Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 81/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 22/04/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 4 năm 2013

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2012 VÀ KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2013

Thực hiện Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31 tháng 07 năm 2009 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 01 tháng 09 năm 2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1436/QĐ-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2010 về Chương trình hành động của thành phố thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố.

Chương trình hành động của thành phố được xác định là một chương trình dài hạn và được triển khai thực hiện liên tục trong nhiều năm. Hàng năm, chương trình được tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch triển khai cho các năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai Kế hoạch công tác năm 2012 và đạt một số kết quả như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2012: (Đính kèm Phụ lục 1)

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố. Chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố trong năm 2012 đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo triển khai tập trung, xuyên suốt các nhóm giải pháp đồng bộ, nhiều chương trình gắn kết, phát huy tác dụng, kích thích sản xuất, mua sắm tiêu dùng hàng nội; hàng hóa đa dạng, đảm bảo chất lượng giá cả cạnh tranh; bên cạnh đó thành phố tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động tại các cơ quan, đơn vị; qua đó đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, góp phần đưa chủ trương của Bộ Chính trị và chính sách của Nhà nước, của thanh phố đi vào thực tế cuộc sống. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, Mặt trận đoàn thể, Hiệp hội ngành nghề, cơ quan truyền thông đã đồng tâm vào cuộc” phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch cụ thể triển khai tại từng đơn vị. Đặc biệt là các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình đã nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phong phú, sáng tạo, thiết thực để giới thiệu, quảng bá cho Cuộc vận động. Nhiều buổi tuyên truyền, hội thảo được tổ chức tại nhiều nơi, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về việc sử dụng và tin dùng hàng Việt. Nhiều chương trình thông tin, tổ chức hội chợ, quảng bá sản phẩm có sức hấp dẫn, lôi kéo người tiêu dùng chú ý quan tâm đến hàng sản xuất trong nước.

- Cuộc vận động được triển khai sâu rộng đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, giúp doanh nghiệp có cơ hội phát huy những thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, có chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tạo ra nhiu sản phẩm mới với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã ngày càng đa dạng, giá cả cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, đáp ứng nhu cầu trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu. Doanh nghiệp ổn định sản xuất góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của thành phố.

- Người tiêu dùng thành phố đã có sự chuyển biến về nhận thức và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng trong nước, ưu tiên dùng hàng Việt thay cho việc mua sắm hàng ngoại; người nông dân, công nhân đã quan tâm và có điều kiện chọn lựa mua sắm hàng Việt thông qua các Chương trình của thành phố đưa hàng về nông thôn, đến khu công nghiệp - khu chế xuất, nhà trọ, v.v..., cảnh giác trước những hàng rẻ mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội đã có chuyển biển tích cực trong việc mua sắm chi tiêu công ưu tiên dùng hàng Việt.

Theo kết quả điều tra, khảo sát thị trường của Sở Công Thương:

+ Hàng Việt Nam được người tiêu dùng thành phố đánh giá cao về yếu tố cạnh tranh giá cả: ngành điện tử - gia dụng (điểm trung bình 4,24/5), ngành thực phẩm chế biến - đồ uống (4,11/5), quần áo may sẵn - giày dép (4,24/5), hóa mỹ phẩm - dược phẩm (4,1/5).

+ Tỷ lệ tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước là khá cao đối với các ngành Thực phẩm chế biến - đồ uống (sử dụng hàng Việt trên 90%), Quần áo may sẵn - giày dép (85%).

Những khó khăn, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền vận động cho các đối tượng là nông dân, công nhân, người có thu nhập thấp về việc ưu tiên dùng hàng Việt có nguồn gốc xuất xứ còn những hạn chế do các đối tượng nêu trên có khó khăn về thu nhập nên một số người lao động có thu nhập thấp vẫn còn tiêu dùng hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng nhưng giá rẻ.

- Một bộ phận doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân chưa đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, công tác quảng bá, khuyến mãi, bảo hành cho hàng Việt Nam để người tiêu dùng an tâm sử dụng.

- Sức cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp chưa cao, việc xây dựng thương hiệu tuy đã được chú trọng và có sự hỗ trợ tích cực ban đầu của nhà nước, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp thành phố trong một số lĩnh vực, ngành nghề vẫn chưa xây dựng được nhiều thương hiệu Việt Nam uy tín đối với người tiêu dùng.

- Công tác quản lý thị trường tuy có nỗ lực, nhưng do thị trường rộng lớn nên vẫn còn một lượng không nhỏ hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm lưu thông bất hợp pháp trên thị trường nên đã ảnh hưởng đến uy tín hàng Việt Nam, đồng thời gây khó khăn trở ngại cho việc đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

- Vai trò của các Hiệp hội ngành nghề chưa phát huy cao trong việc tác động đến các doanh nghiệp ngành nghề để thực hiện tốt mục đích, yêu cầu Cuộc vận động.

- Tâm lý sính dừng hàng ngoại còn tồn tại ở một bộ phận người tiêu dùng nhất là những người thu nhập cao, giới yêu thích thời trang, hàng hiệu; cần tăng cường công tác tuyên truyền và thời gian vận động lâu dài. Một số nhóm sản phẩm công nghệ cao vẫn còn tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu khá cao.

II. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2013:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và nhân rộng những thành công bưc đầu của Chương trình trong 03 năm vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai kế hoạch công tác năm 2013 với những nhóm giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đến người tiêu dùng trong nước và nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền hiệu quả cho các ngành hàng; trong đó chú trọng so sánh chất lượng hàng nội - hàng ngoại, lợi ích khi dùng hàng Việt Nam; tuyên truyền đến các siêu thị, trung tâm thương mại trưng bày hàng Việt Nam; các tiểu thương tuyên truyền người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt, không vì chiết khấu cao quảng bá cho hàng ngoại nhập; tuyên dương hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng, cảnh báo hàng nhập lậu kém chất lượng để người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng Việt Nam.

- Tổ chức các cuộc thi văn nghệ trên Đài Tiếng nổi nhân dân thành phố trong danh sách các bài tân nhạc, dân ca, ca cổ, hò vè cổ vũ hàng Việt.

- Mở chuyên mục về nội dung Cuộc vận động 30 phút trên kênh HTV9 Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mỗi quý một lần. Tiếp tục nâng cao và mở rộng kênh chương trình HTV- Co.op.

