Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3429TM/ĐB Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 29/08/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3429 TM/ĐB
V/v: Kết quả Hội nghị SOM-3 APEC

 

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2002

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ HỘI NGHỊ QUAN CHỨC CAO CẤP APEC LẦN THỨ 3 NĂM 2002 (SOM 3/2002 - ACAPULCO, MEXICO)

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Từ ngày 19-21/8/2002. Hội nghị SOM 3 APEC đã được tổ chức tại Acapulco, Mêhicô, Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị có đại diện của Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về HTKTQT do Bộ Thương mại làm Trưởng đoàn. Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung chính của Hội nghị như sau:

I/ CÁC NỘI DUNG CHÍNH

Hội nghị SOM 3 APEC lần này tập trung vào một số vấn đề chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị Cấp cao APEC sẽ được tổ chức vào tháng 10/2002. Những vấn đề chủ yếu gồm: (i) các vấn đề về WTO; (ii) kiểm điểm kết quả mở rộng Chương trình hành động Osaka (OAA); (iii) xem xét các sáng kiến “người tìm đường”; (iv) kiểm điểm việc thực hiện chính sách thương mại đối với kinh tế mới; (v) thực hiện các nguyên tắc về tạo thuận lợi cho thương mại và minh bạch hóa; (vi) cải cách Ban Thư ký APEC; (vii) kiểm điểm tự nguyện IAP; và (viii) chống khủng bố.

1/ Về vấn đề WTO

Hội nghị tập trung vào ba vấn đề chính là phối hợp quan điểm giữa APEC và các hoạt động đàm phán đang diễn ra trong WTO tại Geneva, những nội dung cần đưa vào Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng và xây dựng năng lực thực hiện các Hiệp định của WTO.

+ Về phối hợp quan điểm: Đoàn Australia yêu cầu các thành viên APEC “cần thông báo ngay cho các đồng nghiệp ở Geneva biết những kết quả mà Lãnh đạo và các cấp Bộ trưởng APEC đã thỏa thuận được trong khuôn khổ APEC” để tránh tình trạng tại APEC đã có thoả thuận nhưng các đoàn lại có quan điểm khác tại WTO. Tuy nhiên Malaysia cho rằng việc thỏa thuận trong APEC “không phải là các cam kết mang tính pháp lý” và nhấn mạnh rằng việc thoả thuận trong APEC “không định kiến trước đến lập trường của các thành viên tại WTO”.

+ Về những nội dung các nước mong muốn đưa vào Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng: Hội nghị đồng ý rằng Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng APEC sẽ mang tính “cam kết mạnh mẽ” đối với  việc ủng hộ kết thúc vòng đàm phán phát triển Đo-ha vào tháng 1 năm 2005. Nhiều nước (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Chi Lê) đề nghị có các nội dung về đàm phán hàng phi nông nghiệp, về vai trò của các thoả thuận thương mại khu vực, các vấn đề mới và sở hữu trí tuệ. Một số nước khác (như Australia, Thái Lan) đề nghị có vấn đề nông nghiệp. Mỹ đưa ra một số lĩnh vực như thương mại và môi trường, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ (đặc biệt là chỉ dẫn địa lý). Các nước đang phát triển tiếp tục đề nghị vấn đề xây dựng năng lực. Nhìn chung, các nước đều ra ý kiến riêng của mình. SOM chỉ ghi nhận các ý kiến đó và sẽ thể hiện cụ thể trong lời văn của Dự thảo Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng.

+ Về xây dựng năng lực: Canada và Nhật Bản thông báo đã hoàn thành website về danh mục dự án xây dựng năng lực. Việt Nam đề nghị không gọi việc xây dựng website là mục tiêu mà chỉ là công cụ để điều phối hoạt động này. Ta đề nghị các nước tập trung hỗ trợ những lĩnh vực mà các nước đang phát triển thấy cần phải được hỗ trợ, không chỉ tập trung vào những lĩnh vực các nước phát triển muốn hỗ trợ. Đề nghị này của ta được nhiều nước đang phát triển (đặc biệt là ASEAN) tán thành. SOM cũng thông qua 6 dự án xây dựng năng lực trong năm 2003.

2/ Về mở rộng OAA

SOM đã nghe Uỷ ban Thương mại và đầu tư (CTI) báo cáo về kết quả nghiên cứu mở rộng OAA. Trong năm 2002, tất cả các nhóm công tác của CTI đã kiểm điểm lại các hoạt động và xác định hai vấn đề: (i) những hoạt động đã phù hợp với sự phát triển của kinh tế mới hoặc tăng cường chức năng thị trường; và (ii) những hoạt động chưa phù hợp với cơ cấu hiện nay của OAA. Sau khi kiểm điểm chung, CTI và các nhóm công tác đã đạt được thoả thuận sửa đổi và bổ sung một số nội dung, trong đó cơ bản nhất là đưa thêm một chương mới vào OAA với tên gọi là “Tăng cường cơ sở hạ tầng luật pháp kinh tế”, và sẽ đề nghị Hội nghị Bộ trưởng thông qua. SOM đã thông qua đề nghi này của CTI.

