ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 27/2002/CT.UB
|
Long Xuyên, ngày
18 tháng 7 năm 2002
|
CHỈ THỊ
V/V XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2003.
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong 6 tháng
đầu năm phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, nhiệm vụ còn lại 6 tháng cuối năm rất
nặng nề, cần phải khẩn trương tập trung phòng chống lụt và triển khai thực hiện
những công việc còn lại của năm 2002, đồng thời chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm
2003.
Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh tế-xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2003 được tiến hành với những yêu cầu và nội dung
chủ yếu sau đây:
I. nội dung chủ yếu của kế hoạch năm 2003:
1. Mục tiêu và nhiệm vụ:
Năm 2003 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại
hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VII và kế hoạch 5 năm 2001-2005, năm đầu tiên thực
hiện Nghị quyết công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của tỉnh
nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nội ngành và cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mục
tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2003 là:
- Thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và
ổn định. Có bước chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế, lao động, đầu tư để nâng cao
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với
khai thác tốt thị trường trong nước, chuẩn bị điều kiện tham gia hội nhập kinh
tế quốc tế an toàn và hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển
giáo gục và đào tạo, dạy nghề, đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công
nghệ trong hoạt động KT-XH. Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, cải thiện
mức sống dân cư, ổn định chỗ ở cho hộ dân bị lũ lụt, giải quyết những vấn đề xã
hội bức xúc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư: tiếp tục thực hiện việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đề án đã
được phê duyệt. Đồng thời với việc tiến hành sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, huy
động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế tham gia phát
triển kinh tế, đảm bảo vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
- Phát triển nguồn thu, động viên đúng mức các
nguồn thuế, phí và lệ phí vào ngân sách, xây dựng dự toán thu ngân sách nhà
nước đúng theo chế độ của các luật thuế.
- Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu
lực và quản lý Nhà nước, thực hiện các đề án tổ chức bộ máy. Tăng cường tính
hiệu quả và tính minh bạch của việc thực hiện chính sách nhà nước.
2. Những căn cứ xây dựng kế hoạch:
- Chỉ thị số 14/2002/CT-TTg của Thủ Tướng Chính
phủ ngày 28 tháng 6 năm 2002 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã
hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2003.
- Báo cáo số 36 BKH/TH ngày 01/7/2002 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH năm 2003
tại hội nghị ngành Kế hoạch ngày 3-4 tháng 7 năm 2002.
- Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh 6 tháng đầu
năm và dự kiến kết quả thực hiện năm 2002.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 5
năm 2001-2005.
- Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị Ngành Kế hoạch
toàn quốc ngày 3-4 tháng 7 năm 2002.
II. Phân công và tiến độ thực hiện.
1. Phân công thực hiện:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung để Sở
ngành, UBND huyện, thị, thành phố lập và tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội.
Chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính Vật giá dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển
và phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng .
- Sở Tài Chính Vật Giá hướng dẫn nội dung và
tổng hợp kế hoạch phát triển lập dự toán thu chi ngân sách tỉnh, huyện, thị,
thành phố.
- Cục Thống kê cung cấp tình hình và số liệu
thực hiện năm 2001, ước thực hiện kinh tế xã hội của tỉnh năm 2002 để Sở Kế
hoạch và Đầu tư làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
năm 2003.
- Trên cơ sở nội dung hướng dẫn của Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá các Sở Ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách và đề ra các
biện pháp tổ chức thực hiện các chương trình thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.
- UBND huyện thị hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo
các Phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp chặt với các phòng chuyên ngành khác của
huyện thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phạm vi lãnh thổ và dự
toán ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Các doanh nghiệp nhà nước đánh giá tình hình
sản xuất kinh doanh của đơn vị năm 2002, phân tích đánh giá những thuận lợi khó
khăn, nhận định diễn biến thị trường, về khả năng cạnh tranh để xây dựng kế
hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003.
2. Tiến độ xây dựng:
Để thực hiện tốt theo tinh thần chỉ thị số
14/2002/CT-TTg của Chính Phủ, tiến độ xây dựng kế hoạch chia làm 2 giai đoạn:
- Các sở ngành khẩn trương lập kế hoạch 2003 đến
hết ngày 18/7/2002 gởi về Sở Kế Hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá để tổng
hợp. Trong thời gian này Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá tổ chức
làm việc trực tiếp với các Sở ngành để trao đổi thống nhất định hướng mục tiêu
phát triển và những chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh.
Từ 19-25/7/2000, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính Vật giá trình UBND tỉnh, dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự
thảo dự toán ngân sách năm 2003 của tỉnh, sau đó 2 ngành hoàn chỉnh gởi báo cáo
cho TW trước ngày 10/8/2002.
- Giai đoạn 2: Các Sở ngành, huyện thị, thành
phố các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch
năm 2003 của ngành và đơn vị mình, để chính thức thông qua UBND tỉnh vào tháng
9/2002.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng
sở, ban, ngành , Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện tốt chỉ
thị nầy./.
Nơi nhận:
- TT.Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (B/c)
- HĐND, UBND huyện thị
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh
-P.TH (P)
- Lưu
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Việt
|