- Các Sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận huyện, các tổ chức như Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi,... thường xuyên cập nhật tin tức, kết quả thực hiện Chương trình trên trang thông tin điện tử của từng đơn vị.

- Nâng cao vai trò của các Hội ngành nghề, đặc biệt là Hội bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất chân chính và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam:

- Đẩy mạnh kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp.

- Tăng cường chất lượng hoạt động Hệ thống “Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố” nhằm kịp thời giải đáp thắc mắc và thông tin hướng dẫn các chủ trương chính sách của Nhà nước đến các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới hình thành; đồng thời tiếp nhận những ý kiến đóng góp về công tác quản lý Nhà nước, về quy trình, thủ tục, hồ sơ, chính sách để thực hiện tốt hơn việc chăm lo, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện hợp pháp cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Hỗ trợ quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường mới thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đồng thời tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp theo hướng trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tư vấn tài chính kế toán lập hồ sơ vay vốn thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Giảm thiểu ô nhiễm, Quỹ Phát triển khoa học công nghệ, Quỹ Hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin.

- Đào tạo quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng thương hiệu cho ba chợ đầu mối nông sản thực phẩm thành phố.

- Nâng cao năng lực, cập nhật thông tin mới cho doanh nghiệp thông qua các Cổng thông tin của các Sở ngành, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố; tập trung tuyên truyền giới thiệu để doanh nghiệp thành phố tiếp cận được Chương trình kích cầu của thành phố nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới hiện đại hóa công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế sử dụng công cụ tài chính này làm đòn bẩy để hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện đầu tư đổi mới trang thiết bị theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.

- Triển khai các chương trình khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nhằm phổ biến, trao đổi với doanh nghiệp về các hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ nâng cao năng suất; nâng cao năng lực nghiên cứu thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ, thiết bị mới; hỗ trợ khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, giải mã, làm chủ và nội địa hóa công nghệ.

- Tổ chức giao lưu trực tuyến thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng cường kết nối doanh nghiệp thành phố với thị trường tiêu thụ thông qua mở rộng hệ thống phân phốitriển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, kết nối giữa người sản xuất - người kinh doanh - người tiêu dùng.

- Triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại của thành phố: trong đó hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận Cổng thông tin Thương mại của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, thâm nhập sâu thị trường trong nước và ngoài nước; đặc biệt thông qua các Hội chợ, Phiên chợ hàng Việt để đưa hàng Việt về các quận ven, huyện ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức Chương trình Tháng khuyến mại thường xuyên với nhiều thời điểm trong năm; đẩy mạnh kết nối Ngân hàng và các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố.

3. Triển khai các chương trình khuyến khích sử dụng hàng Việt, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường:

- Tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch với các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của mỗi địa phương, chú trọng việc xúc tiến mở rộng thị trường ngoài nước.

- Triển khai các Chương trình bình ổn thị trường, giao các Sở ngành là cơ quan thường trực của các Chương trình như Sở Công Thương, Sở Y tế cùng các Sở ngành liên quan, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, theo dõi và đánh giá sát diễn biến thị trường, xác định trách nhiệm, phân công cụ thể từng cấp, từng đơn vị nhằm triển khai đồng bộ, quyết liệt chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố; phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông đưa tin kịp thời, chuẩn xác; tổ chức giao ban thường xuyên từ cấp thành phố đến cơ sở để tháo gỡ kịp thời vướng mắc khó khăn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý giá; đảm bảo triển khai các Chương trình bình ổn thị trường đúng mục đích, yêu cầu và đạt hiệu quả cao.

- Các Sở ngành, quận huyện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên tinh thần tiết kiệm và sử dụng hàng hóa trong nước.

- Các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị-xã hội sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường:

- Các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường tránh trùng lắp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ công chức trong thực thi công vụ, xử lý nghiêm cán bộ vi phạm.

- Tăng cường hướng dẫn để các đơn vị hiểu và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

- Xử lý nghiêm đối với những hành vi gian lận thương mi; giải quyết nhanh hàng tịch thu, không để tồn kho dẫn đến mất phẩm chất gây thất thu ngân sách.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý thị trường, hải quan, thuế; công bố thường xuyên, kịp thời các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các loại sản phẩm, hàng hóa liên quan trực tiếp đến đời sống con người như lương thực, thực phẩm; giới thiệu, tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận dạng hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hàng gian, hàng giả, hàng nhái.

- Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng các loại hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra chống đầu cơ, găm hàng, dự trữ hàng hóa quá mức, nâng giá và kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng; bịa đặt loan tin để tăng giá;... Kiểm tra và xử lý kiên quyết việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các điểm bán lẻ, chợ, siêu thị, chợ đầu mối, nơi mua bán tập trung, các điểm kinh doanh mặt hàng tham gia Chương trình bình ổn thị trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ thực hiện:

1.1. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Căn cứ kết quả thực hiện công tác năm 2012, tình hình diễn biến thị trường, chuyển biến nhận thức của doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh và người tiêu dùng, xây dựng kế hoạch tổ chức thông tin tuyên truyền với nhiều loại hình đa dạng, phong phú và phù hợp cho từng đối tượng.

- Tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng các chương trình định hướng tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tiếng nói của các chuyên gia, những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng (vận động viên, diễn viên, ca sĩ,...); thường xuyên phát sóng các chương trình quảng bá và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam được người tiêu dùng tín nhiệm.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch giới thiệu quảng bá về hoạt động du lịch trên Kênh Chương trình mua sắm qua truyền hình (HTV-Coop).

- Ban điều hành Kênh Chương trình mua sắm qua truyền hình (HTV - Co.op) rà soát chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo kết luận số 314/TB-VP ngày 12 tháng 5 năm 2012; báo cáo tiến độ thực hiện trong năm 2012 và xây dựng kế hoạch năm 2013 gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 28 tháng 4 năm 2013.

1.2. Sở Công Thương:

- Chủ trì phối hợp Trường Đại học Kinh tế thành phố, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo cho tiểu thương, Ban Quản lý chợ; không chỉ dừng lại học viên mới mà còn bồi dưỡng kiến thức cho tiểu thương đã được cấp giấy chứng nhận. Bổ sung các Báo cáo ngoại khóa như: Việt Nam gia nhập WTO; bổ sung kiến thức trong công tác quản lý, kỹ năng thu hút khách hàng, văn minh thương mại,...