3/ Về các sáng kiến "Người tìm đường"

SOM ghi nhận rằng sáng kiến “người tìm đường” không phải là khái niệm mới mà đã được thực hiện tại các nhóm công tác. SOM nhấn mạnh nguyên tắc của sáng kiến này là hai hoặc nhiều nước sẵn sàng thực hiện trước một số lĩnh vực mà điều đó sẽ đóng góp cơ bản để đạt được mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư. SOM ghi nhận một số sáng kiến đã được thực hiện và có thể được xem như sáng kiến “người tìm đường” như các thoả thuận công nhận lẫn nhau trong Tiểu ban về tiêu chuẩn - hợp chuẩn và Chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân của Nhóm công tác về đi lại của doanh nhân. SOM đồng ý thông qua kiến nghị của CTI về việc xác định hai hoạt động mới là: (i) thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi và (ii) Hệ thống thông báo trước về thông tin hành khách.

4/ Về chính sách thương mại đối với kinh tế mới

Hiện nay đã có 19 thành viên tham gia trao đổi thông tin về chính sách thương mại đối với kinh tế mới (trong đó có Việt Nam). Tại Hội nghị, Mỹ đưa ra đề xuất xây dựng “Thoả thuận của các nhà Lãnh đạo APEC về Thương mại và Kinh tế kỹ thuật số”. Thỏa thuận do Mỹ đề xuất tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ và thuế quan như sau:

+ Về dịch vụ: Mỹ đề nghị (i) các thành viên loại bỏ các hạn chế đối với số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, loại bỏ hạn chế ngăn cản nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đa số vốn và kiểm soát, dành đãi ngộ quốc gia với ngoại lệ tối thiểu đối với các dịch vụ cơ bản cho thương mại điện tử gồm: viễn thông và dịch vụ giá trị gia tăng (gồm cả truyền hình cáp và truyền hình qua vệ tinh), dịch vụ máy tính, quảng cáo, phân phối (gồm cả phân phối các sản phẩm thông qua phương pháp điện tử), phát chuyển nhanh. Các dịch vụ thuê và thuê mua video (gồm cả thuê qua mạng); (ii) chấp nhận và thực hiện hoàn toàn Tài liệu tham chiếu về Viễn thông cơ bản (trong tài liệu này xác định các mức độ nghĩa vụ mà các nước thành viên được quyền chọn tham gia); (iii) các cam kết nêu trên sẽ được hoàn thành không chậm hơn 31/12/2005. Đối với các nước chưa phải là thành viên của WTO cũng sẽ dành cho các thành viên APEC khác các cam kết  như vậy vào cùng thời điểm 31/12/2005.

+ Về sở hữu trí tuệ: có hai nghĩa vụ quan trọng là (i) thực hiện hoàn toàn Hiệp định TRIPS và (ii) tham gia Hiệp ước của WIPO về bản quyền và tham gia Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và ghi âm vào tháng 6/2003.

+ Về thuế quan: Có 4 nghĩa vụ cơ bản trong đó quan trọng nhất là việc tham gia vào Hiệp định Công nghệ thông tin của WTO vào tháng 6/2003 và loại bỏ thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin.

Sau khi Mỹ đưa ra đề nghị này, các nước chưa thể thống nhất được quan điểm mà hầu hết chỉ đề nghị phải kéo dài thời hạn để còn xin ý kiến trong nước. SOM đồng ý các nước sẽ nghiên cứu và trả lời cho đề nghị của Mỹ vào 15/9/2002.

5/ Nguyên tắc về tạo thuận lợi cho thương mại và minh bạch hóa

Trước Hội nghị, Mỹ đã đưa ra dự thảo “Thoả thuận APEC về Minh bạch hóa” dự kiến đưa ra Hội nghị Bộ trưởng thông qua trước khi trình Hội nghị Cấp cao. Hầu hết các nước đều mong muốn có một thoả thuận giữa Lãnh đạo APEC về Minh bạch hóa trong năm nay nhưng nội dung cụ thể mà Mỹ đưa ra còn nhiều tranh cãi do các đòi hỏi về cung cấp thông tin quá cao, nhiều nước khó đáp ứng được. Các nước đồng ý sẽ tiếp tục nghiên cứu và bình luận thêm về đề xuất của Mỹ trước 15/9/2002.

