ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 307/BC- UBND
|
Nhà Bè, ngày 29
tháng 10 năm 2014
|
Phần 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI NĂM 2014
I. KINH TẾ
1. Các ngành kinh tế do Huyện
quản lý:
1.1. Thương mại - Dịch vụ: Tổng doanh số của
ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 7.245,115 tỷ đồng, so năm trước đạt 113,03%,
so với kế hoạch năm đạt 100,02% (7.243,366 tỷ đồng).
1.2. Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Huyện quản lý) ước đạt
223,433 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đạt 112,05%, so với kế hoạch năm đạt
100,04% (223,338 tỷ đồng).
Công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Trên địa bàn Huyện có 1.243 với số vốn đăng ký là 4.250.850
triệu đồng; có 657 hộ được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 63 hộ
ngưng kinh doanh, tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn là 6.178 hộ. Công tác hậu
kiểm được thực hiện thường xuyên; tổ chức trên 30 lượt kiểm tra tình hình chấp
hành pháp luật về giá, phí trông giữ xe, chống buôn lậu, gian lận thương mại,
kinh doanh hàng gian, hàng giả, kinh doanh trái pháp luật, tổ chức và hoạt động
luật sư trên địa bàn huyện.
Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm
2014, Huyện đã phối hợp với các đơn vị, sở, ngành Thành phố đảm bảo cung ứng
các chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân
dân. Bên cạnh các siêu thị, cửa hàng coopfood, cửa hàng bình ổn thị trường, các
chợ trên địa bàn, Huyện còn phối hợp tổ chức 05 Phiên chợ tết phục vụ công nhân
và người dân trên địa bàn Huyện.
Tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Huyện đã tổ chức 01
cuộc đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, thu hút hơn 46 doanh nghiệp tham gia; tổ
chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa 04 Ngân hàng Thương mại và 44 doanh nghiệp,
hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số tiền được hỗ trợ vay vốn
với lãi suất ưu đãi là 210 tỷ đồng; đồng thời phối hợp Sở Công thương tổ chức
cho các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện tham dự Hội nghị phổ biến các thông tin
có liên quan về cộng đồng kinh tế khối ASEAN năm 2014.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phối hợp với các đơn vị tham gia bình ổn thị
trường như Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Liên hiệp Hợp
tác xã thương mại thành phố hỗ trợ tổ chức 4 chuyến hàng lưu động trên địa bàn
Huyện.
Kinh tế tập thể: Phối hợp Sở Công
thương khảo sát thực trạng các hợp tác xã thương mại - dịch vụ trên địa bàn Huyện.
Các hợp tác xã hoạt động bình thường, tuy nhiên doanh thu
chưa được cao do tình hình kinh tế chung. Đa số hợp tác
xã đã tổ chức đại hội xã viên thường niên theo đúng quy định.
Công tác khoa học và công nghệ:
Ủy ban nhân dân Huyện ra quyết định xử phạt vi phạm
trong lĩnh vực điện 11 trường hợp với tổng số tiền phạt 66.000.000 đồng. Phối hợp
Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức các lớp tập huấn về đo lường trong kinh doanh
vàng, bạc, lựa chọn mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em; tổ chức kiểm tra về kiểm định
phương tiện đo đối với cửa hàng xăng dầu; phát triển mô hình nuôi cua thịt bằng
giống nhân tạo.
1.3. Nông nghiệp và phát triển
nông thôn:
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản
ước đạt 275,549 tỷ đồng, so với năm trước ước đạt 101,03%, so với kế hoạch năm
đạt 100,03% (275,468 tỷ đồng).
Chăn nuôi - thú y: Tình hình dịch tễ trên đàn gia súc ổn định, không có dịch bệnh xảy ra;
công tác tiêm phòng trên đàn gia súc được thực hiện tốt, đã tiêm phòng 32.300
liều.
Công tác tuyên truyền về phòng chống
dịch cúm gia cầm được triển khai thường xuyên bằng nhiều hình thức đa
dạng, phong phú; đồng thời chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp
kiểm tra và xử lý theo quy định 213 trường hợp nuôi, kinh doanh, vận
chuyển gia cầm trái phép.
Nuôi trồng thủy sản: Diện tích thả nuôi tôm là 260 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 1.326 tấn
(năng suất bình quân 5,1 tấn/ha). Thường xuyên theo dõi các vùng nuôi tôm nhằm
phát hiện kịp thời dịch bệnh có thể xảy ra để hướng dẫn nông dân xử lý và phòng
ngừa dịch bệnh tránh lây lan. Diện tích thả nuôi cá là 160 ha, sản lượng
thu hoạch ước đạt 960 tấn, năng suất bình quân 6 tấn/ha.
Trồng trọt: Tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2014,
qua đó đã trồng 80 cây gỗ Giáng Hương trên tuyến đường Nguyễn Văn Tạo xã Long
Thới; phối hợp nghiệm thu cây trồng phân tán năm 2013 trên địa bàn huyện, tỷ lệ
cây sống đạt 88%; đồng thời đăng ký 13.055 cây xanh các loại để trồng năm 2014.
Sản lượng lúa thu hoạch ước đạt 178,42 tấn, năng suất bình quân là 2,2 tấn.
Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp: Ủy ban nhân dân Huyện đã phê duyệt 200
phương án sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt cho 217 hộ, tổng vốn đầu tư là
89.715.600.000 đồng; đồng thời tổ chức hỗ trợ lãi vay cho các tổ chức, cá nhân
vay vốn theo Chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị với
số tiền 3.353.801.513 đồng.
Xây dựng xã nông thôn mới:
Tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hỗ trợ
xây dựng nông thôn mới với các Quận ủy quận 7, 9, 10 và các Đảng ủy cấp trên cơ
sở của Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn, Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn, Lực lượng
thanh niên xung phong thành phố, các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố,
Sở Lao động Thương binh và Xã hội với số tiền trên 6 tỷ đồng để hỗ trợ 6 xã xây
dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, Huyện phối hợp tổ chức 3
lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ban quản lý cấp xã, ấp xây dựng Nông thôn mới
trên địa bàn Huyện, với 295 học viên tham dự.
Nhìn chung, các xã tập trung thực hiện
các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cơ bản đạt theo tiến độ đề ra, một số tiêu
chí về giao thông thủy lợi, mở rộng hẻm thực hiện còn chậm do công tác vận động
nhân dân đồng thuận còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, xã điểm Nhơn Đức đã cơ bản
đạt 19/19 tiêu chí. Các xã Phước Kiển đạt: 17/19 tiêu chí; Long Thới: 17/19
tiêu chí; Phước Lộc: 16/19 tiêu chí; Phú Xuân: 14/19 tiêu chí; Hiệp Phước:
15/19 tiêu chí.
2. Xây dựng cơ bản: Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014 theo kế hoạch là
419,975 tỷ đồng. Trong đó:
2.1. Nguồn vốn Thành phố phân cấp cho
Huyện quản lý: Kế hoạch vốn 201,975 tỷ đồng; khối lượng thực hiện ước đạt
201,975 tỷ đồng, đạt 100%; khối lượng giải ngân ước đạt 191,876 tỷ đồng, đạt
95% so với kế hoạch vốn.
2.2. Nguồn vốn ngân sách tập trung: Kế
hoạch vốn 218 tỷ đồng; khối lượng thực hiện ước đạt 218 tỷ đồng, đạt 100%; khối
lượng giải ngân ước đạt 177,289 tỷ đồng, đạt 81,33% so với kế hoạch vốn.
3. Công tác bồi
thường - giải phóng mặt bằng và tái định cư:
3.1. Bồi thường - giải phóng
mặt bằng:
Huyện đã bàn giao mặt bằng 02 dự án,
dự kiến bàn giao mặt bằng 03 dự án vào cuối năm 2014, đồng thời chuẩn bị các thủ
tục để bàn giao mặt bằng dự án ngầm hóa 220kv Nhà Bè - Tao Đàn. Tập trung đẩy
nhanh tiến độ kiểm kê, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý để ban hành quyết định bồi thường,
sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 13 dự án. Tính đến nay, có 06/13 dự án đã
ban hành quyết định bồi thường và 07 dự án hoàn chỉnh 100% công tác kiểm
kê, đang chờ thẩm định giá xây dựng phương án bồi thường.