- Thí điểm Chương trình “Kênh thông tin nắm bắt tình hình khó khăn của doanh nghiệp”; theo đó, thực hiện điều tra, khảo sát định kỳ 6 tháng/lần để tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các khó khăn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố, nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển điểm bán, bán hàng lưu động phục vụ cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn, đưa hàng bình ổn thị trường vào các bếp ăn tập thể.

1.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên phương tiện trực quan pano, áp phích; phát động văn nghệ sĩ có kịch bản hay cổ vũ cho nhà sản xuất hàng Việt Nam và người tiêu dùng, hướng đến sản xuất có chất lượng và tiêu dùng hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng.

- Phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức Hội chợ, triển lãm hướng đến phát triển du lịch nội địa như Ngày hội Du lịch, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Chương trình thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị,...

- Chủ trì xây dựng kế hoạch giới thiệu quảng bá về hoạt động du lịch trên Kênh Chương trình mua sắm qua Truyền hình (HTV - Coop).

1.4. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các buổi tuyên truyền, sinh hoạt chuyên đề Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong học sinh, sinh viên nhằm giáo dục thế hệ trẻ nâng cao nhận thức, lòng yêu nước ý chí tự lực - tự cường, tinh thần tự tôn dân tộc qua đó ủng hộ hàng sản xuất trong nước. Phát động cuộc thi viết Dùng hàng Việt là yêu nước” dành cho đối tượng học sinh các trường phổ thông trung học và sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

1.5. Ủy ban nhân dân quận huyện:

- Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ít nhất mỗi quý/lần. Trong các buổi tiếp xúc đối thoại cần chuẩn bị chu đáo về địa điểm, nội dung, chất lượng các giải đáp.

- Chủ động kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra không để xuất hiện hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên địa bàn, góp phần cùng thành phố thực hiện bình ổn thị trường; chú ý tạo điều kiện để phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn nhằm phục vụ nhân dân của địa phương.

- Chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý hàng hóa, giá cả tại các chợ truyền thống: không để hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vào chợ; xác định rõ trách nhiệm Ban quản lý chợ trong việc quản lý, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tuyên truyền tiểu thương chấp hành nghiêm chỉ đạo của Nhà nước để phục vụ tốt cho người tiêu dùng.

1.6. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư:

- Phối hợp thành viên Hệ thống “Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố” tiếp tục tổ chức đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp ít nhất 1 tháng/lần.

- Phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, các Ban quản lý chợ và doanh nghiệp xây dựng Chương trình kết nối thương hiệu Việt để mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng sự hiện diện của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước, tại các chợ, khu vực dân cư.

- Phối hợp Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư của các tỉnh thực hiện các chương trình đưa hàng Việt Nam đến người tiêu dùng tại khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận.

- Phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp thành phố tổ chức hội chợ “Tôn vinh hàng Việt 2013”.

2. Chế độ báo cáo:

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể được giao nhiệm vụ theo Quyết định số 1436/QĐ-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Công Thương định kỳ hàng tháng, quý.

- Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo, đề xuất kịp thời trình Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm; đồng thời, Sở Công Thương tổng hợp việc chấp hành quy định chế độ báo cáo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể liên quan để Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Thi đua khen thưởng thành phố kịp thời chỉ đạo, động viên, đôn đốc./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- MTTQVN TP và các Đoàn thể;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- Các Sở, Ban ngành TP; UBND quận - huyện;
- Các DNNN thuộc TP;
- Các cơ quan
thông tin, báo chí;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng CV, THKH (2b), TC-TM-DV (5b);
- Lưu: VT, (TM/L)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hồng

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Chương trình

Nội dung công việc

1

Chương trình thông tin, tuyên truyền, vận động

1.1

Các chương trình tuyên truyền trên các báo, đài thành phố:

Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

- Báo Tuổi Trẻ: Phát triển chuyên trang “Hàng Việt vào chợ truyền thống hàng tuần, thông tin các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn thị trường như: “Bơm” hàng Việt cho hệ thống bán lẻ; Liên kết để hàng Việt vươn xa; Gửi niềm tin vào hàng Việt; Độ phủ hàng Việt tăng 30-40%; Hàng Việt chưa “bén rễ” siêu thị; Công nhân trẻ với Ngày hội thương hiệu Việt; Phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại Tây Ninh; Vụ “vào kho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt”: Phát hiện gần 50.000 sản phẩm vi phạm;... tổ chức các Hội thảo chuyên đề về hàng Việt, chương trình “Ngày vàng hàng Việt tại chợ truyền thống”; tổ chức các buổi huấn luyện tiểu thương và kết nối nhà sản xuất với tiểu thương chợ.

- Báo Sài Gòn Tiếp Thị: tiếp tục chuyên trang, chuyên mục: Người Việt - hàng Việt trên báo điện tử SGTT Media, với những tựa bài như: Năm 2012, huy động toàn lực mở rộng “phòng tuyến” hàng Việt; Những biển hiệu made in Việt Nam; Tháng khuyến mãi: hàng thiết yếu mới bán chạy; Hàng Việt về nông thôn Bạc Liêu và Sóc Trăng; Mỹ phẩm Việt: Tủi thân ngay trên sân nhà; cần thay đổi cách đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng; Năm 2013, có 23 phiên chợ Hàng Việt về nông thôn;...

- Báo Sài Gòn Giải Phóng: thường xuyên có các bài viết về Cuộc vận động như: Sản phẩm công nghệ thông tin thương hiệu Việt - cần nhiều hỗ trợ để phát triển; Chợ truyền thống tại TP.HCM:“làm mới” mình để giữ chân khách hàng; Hệ thống phân phối tại TP.HCM: Ưu tiên bán hàng trong nước; Dự án Hàng Việt đồng hành với tiểu thương: Độ phủ và doanh số tăng 30-40%,...

- Báo Phụ nữ thành phố thực hiện chuyên mục “Người nội trợ thông minh”. Các tin bài nổi bật như: “Cuộc chiến” thương hiệu của doanh nghiệp Việt; Hàng Việt đổi mới để kéo sức mua; Tự hào hàng Việt, tự hào người Việt;...

- Báo Người Lao động: thường xuyên có các bài viết về Cuộc vận động như: Tín hiệu lạc quan cho hàng việt; Hàng Việt lép vế tại Trung tâm thương mại; Nhiều phiên chợ hàng Việt về nông thôn;...

