ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
38/CT-UB
|
TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 8 năm 1985
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC BÙ GIÁ CÁC MẶT HÀNG CUNG CẤP CHO CBCNV VÀ NGƯỜI ĂN THEO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Quán triệt và thi hành Nghị
quyết 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 5) và các nghị quyết của Thành
ủy nhằm cải tiến công tác phân phối lưu thông, xóa bỏ chế độ bao cấp, thực hiện
hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, ổn định và từng bước cải
thiện đời sống của cán bộ công nhân viên; Ủy ban Nhân dân thành phố đã có Chỉ
thị số 32/CT-UB ngày 4-7-1985 về việc thí điểm bù giá các mặt hàng cung cấp cho
cán bộ công nhân viên.
Qua kinh nghiệm thí điểm của
quận 10 và huyện Thủ Đức, đồng thời căn cứ điều kiện cụ thể của thành phố,
trong khi chờ quy định thống nhất của Trung ương, Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ
thị:
I. TIẾN HÀNH BÙ GIÁ CÁC MẶT HÀNG CUNG CẤP CHO CBCNV VÀ NGƯỜI ĂN THEO Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BẮT ĐẦU TỪ NGÀY 1-8-1985
II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BÙ:
Đối tượng được bù giá là đối
tượng đang hưởng tiêu chuẩn giá cung cấp và tiêu chuẩn giá lẻ Nhà nước / được
quy định tại Quyết định số 218/CP và Quyết định 30/CP của Hội đồng Chánh phủ và
các quy định của thành phố.
Riêng đối với lực lượng vũ
trang: quân đội, công an, công nhân viên quốc phòng, các sĩ quan và quân nhân
chuyện nghiệp ăn ở gia đình, các trại giam do ngành công an quản lý sẽ có kế
hoạch bù sau.
III. CÁC MẶT HÀNG CẤP BÙ:
1. Các mặt hàng cung cấp theo
tiêu chuẩn định lượng gồm: thịt, cá, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, đường, bột
giặt, vải (còn gạo vẫn tiếp tục thực hiện việc bù giá theo Chỉ thị 28/CT-UB).
Riêng chất đốt quý 3 vẫn bán
theo giá cung cấp và vải quý 4 cấp bù.
2. Các mặt hàng cung cấp không
định lượng gồm: phụ tùng xe đạp, trà, chiếu, ni-lông đi mưa, ruột phích, quạt
bàn…
3. Các mặt hàng bán lẻ cho các
đối tượng được hưởng tiêu chuẩn giá lẻ Nhà nước nói trên gồm thịt, đường, sữa,
bột ngọt…
4. Sữa cho trẻ sơ sinh.
5. Các mặt hàng bán thêm.
IV. MỨC BÙ GIÁ:
Mức bù giá các mặt hàng cung cấp
do Hội đồng định giá thành phố quy định hàng tháng, chậm nhất vào ngày 25 của
tháng trước để thông báo cho các ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân quận, huyện
thực hiện theo nguyên tắc người được bù giá mua lại những mặt hàng với mức giá
được bù với chất lượng bảo đảm.
- Đối với những mặt hàng mà
thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đủ khả năng bán lẻ bình thường thì lấy giá bán
lẻ kinh doanh thương nghiệp làm căn cứ.
- Đối với những mặt hàng chưa đủ
khả năng bán đầy đủ như cá, chất đốt thì lấy giá thị trường bình quân ở chợ bán
lẻ làm căn cứ tính bù.
- Đối với những mặt hàng như
gạo, chất đốt (dầu hôi) v.v… bán theo định lượng quy định và theo sổ như trước.
Thực hiện trợ cấp 15% trên lương
đã bù giá cho cán bộ công nhân viên chức.
V. THỦ TỤC CHI TRẢ:
Việc bù giá bằng tiền được cấp
đồng thời với 2 kỳ lãnh lương hàng tháng, hoặc/1 kỳ trong tháng, đối với các
đối tượng cán bộ hưu trí, mất sức lao động, gia đình chính sách…
Thủ tục xét bù là căn cứ vào sổ
mua hàng cung cấp hiện có mà thực hiện việc cấp bù, đồng thời khẩn trương kiểm
tra phát hiện những trường hợp bất hợp lý, không đúng chính sách quy định để xử
lý.