Các dự án trọng điểm như: Dự án xây dựng
đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đã ban hành quyết định bồi thường
346/431 hộ, đạt tỷ lệ 80%; chi trả cho 45 hộ với số tiền là 64,76 tỷ đồng, nâng
tổng số hộ nhận tiền bồi thường là 300/431 hộ, đạt tỷ lệ 70% với số tiền
484,32 tỷ đồng. Dự án Khu đô thị mới Nhơn Đức - Phước Kiển, đã ban hành
quyết định bồi thường cho 04 hộ nâng tổng số hộ có Quyết định bồi thường là
825/830 hộ, đạt tỷ lệ 99%, chi trả cho 18 hộ và hỗ trợ với số tiền là
263,65 tỷ đồng, nâng tổng số hộ đã nhận tiền bồi thường là 763/830
hộ, đạt tỷ lệ 92% với số tiền 2.028,56 tỷ đồng, diện tích 250ha0939.
Riêng Khu Công nghiệp Hiệp Phước Giai
đoạn 2: Ban hành quyết định bồi thường cho 43 hộ nâng tổng số hộ có quyết
định bồi thường là 238/293 hộ, đạt tỷ lệ 81%; chi trả cho 28 hộ với số tiền
27,36 tỷ đồng, nâng tổng số hộ đã nhận tiền bồi thường là 107/293 hộ, với số tiền
151,36 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 36%, hiện còn 55 hồ sơ đang trong giai đoạn hoàn chỉnh
pháp lý để áp giá bồi thường; đã tổ chức bàn giao mặt bằng đợt 3 cho chủ đầu tư
với diện tích 16ha4500.
3.2. Quỹ đất phục vụ tái định cư:
Đã hoàn tất công tác bố trí tái định
cư đối với 87 hộ dân trên địa bàn xã Phước Kiển thuộc dự án Khu đô thị mới Nhơn
Đức - Phước Kiển vào khu chuyển nhượng của Công ty Lập Phúc tại ấp 3, xã Phước
Kiển. Đang thực hiện bố trí tái định cư cho các hộ dân trên địa bàn xã Nhơn Đức
với diện tích 2.947,8 m2, xem xét bố trí 05 hộ thuộc dự án nạo vét rạch
Kho B.
Đã bố trí nền tái định cư cho 02/02 hộ
có nhu cầu tái định cư thuộc dự án xây dựng kè bảo vệ, chống sạt lở bờ sông khu
vực ngã ba rạch Dơi - sông Cần Giuộc với diện tích 164,3 m2; đã bố
trí 01 hộ thuộc dự án cầu Kênh Lộ với diện tích là 82 m2; đã bố trí nền tái định
cư cho 01 hộ thuộc dự án khu Công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 với diện tích
145 m2.
4. Công tác quản
lý tài nguyên, môi trường và quản lý đô thị:
4.1. Công tác quản lý đất đai: Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) huyện Nhà Bè, Thị trấn Nhà Bè và 05 xã nông thôn mới (Phú Xuân, Phước
Kiển, Long Thới, Phước Lộc, Nhơn Đức) đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2013, đồng thời chuẩn bị các hoạt động
cho công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014. Kịp thời triển khai thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Cập nhật hồ sơ các đồ án quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/500, 1/2000 trên địa bàn Huyện để phục vụ công tác quản lý việc
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; phối hợp với
tổ công tác liên ngành để giải quyết các hồ sơ thuận địa điểm đầu tư, giao đất
cho các tổ chức trên địa bàn Huyện. Cập nhật, chỉnh lý biến động vào hệ thống sổ
bộ được 8.727/8.727 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xây
dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được tập trung thực
hiện. Huyện đã cấp 318 thửa đất với diện tích 81.891,4 m2.
4.2. Công tác quản lý môi trường: Huyện đã tiếp nhận 106 hồ sơ, đã giải quyết 105 hồ sơ; trong đó 95 hồ
sơ được cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (10 hồ sơ không
đủ điều kiện), 01 hồ sơ đang xem xét; tổ chức 128 lượt kiểm tra, giám sát việc
bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh; tiếp nhận và
giải quyết 03/04 trường hợp kiến nghị về ô nhiễm môi trường; 01/04 trường hợp
đang xem xét, giải quyết. Đồng thời, phối hợp giám sát tình hình tạm đình chỉ
hoạt động đối với Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương.
4.3. Công tác quản lý đô thị - quy
hoạch:
Về quản lý hạ tầng đô thị: Thực hiện duy tu thông cống, nạo vét hố ga các tuyến đường trên địa
bàn huyện; duy tu chăm sóc bảo dưỡng thảm cỏ, cây xanh các tuyến đường, công
viên, vườn dạo, khuôn viên các trụ sở công. Thực hiện chủ trương về việc xin
ghi vốn mở lối đi cho các hộ dân có đất tiếp giáp dự án T30 xã Phước Lộc.
Đội Quản lý trật tự đô thị phối
hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện kiểm tra 1.993 lượt, chủ yếu là nhắc nhở
(2.131 trường hợp), nhất là tại các trục đường chính, các khu vực đông dân cư
và các chợ trên địa bàn; kiểm tra tình hình xây dựng trên địa bàn Huyện phát hiện
152 trường hợp xây dựng không phép, sai phép; đã xử lý 87 trường hợp, các trường
hợp còn lại đang tiến hành xử lý theo quy định.
Về công tác quy hoạch:
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 (09 đồ
án): Trình Sở Quy hoạch kiến trúc thẩm định, phê duyệt đồ án QHPK tỷ lệ 1/2000
khu Long Thới - Nhơn Đức, Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 1,2,3, Nghĩa
trang Nhơn Đức, Khu Trung tâm xã Phước Lộc, Khu dân cư ngã 3 Long Thới, Khu dân
cư phía Bắc sông Đồn Điền, Cụm sản xuất Long Thới; 03 nhiệm vụ Khu dân cư ấp 2
Nhơn Đức, Khu dân cư Phước Kiến (giữa Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Tạo), Khu dân
cư Phước Kiển (ngã 3 Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Tạo); thẩm định bổ sung phần hạ
tầng Khu Bờ Băng.
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500: Huyện
đã phê duyệt đồ án QHCT tỷ lệ 1/500 khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục cảnh sát hình
sự PC 14; 03 đồ án điều chỉnh Khu dân cư Kiến Thịnh, khu nhà ở phân khu 18A,
khu dân cư Thanh Niên (Phước Lộc); 01 nhiệm vụ mở rộng Khu nhà ở tái định cư xã
Phước Kiển (Công ty Lập Phúc); trình Sở Quy hoạch kiến trúc thẩm định đồ án
QHCT 1/500 kho xăng dầu hàng không miền nam; đồng thời chuyển Sở Quy hoạch kiến
trúc về điều chỉnh nhiệm vụ QHCT 1/500 khu dân cư Phước Kiển (Công ty TNHH Phát
triển Vĩnh Phước); 02 đồ án QHCT 1/500 Khu công viên cây xanh kết hợp nhà ở
Thương mại tại thị trấn Nhà Bè, khu vực Trạm điện Nhà Bè, xã Phước Kiển.
Công tác điều chỉnh quy hoạch cục bộ:
chuyển sở Quy hoạch - Kiến trúc về điều chỉnh cục bộ 4 đồ án QHCT tỷ lệ 1/2000
Khu dân cư Thị trấn - Phú Xuân; Khu dân cư Ngã ba Nhơn Đức; Khu dân cư phía Tây
xã Phước Lộc; Khu dân cư kết hợp TTTM - dịch vụ khoa học xã Phước Kiển.
Về công tác phòng, chống lụt bão: Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bảo và tìm
kiếm cứu nạn; lập kế hoạch di dời khẩn cấp hộ bà Trần Thị Đặng nằm trong vùng nguy
cơ sạt lở đất; lập phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng
do mưa lớn, triều cường, xả lũ trên địa bàn huyện. Tuyên truyền sử dụng tổng
đài 114 về cứu hộ, cứu nạn và chữa cháy; tổ chức chuẩn bị cho cuộc diễn tập tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục sự cố cháy nổ trên phà Bình Khánh (dự kiến diễn
ra ngày 31/12/2014); kiểm tra công tác chuẩn bị về phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn trên địa bàn Huyện.
Về điện:
phối hợp Công ty Điện lực Duyên Hải tổ chức tổng kết chương trình gia đình tiết
kiệm điện năm 2014; phối hợp Sở Công thương và các đơn vị có liên quan kiểm tra
thực tế hiện trường về hành lang an toàn lưới điện 500KV trên địa bàn xã Long
Thới; kiến nghị Khu quản lý giao thông đô thị số 4 lắp đặt đèn chiếu sáng công
cộng trên các tuyến hẻm (Công trình Nông thôn mới); đề nghị Công ty Điện lực
Duyên Hải xây dựng kế hoạch di dời các trụ nằm dưới lòng đường và tuyến các tuyến
hẻm trên trên đường Nguyễn Văn Tạo, Đào Sư Tích; báo cáo kết quả thực hiện
chương trình năng lượng xanh thành phố năm 2013 và kế hoạch năm 2014; tiếp tục
quán triệt và thực hiện Chỉ thị 01/2013/CT-UBND ngày 3/1/2013 của UBND Thành phố
về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
và an toàn điện trong nhân dân; hoàn thành việc thống kê rà soát và tiếp tục
triển khai việc lắp đặt đồng hồ tổng, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn.
