ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/CT-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 05 tháng 6 năm 2013
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT, ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp, các ngành, công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt
được những kết quả nhất định. Các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử
lý các vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất
lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm hạn chế các hành vi gian lận thương mại, hàng
giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo đo lường lưu thông trên thị
trường, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định của pháp luật
về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh của một số tổ chức, cá nhân chưa được quan tâm đúng mức. Bên
cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo
lường, chất lượng giữa các cấp, các ngành chưa thật sự đồng bộ, còn nhiều hạn
chế; việc thông tin, tuyên truyền về hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
chưa được thường xuyên và sâu rộng. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các
hành vi vi phạm còn nhiều hạn chế. Trên thị trường vẫn còn xuất hiện hàng kém
chất lượng, hàng giả, hàng hóa vi phạm quy định về ghi nhãn mác và nhiều hình
thức gian lận tinh vi về đo lường trong mua bán gây thiệt hại cho người tiêu
dùng, cho doanh nghiệp và xã hội.
Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm thống
nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Đo lường; bảo vệ quyền
lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi chỉ thị các cấp, các ngành tập trung thực hiện một số nội dung sau
đây:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố:
- Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến
các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng
sản phẩm, hàng hóa bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng trong phạm vi của ngành và địa phương mình quản lý.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong
lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của
pháp luật.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với sở, ngành
và các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đề xuất kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế
hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc thẩm quyền của tỉnh.
- Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao năng suất - chất lượng: Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc
gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, xây dựng
tiêu chuẩn cơ sở trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xây dựng và áp dụng các
hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, HACCP…);
hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại; phát
huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; xây dựng và thực hiện các chương trình nâng
cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; tham
gia Giải thưởng chất lượng quốc gia và các hình thức tôn vinh khác trong lĩnh
vực chất lượng.
- Tăng cường hệ thống kiểm định phương tiện đo, đầu tư
năng lực kỹ thuật, nâng cao trình độ kiểm định viên, đảm bảo đủ năng lực kiểm
định các phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định theo quy định trên địa
bàn, đặc biệt đối với các phương tiện đo liên quan đến an toàn, sức khoẻ và
quyền lợi người tiêu dùng.
- Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, xây dựng phòng
thí nghiệm trọng điểm của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phân tích thử nghiệm, kiểm
nghiệm, phục vụ công tác quản lý nhà nước, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh và làm cơ sở cho việc kết luận thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây
dựng kế hoạch quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ thanh tra viên tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng,
đội ngũ kiểm soát viên chất lượng.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi
phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu công
nghiệp, ghi nhãn hàng hóa; ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa giả, hàng hóa kém
chất lượng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng, hàng hóa không đảm bảo đo lường, hàng
hóa độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường.
3. Các sở quản lý chuyên ngành:
- Chủ động đề xuất việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
địa phương, hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện việc chứng nhận và công
bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công theo Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Tăng cường quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm, hàng hoá đối với các sản phẩm, hàng hoá được phân công
quản lý theo Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Tích cực phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các
ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý, thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, xử lý vi phạm theo quy định.
4. UBND các huyện, thành phố:
Chủ trì hoặc phối hợp với các sở, ngành có liên quan
thực hiện những công việc sau:
- Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra, kiểm soát,
ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng,
hàng giả, hàng hóa độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và môi
trường; đặc biệt vào các dịp lễ, tết.
- Phát động phong trào đảm bảo đo lường đối với hàng
hóa đóng gói sẵn và cân đong trong thương mại bán lẻ đúng định lượng. Chỉ đạo
các trung tâm thương mại, các Ban quản lý chợ phải bố trí điểm cân đối chứng và
tích cực giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, xây dựng nét văn minh trong
mua bán ở các chợ.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức kiểm
định cân thông dụng tại địa phương, nhất là tại các chợ, nhằm hạn chế gian lận
về đo lường trong thương mại bán lẻ.
5. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Thường xuyên cập nhật, nâng cao nhận thức pháp luật về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong quá trình sản xuất
kinh doanh cho cán bộ quản lý và người lao động.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong việc xây dựng và áp
dụng tiêu chuẩn; sử dụng chuẩn đo lường, đảm bảo thực hiện phép đo, định lượng
hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn,
công bố hợp quy và đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Tích cực hưởng ứng, tham gia chương trình khoa học
và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp. Chủ động đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng lực về tiêu chuẩn,
đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và hội
nhập kinh tế.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và
các tổ chức, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp, các ngành tăng cường
vận động đoàn viên, hội viên nâng cao ý thức tiêu dùng trong việc sử dụng sản
phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” và “nói không” với sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng hóa
không đủ định lượng.
Yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nghiêm
túc Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND
tỉnh (qua Sở Khoa học và Công nghệ)./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Khoa
|