Những người có sổ mua hàng cung
cấp mà chưa mua hiện vật trong tháng các tháng trước thì nay được xét bù theo
quy định này.
VI. PHƯƠNG THỨC CẤP BÙ:
1. Đối tượng là cán bộ công nhân
viên và người ăn theo thuộc khu vực sản xuất và kinh doanh do Trung ương, thành
phố và quận huyện quản lý được đơn vị trực tiếp lấy phần lãi nộp ngân sách để
bù như một khoản chi hộ ngân sách ở khoản chi ngoài giá thành và phí lưu thông.
Phòng Tài chánh quận huyện chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo với Sở Tài
chánh.
Những đơn vị sản xuất kinh doanh
không có đủ khoản lãi phải nộp ngân sách để bù cho cán bộ công nhân viên như đã
nêu trên phải báo cáo với Sở Tài chánh để xét giải quyết.
2. Đối tượng là cán bộ công nhân
viên và người ăn theo thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp do thành phố và quận
huyện quản lý được cơ quan hành sự nghiệp trực tiếp cấp bù bằng nguồn hạn mức
kinh phí thường xuyên do cơ quan tài chánh cùng cấp phát.
Đối tượng là cán bộ công nhân
viên và người ăn theo thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp do Trung ương quản lý
đóng trên địa bàn thành phố, có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh được cơ quan
hành chánh sự nghiệp trực tiếp cấp bù bằng nguồn kinh phí của ngân sách thành
phố cấp thông qua Phòng Tài chánh quận huyện.
Cán bộ công nhân viên công tác ở
các tỉnh khác có người ăn theo ở thành phố Hồ Chí Minh thì người ăn theo hưởng
bù giá các mặt hàng cung cấp nơi cán bộ công nhân viên đó công tác (gạo được
mua theo định mức với giá bảo đảm kinh doanh tại nơi cư trú).
3. Đối với là học sinh, sinh
viên hưởng sinh hoạt phí, học bổng của các trường trung học, đại học, sơ cấp
chuyên nghiệp, các trường đào tạo công nhân, trường bổ túc văn hóa tập trung,
trường Đảng… của thành phố và quận, huyện quản lý sẽ được trường trực tiếp cấp
bù bằng nguồn hạn mức kinh phí thường xuyên do cơ quan tài chánh cùng cấp phát.
Các đối tượng học sinh, sinh
viên của các trường nói trên do Trung ương quản lý sẽ được trường trực tiếp cấp
bù bằng nguồn kinh phí của ngân sách thành phố cấp thông qua Phòng Tài chánh
quận, huyện.
4. Đối tượng là cán bộ hưu trí,
nghỉ mất sức lao động có sổ trợ cấp, thương binh các loại, gia đình có công với
cách mạng, gia đình liệt sĩ và các đối tượng chính sách khác do Sở Thương binh
và xã hội quản lý bằng nguồn kinh phí của ngân sách Trung ương sẽ được Phòng
Thương binh và xã hội cấp bù bằng nguồn kinh phí do Sở Tài chánh chuyển xuống.
Đối tượng là trại viên các trại
xã hội, học viên các trường giáo dụng công nông nghiệp do thành phố và quận
huyện quản lý được cấp bù bằng nguồn kinh phí do cơ quan tài chánh cùng cấp
phát.
5. Đối tượng là thanh niên xung
phong sẽ được cấp bù như điểm 1 nếu đơn vị hạch toán kinh tế theo sản xuất kinh
doanh hoặc sẽ trược cấp bù như ở cơ quan hành chánh sự nghiệp nếu chưa hạch
toán kinh tế.
6. Đối tượng được hưởng định
suất phường, xã được Ủy ban Nhân dân phường, xã cấp bù giá bằng nguồn kinh phí
do Phòng Tài chánh quận, huyện cấp phát.