Về cấp nước: Thực hiện tổng kết 4 năm phát triển hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh
hoạt trong các khu dân cư hiện hữu trên địa bàn Huyện; Thực hiện “Phát triển
hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt trong các khu dân cư hiện hữu trên địa
bàn huyện Nhà Bè”; xây dựng phương án cấp bù nước bằng ghe bằng xe ô tô bán tải,
xe ô tô tự đỗ cho các vị trí dân cư phân tán trên các tuyến đường chưa có mạng
lưới cấp nước trên địa bàn. Huyện đã gắn 1.538 đồng hồ nước, nâng tổng số đến
nay trên địa bàn huyện là 21.772 đồng hồ nước.
Công tác phòng cháy chữa cháy: Phối hợp với Phòng cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè
lập kế hoạch kiểm tra phương án PCCC tại các chung cư cao tầng, các cơ sở kinh
doanh có nguy cơ cháy nổ cao và các khu kinh doanh nhà trọ. Xây dựng kế hoạch tổ
chức các hoạt động nhân ngày toàn dân Phòng cháy và Chữa cháy 4/10; Kế hoạch “Tổ
chức hội thao kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2014”; Kế hoạch xây dựng
xã - thị trấn điểm, khu phố - ấp điểm an toàn về phòng cháy chữa cháy giai đoạn
2014 - 2015. Xây dựng kế hoạch phòng cháy và chữa cháy đến cuối năm 2014.
Quản lý vật liệu xây dựng: Chấn chỉnh tình trạng các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng không
phù hợp với Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 16/01/2012; phối hợp với Sở Xây
dựng thực hiện chương trình điêu tra, khảo sát các cơ sở vật liệu xây dựng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Thu chi - ngân
sách:
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực
hiện 3.035,519 tỷ đồng đạt 987% so với
chỉ tiêu pháp lệnh (307,619 tỷ đồng), nếu không tính xuất nhập khẩu thì thu
ngân sách Nhà nước đạt 506,684 tỷ đồng, đạt 165% so với chỉ
tiêu pháp lệnh (307,619 tỷ đồng) và bằng 106% so với cùng kỳ năm 2013 (479,263
tỷ đồng).
Tổng thu ngân sách địa phương ước thực
hiện là 411,955 tỷ đồng (không tính
thu chuyển nguồn đầu tư 51,47 tỷ đồng, thu đầu tư phân cấp 54,868 tỷ đồng), đạt
131% so với dự toán (314,147 tỷ đồng)
và bằng 114% so với cùng kỳ năm 2013 (362,176 tỷ đồng), trong đó thu điều tiết : 81,939 tỷ đồng, thu bổ
sung từ ngân sách thành phố : 246,559 tỷ đồng, thu chuyển nguồn : 27,971 tỷ đồng
(trong đó nguồn cải cách tiền lương còn lại để chi thường xuyên 6,642 tỷ đồng),
thu kết dư : 46,562 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại :0,505 tỷ đồng và ghi
thu : 8,419 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách ước thực hiện là
322,622 tỷ đồng đạt 102,7% so với dự toán (314,147 tỷ đồng) và bằng 103,07% so
với năm 2013.
II. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Công tác giáo dục:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2013-2014,
với kết quả đạt được như sau:
- Ngành mầm non: Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra
lớp 100%.
- Cấp tiểu học: 06
tuổi ra lớp một đạt 100%; 100% học
sinh lớp 5 hoàn thành chương trình bậc tiểu học hiệu suất
đào tạo đạt 99,63% (tăng 0,23%).
- Cấp Trung học cơ sở: 99,7% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, trong đó, tỷ lệ học sinh tham gia phân luồng sau tốt nghiệp THCS là 15,7%, tỷ lệ học
sinh hoàn thành chương trình THCS đạt 100%, hiệu suất đào tạo đạt 91,99%.
Thực hiện công tác tuyển sinh đầu năm
học 2014-2015, kết quả huy động học sinh ra lớp như sau:
- 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo đạt: 98,6%.
- 6 tuổi ra lớp Một đạt: 100%.
- Học sinh hoàn thành chương trình Bậc
Tiểu học ra lớp 6 đạt: 100%.
- 100% số học sinh tố nghiệp THCS vào
lớp 10, trong đó có 19,24% học sinh học phân luồn.
Ngành học Mầm non hiện có 37 trường
và nhóm lớp mầm non (trong đó có 08 trường công lập), với 89 lớp công lập và
118 nhóm, lớp ngoài công lập.
Cấp Tiểu học có 12 trường công lập, với
289 lớp.
Cấp Trung học cơ sở có 06 trường công
lập, với 149 lớp.
Thực hiện tổng kết năm học 2013 -
2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015; thực hiện triển khai các nội
dung chuyên môn theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức thực hiện các
hoạt động chuyên môn trong tháng như khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm định chất
lượng giáo dục…, các hoạt động ngoài giờ lên lớp như Hội khỏe phù đổng…
2. Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm
2.1. Dạy nghề:
Hệ ngắn hạn: Tuyển sinh đào tạo sơ cấp
nghề được 2.946 học viên, đạt 163,67% so với kế hoạch năm (1800), trong đó có
825 học viên (371 nữ) được đào tạo theo chương trình dạy nghề gắn với giải
quyết việc làm. Số học viên tốt nghiệp là 2.831 học viên (371 nữ).
Hệ dài hạn: Sĩ số học viên hiện có là
391 đạt 156,4% so với chỉ tiêu duy trì sĩ số (250 học viên).
Tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp
việc làm tại Trung tâm Dạy nghề Huyện, các xã thị, trường học với hơn 6.544 lượt
người tham dự.
2.2. Giải quyết việc làm:
Tạo việc làm cho 5.853 lượt lao động
(2.725 nữ), đạt 100,91% so với kế hoạch năm, trong đó có 2.438 lao động (1.167
nữ) có việc làm mới ổn định trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, đạt 103,74% so
với kế hoạch năm.
3. Chương trình cho vay vốn hỗ trợ
việc làm:
Nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc
làm: đã giải ngân 45 dự án cho 194 hộ vay, với số tiền 3.086 triệu đồng, góp
phần giải quyết việc làm cho 611 lao động (220 nữ).
Vay vốn theo Quyết định 156: đã giải
ngân 10 dự án cho 26 hộ vay với số tiền 730 triệu đồng, tạo việc làm cho 81 lao
động (37 nữ).
4. Công tác quản lý lao động:
Tổ chức mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc
gia về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ năm 2014. Tiến hành kiểm
tra 02 trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động, 35 doanh nghiệp đang hoạt động về
đảm bảo về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ; qua kiểm tra, xử phạt
01 doanh nghiệp và 01 cá nhân với tổng số tiền 17,5 triệu đồng. Vận động 19
doanh nghiệp thành lập Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Hoàn tất điều tra lao động,
tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động đối với 21 doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn huyện Nhà Bè; điều tra Cung - cầu lao động năm 2014 cho 7 xã - thị
trấn. Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi tìm hiểu về “Hợp đồng lao động - Những
vấn đề cần biết”. Phối hợp với HEPZA, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tiến hành thanh tra đối với Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương về tình hình
nợ lương và nợ bảo hiểm xã hội của Công ty đối với người lao động.
5. Công tác giảm hộ nghèo, tăng
hộ khá:
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp ngọ,
lãnh đạo Thành phố đã thăm và tặng quà cho 05 hộ nghèo và dân tộc thiểu số
nghèo. Ngoài ra, Huyện đã chăm lo cho 3.914 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia
đình chính sách cận nghèo với tổng số tiền trị giá 4.081.500.000 đồng.
Phối hợp thực hiện thủ tục xác nhận miễn, giảm học
phí cho học sinh nghèo và cận nghèo niên học 2014 - 2015.
Huyện đã cấp 5.098 thẻ BHYT cho hộ nghèo có thu nhập
bình quân dưới 16 triệu đồng/người/năm; vận động mua 819 thẻ BHYT cho hộ cận
nghèo.
Đã trợ vốn cho 384 hộ với số tiền là 4.669 triệu đồng,
giải quyết việc làm cho 507 lao động (397 nữ).
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn Huyện có 1.308 hộ
nghèo, chiếm tỷ lệ 4,20%, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 1,14% (chỉ tiêu 1.661 hộ)
và 1.770 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,69%.