- Báo Pháp luật TP.HCM: với các loạt bài như: Hàng Việt đổi mới để kéo sức mua; Hàng Việt còn yếu thế trên sân nhà; 95% hàng Việt đang có mặt ở các kênh bán lẻ; Hàng Việt ngày càng gần vùng sâu, vùng xa;...

- Báo Doanh nhân Sài Gòn: tổ chức cuộc thi ảnh “Hàng Việt qua ống kính vạn hoa” để tìm kiếm những hình ảnh độc đáo, chứa đựng những thông điệp tự hào về hàng hóa, thương phẩm của Việt Nam.

- Trang thông tin điện tử thành phố: đã thực hiện 100 tin bài với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, như: Đẩy mạnh kết nối - mở rộng phòng tuyến cho hàng Việt; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” kết nối doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ; Doanh nghiệp trung ương và TP.HCM đẩy mạnh hợp tác thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Đảm bảo giá thuốc bình ổn không cao hơn giá thị trường; Phát sóng HTV Co.op, kênh thông tin và quảng bá hàng Việt.

- Đài Tiếng nói nhân dân thành phố: tổ chức cuộc thi sáng tác dân ca, ca cổ, hò, vè chủ đề “Tôi yêu hàng Việt”, thu hút 485 bài dự thi của 293 tác giả từ 21 tỉnh thành khu vực phía Nam tham gia.

- Đài Truyền hình thành phố: thực hiện hơn 150 tin tức các loại (trung bình 3 tin/tuần); thực hiện 24 phóng sự (thời lượng từ 5 - 15 phút, trung bình 2 phóng sự/tháng) và 4 phóng sự đề cập các mặt hạn chế trong quá trình thực hiện Cuộc vận động; thực hiện các cuộc trao đổi ngắn với các nhà quản lý, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt về việc làm thế nào để triển khai có hiệu quả Cuộc vận động. Đặc biệt, trong các chương trình đối thoại “Nói và Làm”, “Lắng nghe và trao đổi” đã tổ chức các chương trình quy mô, bàn sâu về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp để nhân rộng việc thực hiện Cuộc vận động trong thực tế.

Các chương trình, tiết mục đã thực hiện trong năm như: 52 chương trình Câu chuyện hàng Việt; 52 chương trình Kiến thức tiêu dùng; 26 chương trình Doanh nhân & thương hiệu; 52 chương trình Thời trang và cuộc sống (ưu tiên giới thiệu những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao đến với người tiêu dùng); 14 chương trình “Nhịp đập thành phố trẻ” quảng bá hàng Việt đến người tiêu dùng, như: Ngày vàng hàng Việt, Bình ổn bữa ăn cho công nhân, Để công nhân có Tết sum vầy, Đưa hàng bình ổn đến với người dân, Đưa hàng đến tận doanh nghiệp,... Đặc biệt là sự ra đời kênh truyền hình HTVCo.op (phát sóng 24/24), đây là một trong nhiều giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

1.2

Chương trình tuyên truyền của ngành văn hóa-nghệ thuật (tuyên truyền trực quan kết hợp với kịch nói, ca nhạc, gameshow, phim ảnh, vận động sáng tác thơ, bài hát cổ động)

Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phát động bầu chọn “TP.HCM -100 điều thú vị lần 2”; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công ty cổ phần du lịch văn hóa Suối Tiên tổ chức lễ khai mạc “Lễ hội Trái cây Nam bộ năm 2012”; chương trình Kích cầu du lịch nội địa từ 12/4-15/4/2012 với 77 đơn vị tham gia, 30 doanh nghiệp lữ hành TP.HCM.

1.3

Chương trình thông tin, tuyên truyền, vận động tại địa bàn các quận - huyện.

Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

- Ủy ban nhân dân quận 1: tổ chức hội thi “Kỹ năng bán hàng Việt” dành cho các tiểu thương tại chợ Bến Thành, Tân Định, Thái Bình và Dân Sinh, với sự tham dự của khoảng 100 khách mời và 400 lượt cổ động.

- Ủy ban nhân dân quận 3: tổ chức 06 Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Ủy ban nhân dân quận 4: phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận, Siêu thị Vinatex Khánh Hội tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng bán hàng 2012 cho 120 tiểu thương, nhằm trang bị 12 nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh bán lẻ; những vấn đề cần lưu ý khi bán hàng cho nhà sản xuất, kỹ năng thuyết phục khách hàng,...

- Ủy ban nhân dân quận 5 phối hợp với Công ty TNHH quảng cáo hội chợ triển lãm và dịch vụ thương mại tổ chức Hội chợ thương mại hàng tiêu dùng quận 5- năm 2012 đã thu hút trên 80 doanh nghiệp tham gia với hơn 120 gian hàng, thu hút trên 35.000 lượt người tham quan mua sắm, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng.

- Ủy ban nhân dân quận 6: phối hợp cùng Ban tuyên giáo quận ủy tổ chức Thăm dò ý kiến dư luận xã hội về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kết quả cụ thể: sự chuyển biến trong nhận thức người tiêu dùng về hàng Việt Nam là 90,43%; người tiêu dùng lựa chọn hàng sản xuất trong nước 76,43%.

- Ủy ban nhân dân quận 7: tổ chức chương trình “Hàng Việt đồng hành với tiểu thương chợ truyền thống tại chợ Tân Mỹ và chợ Phước Long.

- Ủy ban nhân dân quận 8: tổ chức Hội thi sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận 8 với chủ đề “Tôi yêu hàng Việt”, thu hút 16 đội, 184 thí sinh dự thi với hơn 600 cổ động viên đến tham dự và cổ vũ.

- Ủy ban nhân dân quận 10: tổ chức 3 phiên chợ hàng Việt tại Công viên văn hóa Lê Thị Riêng.

- Ủy ban nhân dân quận 12: tạo điều kiện cho Công ty CP thương mại đầu tư triển lãm nghệ thuật Cửu Long tổ chức phiên chợ công nhân “Tuần lễ mua sắm - Thanh niên với hàng Việt” trên địa bàn phường Tân Thới Nhất.

- Ủy ban nhân dân quận Gò vấp: phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Lớp tập huấn “Kỹ năng bán hàng” dành cho các tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ, tạo điều kiện cho hơn 300 tiểu thương kinh doanh giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất kinh doanh hàng gia dụng, thực phẩm và tiêu dùng.

- Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh: tổ chức Hội thi “Tự hào hàng Việt” tại chợ Bà Chiểu với nội dung tìm hiểu về giá, đặc tính, công dụng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, tìm hiểu các nội dung liên quan đến Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận đã chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 20 phường tổ chức tọa đàm “Giải pháp thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại cng đồng dân cư với 21 buổi, 4.351 người tham dự.

- Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận phối hợp sơ kết 03 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Phát động phong trào mỗi tiểu thương là đại sứ hàng Việt tại 03 chợ trong địa bàn quận, trong đó vận động lực lượng hội viên phụ nữ các chợ làm nồng cốt phong trào (trên 900 hội viên); Nhân rộng mô hình “Vận động tiểu thương thẩm định chất lượng sản phẩm, rồi tiếp thị đến người tiêu dùng”.

- Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi: phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư tổ chức Phiên chợ hàng Việt gồm 50 gian hàng với sự tham gia của 37 doanh nghiệp, thu hút 25.000 lượt khách tham quan và mua sắm, đạt doanh thu 2 tỷ đồng.

- Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh: tổ chức chương trình đồng hành cùng tiểu thương chợ truyền thống gắn với chương trình Ngày vàng Hàng Việt tại chợ Bình Chánh, Cầu Xáng và chợ Vĩnh Lộc (thu hút 1.500 lượt người tham dự).

- Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn: phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tổ chức “Phiên chợ hàng Việt”, có 32 doanh nghiệp tham gia với 43 gian hàng.

2

Chương trình kết nối doanh nghiệp thành phố với thị trường

2.1

Các sự kiện kích cầu du lịch nội địa.

Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chương trình kích cầu du lịch nội địa với mục tiêu kích cầu nguồn khách du lịch nội địa Việt Nam, tạo điều kiện cho khách Việt Nam du lịch trong nước với giá tour ưu đãi thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12/2012.

- Ngày hội du lịch TP.HCM năm 2012 (từ ngày 12/4 - 15/4/2012) với mục tiêu hướng tới xây dựng sự kiện Ngày hội du lịch trở thành một siêu thị du lịch nội địa, khuyến khích người du lịch trong nước mua tour của doanh nghiệp lữ hành nội địa số đơn vị tham gia là 77 với hơn 200.000 lượt khách nội địa và quốc tế tham quan.

2.2

Các Phiên chợ Hàng Việt tại khu vực ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Đơn vị chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

- Phiên chợ hàng Việt tại quận 02 (05 ngày, từ ngày 18 - 22/07/2012): có 46 đơn vị tham dự với 65 gian hàng (trong đó có 02 đơn vị thuộc chương trình bình ổn giá của thành phố và 03 đơn vị thuộc doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao). Phiên chợ có hơn 25.000 lượt khách tham quan, doanh thu hơn 02 tỷ đồng (Hai tỷ đồng). Doanh nghiệp tham dự phiên chợ đều thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt để phục vụ người tiêu dùng tại quận 2 và các khu vực lân cận.

- Phiên chợ hàng Việt tại quận Tân Phú (05 ngày, từ ngày 12 - 16/09/2012): có 41 đơn vị tham dự với 57 gian hàng. Trong đó, có 03 đơn vị hàng Việt Nam chất lượng cao: Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản-Vissan, Công ty TNHH DVTMSX Việt Sin, Công ty TNHH Minh Long Hưng. Phiên chợ thu hút hơn 20.000 (Hai mươi ngàn) lượt khách tham quan và mua sắm trong suốt 05 ngày diễn ra chương trình. Doanh thu của phiên chợ gần 03 tỷ đồng (Ba tỷ đồng), trong đó các DN đạt doanh thu cao như: Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), Lilico, Cơ sở Bé Trung, Cơ sở giày dép Thúy An, Cty TNHH MTV TM XNK Sơn Hương, Công ty TNHH TM may mặc Vương Phú Thịnh,...

- Phiên chợ hàng Việt tại huyện Cần Giờ (05 ngày, từ ngày 28/09 - 02/10/2012); có 52 đơn vị tham dự với 78 gian hàng. Trong đó có 03 đơn vị hàng Việt Nam chất lượng cao: Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản-Vissan, Công ty TNHH DVTMSX Việt Sin, Công ty TNHH Minh Long Hưng. Hơn 22.000 lượt khách tham quan và mua sắm trong suốt 05 ngày diễn ra chương trình với doanh thu trên 1,3 tỷ đồng.

2.3

Các “Phiên chợ Hàng Việt về nông thôn” và “Phiên chợ vui công nhân” tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Đơn vị chủ trì: Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao

- Đã tổ chức được 06 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn ở các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Tây Ninh, Trà Vinh.

- Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao xây dựng Dự án mới “Hàng Việt đồng hành với tiểu thương chợ truyền thống”; tổ chức các buổi huấn luyện kỹ năng buôn bán, đẩy mạnh trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp tại chợ, cụ thể: đã thực hiện 03 buổi huấn luyện tiểu thương và Chương trình Ngày vàng hàng Việt (ở chợ Bình Chánh và Thủ Đức).

2.4

Chương trình bình chọn “Doanh nhân thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu-2012”.

Đơn vị chủ trì: Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố

Đã tổ cuộc bình chọn và trao danh hiệu “Doanh nhân thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu” cho 87 doanh nhân xuất sắc nhất với hơn 500 khách mời tham dự là đại diện các cơ quan ban ngành, các phóng viên báo đài và đông đảo doanh nghiệp.

3

Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam

3.1

Chương trình bồi dưỡng kiến thức và đào tạo kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, tâm lý người tiêu dùng...

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn về “Nghiệp vụ quản lý chợ cho Ban quản lý và tập huấn kỹ năng bán hàng dành cho tiểu thương” trên địa bàn, cụ thể:

- Lớp đào tạo Cán bộ Ban quản lý chợ: gồm Trưởng ban, Phó ban quản lý tại các chợ loại 1,2,3 trên địa bàn thành phố (khoảng 729 người).

- Lớp tập huấn kỹ năng bán hàng cho tiểu thương: 4.800 tiểu thương tại các quận 1,6,8,11, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ.

3.2

Chương trình tập huấn, đào tạo về quản trị doanh nghiệp; tư vấn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; tập huấn nâng cao năng lực cán bộ xúc tiến thương mại.

