Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 326-CT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 29/09/1985 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 326-CT

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 1985

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH GIÁ BÁN LẺ TRONG THỜI GIAN TỚI.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá V) và Nghị quyết số 28-NQ-TW ngày 10-8-1985 của Bộ Chính trị về việc phê chuẩn các phương án giá và lương Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 244-HĐBT ngày 20-9-1985 về giá bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu, cước vận tải hành khách và cước Bưu điện. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lưu ý các Bộ, Tổng cục có liên quan và Uỷ ban Nhân dân các cấp nắm vững và thực hiện đúng những nguyên tắc chỉ đạo giá bán lẻ dưới đây:

1. Các ngành, các cấp có trách nhiệm lập phương án giá bán lẻ cũng như phê chuẩn giá bán lẻ (theo sự phân công phân cấp quy định trong Điều lệ quản lý giá) phải bảo đảm tính đủ các chi phí thực sự cần thiết dựa trên các định mức hợp lý về tiêu hao vật tư, lao động, tiền vốn, loại trừ các chi phí bất hợp lý ra khỏi giá thành và phí lưu thông và phải bảo đảm cho các xí nghiệp và ngân sách Nhà nước nói chung có mức tích luỹ cần thiết. Việc bù lỗ giá bán lẻ chỉ áp dụng cho một số mặt hàng loại đặc biệt chủ yếu để thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước và tuỳ theo mặt hàng, phải do Hội đồng Bộ trưởng hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Khi định giá bán lẻ các hàng hoá và dịch vụ, ngoài việc tính đúng và đủ giá vốn, còn phải tính đến quan hệ cung cầu trên thị trường, sức mua có khả năng thanh toán của các tầng lớp dân cư; phải bảo đảm tương quan hợp lý giữa tổng mức giá bán lẻ hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ với tiền lương của công nhân, viên chức, tiền công của thợ thủ công, giá thu mua nông, lâm, thuỷ sản và thu nhập của các tầng lớp dân cư khác.

Sử dụng công cụ giá cả phải kết hợp với tăng cường cải tạo quản lý thị trường, loại trừ các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép, thực hiện chủ trương Nhà nước độc quyền kinh doanh đối với các loại hàng do Nhà nước thống nhất quản lý, phát triển mạnh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (cả quốc doanh và tập thể), chuyển hẳn hoạt động của thương nghiệp quốc doanh sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tổ chức hợp lý lưu thông hàng hoá, phấn đấu hạ thấp chi phí lưu thông.

2. Để thực hiện chính sách một giá bán lẻ đối với tất cả các đối tượng tiêu dùng, giá bán lẻ của Nhà nước trong từng thời gian nhất định phải được điều chỉnh cho sát hợp với tình hình sản xuất và tình hình thị trường.

Uỷ ban Vật giá Nhà nước phải cùng các ngành có liên quan và các địa phương nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định điều chỉnh sự phân công, phân cấp quản lý giá bán lẻ cho thích hợp với tình hình mới theo nguyên tắc: hàng hoá lưu thông trong phạm vi cả nước, hàng thiết yếu đối với đời sống của các tầng lớp dân cư, hàng Nhà nước độc quyền kinh doanh thì do Trung ương quyết định giá; hàng sản xuất và lưu thông chủ yếu trong phạm vi từng địa phương thì do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quyết định giá dưới sự quản lý thống nhất của Trung ương về nguyên tắc chính sách giá; phân cấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh định giá bán lẻ một số mặt hàng phù hợp với yêu cầu chủ động sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi của đơn vị cơ sở.

Đối với những mặt hàng do Trung ương định giá thì dù do địa phương sản xuất hay nhập khẩu, đều phải bán ra theo mức giá do Trung ương quy định.

