Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 276-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 07/07/1977 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 276-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIÁ CẢ

Trong nhiều năm qua, nhiều ngành, nhiều địa phương đã tích cực vận động nhân dân ra sức sản xuất, đẩy mạnh thu mua, chấp hành đúng đắn giá chỉ đạo của Nhà nước. Các tỉnh, thành phố đều đã vận động nhân dân bán thóc theo kế hoạch và đúng giá chỉ đạo của Nhà nước. Nhiều tỉnh đã vận động nhân dân bán nông sản, thực phẩm theo giá chỉ đạo đạt kết quả tốt, như Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Tây Ninh, Đồng Nai trong việc mua lạc (đậu phọng); Cao Lạng, Đồng Nai trong việc mua đậu nành; Minh Hải trong việc mua cá đồng cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, Thuận Hải trong việc mua cá biển; nhiều xí nghiệp của ngành công nghiệp (cơ khí luyện kim, hóa chất, công nghiệp nhẹ, v.v…) đã chấp hành giá chỉ đạo của Nhà nước… Việc chấp hành đúng đắn giá chỉ đạo thu mua, bán buôn, bán lẻ như trên có tác dụng tốt về nhiều mặt: giáo dục được công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác làm nghĩa vụ đối với Nhà nước để xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc, giải quyết được đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, ổn định được các ngành sản xuất, góp phần ổn định kinh tế và đời sống, có tác dụng tích cực đối với việc quản lý thị trường.

Nhưng trong thời gian gần đây, do ta có thêm những khó khăn về lương thực, thực phẩm và một số hàng tiêu dùng khác, cung cầu bị mất cân đối lớn, giá thị trường tự do lên quá cao, một số cơ sở, một số ngành và địa phương thiếu cân nhắc kỹ và xem xét toàn diện, đã tự ý thay đổi giá chỉ đạo, hoặc nâng thêm và đặt thêm những khoản thuế, khoản thu, nâng giá mua, nâng giá bán những mặt hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của mình như giá mua nông sản, lâm sản, hải sản, súc sản, giá bán tư liệu sản xuất cung cấp cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giá cước vận tải, giá bán lẻ hàng tiêu dùng, giá hàng tư doanh của hợp tác xã mua bán…

Tình hình trên đây cho thấy, những giá mà một số ngành và một số địa phương tự định thưởng không đúng với chính sách giá của Đảng và Nhà nước. Về mặt nhận thức, không nắm vững quy luật giá của nền kinh tế có kế hoạch theo quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, phục vụ sản xuất và đời sống, chứ không phải một nền kinh tế chạy theo lợi nhuận, tự do cạnh tranh, mua cao, bán cao v.v… Về mặt quản lý giá thì không theo nguyên tắc quản lý giá cả tập trung thống nhất của Đảng và Nhà nước. Tình hình ấy đã gây nhiều tác động tiêu cực như:

- Tuy chỉ sửa đổi giá một số loại hàng ở một số địa phương, nhưng vẫn tác động dây chuyền đến các loại hàng khác ở các địa phương khác, cuối cùng là tác động và gây áp lực đến tính thống nhất của hệ thống giá chỉ đạo hiện hành, và có trường hợp Nhà nước phải giải quyết bị động, chắp vá.

- Do không cưỡng chế thị trường tự do, để thị trường tự do thúc đẩy nên càng chạy theo mua cao càng bán phải bán cao để khỏi lỗ. Kết quả là cả giá mua và giá bán đều bị đẩy lên cao, làm cho thị trường và giá cả càng không ổn định, càng tăng cao hơn, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, tài chính, tiền tệ, cân đối tiền hàng; bọn đầu cơ được dịp làm giàu phi pháp, rất có hại cho việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư nhân ở phía Nam và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở phía Bắc.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, có mặt khách quan do tình hình mất cân đối trong nền kinh tế từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan trong việc quản lý kinh tế tài chính nói chung và quản lý giá cả nói riêng.