Đơn vị chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

- Tổ chức các các chương trình huấn luyện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bao gồm: khóa huấn luyện “Hướng dẫn quyết toán thuế thu thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp năm 2011”; khóa huấn luyện “Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật bán hàng” ; khóa huấn luyện “Kỹ năng đàm phán thương lượng”; khóa huấn luyện “Kỹ thuật đánh giá hiệu quả công việc”.

- Tổ chức Khóa huấn luyện “Marketing hiện đại cho ngành du lịch” với 42 người tham dự; Khóa huấn luyện “Marketing du kích” với 25 người tham dự; Khóa huấn luyện “Triển khai các chính sách về hỗ trợ và quản lý thuế” với 38 người tham dự; Khóa huấn luyện “Lập phương án sản xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng” với 21 người tham dự; Khóa huấn luyện “Nghệ thuật bán hàng thời khủng hoảng” với 40 người tham dự.

3.3

Chương trình điều tra, khảo sát thị trường, hành vi và nhu cầu mua sắm người tiêu dùng, mạng lưới phân phối trên địa bàn TP.HCM.

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương

- Đã tổ chức 04 cuộc hội thảo thu thập, thảo luận ý kiến doanh nghiệp; 10 cuộc hội thảo lấy ý kiến chuyên gia góp ý cho báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát và 05 cuộc hội thảo báo cáo chính thức.

- Đã tổ chức họp nghiệm thu đánh giá kết quả điều tra, khảo sát.

- Dự kiến, sẽ báo cáo kết quả điều tra, khảo sát cho Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 12/2012.

3.4

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Việt Nam, quốc tế và chứng nhận thương hiệu sản phẩm.

Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ

- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm (chợ Thủ Đức, chợ Hóc Môn, chợ Bình Điền), hiện 2 chợ là chợ Hóc Môn và chợ Thủ Đức đã được cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu Tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ cấp và một chợ còn lại đang trong quá trình thẩm định nội dung. Hỗ trợ đăng ký nhân hiệu cho Hợp tác xã Bánh Tráng Phú Hòa Đông, mật ong rừng U Minh Hạ, cá khô Bổi U Minh, tôm khô Rạch Gốc.

- Tổ chức buổi hội thảo “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”, tổ chức Hội nghị “Giới thiệu các chương trình hỗ trợ về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất trên địa bàn thành phố”.

3.5

Chương trình đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan ban ngành, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

Đơn vị chủ trì: Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố

- Phối hợp với Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố triển khai “Giới thiệu chương trình kích cầu thông qua đầu tư”, có trên 100 người tham dự.

- Phối hợp với Trường Đại học Marketing tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, đã thu hút hơn 100 người tham dự.

- Phối hợp với các ngân hàng tổ chức Hội thảo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập hợp danh sách hơn 30 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trên 200 tỷ đồng.

- Tổ chức Hội thảo “Bình ổn thị trường TP. HCM - Cơ hội phát triển trong mối liên kết kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”, với sự tham dự của hơn 80 người.

3.6

Chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Đơn vị chủ trì: Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao

Hội chợ diễn ra tại 6 tỉnh thành thuộc các khu vực: Đồng bằng Nam bộ (An Giang và Bến Tre); Đông Nam bộ (TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai); Trung Trung bộ (Bình Định và Tây Nguyên (Đăk Lăk).

4

Chương trình khuyến khích sử dụng hàng Việt

4.1

Chương trình “Tháng bán hàng khuyến mại”.

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương

- Hệ thống siêu thị Co.op Mart: tham gia chương trình tại 59 siêu thị và 47 cửa hàng thực phẩm Co.op Food với hơn 2.000 sản phẩm thiết yếu được bán với mức giảm giá đến 49%. Có hơn 600 nhà cung cấp hàng Việt với chi phí khuyến mại hơn 100 tỉ đồng (tăng gấp đôi so với năm 2011), tổng doanh thu đạt hơn 1.700 tỷ đồng (chưa VAT), tăng 20% so với năm 2011.

- Hệ thống cửa hàng Công ty Vissan: tham gia chương trình giảm giá từ 5% cho các sản phẩm chế biến đông lạnh và chế biến khô đến 10% cho các sản phẩm đồ hộp. Tổng doanh thu trên 62,4 tỉ đồng (tăng 42% so với cùng kỳ), lượng khách hàng đến mua sắm tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

- Hệ thống trung tâm điện máy nội thất Thiên Hòa: triển khai chương trình “Giảm giá đến 49%” với hơn 500 mặt hàng đã thu hút hơn 250.000 lượt người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm. Tổng doanh thu đạt 162 tỉ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước.

- Hệ thống siêu thị Big C: hưởng ứng tháng khuyến mại bằng nhiều chương trình khuyến mại như Chương trình “Rộn ràng sinh nhật”, “Tuyệt vời hương vị Việt và Tết Trung Thu”, “Sắc hoa thu”, “14 ngày giá sốc”, “Tôn vinh vẻ đẹp Việt”. Kết quả: Big C Phú Thạnh đạt doanh thu hơn 32,34 tỷ đồng, tăng 0,96% so với tháng trước; Big C Gò Vấp đạt hơn 49,5 tỷ đồng, tăng 4,76% so với tháng trước; Big C Miền Đông đạt hơn 56,5 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước.

- Hệ thống trung tâm thương mại Parkson: hưởng ứng “Tháng khuyến mại” với chương trình “Đắm mình trong thế giới triệu ưu đãi”.

- Hệ thống siêu thị Citimart, Metro, Giant, Guardian, Index Living, Thương Tax, Trung tâm thương mại thời trang Vinatex Mart, hệ thống siêu thị điện thoại Viễn Thông A, Công ty du lịch Festival, Du lịch TST... đều có mức tăng về doanh số và số lượng khách hàng đến tham quan mua sắm trong tháng 9.

- Trong khuôn khổ chương trình “Tháng khuyến mại”, Sở Công thương đã tổ chức 6 “Phiên chợ hưởng ứng chương trình Tháng khuyến mại” năm 2012: Phiên chợ phục vụ công nhân và người dân tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn; Phiên chợ phục vụ cho công nhân và người dân tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Hóc Môn; Phiên chợ phục vụ cho công nhân và người dân trên địa bàn quận 8; Phiên chợ phục vụ cho công nhân và người dân trên địa bàn quận Bình Tân; Phiên chợ phục vụ sinh viên tại ký túc xá Đại học Nông Lâm thành phố; Phiên chợ phục vụ sinh viên tại ký túc Đại học Công nghiệp thành phố. Các doanh nghiệp bình ổn thị trường và sản xuất hàng hóa trong nước đã tích cực tham gia với nhiều chương trình khuyến mại, thu hút hơn 300.000 lượt người đến tham quan mua sắm.

