ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
49/CT-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11
năm 1992
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI 17
MẶT HÀNG TẠM NGƯNG NHẬP KHẨU.
Thi hành Chỉ
thị số 01/TTg ngày 06/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp
bách nhằm chấn chỉnh quản lý các dịch vụ xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa ở
thị trường trong nước ;
Căn cứ Thông tư số 10/TM-XNK ngày 24/10/1992 của Bộ Thương
mại hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 01/TTg ngày 06/10/1992 của Thủ tướng Chính
phủ và danh mục 17 mặt hàng công bố tạm ngưng nhập khẩu kể từ 8/9/1992 ;
Căn cứ Thông tư số 59/TC-TCT ngày 15/10/1992 của Bộ Tài
chánh về hướng dẫn chứng từ hợp lệ kèm theo hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên
thị trường nội địa ;
Ủy ban nhân dân
thành phố chỉ thị :
I- CÁC CẤP, CÁC
NGÀNH, CÁC ĐOÀN THỂ, CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ PHẢI NGHIÊM CHỈNH CHẤP HÀNH VIỆC
TẠM NGƯNG NHẬP KHẨU DƯỚI MỌI HÌNH THỨC 17 MẶT HÀNG SAU :
1- Xe đạp và phụ
tùng xe đạp, trừ xe đạp thể thao và phụ tùng xe đạp thể thao.
2- Quạt điện
nguyên chiếc, quạt điện tháo rời và các linh kiện cánh quạt, lồng bảo hiểm, vỏ
bầu quạt.
3- Bóng điện tròn
thắp sáng có dây tóc công suất từ 75W trở xuống.
4- Hàng điện tử
nguyên chiếc (kể cả dạng SKD) : gồm tivi, radio (kể cả radio cassette), máy
cassette, không phân biệt mới hoặc đã sử dụng.
5- Các loại phích
nước nóng thông thường (kể cả ruột phích nước).
6- Quần áo may
mặc, hàng dệt kim : Tất cả các loại hàng may sẵn, hàng dệt kim không phân biệt
mới hoặc đã sử dụng.
7- Đồ dùng gia
đình bằng gốm, sứ, thủy tinh (trừ đồ dùng gia đình bằng pha lê, đèn trang trí,
thiết bị vệ sinh các loại).
8- Các loại vải,
trừ : vải cao cấp (len dạ, vải pha len, nhung lụa), vải chuyên dùng và vải nhập
để gia công xuất khẩu theo các hợp đồng gia công đã được duyệt.
9- Các loại giấy
(trừ giấy để in ốp sét và các loại giấy chuyên dùng).
10- Tất cả các
loại mỹ phẩm.
Tiếp tục được nhập
nguyên liệu, phụ liệu, bao bì chuyên dùng để sản xuất mỹ phẩm. Riêng mỹ phẩm
nhập khẩu dùng cho các đoàn nghệ thuật sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết
từng trường hợp.
11- Tất cả các
loại xà phòng.
12- Các loại thực
phẩm tươi sống và chế biến (trừ sữa bột trẻ em, mì chính, bơ, pho mát). Riêng
rượu mạnh và các loại thực phẩm nhập khẩu cho các tổ chức nước ngoài tại Việt
Nam, các cửa hàng ăn của liên doanh với nước ngoài, các khách sạn và các cửa
hàng miễn thuế sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng trường hợp.
13- Các loại pin
đại (trừ pin đại chuyên dùng).
14- Tất cả các
loại sản phẩm bằng nhựa dùng cho sinh hoạt gia đình.
15- Tất cả các
loại bơm thuốc trừ sâu không có động cơ.
16- Kính phẳng,
trắng trong suốt dày 4 mm trở xuống.
17- Các loại
acquy, trừ acquy dùng cho xe gắn máy và acquy đặc chủng.
II- VIỆC TẠM
NGỪNG NHẬP KHẨU 17 MẶT HÀNG TRÊN CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 08/9/1992 :
Việc nhập khẩu
hàng hóa thuộc 17 nhóm hàng nêu trên đã có giấy phép nhập khẩu mà đến ngày 16/10/1992
chưa làm thủ tục Hải quan sẽ được Bộ Thương mại xem xét cho gia hạn từng trường
hợp.
III- KÊ KHAI
ĐĂNG KÝ, XỬ LÝ VI PHẠM :
1- Những tổ chức
và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh, tồn trữ 17 mặt hàng
trên phải kê khai đăng ký với cơ quan thuế nơi kinh doanh và chịu sự giám sát
của cơ quan thuế cho đến khi bán hết số hàng đó. Thời hạn đăng ký chậm nhất đến
hết ngày 15/11/1992. Sau thời hạn kê khai và đăng ký trên, hàng hóa thuộc diện
tạm ngừng nhập khẩu nếu không kê khai đăng ký hoặc tiếp tục mua thêm để bán
trên thị trường nội địa thì bị coi là hàng nhập lậu và bị xử lý theo pháp luật
hiện hành.
2- Cơ quan thuế
trực tiếp quản lý các đơn vị, cá nhân kinh doanh, tồn trữ (Cục Thuế thành phố
hoặc Chi cục Thuế quận, huyện) phải tiến hành kiểm kê, kiểm tra chứng từ hợp lệ
kèm theo.
Đối với những lô
hàng không đủ chứng từ hợp lệ như quy định tại điểm 1, 2, 3 mục I của Thông tư
59/TC-TCT ngày 15/10/1992 của Bộ Tài chánh thì truy thu thuế nhập khẩu và cho
bán hết.
3- Sau khi các tổ
chức, cá nhân đã đăng ký xong, cơ quan thuế hướng dẫn chế độ chứng từ, hóa đơn
khi mua bán, vận chuyển, tồn trữ 17 mặt hàng trên, mở sổ theo dõi việc tiêu thụ
và dự kiến thời gian tiêu thụ hết số hàng đó.
4- Các ngành thuế,
quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phối hợp chặt chẽ kiểm tra việc vận chuyển
hàng hóa qua các trạm thuế, các chốt kiểm soát liên ngành do thành phố quản lý,
cũng như việc bày bán, lưu thông trên thị trường thành phố để kịp thời xử lý
các vi phạm.
5- Hàng nhập khẩu
lưu thông trên thị trường nội địa phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ quy định tại
Thông tư số 59/TC-TCT ngày 15/10/1992 của Bộ Tài chánh.
Các trường hợp vi
phạm được xử lý nghiêm theo luật pháp, theo các luật thuế và hướng dẫn của
Thông tư 59/TC-TCT.
Giao trách nhiệm
cho Cục Thuế thành phố hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư 59/TC-TCT của Bộ
Tài chánh.
Việc xử lý truy
thu thuế, phạt về thuế đối với hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, lưu thông trong
thị trường nội địa do cơ quan thuế chịu trách nhiệm.
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN :
- Giám đốc các sở,
ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện theo chức năng có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, tuyên truyền phổ biến hướng dẫn và tổ
chức kiểm tra, kiểm soát các đơn vị kinh tế trực thuộc để thực hiện tốt nội
dung chỉ thị này.
- Giao cho Ban chỉ
đạo quản lý thị trường thành phố chủ trì, phối hợp với các ban ngành có liên
quan để tổ chức lực lượng kiểm tra và định kỳ giao ban báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố kết quả thực hiện.
Trong quá trình tổ
chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần phản ảnh ngay để Ủy ban nhân
dân thành phố chỉ đạo giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Hữu Nhơn
|