6. Thực hiện chính sách - xã hội:
Công tác chăm lo đối tượng chính sách có công được
quan tâm, vận động từ nguồn trợ cấp trung ương, thành phố, các đơn vị, tổ
chức, cá nhân trong và ngoài huyện.
Trong dịp Tết Nguyên đán và lễ 27/7, đã cấp phát quà cho 70 hộ gia đình chính
sách với số tiền 35 triệu đồng, chăm lo cho 4.852 trường hợp với số tiền
2.496.850.000 đồng.
Huyện đã mua 210 thẻ BHYT cho diện chính sách và đề
nghị Sở 60 trường hợp mua BHYT Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ; đã đề nghị và được Sở công nhận 137 trường hợp thờ
cúng liệt sĩ. Ban hành 01 quyết định cấp nhà tình nghĩa với số tiền 60 triệu đồng,
52 Quyết định cấp nhà tình thương, trị giá hơn 2,3 tỷ đồng.
* Chương trình sau cai: Ban hành 23 quyết định về
quản lý cai nghiện ma túy, 21 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở
kinh doanh dịch vụ với số tiền là 176 triệu đồng.
7. Hoạt động văn hóa, thông tin - thể dục thể
thao:
Huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các
nhiệm vụ chính trị của Thành phố và Huyện, trong đó chú trọng tuyên truyền kỷ
niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tết nguyên đán Giáp Ngọ năm
2014, 59 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, kỷ niệm 1974
năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh 26/3, Ngày thể thao Việt Nam 27/3, Giỗ Tổ Hùng Vương, 39 năm Ngày Giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Quốc tế lao động 1/5, 60
năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam (28/6), kỷ niệm ngày
truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng (1/8), kỷ niệm 126 năm ngày
sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động
nhân dân về “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, “Tích cực hưởng ứng xây dựng tuyến đường văn minh - mỹ quan đô thị”…
Tổ chức tốt các hoạt động lễ hội kỷ niệm các ngày lễ
lớn như: tham gia chương trình đi bộ từ thiện Lawrence S.Ting, vận động hơn 750
cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cùng tham gia đi bộ và đóng góp ủng hộ
quỹ vì người nghèo với số tiền 210 triệu đồng; tổ chức thành công chương trình
“Ngày hội bánh Tét” với 09 đội tham gia dự thi; tham gia hội thi “Gói, nấu bánh
tét” của Thành phố đạt 01 giải ba và 01 giải khuyến khích; tổ chức 02 khu vui
Xuân cấp Huyện và 05 khu vui Xuân cấp xã - thị trấn thu hút trên 10.000 lượt
người tham gia; tổ chức “Tuần lễ học tập suốt đời” với 10 xe hoa, xe loa thu
hút trên 800 người tham dự.
Hoàn thành việc thống kê người tập luyện thể dục thể
thao thường xuyên và phân loại phường, xã thể dục thể thao năm 2014. Qua đó, đã
xác minh được 7 xã - thị trấn xếp loại A về thể dục thể thao và đạt được 26,88%
người tập luyện thường xuyên.
Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - thông tin:
Tổ chức tập huấn các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch, quyền tác giả âm nhạc và quảng cáo với hơn 350 người
tham dự; tập huấn Luật Quảng cáo, các Nghị định, Thông tư về thực hiện Luật Quảng
cáo cho Đội Kiểm tra liên ngành Huyện và Tổ Kiểm tra liên ngành 07 xã - thị trấn
với 45 người tham dự; tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Quản lý tốt các hoạt
động tại đình, chùa, miếu trong dịp Tết Nguyên đán nhằm hạn chế mê tín dị đoan.
Tiến hành kiểm tra tại 74 cơ sở kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính 06 trường
hợp với số tiền 49,85 triệu đồng, nhắc nhở 68 trường hợp.
Công tác quản lý di sản văn hóa, công trình công cộng:
Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn Huyện. tham gia tham mưu Huyện ủy tiến hành nâng cấp
Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại xã Hiệp Phước thành Phòng trưng bày
các hiện vật của Huyện; khảo sát để tu sửa cấp thiết và tu bổ Di tích Kiến trúc
Nghệ thuật Đình Phú Xuân; xác định ranh giới đất của ngôi mộ cổ (mộ của ông tri
huyện họ Nguyễn tại xã Phú Xuân) nhằm tránh sự xâm hại đến ngôi mộ. Tiến hành
rà soát thông tin danh mục các tuyến đường trên địa bàn Huyện đã đưa vào sử dụng
và đề nghị Thành phố phê duyệt 09 tuyến đường đặt tên mới (Thành phố đã phê duyệt
tên của 08 tuyến đường).
Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Hoàn
thành công tác bình chọn các danh hiệu văn hóa năm 2013. Xây dựng 03 tuyến đường
văn minh - mỹ quan đô thị cấp huyện giai đoạn 2013 - 2015, đồng thời phối hợp Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành khảo sát 03 tuyến đường văn minh - mỹ
quan đô thị cấp Huyện và tổ chức sơ kết 06 tháng triển khai thực hiện. Tổ chức
Hội nghị sơ kết phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2013
và triển khai phong trào năm 2014. Thị trấn Nhà Bè, xã Phước Lộc và xã Phú Xuân
tổ chức lễ đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn
minh đô thị. Xây dựng kế hoạch phúc tra các danh hiệu văn hóa năm 2014.
Hoạt động văn hóa văn nghệ và truyền thanh: Tổ chức
nhiều chương trình ca nhạc đặc biệt phục vụ Tết Giáp Ngọ tại khu vui xuân cấp
Huyện và xã - thị trấn; tổ chức giao lưu các câu lạc bộ đờn ca tài tử của 07 xã
- thị trấn, chương trình văn nghệ “Chiều ngoại thành ta hát” vào thứ 6 hàng tuần.
Ngoài ra, còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật kết hợp lồng ghép
tuyên truyền nhiệm vụ chính trị tại địa phương bằng nhiều hình thức phong phú
phục vụ nhân dân như: chiếu phim, ca nhạc, xiếc… Thực hiện 13 bộ ảnh triển lãm
và 01 bộ ảnh tuyên truyền; 566 chuyên mục, 2.270 chuyên đề, 3.811 tin trong nước,
3.643 tin thời sự trong huyện, 5.218 bài viết, 16 tài liệu tuyên truyền, 01
thông báo; 39 chuyến xe loa tuyên truyền; phát hành 17 số Bản tin, trong đó có
02 số Bản tin đặc biệt, thực hiện truyền thanh trực tiếp 02 phiên tòa lưu động
xét xử vụ án hình sự, 12 số phát sóng chuyên mục “công dân và Pháp luật. Đồng
thời thực hiện 229 băng rôn, 337 pa-nô, thay đổi nội dung 03 cụm pa nô cố định,
7.500m cờ dây, 1.700 cờ phướn, 100 áp-phích, 690 banner, 500 lá cờ đuôi nheo.
Riêng thư viện đã mở cửa phục vụ trên 4.175 lượt bạn đọc với tổng số tài liệu
trên 12.750 lượt; tiến hành luân chuyển 800 đầu sách các loại, trang bị 300 đầu
sách cho phòng đọc tại các xã nông thôn mới; tổ chức 03 buổi triển lãm sách thu
hút 800 lượt đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức 27
giải thể thao cấp Huyện (đạt tỷ lệ 64,4% kế hoạch năm), quy tụ 3.629 VĐV tham dự;
đăng cai giải bóng đá năng khiếu thành phố lứa tuổi U10. Tuyển chọn 200 vận động
viên tham gia 17 giải cấp thành phố, đạt 72 huy chương các loại (19 HCV, 21
HCB, 32 HCĐ); 04 vận động viên tham dự giải đẩy gậy toàn quốc đạt 02 HCV và 02
HCB. Huyện đã đưa vào sử dụng Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại xã Phước Lộc, 01
hồ bơi tại Trung tâm Sinh hoạt Thanh thiếu niên và 01 hồ bơi tại Trường Tiểu học
Tạ Uyên.