4.2

Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố.

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương

Để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ trước - trong sau Tết, Sở Công Thương phối hợp cùng các sở ngành, quận - huyện và các doanh nghiệp đã triển khai kế hoạch Tết. Cụ thể:

- Lượng hàng lương thực - thực phẩm phục vụ trước - trong và sau Tết Quý Tỵ 2013, tăng 24% so cùng kỳ, khoảng 6.680 tỷ đồng và từ 03 nguồn chính:

+ Từ các doanh nghiệp tham gia bình ổn chiếm từ 30-40 % thị phần.

+ Từ các chợ đầu mối chiếm 40-50% thị phần.

+ Từ các doanh nghiệp khác chiếm 10-20% thị phần. Riêng rau - củ - quả, thủy hải sản, 3 chợ đầu mối chiếm 60-70% thị phần.

- Điểm bán hàng bình ổn: đến tháng 11/2012, tổng số điểm bán của Chương trình bình ổn lương thực - thực phẩm có 2.734 điểm, tăng 437 điểm bán so tháng 3/2012 (nếu tính 4 Ch.trình là 5.277 điểm, tăng 911 điểm). Trong đó:

+ Có 831 điểm bán bình ổn thị trường tại 128 chợ truyền thống.

+ Có 785 điểm bán tại quận - huyện ngoại thành (21 siêu thị, 93 cửa hàng tiện lợi, 81 điểm tại chợ, 590 điểm tại khu dân cư) và 1.118 điểm bán tại khu dân cư nội thành.

+ Riêng tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, đã phát triển dược 13 điểm bán tại 10/13 khu chế xuất - khu công nghiệp (01 siêu thị, 09 cửa hàng tiện lợi và 03 điểm bán), có 03 cửa hàng tiện lợi trong xí nghiệp đông công nhân, đồng thời đưa hàng bình ổn thị trường vào 07 bếp ăn tập thể phục vụ 37.500 công nhân lao động.

5

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý thị trường

 

Kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường và xử lý hàng ngoại nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc

Đơn vị chủ trì: Chi cục Quản lý thị trường

Đã kiểm tra 15.542 vụ chuyên ngành Quản lý thị trường và phối hợp liên ngành, tăng 174 vụ so với cùng kỳ năm trước; trong đó:

- Kiểm tra chuyên ngành quản lý thị trường: 4.296 vụ, giảm 72 vụ so cùng kỳ năm trước, trong đó có 4.068 vụ vi phạm, giảm 139 vụ, gồm có: Hàng cấm: 170 vụ (giảm 95 vụ); Hàng nhập lậu: 1.073 vụ (giảm 75 vụ); Giả nhãn hiệu hàng hóa: 524 vụ (giảm 55 vụ); Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa: 1.063 vụ (tăng 211 vụ); Vi phạm về đăng ký kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh: 188 vụ (tăng 5 vụ). Còn lại là các vi phạm khác. Thành phố đã xử phạt vi phạm hành chính 4.181 vụ, đã thu 114,5 tỷ đồng, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước, gồm có: Tiền phạt (52,6 tỷ đồng); Bán hàng tịch thu (54,8 tỷ đồng); Truy thu phạt thuế (2,7 tỷ đồng); Thu khác (4,4 tỷ đồng). Trị giá hàng hóa đã tiêu hủy: 12,3 tỷ đồng (giảm 16,21% so cùng kỳ). Trị giá hàng tịch thu chờ bán: 69,0 tỷ đồng. Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra: 11 vụ, với tổng trị giá hàng hóa là 43,65 tỷ đồng.

- Phối hợp kiểm tra liên ngành: 11.246 vụ, tăng 246 vụ so với cùng kỳ năm trước, trong đó vi phạm 7.188 vụ, tăng 583 vụ.

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG "NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊU DÙNG HÀNG VIỆT NAM" TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Công tác trọng tâm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nội dung & Kết quả

Thời hạn

1

Chương trình thông tin, tuyên truyền, vận động

1.1

Các chương trình tuyên truyền trên báo, đài thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận - huyện, ITPC, Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành phố, Đài truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt

Kế hoạch tổ chức thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động, phù hợp từng đối tượng (Sở ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông,...)

5/2013

1.2

Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình "Thanh thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2013

Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Các cơ sở đoàn, trường học trên địa bàn

Thực hiện tuyên truyền tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố; tổ chức chương trình “Tự hào hàng Việt”, chương trình “Hàng Việt đồng hành cùng sinh viên - học sinh”, chương trình “Hàng Việt đến với thanh niên công nhân”

2013

1.3

Cuộc thi viết "Dùng hàng Việt là yêu nước"

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các trường phổ thông trung học, cao đẳng, đại học

Phát động cuộc thi viết “Dùng hàng Việt là Yêu nước” dành cho đối tượng học sinh các trường phổ thông trung học và sinh viên các trường cao đẳng đại học

9/2013

2

Chương trình kết nối doanh nghiệp thành phố với thị trường

2.1

Phát triển hệ thống kênh phân phối

Sở Công Thương

Các Sở ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện

Phát triển hệ thống kênh phân phối hàng hóa thông qua các doanh nghiệp bình ổn; xây dựng Quyết định điều chỉnh Quyết định 17/2009/-UBND ngày 12/02/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố

12/2013

Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Sở Công Thương

Rà soát các mặt bằng phù hợp quy hoạch để phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ

12/2013

2.2

Đẩy mạnh hoạt động quảng bá về du lịch thành phố

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Thông tin Truyền thông

Kế hoạch giới thiệu quảng bá về hoạt động du lịch trên Kênh Chương trình mua sắm qua Truyền hình (HTV - Coop)

5/2013

2.3

Các sự kiện kích cầu du lịch nội địa: Ngày hội Du lịch (Tháng 4); Lễ hội trái cây Nam bộ (Tháng 6), Chương trình Tp.HCM -100 điều thú vị