3. Trước mắt, trong khi các ngành, các cấp đang tiến hành các biện pháp sắp xếp tổ chức lại sản xuất và lưu thông, phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông nhằm đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chính sách giá mới, Hội đồng Bộ trưởng quy định cách xử lý một số trường hợp cụ thể khi công bố giá bán lẻ mới như sau:

a) Đối với những mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ thiết yếu thuộc chính sách xã hội như giấy viết học sinh, sách giáo khoa, sản phẩm cơ khí và kim khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, quan tài... thì ngân sách Nhà nước (trung ương và địa phương) chủ động bù lỗ để bán ra theo mức giá do Trung ương quy định. Các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ này phải ra sức phấn đấu để giảm dần, tiến tới xoá bù lỗ của ngân sách. Mức bù lỗ phải được xem xét một cách chặt chẽ trên cơ sở giá thành sản xuất và phí lưu thông hợp lý.

b) Đối với gạo: Hội đồng Bộ trưởng giao cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương định giá bán lẻ gạo ở địa phương dựa trên các yếu tố hình thành giá như sau:

- Giá mua thóc bình quân ở địa phương do Hội đồng Bộ trưởng quy định.

- Tỷ lệ thu hồi gạo từ thóc xay ra.

Chi phí xay xát hợp lý và chi phí lưu thông hợp lý trên địa bàn huyện, trừ giá trị các phụ phẩm thu được trong quá trình xay xát (giá trị các phụ phẩm này phải được tính đúng và đủ). ở các thành phố, thị xã, có thể định mức chi phí lưu thông cao hơn các huyện do phải vận chuyển từ các vùng nông thôn về, nhưng nói chung, không chấp nhận chi phí lưu thông cao đến mức đẩy giá bán lẻ gạo cao hơn giá thu mua thóc quy ra gạo ở địa phương. Nếu chi phí lưu thông quá cao mà tạm thời chưa hạ xuống được thì ngân sách phải tạm thời bù lỗ.

Giá gạo của cấp I giao cho các tỉnh, thành phố, đặc khu là giá bán lẻ gạo ở địa phương đó, trừ lùi chiết khấu thương nghiệp cấp 2. Trường hợp cấp I bị lỗ do phải vận tải từ xa đến thì ngân sách Trung ương bù lỗ, Bộ Lương thực phải chỉ đạo toàn ngành tổ chức lại lưu thông cho hợp lý nhằm hạ thấp chi phí lưu thông, giảm bù lỗ của ngân sách.

Các địa phương giao nộp lương thực (cũng như các nông, lâm, thuỷ sản khác) cho Trung ương theo giá mua bình quân do Hội đồng Bộ trưởng quy định cho địa phương, cộng thêm chi phí thu mua hợp lý. Địa phương thừa lương thực nhượng lại cho địa phương thiếu cũng theo giá đó, Nhà nước (cả trung ương và địa phương) không chủ trương tích luỹ qua giá lương thực.

c) Đối với các loại thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, cá, nước mắm, rau...; Hội đồng Bộ trưởng giao cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quy định giá bán lẻ tại địa phương trên nguyên tắc:

- Giá bán lẻ phải bù đắp chi phí mua nông sản, hải sản, chi phí chế biến và chi phí lưu thông hợp lý trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc khu. Nhà nước nói chung không tích luỹ, cũng không bù lỗ.

- Giá bán lẻ của Nhà nước phải có tác dụng bình ổn giá thị trường, không đẩy giá mua nông sản, hải sản lên.

Uỷ ban Nhân dân các thành phố, thị xã, thị trấn cần có biện pháp giúp đỡ, khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán đem sản phẩm của mình (như rau, quả, gà, vịt, trứng...) từ các vùng nông thôn vào thành phố, thị xã, thị trấn trực tiếp bán lẻ, qua đó mà tăng lượng hàng thực phẩm trên thị trường, giảm tỷ lệ hư hao, và chi phí lưu thông các mặt hàng thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống.

Riêng đối với thịt lợn, thịt trâu, bò là những mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý và kinh doanh, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phải mở rộng thu mua nắm nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là ở các thành phố, thị xã, không để tư nhân tiếp tục buôn bán.

Cần nhanh chóng chấn chỉnh các Công ty và cửa hàng thực phẩm nhằm quốc doanh theo hướng: tăng doanh số, kinh doanh tổng hợp, giảm tỷ lệ hư hao và chi phí lưu thông, tăng cường khai thác các nguồn hàng thực phẩm ở các vùng sản xuất tập trung để đưa về thành phố, đẩy mạnh việc chế biến và bảo quản dự trữ thực phẩm... qua đó mà hạ giá bán lẻ.