8. Hoạt động Y tế, dân số, gia đình và trẻ em:
Huyện đã tăng cường giám sát các điểm nguy cơ, vùng
nguy cơ sốt xuất huyết, hỗ trợ các Trạm Y tế giám sát loăng quăng trong phòng,
chống sốt xuất huyết và xử lý các ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết trên địa bàn huyện,
đồng thời triển khai một số biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A/H5N1, tay chân
miệng, sốt rét, rubella, sởi, thuỷ đậu, các bệnh về đường tiêu hoá có khả năng
phát sinh. Triển khai thực hiện kế hoạch tiêm vắc -xin phòng, chống dịch sởi và
tiêm vét sởi miễn phí cho trẻ từ 9 tháng đến 36 tháng được 2.238/2.579 em, đạt
tỷ lệ 86,87%; tiêm vắc -xin phòng, chống dịch sởi và tiêm vét sởi miễn phí cho
trẻ từ 3 đến 10 tuổi là 3.174; tiêm vắc-xin ngừa uốn ván là 517 mũi; thực hiện
Chiến dịch tiêm vắc-xin Sởi-Rubella cho trẻ từ 01 tuổi đến 14 tuổi. Trong năm,
trên địa bàn Huyện có 51 ca sốt xuất huyết (giảm 30% so với năm 2013), 89 ca bệnh
tay chân miệng (tăng 4,7% so với năm 2013), 51 ca mắc bệnh sởi. Tiêm chủng mở rộng
đạt 100% so với kế hoạch năm.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm 234 cơ sở kinh doanh trên địa bàn, xử phạt 09 cơ sở với
số tiền 39 triệu đồng.
Quản lý hành nghề y dược tư nhân:
Xác nhận hồ sơ hành nghề y dược tư nhân cho 10 cơ sở
và cá nhân; phối hợp Sở Y tế thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc và đạt chuẩn GPP cho 44 cơ sở; cấp Giấy phép hoạt động cho 08 phòng
khám răng hàm mặt và 05 phòng khám chuyên khoa nội, 01 phòng khám chuyên khoa
ngoại, 01 phòng X - quang, 01 phòng xét nghiệp, 01 phòng khám đa khoa, 01 phòng
khám sản phụ khoa. Kiểm tra 154 cơ sở hành nghề y, dược, mỹ phẩm tư nhân; qua
kiểm tra, đề nghị 38 cơ sở chưa đủ giấy phép hoạt động và giấy phép hoạt động hết
hạn ngưng hoạt động cho đến khi hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ pháp lý, đồng thời chuyển
Thanh tra Sở Y tế xử lý 09 cơ sở vi phạm.
Công tác khám chữa bệnh: Thực hiện tốt ở cả
02 tuyến xã, thị trấn và Bệnh viện huyện. Số lượt người đến khám tại các Trạm Y
tế đạt 30.291; điều trị tại Bệnh viện huyện 154.950 lượt người, trong đó điều
trị nội trú 4.841 lượt người.
Công tác dân số: Tổ chức các cuộc truyền
thông, triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng
ghép, hội thi, cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại các xã - thị trấn với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú thu hút đông đảo người dự. Tổ chức họp mặt Ngày
Dân số Việt Nam và tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2013 và triển khai công tác
năm 2014; thành lập Đội truyền thông lưu động. Số trường hợp sinh con thứ 3 trở
lên là 43 trường hợp.
Công tác gia đình: Tổ chức tập huấn cho 07
xã - thị trấn về nghiệp vụ công tác gia đình và nội dung Đề án “Giáo dục 5 triệu
bà mẹ nuôi dạy con tốt” và Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ
nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo công tác gia đình huyện Nhà
Bè. Tiếp tục tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Ra mắt Câu lạc bộ
Tiền hôn nhân với 43 người.
Công tác trẻ em: Phối hợp tổ chức
chăm lo tốt về vật chất và tinh thần cho trẻ em. Trong dịp Tết Nguyên đán đã
chăm lo cho 4.647 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 1.104,507 triệu đồng;
phối hợp tổ chức Samarian’s trao tặng 2000 phần quà cho trẻ em của xã Phước Kiển,
Phước Lộc trị giá 1.174,383 tỷ đồng; trao tặng 20 xe đạp cho 20 em thiếu nhi có
hoàn cảnh khó khăn trị giá 30.000.000 đồng; 50 bàn học tập trị giá 15.000.000 đồng
và 4.000 quyển tập trị giá 20.000.000 đồng cho các em có hoàn cảnh khó khăn; tổ
chức các gian hàng trò chơi và tặng quà cho trẻ em tại 20 điểm thu hút 6.680 em
tham gia. Theo dõi tình hình cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi: đã cấp mới
1.242 thẻ, thẻ còn sử dụng là 9.816 thẻ; tổ chức khai mạc hè và lễ phát động
Tháng hành động vì trẻ em năm 2014; phối hợp Công ty Phú Mỹ Hưng trao 02 suất học
bổng trị giá 2 triệu đồng cho trẻ em mồ côi; thành lập Ban điều hành bảo vệ
chăm sóc trẻ em huyện Nhà Bè; triển khai kế hoạch tăng cường, kiểm tra, tuyên
truyền về phòng tránh tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em giai đoạn 2014 -
2015; tổ chức 04 lượt tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em,
các văn bản chính sách mới về Bảo vệ chăm sóc trẻ em, thu hút 277 người tham dự.
Xét và công nhận 6/7 xã - thị trấn đạt tiêu chuẩn
xã - phường phù hợp với trẻ em năm 2013; tổ chức lớp tập huấn về các vấn đề
liên quan đến trẻ em cho các xã thực hiện dự án Bạn hữu trẻ em.
9. Công tác thanh niên:
Tuyên truyền về ý thức tiết kiệm,
chống xa hoa, lãng phí trong thanh niên; tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường sống, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm, phòng cháy, chữa cháy;
tham gia các đội tình nguyện giữ gìn an ninh trật tự; tăng cường học tập và làm
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện cuộc
vận động “Xây dựng hình mẫu thanh niên Thành phố”. Tổ chức các chương trình
“Xuân tình nguyện”, “Ngày cuối tuần của tôi”, “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn
minh đô thị” Ngày chủ nhật xanh, Ngày thứ bảy tình nguyện với nhiều hoạt động
sôi nổi.
Tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề
và giới thiệu việc làm của thanh niên trên địa bàn huyện; hỗ trợ vốn cho thanh
niên lập nghiệp với số tiền 400 triệu đồng. Tổ chức chương trình Hội nghị tổng
kết công tác đoàn, hội năm 2013, lễ kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí minh và tổng kết tháng thanh niên năm 2014; tuyên dương
105 gương thanh niên sống đẹp, có ích. Tổ chức liên hoan các câu lạc bộ, đội,
nhóm trên địa bàn huyện nhằm đẩy mạnh phong trào hành động của thanh niên, phát
hiện và nhân rộng các nhân tố tích cực, đa dạng hóa các mô hình đoàn kết, tập hợp
thanh niên.
10. Công tác vì sự tiến bộ của phụ
nữ và bình đẳng giới:
Củng cố, kiện toàn và ban hành quy
chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Huyện; tổ chức các
hoạt động chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Tập huấn công tác bình đẳng giới
cho ngành y tế và ngành giáo dục; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chiến
lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2014 - 2015.
III. QUỐC PHÒNG, AN NINH - TRẬT
TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
1. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn
xã hội:
Tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững,
ổn định; thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm, nhất là
trong dịp lễ, tết; tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nhất là
đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông
người.
Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan
trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các vụ
việc biểu tình, gây rối ở các tỉnh, Ban Chỉ huy thống nhất huyện chỉ đạo các lực
lượng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể tổ chức tuyên truyền, bám sát địa bàn theo dõi và vận động nhân dân,
công nhân làm việc tại các khu chế xuất và khu công nghiệp không bị lợi dụng,
tham gia để biểu tình phản đối Trung Quốc gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng
môi trường đầu tư trên địa bàn Huyện. Xảy ra 01 trường hợp cá nhân in và treo
khẩu hiệu phản đối Trung Quốc tại nhà riêng.
Về an ninh tôn giáo: Xảy ra trường hợp tụ tập tổ chức
hát thánh ca tại nhà riêng xã Nhơn Đức để truyền đạo Tin lành trái phép; phát
tán tài liệu tuyên truyền về pháp luân công tại trên địa bàn Huyện, Công an Huyện
đã tiến hành tịch thu các tài liệu và tiếp tục nắm bắt tình hình. Phát hiện và
thu hồi 106 tài liệu (Phật giáo) photo có nội dung mê tín dị đoan và 47 tài liệu
liên quan đến Pháp luận công tán phát trên địa bàn.
Về an ninh kinh tế: Xảy ra 02 vụ ngưng việc của 134
công nhân tại Công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Hai Thanh và 30 công nhân của
Công ty Vũng Tàu Shift yêu cầu tăng lương và thanh toán nợ tiền phụ cấp độc hại.