7. Cán bộ công nhân viên biên
chế trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, vợ không phải là cán bộ công nhân viên thì
những người ăn theo của họ được tiếp tục hưởng bù giá các mặt hàng cung cấp như
đã quy định ở trên. Ủy ban Nhân dân phường, xã nơi đương sự cư trú chịu trách
nhiệm cấp bù bằng nguồn kinh phí do Phòng Tài chánh quận, huyện trợ cấp.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Tài chánh chịu trách nhiệm
hướng dẫn thực hiện việc bù giá đúng đối tượng, đúng chính sách quy định, phối
hợp với Ngân hàng, Thương nghiệp trong việc hướng dẫn lập danh sách, tổ chức và
cải tiến thủ tục cấp phát tiền bù giá nhanh kịp thời cho các đối tượng được cấp
bù.
2. Sở Thương nghiệp chịu trách
nhiệm:
- Chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng
hóa: cố gắng nhận đủ hàng của Trung ương theo chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời tích
cực cải tạo quỹ hàng hóa cho thành phố.
- Đẩy mạnh bán ra, hàng hóa bảo
đảm phẩm chất, tăng tỷ trọng bán lẻ và bán thu tiền mặt.
- Tổ chức màng lưới bán lẻ đủ
sức phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cán bộ công nhân viên và nhân dân lao động;
tận dụng tất cả màng lưới bán, lẻ của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (quốc doan
hợp tác xã, đại lý, căng tin v.v…); cải tiến phương thức, giờ giấc, thái độ
phục vụ, thực hiện văn minh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.
- Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật
giá và phương thức bán, thường tổ chức kiểm tra việc kinh doanh của các cửa
hàng để kịp thời uốn nắn những hiện tượng sai lệch. Phải kiên quyết xử lý
nghiêm khắc những cửa hàng kinh doanh thương nghiệp cố tình tạo điều kiện cho
tư thương, con buôn tập trung mua hàng để đầu cơ nâng giá, phá hoại kinh tế.
Kinh doanh thương nghiệp trong
thời gian này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bù giá, đến tiền mặt để phát cho
cán bộ công nhân viên; do đó Sở Thương nghiệp phải tổ chức học tập sâu rộng và
nhuần nhuyễn trong ngành từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã; từ công ty
đến cửa hàng; kịp thời khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm
vụ.
3. Ngân hàng Nhà nước thành phố
và quận, huyện chịu trách nhiệm tăng cường khai thác các nguồn thu tiền mặt,
tính toán và chuẩn bị đầy đủ kịp thời cho yêu cầu bù giá đồng thời phục vụ các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của thành phố nhất là xuất nhập khẩu và nội
thương…
Nghiên cứu phương thức phát
triển bù giá các mặt hàng cung cấp (kể cả gạo) phù hợp, thuận lợi, đơn giản.
4. Ủy ban Vật giá thành phố phải
theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong thời gian bù giá, kịp thời phát hiện
những biến động về giá cả với Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố.
5. Ban quản lý thị trường thành
phố và Công an thành phố có kế hoạch đề phòng và ngăn chặn kịp thời bọn xấu
thừa dịp tung tin đồn nhảm, kích giá để đầu cơ trục lợi; kịp thời phát hiện
những điểm tập trung hàng để đầu cơ của bọn gian thương, kịp thời cảnh báo xử
lý những cửa hàng thương nghiệp đã tạo điều kiện cho con buôn gom hàng thương
nghiệp.
6. Ban Tuyên huấn Thành ủy, Mặt
trận Tổ quốc thành phố, Liên hiệp Công đoàn thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ
thành phố, Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài
phát thanh, Đài truyền hình cần có kế hoạch tuyên truyền giải thích sâu rộng
chủ trương bù giá của thành phố.
Các cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm phổ biến và sinh hoạy thật thông suốt trong nội bộ chủ trương này.
7. Ủy ban Nhân dân quận, huyện
có trách nhiệm chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức thực hiện tốt việc bù giá,
chỉ đạo cho thương nghiệp đẩy mạnh bán ra, mở rộng màng lưới đưa hàng đến tận
tay người tiêu dùng.
8. Tổ chức giao ban và báo cáo
tình hình hàng ngày, tuần, tháng để Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố nắm
được tình hình diễn biến toàn thành phố để kịp thời chỉ đạo và uốn nắn.
9. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, Ủy ban Nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm
triển khai và tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Phan Văn Khải
|