Chúng ta đều biết tình hình kinh tế chung có những thuận lợi rất lớn, rất cơ bản, nhưng còn rất nhiều khó khăn, cần có những chủ trương, chính sách cụ thể, cần có những sửa đổi cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Nhưng những vấn đề lớn đã quy định thuộc thẩm quyền trung ương quản lý, thường là những vấn đề có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều mặt của nền kinh tế, cho nên đòi hỏi các ngành và các địa phương phải phục tùng và chấp hành nghiêm chỉnh, tập trung và thống nhất theo những quy định của trung ương mới có kết quả tốt. Nếu mỗi ngành, mỗi cấp tự sửa đổi theo sự tính toán chủ quan của mình, chưa bàn bạc và chưa được trung ương chấp thuận, thì tất nhiên sẽ gây rối trong việc quản lý kinh tế tài chính và đời sống của nhân dân, trong đó có vấn đề quản lý giá cả. Đặc biệt trong lĩnh vực giá cả là nơi diễn ra nhiều mối quan hệ chằng chịt của các vấn đề lớn của nền kinh tế, lại càng đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa trung ương, các ngành và các địa phương.

Hiện nay, ổn định tình hình thị trường và giá cả là yêu cầu cấp bách để ổn định sản xuất, tài chính, tiền tệ và đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua và phân phối theo giá chỉ đạo (mà Nhà nước phải có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý), cho việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế tư nhân ở phía Nam và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở phía Bắc.

Ta hoàn toàn có khả năng ổn định tình hình. Các ngành, các địa phương cần nhận rõ tác hại của việc quản lý lỏng lẻo hiện nay, nhận thức vấn đề cho đúng với đường lối chính sách của Đảng, có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ với nhau để phát huy mạnh mẽ tinh thần cách mạng và quyền làm chủ tập thể của quần chúng, đẩy mạnh sản xuất, tổ chức phân phối cho tốt, đi đôi với quản lý chặt chẽ thị trường và giá cả, kiên quyết đấu tranh và trừng trị thích đáng bọn đầu cơ phá rối thị trường, kiên quyết bài trừ tham ô, móc ngoặc, ăn cắp của công.

Rõ ràng là tình hình trước mắt đặt cho các ngành, các cấp từ trung ương đến tận cơ sở hai vấn đề cấp bách:

Một là để cho thị trường tự do phát triển, giá cả tiếp tục ngày càng vọt lên cao, đời sống thêm khó khăn, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa bị kìm hãm lại, tác động tiêu cực đến các mặt chính trị, kinh tế và an ninh trật tự xã hội;

Hai là phải chặn đứng ngay sự phát triển của thị trường tự do, kiên quyết bài trừ và trừng trị thích đáng bọn đầu cơ buôn lậu, tăng cường quản lý thị trường và giá cả, cải tạo, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, ổn định đời sống và an ninh trật tự xã hội…

Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân nhất định phải lựa chọn cách giải quyết thứ hai.

Trước mắt, trong khi chờ có sự điều chỉnh căn bản về giá cả chung của trung ương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Tổng cục, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố làm những việc cấp bách sau đây:

1. Lãnh đạo các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất và kinh doanh (quốc doanh và tập thể) nhận rõ tác hại của thị trường tự do hiện nay, nắm vững sự cần thiết phải chấp hành nghiêm chỉnh giá của Nhà nước quy định, chấm dứt tình hình các cơ sở quốc doanh và tập thể chạy theo giá cả thị trường tự do.

Vận động, giáo dục nhân dân thấy rõ tác hại của thị trường tự do đối với việc xây dựng đất nước và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của toàn dân để tích cực bảo vệ giá cả của Nhà nước quy định, kiên quyết tham gia cuộc đấu tranh bài trừ triệt để và trừng trị thích đáng bọn đầu cơ, buôn lậu, phá rối thị trường, đưa thành phong trào mạnh mẽ của nhân dân. Đây cũng là một cuộc phát động xây dựng quyền làm chủ tập thể của các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất và kinh doanh, quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

2. Phải nắm vững việc đẩy mạnh sản xuất là căn bản, việc tổ chức phân phối công bằng hợp lý đến tay người tiêu dùng là vấn đề rất quan trọng, quyết định việc ổn định đời sống, ổn định thị trường và giá cả; phải bằng vận động chính trị và hợp đồng hai chiều thì việc thu mua nông sản mới có kết quả tốt.