Vụ việc đã được các cơ quan chức năng giải quyết, tình hình ổn định, chủ doanh
nghiệp cam kết thực hiện thanh toán nợ cho công nhân theo quy định. Xảy ra 04 vụ
với 317 công nhân làm công. Nguyên nhân do chậm trả lương cho công nhân khi đến
hạn, đơn phương chấm dứt hợp đồng không thông báo trước gây bức xúc trong công
nhân
Về phạm pháp hình sự: Xảy ra 94 vụ phạm pháp hình sự,
giảm 30 vụ so với cùng kỳ năm 2013 (94/124 vụ, tỷ lệ giảm 25,81%), đã khám phá
65 vụ, đạt tỷ lệ 69,15% (65/94), bắt 33 đối tượng. Trong đó, trọng án xảy ra 04
vụ, đã khám phá 04 vụ, đạt tỷ lệ 100%.
Về đấu tranh chống tệ nạn xã hội: 04 vụ, đã triệt
phá, bắt 05 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ 537,2747g Heroin,
0,8513g chất Methaphetamine; triệt phá 34 vụ đánh bạc, bắt 151 đối tượng; phát
hiện 08 trường hợp có tiếp viên nữ thực hiện hành vi kích dục, chuyển Ủy ban
nhân dân huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trật tự an toàn giao thông: Lực lượng công an Huyện
đã phát hiện và xử lý 11.541 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường
bộ, với tổng số tiền 3.386.350.000 đồng, tạm giữ 909 phương tiện các loại. Ghi
nhận trên địa bàn Huyện đã xảy ra 168 vụ tai nạn giao thông. Trong đó có 151 vụ
va chạm giao thông, làm bị thương 178 người. Tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng
trở lên xảy ra 16 vụ, làm chết 14 người, bị thương 04 người. 01 vụ giao thông
đường thủy, làm nứt 01 trụ cầu và trụ chắn va đập cầu Long Kiển
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có nhiều
chuyển biến tích cực, được củng cố và đi vào nề nếp. Qua phong trào, quần chúng
đã cung cấp cho cơ quan công an 191 nguồn tin, trong đó có 151 tin có giá trị,
giúp Công an xác minh, làm rõ 69 vụ việc, bắt giữ và xử lý 121 đối tượng.
2. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương:
Huyện thường xuyên tổ chức luyện tập, duy trì trạng
thái sẵn sàng chiến đấu, chủ động phối hợp các lực lượng để bảo vệ an toàn các
sự kiện chính trị, Lễ, Tết, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn Huyện. Tổ chức lực lượng tuần tra bảo vệ các mục tiêu
trọng điểm với hơn 1.800 lượt đồng chí tham gia. Tổ chức tốt Hội thao quốc
phòng huyện Nhà Bè năm 2014 và tham dự hội thao cấp Thành phố. Đồng thời tổ chức
hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng
kế hoạch tập trung huấn luyện, tham gia lễ ra quân huấn luyện của Huyện và Bộ
tư lệnh Thành phố năm 2014; hoàn thành công tác giao quân năm 2014, tổ chức các
đoàn đi thăm và tặng qua cho tân binh.
3. Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo:
Công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân được tập trung thực hiện, tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại
đạt 91,22%. Hầu hết các đơn khiếu nại đều liên quan đến việc tăng giá bồi thường,
hỗ trợ thiệt hại và tái định cư trong các dự án như: tạo quỹ đất xây dựng khu
đô thị mới tại xã Phước Kiển - xã Nhơn Đức, dự án xây dựng cầu Kinh Lộ tại xã
Hiệp Phước, dự án khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 tại xã Hiệp Phước, dự
án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành tại xã Long Thới và Nhơn Đức và
khiếu nại việc thu hồi giấy và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổ chức thực hiện 02 cuộc thanh tra trách nhiệm thủ
trưởng trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại Ủy ban nhân dân
xã Phú Xuân, trách nhiệm thủ trưởng trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống
tham nhũng tại Phòng Kinh tế, 01 cuộc thanh tra về công tác quản lý Nhà nước về
lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại Ủy ban nhân dân xã Phước Kiển,
01 cuộc thanh tra công trình xây dựng Nhà Văn hóa ấp 3 xã Hiệp Phước, 01 cuộc
thanh tra về thu, chi tài chính tại trường trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm,
01 cuộc thanh tra chuyên đề về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện
Nhà Bè.
Trong năm, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Huyện tiếp 05
lượt tại trụ sở Ủy ban nhân dân Huyện và cán bộ tiếp thường xuyên 239 lượt người
dân đến liên hệ vụ việc khiếu nại. Đồng thời tổ chức 02 cuộc tiếp xúc, đối thoại
với nhân dân Thị Trấn Nhà Bè, Phước Lộc.
4. Công tác tư pháp - hộ tịch:
Huyện tổ chức tổng kết công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2013 và triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014. Tổ chức
18 lớp tập huấn về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giao
thông đường bộ; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ và
Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 với 3.390 người
dự. Biên soạn 07 tài liệu và phát hành 21.100 tờ gấp thông tin phòng, chống tội
phạm; Tìm hiểu về Hiến pháp, Một số quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; Hỏi -
đáp Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Phát hành 100 tài liệu tuyên truyền
về Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cẩm nang sử dụng tiết kiệm điện,
nước.
Các thành viên của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp
luật đã triển khai tổ chức “Ngày Pháp luật” năm 2014 cho hội viên, thành viên,
công chức đơn vị. Tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bản vệ an ninh tổ quốc
năm 2014 và tổ chức truyền thông các chủ trương, chính sách pháp luật của
ngành.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã tổ chức 148 lớp
tuyên truyền về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giao
thông đường bộ, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Xử lý vi phạm
hành chính, các văn bản về chương trình xây dựng nông thôn mới và phòng, chống
dịch cúm gia cầm, các văn bản có liên quan với 8.661 lượt người tham dự. Tổ chức
05 hội thi tìm hiểu pháp luật (Hiến pháp, Luật Thanh niên, Luật Hòa giải ở cơ sở…).
Phát thanh 793 buổi với thời lượng 10.455 phút
tuyên truyền về Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình; các văn bản về chương trình xây dựng nông thôn mới và
phòng, chống dịch cúm gia cầm…
Công tác chứng thực: Đã thực hiện được
117.010 vụ việc chứng thực, trong đó chứng thực tại Huyện 7.466 vụ, chứng thực
tại xã - thị trấn 109.544 vụ.
Công tác hộ tịch: Đã thực hiện được 12.564 vụ,
trong đó giải quyết tại Huyện 428 vụ, giải quyết tại xã - thị trấn 12.136 vụ.
Về hòa giải: Số đơn thụ lý 125 vụ (bao gồm
120 thụ lý mới, 05 vụ năm trước chuyển sang), trong đó hoà giải thành 40 vụ,
hoà giải không thành 51 vụ (hướng dẫn đương sự khởi kiện ra tòa 28 vụ, chuyển
cơ quan có thẩm quyền 00 vụ); đang giải quyết 20 vụ, tự rút đơn 14 vụ.
Về trợ giúp pháp lý: có 02 câu lạc bộ trợ
giúp pháp lý, 49 cộng tác viên. Tổng số vụ việc trợ giúp là 514 vụ (tư vấn miệng),
với 514 lượt người được trợ giúp.
Trên địa bàn huyện Nhà Bè có 09 tổ chức hành nghề
luật sư hoạt động đúng quy định (trong đó có 01 tổ chức tạm ngưng hoạt động),
tham gia tích cực các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho
người nghèo và các đối tượng chính sách, tham gia các hoạt động tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân tại địa phương.
5. Công tác thi hành án dân sự: Trong năm đã thụ lý
956 án, án cũ chuyển sang 381 án, nâng tổng số án phải thi hành là 1.337 án,
trong đó có 1.141 vụ có điều kiện giải quyết. Đã giải quyết xong 1.018 việc, số
vụ chuyển năm sau là 319. Số tiền phải giải quyết là 383,1 tỷ đồng, trong đó đã
giải quyết là 117,2 tỷ đồng.
IV. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN - CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH - PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ:
1. Xây dựng chính quyền - cải cách hành chính:
Công tác công chức, công vụ: Triển khai xây
dựng giai đoạn 2 Đề án vị trí việc làm tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
thuộc Huyện; xây dựng Đề án của Ủy ban nhân dân Huyện; trình Sở Nội vụ thẩm định
02 Đề án tổng thể của khối hành chính và khối sự nghiệp. Ban hành quy chế hoạt
động Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, quy chế xét nâng lương trước thời hạn
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động huyện Nhà Bè theo Thông
tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ và Quy chế quản lý
hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức tại Huyện Nhà Bè. Tổ chức khảo sát
chất lượng sau đào tạo và hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công
chức, viên chức.
