading acts and the trading in illegally imported goods on the domestic
market. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. The Ministry of Culture and Information shall
coordinate with the Nhan Dan (People) newspaper, the Voice of Vietnam Radio
Station, the Vietnam Television Station as well as the central and local
information and press agencies in planning and organizing the propaganda for
the implementation of this work. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government and the
presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly
under the Central Government shall have to organize the implementation of this
Directive. THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
Phan Van Khai
Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
7.511
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|