Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 14/CT-UBND 2017 xây dựng phát triển kinh tế xã hội dự toán ngân sách nhà nước Thanh Hóa

Số hiệu: 14/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 24/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 07 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; để hoàn thành thắng li các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra và thực hiện tốt Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn truong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với các yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực chất tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017; căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước; đánh giá đúng cơ hội, thách thức và các tiềm năng, điều kiện phát triển, năng lực sản xuất, kinh doanh của từng ngành, lĩnh vực và địa phương để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch. Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện, trọng tâm là 05 lĩnh vực trụ cột gồm: nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; y tế; phát triển hạ tầng, đô thị. Tập trung tháo gkhó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động vốn cho đầu tư phát triển, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2018 đạt từ 18 - 20% trở lên. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

2.1. Về kinh tế

a) Chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và kế hoạch hành động của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được rà soát, điều chỉnh.

b) Đẩy nhanh quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường ng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn; thực hiện các giải pháp tăng cường tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô ln. Thực hiện tốt công tác dự báo, phát triển thị trường, nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa trong sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất khai thác lâm nghiệp, thủy sản theo hướng bền vững. Tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý dứt điểm việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp.

c) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2018, trọng tâm là tạo điều kiện cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại đạt công suất thiết kế; đồng thời, tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi các dự án công nghiệp sau lọc hóa dầu, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.

d) Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại và phát triển các ngành dịch vụ, trong đó ưu tiên các ngành dịch vụ trọng điểm, có hàm lượng tri thức, công nghệ, giá trị gia tăng cao mà tỉnh có nhiều lợi thế, như: du lịch, y tế, giáo dục chất lượng cao, vận tải, viễn thông, công nghệ thông tin, kinh doanh bất động sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mthêm thị trường mới để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh và xuất khẩu; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

e) Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư của tỉnh; trong đó, tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ và các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà tỉnh đã ban hành với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư, kinh doanh, giảm tối đa các chi phí, thủ tục hành chính, nâng cao khả năng cnh tranh của doanh nghiệp.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư; củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế, tài chính, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh. Đẩy mạnh việc huy động, kết hợp đa dạng các nguồn lực cho đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị; chú trọng huy động nguồn vốn xã hội hóa và đầu tư theo hình thức đối tác công tư; đồng thời, rà soát, hoàn thiện các thủ tục đầu tư để đảm bảo toàn bộ các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, ký thỏa thuận hợp tác đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 được triển khai thực hiện từ đầu năm 2018.

g) Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; cụ thể hóa các chủ trương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chnghĩa tại Nghị quyết s10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 55-KL/TU ngày 29/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo kế hoạch; thực hiện có hiệu quả kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phấn đấu năm 2018 thành lập mới khoảng 3.000 doanh nghiệp.

2.2. Về văn hóa - xã hội

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình của Trung ương về khoa học và công nghệ, kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng gắn kết chặt chẽ sự phát triển của ngành, lĩnh vực vi các yêu cầu về tái cơ cấu kinh tế của tỉnh. Thực hiện tốt các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất kinh doanh.

b) Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn; đẩy nhanh việc sắp xếp lại trường lớp học các cấp, giải quyết tình trạng thừa thiếu, mất cân đối giáo viên. Thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

c) Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho khu vực miền núi, các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội và các chế độ, chính sách đối với người có công. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh phát triển thị trường lao động; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách và an toàn lao động tại các doanh nghiệp.

d) Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; giảm quá tải các bệnh viện công lập, thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đức nghề nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, hình thành các cơ sở khám chữa bệnh theo hình thức hp tác công tư và mô hình quản lý bệnh viện như doanh nghiệp công ích. Tăng cường công tác y tế dự phòng, không để xảy ra dịch lớn; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh thực hiện đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

e) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, khắc phục các biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản; hoàn thành và triển khai thực hiện tốt đề án phát huy các giá trị truyền thống của con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, dân tộc gắn với phát triển du lịch. Duy trì và phát triển các phong trào thể dục thể thao quần chúng; quan tâm phát triển thể thao thành tích cao.

2.3. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các nhà máy sản xuất công nghiệp trong các ngành sắt thép, xi măng, hóa chất, nhiệt điện, các nhà máy gần khu vực bbiển, các dòng sông, gần khu dân cư. Quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sn và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững; xử lý dứt điểm tình trạng khai thác, tập kết khoáng sản trái phép. Chđộng thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống cháy n, giảm nhẹ thiên tai.

2.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề được dư luận quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường, tham nhũng, lãng phí, khai thác khoáng sản trái phép, nợ bảo hiểm xã hội, tuyn dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức, viên chức trái quy định, các vụ việc khiếu kiện kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp nhung chưa được giải quyết dứt điểm.

2.5. Củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vũng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là khu vực biên giới, trên biển và các địa bàn trọng điểm, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường ngăn chặn, kiểm soát người dân xuất cảnh trái phép ra nước ngoài làm thuê; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.

2.6. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền theo hướng công khai minh bạch, kịp thời và hiệu quả nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh; đấu tranh, ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, chống phá chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tập trung thông tin đầy đủ, kịp thời các vấn đề được dư luận, xã hội quan tâm.

