Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 168/1999/CT/BNN-KHCN Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Thiện Luân
Ngày ban hành: 21/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 168/1999/CT/BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Sau khi Pháp lệnh chất lượng hàng hoá được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 27/12/1990, Nghị định số 327/HĐBT ngày 19/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá, Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá, Quyết định số 72/1998/BNN-KHCN ngày 15/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo qui chế quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá, các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm hàng hoá nói riêng được sản xuất ra ngày càng nhiều và đa dạng, chất lượng sản phẩm bước đầu được cải thiện, công tác quản lý chất lượng có tiến bộ so với trước đây. Tuy vậy, tỷ suất hàng hoá của các sản phẩm nông - lâm nghiệp còn ít, chất lượng nông lâm sản sản xuất và chế biến còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một số sản phẩm sản xuất và chế biến chưa đúng tiêu chuẩn quy định cũng như chưa đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, giá thành cao nên ứ đọng và không tiêu thụ kịp thời, công tác kiểm tra chất lượng chưa tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp gây thiệt hại cho người sản xuất và Nhà nước.

Để khắc phục được những tồn tại về chất lượng sản phẩm nêu trên, bảo đảm sản phẩm đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân trong nước và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, Bộ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt một số việc chủ yếu sau đây.

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ phải coi việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu của đơn vị mình, là nhân tố cơ bản để quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của đơn vị nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung.

2. Các doanh nghiệp phải xây dựng đề án về nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ đến năm 2005 và kế hoạch thực hiện hàng năm thuộc lĩnh vực của đơn vị mình phụ trách.

Các cơ quan nghiên cứu triển khai phải xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nâng cao chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ.

Chiến lược và đề án cần xác định rõ thực trạng về sản phẩm và chất lượng sản phẩm, công nghệ và thiết bị, mục tiêu, căn cứ để nâng cao chất lượng, các sản phẩm chính, các giải pháp thực hiện; đặc biệt chú ý đến giải pháp công nghệ, quy mô và tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội đạt được. Việc xây dựng các đề án và chiến lược hoàn thành trong quý II năm 2000.

3. Để phục vụ cho việc xây dựng đề án và chiến lược, các đơn vị cần căn cứ vào các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới về chất lượng sản phẩm, trình độ khoa học công nghệ trên thế giới, các yêu cầu chất lượng sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để đánh giá trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm của đơn vị mình. Phải phân tích mặt mạnh, mặt yếu, tìm ra các nguyên nhân để có phương hướng và biện pháp khắc phục.

Vụ Khoa học công nghệ và CLSP có kế hoạch xây dựng mới và soát xét lại các tiêu chuẩn ngành (TCN) đã ban hành và đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng xây dựng và soát xét lại các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho phù hợp với tình hình hiện nay để làm cơ sở cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện trong năm 2000 và các năm tiếp theo, trước hết tập trung vào các sản phẩm có khối lượng lớn, các sản phẩm xuất khẩu.

4. Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và cơ quan quản lý đưa ra những yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà thị trường yêu cầu để nghiên cứu, phục vụ cho mục tiêu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của đơn vị mình.

Vụ Khoa học công nghệ và CLSP căn cứ vào nhu cầu của sản xuất và của các doanh nghiệp để bố trí kế hoạch nghiên cứu hàng năm và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.

5. Các doanh nghiệp phải làm tốt công tác đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá của đơn vị mình với các cơ quan quản lý Nhà nước và có trách nhiệm sản xuất các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Những doanh nghiệp kinh doanh các nông lâm sản đặc sản cần tiến hành ngay công tác bảo hộ xuất xứ hàng hoá.

Phối hợp với các cơ quan có chức năng (hải quan, thuế, quản lý thị trường...) để chống hàng giả, hàng nhập lậu và coi đây là nhiệm vụ nhằm đảm bảo được việc tiêu thụ sản phẩm và uy tín về chất lượng sản phẩm của mình.

6. Các doanh nghiệp củng cố và tăng cường năng lực chuyên môn và thiết bị cho phòng hoặc trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm để có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ. Phân công một lãnh đạo trong đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác chất lượng sản phẩm, bảo đảm cho các sản phẩm sản xuất ra đúng tiêu chuẩn và thị hiếu tiêu dùng.

7. Hàng quý, Thủ trưởng đơn vị báo cáo về Bộ (Vụ Khoa học công nghệ và CLSP) về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng, các vấn đề nảy sinh về chất lượng trong sản xuất kinh doanh, đề xuất các giải pháp xử lý các vấn đề đó và việc thực hiện chỉ thị này để Bộ có biện pháp giải quyết.

8. Vụ Khoa học công nghệ và CLSP chủ trì và phối hợp với Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, các Cục: Chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn, Khuyến nông và khuyến lâm, Bảo vệ thực vật Thú y xây dựng đề án nâng cao chất lượng nông- lâm sản trong nông nghiệp; hướng dẫn, thẩm định các đề án và chiến lược, thường xuyên kiểm tra công tác chất lượng sản phẩm, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm và việc thực hiện chỉ thị này của các đơn vị; đề xuất biện pháp xử lý và báo cáo Bộ.

 

 

Nguyễn Thiện Luân

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 168/1999/CT/BNN-KHCN ngày 21/12/1999 về tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.984

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.37.74
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!