Công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công
chức được thực hiện đúng quy định. Trong năm, Huyện đã ban hành quyết định bổ
nhiệm 21 trường hợp, bổ nhiệm lại 09 trường hợp, bổ nhiệm 32 kế toán trưởng các
đơn vị, điều động 51 trường hợp, phân công công tác 13 trường hợp, hợp đồng 50
trường hợp, phê chuẩn kết quả bầu cử 08 trường hợp, miễn nhiệm 08 cán bộ, tiếp
nhận 03 viên chức, thôi việc 21. Đồng thời ban hành quyết định công nhận kết quả
xét tuyển dụng 88 viên chức giáo dục; nâng lương 400 trường hợp, xét đề nghị
nâng lương trước thời hạn 77 trường hợp. Ban hành kế hoạch tổ chức lớp trung cấp
- chính trị năm 2014-2015.
Công tác thi đua khen thưởng: Tổ chức Hội
nghị tổng kết phong trào thi đua - khen thưởng năm 2013 và phát động thi đua
năm 2014. Kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Huyện. Triển khai Kế hoạch
số 96 /KH-UBND ngày 14/01/2014 của Ủy ban nhân dân Huyện về công tác thi đua
năm 2014. Tổ chức giao ban cụm thi đua IV (5 Huyện ngoại thành) tại thành phố
Đà Lạt, góp ý xây dựng quy chế, triển khai kế hoạch hoạt động cụm thi đua, ký kết
giao ước thi đua và sinh hoạt chuyên đề về cách làm, kinh nghiệm trong xây dựng
các thiết chế văn hóa cơ sở”. Đề xuất thành phố tuyên dương 08 gương điển “Những
tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong các phong trào thi đua yêu nước trên địa
bàn Huyện. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm
vụ và các hoạt động phong trào thi đua của các đơn vị.
Cải cách hành chính: Tổ chức hội nghị tổng kết
công tác cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí năm 2013. Hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông đạt
tỷ lệ cao; tỷ lệ hài lòng của nhân dân đối với công tác cải cách hành chính Huyện
đạt tỷ lệ 94,57%.
Cơ chế một cửa: Tiếp nhận 16.115 hồ sơ, đã
giải quyết xong 14.777 hồ sơ đạt 91,70%; giải quyết đúng hạn 14.771 hồ sơ đạt
99,96%; giải quyết trễ hẹn 06 hồ sơ chiếm 0,04%; có 194 hồ sơ trả bổ sung chiếm
1,20%.
Cơ chế một cửa liên thông: Tiếp nhận 104 hồ
sơ, đã giải quyết xong 69 hồ sơ đạt 66,35%; giải quyết đúng hạn 69 hồ sơ đạt
100%, có 02 hồ sơ bổ sung, chiếm tỷ lệ 1,92%.
Liên thông nhóm: Tiếp nhận 542 hồ sơ, đã giải
quyết xong 508 hồ sơ, đạt tỷ lệ 93,73%, trong đó hồ sơ giải quyết đúng hẹn
508/508 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%.
Công tác tôn giáo: Tổ chức họp mặt các chức
sắc tôn giáo; thăm và tặng quà các cơ sở tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Huyện.
Nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, nhiều cơ sở tự viên đã tổ chức trao tặng
hơn 1.845 phần quà trị giá 621.500.000 đồng cho nhân dân có hoàn cảnh khó khăn.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về công tác tôn giáo, về tình hình liên
quan đến cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất Họ đạo Hiệp Phước, phối hợp Tổ vận
động xây dựng Ban Đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập
Ban Đoàn kết Công giáo huyện Nhà Bè, hướng dẫn Giáo xứ Phú Xuân thực hiện việc
sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng theo đúng quy định.
Công tác dân tộc: Tổ chức cho lãnh đạo Thành
phố và Ban Dân tộc Thành phố thăm, tặng quà cho 23 hộ dân tộc thiểu số có hoàn
cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Tết Giáp Ngọ 2014 với số tiền chăm lo
9.200.000 đồng. Bên cạnh đó, Huyện chăm lo 32 phần quà cho đồng bào Khmer nhân
dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2014, trị giá 500.000 đồng/phần quà; phối hợp Ban
Dân tộc Thành phố tổ chức đến thăm và tặng quà cho 01 hộ có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số. Ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện năm 2014; ký kết kế hoạch
phối hợp với Hội Liên Hiệp phụ nữ Huyện về công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu
số giai đoạn 2014 - 2016, kế hoạch phối hợp với phòng Y tế Huyện từ năm 2014 đến
năm 2016, Chương trình phối hợp với Hội Nông dân Huyện về đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động nông dân các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2014 - 2020); rà soát, thống
kê danh sách số học sinh dân tộc Chăm, Khmer để thực hiện miễn học phí theo quy
định; chuẩn bị hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số lần I.
Tiếp tục thực hiện các văn bản của Ban Dân tộc
Thành phố, tham mưu văn bản đề nghị các xã - thị trấn phối hợp với Đoàn thể
quan tâm nắm bắt tình hình, dư luận trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn Huyện; tổ chức Hội nghị các dân tộc thiểu số huyện Nhà Bè lần thứ I năm
2014.
2. Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí:
Tổng kết công tác phòng chống tham nhũng năm 2013,
triển khai chương trình công tác năm 2014; thực hiện việc kê khai tài sản, thu
nhập của cán bộ công chức năm 2014 trên địa bàn Huyện, đồng thời thực hiện việc
công khai bản tài sản thu nhập tại đơn vị bằng hình thức công khai tại cuộc họp.
V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Những mặt
được
Năm 2014 tình
hình kinh tế thành phố nói chung, huyện Nhà Bè nói riêng có nhiều khởi sắc
nhưng còn nhiều khó khăn thách thức, lãnh đạo huyện tiếp tục nêu cao tinh thần
đoàn kết vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành và vượt một số chỉ tiêu kinh tế
- xã hội quan trọng theo kế hoạch đã đề ra.
1.1. Về kinh tế:
Triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, hỗ trợ
doanh nghiệp duy trì và ổn định sản xuất, các ngành kinh tế do huyện quản lý tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định,
tốc độ tăng trưởng bình quân vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2014.
Trước những khó khăn về vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, huyện đã chỉ đạo xác định công trình trọng tâm, trọng điểm
để đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả nguồn vốn. Ngoài ra, huyện luôn tranh thủ
sự giúp đỡ của thành phố về cơ chế để tăng thêm nguồn vốn, nhất là nguồn vốn
nông thôn mới.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt
công tác thu ngân sách, đồng thời quan tâm, chia sẻ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp trả nợ thuế. Kết quả công tác thu ngân sách vượt dự toán thành phố giao.
Chi ngân sách hợp lý, tiết kiệm, không xảy ra tình trạng mất cân đối ngân sách.
1.2. Văn hóa, an sinh xã hội
Chương trình học
chữ, học nghề và tạo việc làm mới luôn được quan tâm đã góp
phần nâng cao mặt bằng dân trí, lao động qua đào tạo tăng lên hàng năm giúp cho
việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực, ngành nghề khác
thuận lợi, thu nhập người dân tăng gấp 2 lần so với đầu nhiệm kỳ, tác động tích
cực đến chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của huyện.
Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, công tác
giảm nghèo tăng hộ khác được thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt các chương trình kinh tế - xã hội như
vận động các nguồn lực xã hội cùng chăm lo gia đình chính sách, người có công,
hộ nghèo có cuộc sống ngày càng tốt hơn; xây dựng và phát triển các cửa hàng
bình ổn giá, cửa hàng tiện ích, các phiên chợ hàng Việt… góp phần ổn định thị
trường, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Đặc biệt là với chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển hệ
thống cấp nước sạch trên địa bàn có tác động tích cực và hiệu quả đến đời sống
nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.
1.3. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn
định phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Những
hạn chế, yếu kém
2.1. Sự tăng trưởng các ngành kinh tế do huyện quản lý kinh tế chưa đồng đều, có sự chênh lệch cao giữa tỷ
trọng ngành thương mại - dịch vụ với ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
và ngành nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị chưa rõ
nét, chưa đạt kế hoạch đề ra, chưa tìm được mô hình phù hợp
để nhân rộng; tiềm năng, lợi thế của huyện chưa được khai thác hiệu
quả để tạo bước chuyển biến. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô, sản
xuất thủ công, chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, nhỏ lẻ
dẫn đến tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có giá trị gia tăng
cao còn thấp.
Hạ tầng kỹ thuật
và xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế và cải thiện dân sinh. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển bị hạn
hẹp trong khi nhu cầu thực tế rất lớn. Sự gia tăng dân số cơ học và phương tiện
giao thông cá nhân quá nhanh dẫn đến quá tải kết cấu hạ tầng nông thôn, đô thị ảnh
hưởng đến mục tiêu cải thiện chất lượng sống cho nhân dân.