6/ Về cải cách Ban Thư ký APEC

Tại Hội nghị, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC đã đệ trình các biện pháp điều chỉnh hoạt động của Ban Thư ký APEC để đạt chất lượng cao hơn. Cốt lõi của đề nghị này là thuê một Giám đốc quản lý để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hàng ngày trong Ban Thư ký APEC với thời gian tại chức dài 5 năm (có thể được gia hạn) do Giám đốc điều hành và Phó Giám đốc điều hành đều thường xuyên đi vắng và chỉ có nhiệm kỳ 1 năm theo nguyên tắc luân chuyển nước đăng cai của APEC.

Nhiều nước tán thành việc thuê Giám đốc quản lý này nhưng hầu hết các nước APEC phản đối vì cho rằng làm cồng kềnh thêm Ban Thư ký, khó phối hợp giữa các chuyên gia do các nước cử vào Ban Thư ký với một lãnh đạo được thuê... Do sự phản đối mạnh của ASEAN (đứng đầu là Thái Lan) nên Hội nghị không đạt được đồng thuận về cải cách Ban Thư ký APEC.

7/ Về kiểm điểm tự nguyện IAP

Tại Hội nghị Bộ trưởng năm 2001, các Bộ trưởng nhất trí thực hiện kiểm điểm tự nguyện IAP theo phương thức mới và hoàn thành toàn bộ hoạt động này vào năm 2005 để đánh giá lại phương thức này. Tại SOM, Nhật Bản và Mêhicô đã tiến hành kiểm điểm tự nguyện đầu tiên. Các nước tiếp tục đăng ký lịch trình kiểm điểm tự nguyện của mình. Theo đó, Australia, Canađa, Thái Lan, Philippines sẽ thực hiện vào năm 2003. Đài Loan vào năm 2004. Do năm 2004 APEC tổ chức tại Chilê nên điều kiện tổ chức đoàn khó khăn, Brunei, Indonesia và Việt Nam đăng ký vào năm 2005 (APEC tổ chức tại Hàn Quốc và đây cũng là thời hạn cuối cùng để thực hiện kiểm điểm tự nguyện IAP).

8/ Về chống khủng bố

Ban Thư ký APEC tiếp tục tổng hợp hoạt động của các diễn đàn liên quan cũng như của từng nền kinh tế thành viên về triển khai Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo năm 2001 về chống khủng bố (gồm 63 trang). Báo cáo này sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao tháng 10/2002.

Tại Hội nghị, Mỹ đề nghị tại HNCC tới, các nhà Lãnh đạo tiếp tục ra một Tuyên bố mới về chống khủng bố. Dự thảo của Mỹ gồm 4 nội dung chính: sáng kiến “Bảo đảm thương mại tại khu vực APEC,” viết tắt là STAR; các hoạt động liên quan tới tài chính (thuộc khuôn khổ hợp tác tài chính APEC); chống tội phạm trên internet (cyber security); và các hoạt động xây dựng năng lực. Đáng lưu ý, Mỹ đề xuất một loạt thời hạn cụ thể đối với từng hoạt động, đa phần trong năm 2003 và chậm nhất trong năm 2005. Do không ai muốn công khai phản đối đề nghị của Mỹ, đa số các nền kinh tế thành viên đã hoan nghênh về mặt ý tưởng, tuy vậy vì cần tham khảo các cơ quan liên quan trong nước và sẽ có ý kiến chính thức trước 15/9.

II/ KIẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả Hội nghị SOM 3, Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:

1/ Giao Bộ Thương mại chủ trì lấy ý kiến của các Bộ/Ngành để chuẩn bị các nội dung về WTO, mở rộng OAA, các sáng kiến “người tìm đường”, chính sách thương mại đối với kinh tế mới, các nguyên tắc về thuận lợi hóa thương mại và minh bạch hóa để xây dựng phương án và phối hợp với Bộ Ngoại giao tổng hợp vào phương án chung của Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị Cấp cao.

2/ Giao Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì, phối hợp cùng các Bộ/Ngành liên quan (Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ...) đề xuất các phương án tham gia của Việt Nam, căn cứ vào quan điểm chung của Chính phủ chủ động đóng góp ý kiến về dự thảo Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo APEC về chống khủng bố, và tổng hợp vào Đề án dự Hội nghị Cấp cao APEC trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo để triển khai./.

 

 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lương Văn Tự

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo số 3429 TM/ĐB ngày 29/08/2002 của Bộ Thương mại về việc báo cáo kết quả Hội nghị Quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 ngày 29/08/2002 (SOM 3/2002-Acapulco, Mexico)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.844

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.208.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!