ỦY BAN NHẬN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/CT-UBND
|
Hải Phòng, ngày 20
tháng 5 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM VÀ KINH DOANH THỊT, SẢN PHẨM GIA SÚC,
GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Chi cục Thú y), trên địa bàn thành phố, hiện có 1.264 cơ sở, điểm giết mổ
nhỏ, lẻ, trái phép, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực
phẩm, gây ô nhiễm môi trường (946 điểm giết mổ lợn, 54 điểm giết mổ trâu bò,
264 điểm giết mổ gia cầm); việc triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn; công
tác quản lý, kiểm soát các cơ sở, điểm giết mổ gia súc; gia cầm tại các địa
phương chưa được thường xuyên quan tâm, chú trọng đúng mức; các cơ sở giết mổ thủ
công tại các khu vực nội thành gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, ảnh
hưởng đến an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là khu vực bờ
đê sông Lạch Tray, phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân; công tác thông tin, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người dân, người tham gia giết mổ gia súc, gia cầm,
kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và
lây lan dịch bệnh chưa được thường xuyên, liên tục.
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
tích cực vận động hướng dẫn một số doanh nghiệp, như Công ty Cổ phần Thực phẩm
Hải Phòng đã đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại phường Vĩnh
Niệm, quận Lê Chân theo mô hình đã thực hiện thành công tại một số địa phương,
như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Dương..., để hướng tới giải quyết dứt
điểm tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi
trường
và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh
vực hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm và kinh doanh sản phẩm gia
súc, gia cầm trên địa bàn thành phố và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư
xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo an toàn vệ sinh
thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố yêu
cầu Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật thành phố, các Sở, ngành có liên
quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động
vật các cấp (gọi tắt là Ban chỉ đạo) từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường,
thị trấn; giao bổ sung nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp, tổ chức
triển khai công tác quản lý hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung và kinh doanh thịt, sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, vệ
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý. Ban Chỉ đạo tổ
chức giao ban định kỳ hàng tháng vào tuần đầu tiên của mỗi tháng để đánh giá
hiệu quả hoạt động và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp. Thường xuyên họp giao
ban trong các đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh để chỉ đạo, thực hiện.
2. Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố do
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y) làm trưởng đoàn, thành
viên gồm các ngành: Công an (Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông), Công
thương (Chi cục Quản lý thị trường), Y tế (Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm) tăng
cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh thịt,
sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các
trường hợp giết mổ gia súc, gia cầm kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm
trái phép theo quy định.
Phối hợp cùng Ban Chỉ đạo các địa phương thường
xuyên tổ chức chốt chặn tại các bến phà, bến đò, đầu mối giao thông tiếp giáp
với các tỉnh lân cận, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia
súc, gia cầm, thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ,
không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của Chi cục Thú y địa phương nơi
xuất phát.
Tập trung chỉ đạo
ra quân trong đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh, quản lý giết mổ gia súc, gia
cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ tháng 6/2014 đến tháng
8/2014.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các
phòng chức năng, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn:
- Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tập thể
và cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cấp huyện, quận
và liên xã theo quy hoạch đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích các
hộ kinh doanh giết mổ gia súc di chuyển các điểm giết mổ gia súc, gia cầm không
đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y vào các cơ sở
giết mổ tập trung ở địa phương và các cơ sở giết mổ tập trung của địa phương
khác lân cận; các hộ kinh doanh thịt, sản phẩm gia súc, gia cầm ký cam kết chỉ
kinh doanh sản phẩm có dấu Kiểm soát giết mổ (KSGM) hoặc tem Kiểm tra vệ sinh
thú y (KTVSTY) của Chi cục Thú y; người tiêu dùng chỉ sử dụng thịt và sản phẩm
gia súc, gia cầm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được lăn dấu KSGM hoặc dán
tem KTVSTY.
- Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ phối hợp cùng lực
lượng chức năng kiên quyết xử lý các hộ kinh doanh thịt, sản phẩm gia súc, gia
cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không có
dấu KSGM, tem KTVSTY; bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh thịt, sản phẩm gia
súc, gia cầm cách biệt với các ngành hàng khác, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh
an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; hướng dẫn, đôn đốc các hộ cải tạo,
nâng cấp bàn, quầy, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh và thường xuyên
vệ sinh, tiêu độc khử trùng dụng cụ, phương tiện, khu vực kinh doanh sau mỗi
phiên chợ.