3. Các ngành và các đơn vị sản xuất phải chấp hành đúng chế độ và thời gian lao động, các tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật đã định, tính toán chính xác giá thành sản phẩm, không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các ngành và các đơn vị sản xuất không được tùy tiện định giá thành và giá bán sản phẩm không căn cứ vào các chế độ và tiêu chuẩn đã quy định, không có sự chấp thuận của Bộ, của Tổng cục chủ quản trực tiếp và những ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Ủy ban Vật giá Nhà nước và Tổng công đoàn.

4. Các ngành thuộc khu vực lưu thông phân phối (nội thương, ngoại thương, tài chính, ngân hàng, vật tư, giá cả, v.v…) phải phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền để tổ chức việc ký kết hợp đồng hai chiều với các cơ sở sản xuất, để thống nhất, cung cấp tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và thu mua sản phẩm theo giá cả thống nhất của Nhà nước quy định. Cần chấm dứt tình hình đặt nhiều cấp trung gian không hợp lý, tăng giá hàng hóa và “phết phẩy” tùy ý, chấm dứt việc sử dụng bọn tư thương làm trung gian đi thu mua nông sản ở nông thôn.

Mọi việc thu mua của các cơ quan và đơn vị sản xuất của Nhà nước phải trực tiếp bàn bạc với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và cơ quan chuyên trách của tỉnh, thành phố để tỉnh, thành phố giúp đỡ và quản lý việc mua và bán nông sản, không để kẽ hở cho bọn tư thương và đầu cơ lợi dụng nâng giá, phá rối thị trường nông thôn.

5. Phải tổ chức quản lý chặt chẽ thị trường và giá cả. Phải phát động cho được quần chúng đấu tranh đòi mua theo giá Nhà nước quy định, không mua giá cao đối với những hàng hóa đã có giá quy định của Nhà nước thành phong trào của nhân dân để ổn định thị trường, ổn định giá cả, bài trừ nạn đầu cơ, buôn lậu, phá rối thị trường. Việc này Ban bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng các ngành và các địa phương chưa kiên quyết thi hành.

6. Giá mua các loại nông sản, lâm sản, thủy sản, súc sản (bao gồm cả những hàng mua để xuất khẩu), giá bán các loại tư liệu sản xuất, các loại vật liệu xây dựng, cước vận tải, giá bán lẻ các hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân đều do trung ương thống nhất quy định.

Nếu thấy có những hàng nào chưa có giá, hoặc có giá chưa hợp lý thì cơ sở phản ánh lên Bộ, Tổng cục hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét và có ý kiến gửi về Ủy ban Vật giá Nhà nước và Văn phòng Thủ tướng Chính phủ giải quyết. Thủ tướng Chính phủ sẽ theo dõi, đôn đốc, cố gắng nhanh chóng trả lời kịp thời.

Đối với các loại mặt hàng đã được Nhà nước phân công cho các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định giá cả thì các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần có sự tham gia của các ngành có liên quan cung cấp trước khi quyết định và đặt kế hoạch thi hành, đồng thời gửi một bản về Ủy ban Vật giá Nhà nước biết.

7. Để tránh làm tăng giá thành và giá thu mua, đồng thời để thực hiện thống nhất quản lý tài chính, nhất thiết các ngành và các địa phương không được tùy tiện đặt ra những khoản thu hoặc thuế ngoài các khoản thu và thuế của Nhà nước quy định. Những khoản thu hoặc thuế tùy tiện đặt ra trước đây phải bãi bỏ.

8. Chỉ thị này được phổ biến đến cấp huyện. Bộ Quốc phòng đặt kế hoạch phổ biến trong quân đội.

Ủy ban Vật giá Nhà nước có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Vật giá các tỉnh, thành phố giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện, tổng hợp tình hình và thường xuyên báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ kết quả việc thi hành chỉ thị này.

Yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình bày với cấp ủy nội dung chỉ thị này xin ý kiến để lãnh đạo thực hiện cho tốt.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 276-TTg ngày 07/07/1977 về tăng cường quản lý giá cả do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.944

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.169.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!