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hiệp hội Du lịch thành phố

3 sự kiện kích cầu du lịch nội địa

4/2013 và 6/2013

2.4

Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, mua sắm hàng Việt qua kênh truyền hình

Ban điều hành Kênh Chương trình mua sắm qua truyền hình (HTV- Coop)

Các Sở ngành, doanh nghiệp liên quan

Căn cứ Thông báo kết luận số 314/TB-VP ngày 12/05/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố, báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và xây dựng kế hoạch năm 2013

5/2013

2.5

Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

Sở Công Thương

Các Sở ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện

Chương trình xúc tiến thương mại năm 2013

05/2013

2.6

Chương trình kết nối thương hiệu Việt

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

Ủy ban nhân dân quận, huyện, các Ban quản lý chợ và doanh nghiệp

Xây dựng Chương trình kết nối thương hiệu Việt để mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng sự hiện diện của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước, tại các chợ, khu vực dân cư

9/2013

2.7

Chương trình đào tạo cho các tiểu thương, Ban quản lý chợ

Sở Công Thương

Trường Đại học Kinh tế thành phố, ITPC, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố

Tổ chức các lớp đào tạo cho tiểu thương, Ban Quản lý chợ

2013

3

Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam

3.1

Triển khai thỏa thuận hợp tác ngành giai đoạn 2012 - 2015 giữa Sở Công Thương TP.HCM và Sở Công Thương các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Sở Công Thương

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Hợp tác trong các lĩnh vực: điều phối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường, liên kết chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường; hợp tác quy hoạch thương mại, dịch vụ, thương mại điện tử; chng buôn lậu và gian lận thương mại,...

2013

3.2

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Việt Nam, quốc tế và chứng nhận thương hiệu sản phẩm

Sở Khoa học và Công Nghệ

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

Các khóa tập huấn, bồi dưỡng

2013

3.3

Chương trình "Kênh thông tin nắm bắt tình hình khó khăn của doanh nghiệp"

Sở Công Thương

Trung tâm WTO

Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát

6 tháng/lần

3.5

Chương trình đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Ủy ban nhân dân quận - huyện

Các thành viên Hệ thống "Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố"

Các buổi đối thoại, tọa đàm

ITPC (1 tháng/lần), Ủy ban nhân dân các quận huyện (1 quý/lần)

4

Chương trình khuyến khích sử dụng hàng Việt

4.1

Triển khai Chương trình "Tháng khuyến mại"

Sở Công Thương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố

Hoạt động hội chợ, triển lãm và bán hàng khuyến mại

9/2013

4.2

Các chương trình đưa hàng Việt Nam đến người tiêu dùng tại khu vực ngoại thành và tỉnh lân cận

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố và ITPC của các tỉnh

Tổ chức đưa hàng Việt đến các khu vực ngoại thành và tỉnh lân cận

2013

4.3

Phát triển các cửa hàng bán hàng Việt Nam tại các khu dân cư

Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Ban quản lý các Khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố, các doanh nghiệp bình ổn

Triển khai các “Cửa hàng Thanh niên”, Cửa hàng Co.opFood, SatraFood bán hàng bình n giá và hàng Việt Nam chất lượng cao tại các khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân trên địa bàn thành phố,...

2013

4.4

4 Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố

Sở Công Thương

Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân quận- huyện và doanh nghiệp liên quan

Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm, mặt hàng sữa, mặt hàng phục vụ mùa khai trường

12/2013

Sở Y tế

Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện và doanh nghiệp liên quan

Chương trình bình ổn thị trường đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh

12/2013

5

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý thị trường

5.1

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Chi cục Quản lý Thị trường

Ủy ban nhân dân các quận huyện, Sở Tài chính; Hội Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng thành phố, Chi cục Hải quan thành phố

Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2013

5/2013

5.2

Tăng cường công tác quản lý giá cả trên địa bàn

Sở Tài chính

Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các quận - huyện

Kế hoạch về quản lý giá cả trên địa bàn năm 2013

5/2013

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH CỦA CÁC HIỆP HỘI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG "NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM" TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2013
(Các Hiệp Hội xây dựng kế hoạch và Chương trình tổ chức triển khai theo Kế hoạch đã đăng ký)
(Ban hành hèm theo Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Công tác trọng tâm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nội dung & Kết quả

Thời hạn

1

Chương trình thông tin, tuyên truyền, vận động

1.1

Chương trình hỗ trợ thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng; tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

Hội Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng thành phố

Sở Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, các Hội ngành nghề

Các thông tin cung cấp, các vụ việc được xử lý, các bản cam kết cửa doanh nghiệp

12/2013

1.2

Tổ chức các hoạt động quảng bá hàng Việt

Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt

Các phương tiện truyền thông

Tổ chức cuộc thi ảnh tôn vinh hàng Việt; thực hiện các video clip về chủ đề “Tiểu thương dễ thương cùng hàng Việt, chương trình đồng hành với “Hàng Việt vì cộng đồng”; phối hợp với các đối tác chiến lược về truyền thông để quảng bá hàng Việt

2013

1.3

Tăng cường phong trào hưởng ứng Cuộc vận động trong tập thể cán bộ, công nhân viên, lao động và nhân dân

Công đoàn các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân quận- huyện, tổ chức đoàn thể, Hiệp hội, Hội ngành nghề, Tổng Công ty, doanh nghiệp trực thuộc thành phố

Các đơn vị liên quan

Các buổi họp, tọa đàm phổ biến sâu rộng đến cán bộ công nhân viên

2013

2

Chương trình kết nối doanh nghiệp thành phố với thị trường

2.1

Các "Phiên chợ Hàng Việt về nông thôn" và "Phiên chợ Vui Công nhân" tại các khu chế xuất, khu - cụm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao

Sở Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, các doanh nghiệp thành phố

Các phiên chợ bán hàng sản xuất trong nước

2013

2.2

Hội chợ “Tôn vinh hàng Việt 2013”

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố

Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

01 hội chợ

10/2013

2.3

Hội thảo về hàng Việt

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố

Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

Hội thảo "Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt", hội thảo "Hàng Việt qua chương trình bình ổn giá"

2013

3

Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam

3.1

Chương trình bình chọn doanh nghiệp, sản phẩm đạt giải hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2013

Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao

Kết quả bình chọn

6/2013

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 81/BC-UBND ngày 22/04/2013 về kết quả Chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.576

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.189.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!