II. VỀ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2018

1. Dự toán thu NSNN năm 2018

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách năm 2017, dự báo tình hình đầu tư, tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm 2018 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng nộp thuế trên địa bàn. Rà soát, lập dự toán thu tích cực, sát thực tế trên cơ sở dự báo và tổng hợp đầy đủ những nguồn thu lớn, nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn tỉnh để tính đúng, tính đủ nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng sắc thuế theo chế độ; không để phần dư địa để thực hiện giao chỉ tiêu phấn đấu thu.

Trên cơ sở đó, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2018 (không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại của các doanh nghiệp nhà nước, thu xổ số kiến thiết) đảm bảo tăng tối thiểu 14% so với đánh giá ước thực hiện năm 2017 (đã loại trừ các yếu tố tác động tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2017.

2. Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 cần quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán, đảm bảo các quy định pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ quan trọng, cấp thiết và khả năng triển khai trong năm 2018. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới khi cân đối được nguồn; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 đối với một số lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể được thực hiện như sau:

2.1. Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết, vốn trái phiếu Chính phủ...) phải thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Việc bố trí chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ- UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án lớn, quan trọng trong việc kết nối các vùng, các khu kinh tế động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án bố trí kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2018 phải có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (trừ dự án khẩn cấp theo quy định của Luật Đầu tư công); đồng thời, tiếp tục rà soát các dự án để xác định điểm dừng kỹ thuật, chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc bổ sung nguồn vốn hp pháp khác để sớm hoàn thành dự án, đảm bảo thời gian quy định và phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất: xây dựng dự toán thu trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời, lập phương án phân bổ theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Đối với nguồn thu xsố kiến thiết: phân bổ toàn bộ cho chi đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên bố trí đầu tư lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các công trình phúc lợi xã hội khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: kế hoạch vốn năm 2018 phải phù hợp với tiến độ cam kết theo hiệp định đã ký kết với nhà tài tr, khả năng thực hiện dự án trong năm 2018 và mức vốn được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các chương trình, dự án kết thúc hiệp định trong năm kế hoạch.

- Đối với các nguồn vốn có tính chất ngân sách nhà nước khác (vốn vay kho bạc, vốn vay tín dụng đầu tư phát triển, vốn tăng thu ngân sách, vốn sự nghiệp dành cho đầu tư...): phải rà soát, tính toán, xác định đầy đủ các khoản chi theo quy định và xây dựng kế hoạch đầu tư năm 2018 (cụ thể đến danh mục dự án, mức vốn, mục tiêu đầu tư) từ các nguồn vốn trên theo trình tự, thủ tục của Luật Đầu tư công.

2.2. Chi thường xuyên

Xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương hiện hành; phù hợp với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giai đoạn 2017 - 2020; trong đó, tập trung nguồn lực bảo đảm các lĩnh vực chi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ không thp hơn dự toán Trung ương giao; ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ, chế độ chính sách đã ban hành.

Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị có sử dụng ngân sách, lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, rà soát cắt giảm những khoản chi không thực sự cấp thiết, gắn với việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, giảm tần suất và thắt chặt các khoản chi lễ hội, khánh tiết; hạn chế tối đa chi mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các giá dịch vụ sự nghiệp công quan trọng như y tế, giáo dục theo lộ trình tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí. Ngân sách nhà nước giảm chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập đi với khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ; dành nguồn hỗ trợ các đối tượng chính sách, thực hiện các chương trình, đề án nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.3. Chi dự phòng ngân sách: các ngành, địa phương, đơn vị dự toán bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

2.4. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu: các ngành được giao nhiệm vụ quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn của từng chương trình, lập dự toán chi tiết cho từng nội dung dự án, từng chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo theo quy định.

2.5. Lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương

Tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2018 từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; 50% tăng thu ngân sách địa phương; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết (nếu có) chuyển sang. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu được giao tự chủ phấn đấu tăng thu cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ và sử dụng nguồn thu này ưu tiên để thực hiện cải cách tiền lương.

Trường hợp trong năm 2018 nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã đảm bảo đủ nhu cầu cải cách tiền lương, phải huy động để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tưng Chính phủ.

3. Xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2018 – 2020

Thực hiện Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm; Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan Thanh Hóa, các ngành, địa phương, đơn vị tổng hợp, xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 tỉnh Thanh Hóa, báo cáo UBND tỉnh theo quy định; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các cơ quan, đơn vị cấp I ở cấp tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I ở cấp tỉnh thực hiện lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định. Trong đó, sử dụng dự toán năm 2018 trình cấp có thẩm quyền để xác định trần chi ngân sách, chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới cho năm 2018 và 02 năm tiếp theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển, dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2018 - 2020; đồng thời, chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2018 - 2020 của tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo HĐND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

2. Căn cứ hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và xây dựng kế hoạch, dự toán năm 2018, 3 năm 2018 - 2020 của ngành, địa phương, đơn vị mình, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3. Yêu cầu trước ngày 31/7/2017, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan gửi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển, dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2018 - 2020 về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, THKH.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 24/07/2017 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.257

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.45.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!