ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2009/CT-UBND
|
Vinh,
ngày 27 tháng 10 năm 2009
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thực hiện Quyết định số 34/2005/QĐ
‑TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41‑NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của
Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ
sở sản xuất công nghiệp, trong thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng sản
xuất sạch hơn và từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, lựa chọn các giải pháp sản
xuất sạch trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên số lượng các doanh
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn chưa nhiều, việc lựa chọn các giải pháp áp
dụng còn đơn giản và chưa đồng bộ; công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị công
nghệ theo hướng sản xuất sạch còn hạn chế. Do vậy trong quá trình sản xuất,
việc giảm thiểu ảnh hưởng và hạn chế ô nhiễm môi trường chưa đạt kết quả tốt.
Các loại khí thải, bụi thải, nước thải và chất thải rắn trong quá trình sản
xuất còn lớn và chưa được xử lý triệt để, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái và đời sống cộng đồng dân cư.
Để thúc đẩy việc áp dụng sản xuất
sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng cường sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho con người và sự
phát triển bền vững của ngành công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Công thương:
a) Xây dựng các nội dung hướng dẫn
thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức công tác triển khai, tập huấn nhằm phổ biến
nội dung thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp
nhằm nâng cao năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn.
c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra,
giám sát và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn tại
các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
d) Chủ trì phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động nhân rộng các mô hình
trình diễn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp với Sở Công thương tổ
chức tập huấn và tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện áp dụng sản xuất
sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
b) Phối hợp với Sở Công thương
trong việc lựa chọn các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để triển khai các nội
dung áp dụng sản xuất sạch hơn và các dự án trình diễn đã được lựa chọn.
c) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất
công nghiệp tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn từ
nguồn kinh phí tài trợ trong và ngoài nước, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
hằng năm của tỉnh để triển khai các dự án về áp dụng sản xuất sạch hơn tại
doanh nghiệp.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan triển khai ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công
nghệ theo hướng công nghệ sạch, sản xuất gắn liền với công tác bảo vệ môi
trường.
b) Hỗ trợ một phần từ nguồn kinh
phí sự nghiệp khoa học hằng năm của tĩnh để các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện
các đề tài, dự án khoa học, đổi mới thiết bị công nghệ, nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu và xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
4. Sở Thông tin và Truyền Thông,
Đài phát thanh truyền hình tỉnh:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
các văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng sản xuất sạch hơn; lợi ích và trách
nhiệm của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn để các doanh nghiệp xác
định rõ nhiệm vụ của mình và triển khai thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Công thương và
các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các nhân tố điển
hình về áp dụng sản xuất sạch hơn để các doanh nghiệp trên địa bàn hiểu rõ lợi
ích, hiệu quả của việc áp dụng sản xuất sạch hơn và tổ chức thực hiện tại doanh
nghiệp mình.
5. Các sở, ban, ngành liên quan khác:
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của
mình, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức giới
thiệu, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản
xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trên địa bàn để đạt mục đích yêu cầu đề ra.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
và thành phố Vinh:
a) Phối hợp với Sở Công thương tổ
chức triển khai các hội nghị, hội thao về áp dụng sản xuất sạch hơn đối với các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giới thiệu
về thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn.
b) Tăng cường công tác kiểm tra việc
thực hiện tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp cũng như nhắc nhở tuân thủ các quy định về thực hiện bảo vệ môi trường.
c) Kiên quyết xử lý những cơ sở sản
xuất đóng trên địa bàn nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản
xuất công nghiệp gây ra.
d) Thực hiện báo cáo tình hình triển
khai thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
đóng trên địa bàn về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công
thương theo định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm để theo dõi, chỉ đạo.
7. Các cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch và triển khai
áp dụng sản xuất sạch hơn, từng bước nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất
sạch hơn vào thực tế sản xuất tại đơn vị mình.
b) Định kỳ sơ tổng kết đánh giá
hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn; ổn định và duy trì các giải pháp đã thực
hiện, có kế hoạch giám sát chặt chẽ công tác sản xuất để có hướng điều chỉnh
kịp thời.
c) Lồng ghép các nội dung áp dụng
sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất hàng ngày của doanh nghiệp.
d) Từng bước tổ chức xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; đăng ký đạt tiêu
chuẩn môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu
Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố, thị xã và Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trên địa bàn nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Công thương để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
|