Riêng đối với các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung và một số tỉnh miền núi, Tây Nguyên, Bộ Nội thương và Bộ Thuỷ sản cần cùng với Uỷ ban Nhân dân địa phương xác định lượng thực phẩm phải điều động từ các nơi khác về để cân đối với nhu cầu bán ra (trong này có tính phần cần thiết để dự trữ thời vụ) với giá hợp lý. Nếu vì phải vận chuyển xa, giá vốn kinh doanh lên quá cao ảnh hưởng đến giá các mặt hàng tương tự sản xuất tại địa phương thì Bộ Tài chính xem xét, bù lỗ.

d) Đối với các mặt hàng không thuộc loại thiết yếu, chế biến từ nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản (như rượu, nước giải khát, bánh kẹo...) thì tuỳ theo giá vốn và sức mua mà định giá hợp lý cho từng khu vực để có thể bán lẻ bình thường theo một giá bảo đảm cho Nhà nước có tích luỹ và chí ít không lỗ. Trường hợp kinh doanh các loại hàng này còn lỗ thì phải nghiên cứu ngay việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất và lưu thông để kinh doanh không lỗ và dần dần có tích luỹ cho ngân sách (trung ương hoặc địa phương); Nhà nước nhất thiết không bù lỗ cho những mặt hàng này.

đ) Đối với các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng do các xí nghiệp công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp sản xuất thì phải nghiên cứu kỹ nhu cầu và sức mua của thị trường để định mức giá bán lẻ hợp lý. Nếu trước mắt giá vốn còn cao hơn khả năng chấp nhận của xã hội thì phải có phương án cụ thể về sản xuất, về lưu thông, áp dụng mọi biện pháp (kể cả việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, thay đổi quy cách mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, tổ chức nguồn hàng hợp lý, cải tiến phân phối...) để có giá vốn và giá bán hợp lý. Trong khi chờ đợi thực hiện các biện pháp trên, riêng đối với một số mặt hàng rất cần thiết cho đời sống của nhân dân thì Nhà nước tạm thời có thể bù lỗ trong một thời gian nhất định. Việc bù lỗ này do Hội đồng Bộ trưởng (đối với các xí nghiệp trung ương) hoặc do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu (đối với các xí nghiệp địa phương) quyết định.

e) Đối với một số rất ít mặt hàng thiết yếu do trung ương định giá thống nhất cho cả nước, nhưng xét tình hình cung cầu ở địa phương còn căng thẳng (như dầu hoả, xi măng, xăng...) nếu xét tạm thời cần định giá bán khác nhau cho một sản phẩm, thì địa phương phải báo cáo xin ý kiến Hội đồng Bộ trưởng và có biện pháp quản lý chặt chẽ, định phương thức bán thích hợp, đi đôi với việc tăng cường quản lý thị trường để không bị đầu cơ lợi dụng, và phải kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính, giáo dục, tích cực phấn đấu tiến tới thực hiện cơ chế một giá.

4. Các ngành, các cấp phải nghiêm chỉnh chấp hành chính sách giá của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo thực hiện đúng hệ thống giá Nhà nước mới ban hành, tuyệt đối không được tự tiện thay đổi những mức giá do Trung ương định và ra sức phấn đấu để ổn định thị trường về giá cả, cố gắng đến mức cao nhất giữ hệ thống giá Nhà nước. Phải đề cao việc chấp hành kỷ luật về giá cả, thực hiện nghiêm túc chế độ niêm yết giá đối với quốc doanh, tập thể và tư nhân, kiểm tra việc bán theo giá niêm yết, kiên quyết xử lý theo pháp luật những trường hợp vi phạm kỷ luật giá.

5. Nhận được quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về giá bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu, cước vận tải hành khách và cước bưu điện, chỉ thị này, các Bộ, Tổng cục có liên quan và Uỷ ban Nhân dân các cấp cần soát xét lại giá bán lẻ các mặt hàng tại địa phương, điều chỉnh lại mức giá (có thứ đưa lên, có thứ đưa xuống) cho phù hợp với chính sách giá và mức giá do Trung ương quy định.

Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện đúng chính sách giá và mức giá do Trung ương quy định.

 

 

Tố Hữu

(Đã ký)

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 326-CT ngày 29/09/1985 năm 1982 về việc vận dụng chính sách giá bán lẻ trong thời gian tới do Hội đồng bộ trưởng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.397

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.106.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!