4. Ủy ban nhân dân quận Lê Chân chỉ đạo các phòng,
ban chức năng, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ
đạo các phường tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân đã đầu tư xây dựng
các cơ sở giết mổ gia súc tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn quận tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ
lẻ vào các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, vệ
sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; kiên quyết đình chỉ hoạt động các
điểm giết mổ gia súc, gia cầm trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, nhất
là tại khu vực bờ đê phường Nghĩa Xá. Yêu cầu hoàn thành trong tháng 6/2014.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a. Chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các
huyện, quận khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp điều kiện thực tế của các địa
phương, trình duyệt theo quy định; phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương và các Sở, ngành liên quan hướng
dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức công bố và triển khai thực hiện quy
hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành,
đơn vị liên quan căn cứ các quy định hiện hành và thực tế thành phố đề xuất cơ
chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản
lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đảm bảo vệ sinh thú
y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
c. Chỉ đạo Chi cục Thú y:
- Hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện
giúp đỡ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung, cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; bố
trí cán bộ thú y thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đúng quy
trình theo quy định, góp phần đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch, an toàn dịch
bệnh cho nhân dân thành phố.
- Tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp
vụ về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và
các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đội ngũ cán bộ thú y làm công tác kiểm
soát giết mổ động vật.
- Chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành
thành phố, phối hợp cùng Ban Chỉ đạo các huyện, quận tổ chức thanh tra, kiểm
tra các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia
cầm trên địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền
và theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm soát chặt chẽ tại các trạm Kiểm
dịch động vật cố định: Cầu Nghìn - Vĩnh Bảo, cầu Đá Bạc - Thủy Nguyên,
Đường 5 - An Dương; phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển gia
súc, gia cầm, thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm vào địa bàn thành phố không có
giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của Chi cục Thú y địa
phương nơi xuất phát.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp cùng Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành,
đơn vị liên quan căn cứ các quy định hiện hành và thực tế tại thành phố đề xuất
cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đảm bảo vệ sinh thú y, vệ
sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; trình duyệt theo quy định.
7. Các Sở, ngành: Xây dựng, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan có các
giải pháp, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân về trình
tự, thủ tục hành chính để đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung theo quy hoạch và thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng theo
đúng thiết kế đã được phê duyệt, đặc biệt hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường.
8. Sở Công thương chỉ đạo Chi cục
Quản lý thị trường phối hợp cùng Chi cục Thú y và các ban, ngành có liên quan
tăng cường công tác thanh, kiểm tra các phương tiện vận chuyển, cơ sở giết mổ
gia súc gia cầm, kinh doanh thịt, sản phẩm gia súc, gia cầm phát hiện và xử lý
kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định.
9. Sở Tài chính cân đối, đề xuất
bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp và hướng dẫn các địa phương
đơn vị quyết toán kinh phí đúng tiến độ triển khai thực hiện.
10. Công an thành phố chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường, Cảnh sát
giao thông, Công an các quận, huyện phối hợp chặt chẽ cùng các Sở, ngành có
liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển, cơ sở giết
mổ, kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
11. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng
phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách
pháp luật về công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ
sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; nâng cao nhận thức
của nhân dân, người tham gia
giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm về nguy cơ
ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh, đặc biệt các bệnh truyền lây từ động vật
sang người khi sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm giết mổ trái phép không đảm
bảo điều kiện vệ sinh theo quy định; vận động, hướng dẫn nhân dân chấp hành thực
hiện giết mổ tập trung và các quy định về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ khẩn
trương triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- TTTU, TT HĐND TP;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- CT, PCT HĐNDTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- CPVP;
- Các Sở ngành thành phố;
- Đài PT-TH, Báo Hải Phòng,
Báo ANHP;
- UBND các huyện, quận;
- Các CVUB;
- Lưu VT..
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Trung Thoại
|