Tình trạng ngập
nước cục bộ, ô nhiễm môi trường một vài nơi trong
khu vực dân cư chưa được khắc phục triệt để ảnh hưởng tiêu cực đến
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Ý thức bảo
vệ môi trường ở một bộ phận dân cư chưa cao, vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi
xuống lòng đường, kênh rạch.
2.2. Công tác dạy
nghề cho lao động nông thôn chỉ đạt một số kết quả bước đầu, chưa đảm bảo yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo chất lượng đào tạo còn hạn
chế và không đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.
2.3. Hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước một số lĩnh vực, nhất là các vấn đề liên quan đến đất
đai, xây dựng chưa cao.
2.4. Phạm pháp
hình sự diễn biến phức tạp, nhất là trộm cắp và ma túy chưa được kéo giảm, tệ nạn
mại dâm tiềm ẩn phát sinh. Tình hình tai nạn giao thông được kéo giảm nhưng ý
thức của người tham gia giao thông còn thấp.
Phần 2
PHƯƠNG
HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015
Năm 2015, dự báo kinh tế thành phố tiếp
tục phục hồi đà tăng trưởng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức,
nhất là sự hồi phục chậm của thị trường bất động sản
I. CÁC CHỈ TIÊU
1. Kinh tế
1.1. Về tăng trưởng kinh tế:
- Tổng giá trị sản xuất 8.715,53 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế do huyện quản lý 12,5%. Trong đó, giá
trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 8.186,98 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân
12,5%; công nghiệp - xây dựng 250,24 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10% và
nông, lâm - thủy sản 278,30 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 1,0%.
1.2. Đầu tư xây dựng cơ bản:
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 500 tỷ đồng, trong
đó:
- Nguồn vốn tập trung 200 tỷ đồng;
- Nguồn vốn phân cấp 300 tỷ đồng;
Khối lượng thực hiện đạt trên 90% và khối lượng giải
ngân đạt trên 85% kế hoạch vốn thành phố giao.
1.3. Thu, chi ngân sách
Tổng thu ngân sách nhà nước 405,74 tỷ đồng; tổng
thu ngân sách địa phương 354,238 tỷ đồng, trong đó thu điều tiết là 62,505 tỷ đồng,
chiếm 17,64% tổng thu ngân sách địa phương.
Tổng chi ngân sách không bao gồm chi đầu tư phát
triển 354,238 tỷ đồng.
1.4. Môi trường:
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn khu dân cư 98%; tỷ lệ xử
lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn 100%.
2. Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội
2.2. Giáo dục:
Tỷ lệ ra lớp trẻ
từ 6 đến 36 tháng tuổi tăng theo tỷ lệ chung của thành phố;
Trẻ 5 tuổi ra lớp
mẫu giáo 100%;
Trẻ 6 tuổi đến
lớp 100%;
Học sinh tốt
nghiệp tiểu học 100%;
Học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở tiếp tục bậc trung học 98%, trong đó 20-25% tham gia
chương trình phân luồng;
Hiệu suất đào tạo
bậc tiểu học 99%, bậc trung học cơ sở >93%;
Tỷ lệ xóa mù chữ
trong độ tuổi 15 đến 40: 100%;
Trình độ học vấn:
lớp 8.
2.2. Lĩnh vực văn hóa:
Hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa
85%;
Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn
văn hóa 95%;
Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới,
thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị 5/7; ấp, khu phố đạt danh hiệu văn hóa
24/30;
Tỷ lệ dân số luyện tập thể dục thể thao 25%.
2.3. An sinh xã hội:
Số lao động được giải quyết việc làm 6.200 người/năm;
Số lao động được đào tạo việc làm mới 2.500 - 3.000
người/năm;
Đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 2.000
học viên/năm;
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 80%;
Tỷ lệ thất nghiệp <1,5%;
Hộ nghèo theo tiêu chuẩn thành phố <2%;
Số xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em
7/7 xã.
2.4. Y tế:
Số bác sỹ/10.000 dân: phấn đấu
>8 bác sỹ;
Tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên: 1%;
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng: <5%;
Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi:
1% trở xuống;
100% trạm y tế có bác sỹ;
100% xã, thị trấn đạt tiêu
chuẩn quốc gia về y tế.
3. Các chỉ tiêu quốc phòng - an ninh
Giao quân đạt chỉ tiêu cả hai cấp, đảm chất lượng;
Tỷ lệ phá án chung 75%, trong đó án rất nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng đạt >90%;
Kéo giảm tai nạn giao thông: 10% trên cả 3 mặt;
Kéo giảm phạm pháp hình sự 5% trên đầu dân số;
Giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi
tố >90%;
24/30 ấp, khu phố an toàn về an ninh trật tự.
4. Xây dựng chính quyền, cải cách hành chính:
Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính
cho tổ chức, cá nhân đúng hẹn trên 99% (trong đó lĩnh vực nhà, đất trên 95%);
100% quy trình, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được
công khai rõ ràng; tỷ lệ hài lòng của nhân dân bình quân trên 90%;
100% xã, thị trấn áp dụng tiêu chuẩn
ISO trong giải quyết thủ tục hành chính;
100% CBCC huyện, xã đạt chuẩn theo
quy định.
III. NHIỆM VỤ,
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục
thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng
tăng trưởng nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, huy động tối đa các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế phục vụ cho phát triển sản
xuất kinh doanh; khắc phục và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Tiếp tục thực hiện, phát huy hiệu quả
chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu gắn với cuộc
vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đặc biệt đẩy mạnh các
chương trình “Phiên chợ hàng Việt”.
Củng cố và phát triển các loại hình dịch
vụ theo hướng chất lượng, vận động các cơ sở lưu trú lập hồ sơ xếp hạng sao
theo quy định của Luật du lịch.
- Lĩnh vực công nghiệp: Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, những
lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển nhanh, bền vững,
khuyến khích sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch.
Thông tin, giới thiệu và hướng dẫn
cho doanh nghiệp tiếp cận các cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ doanh nghiệp…,
thúc đẩy đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất của
ngành công nghiệp.
- Lĩnh vực nông
nghiệp: nghiên cứu, hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp đô thị; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
Chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ
và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên
cây trồng. Công tác phòng chống thiên tai, lụt bão, cứu hộ, cứu nạn... Tăng cường
quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản.
Xây dựng
nông thôn mới:
Phát huy tính
chủ động, sáng tạo, vai trò nòng cốt của tập thể cán bộ, đảng viên, chi bộ ấp,
ban nhân dân các ấp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong công tác vận động nhân
dân, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, nhất là trực tiếp
giám sát và vận động nhân dân cùng tham gia giám sát việc xây dựng các công
trình hạ tầng kỹ thuật.
Tập trung đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, phát huy sức mạnh đoàn kết của cả
hệ thống chính trị và toàn dân “Chung sức xây dựng nông thôn mới” theo phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, khắc phục tư tưởng thụ động, trông chờ
vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.
Hoàn thiện và nâng chất các
công trình xây dựng, nhất là các công trình đường giao thông nông thôn, thủy lợi,
trường học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hóa…
Tiếp tục phát động phong trào
nhân dân trồng cây xanh các tuyến đường, tuyến hẻm; xây dựng các tuyến hàng rào
xanh, xử lý rác thải hộ gia đình; cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi
trường; phát triển hệ thống mạng lưới cấp nước trên địa bàn dân cư.
Tiếp tục rà soát quỹ đất trên địa bàn huyện để xây
dựng phương án, tạo vốn xây dựng nông thôn mới
2. Hoàn thành và phê duyệt các quy hoạch ngành, các quy hoạch xây dựng;
tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, quy hoạch,
kế hoạch theo đúng tiến độ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch,
coi trọng công tác giám, kiểm tra, thanh tra, thực hiện quy hoạch và xử lý
nghiêm các vi phạm quy hoạch.
Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng
các quy hoạch về phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có liên quan đến
việc sử dụng đất, đảm bảo việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
và cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật của huyện để
tạo sự hưởng ứng của xã hội; công khai các quy hoạch cho người dân tham gia
giám sát việc thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư.
3. Sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có tính
chất ngân sách. Rà soát, sắp xếp bố trí vốn đảm bảo đúng mục tiêu, thời gian
hoàn thành dự án theo quy định. Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng
dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt.
Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng, thu hồi đất theo đúng quy định
của pháp luật. Thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải
phóng mặt bằng, thu hồi đất theo đúng quy hoạch và quy định; chủ động tạo quỹ
căn hộ và nền đất ở để tái định cư, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất,
đồng thời vận động sự tự nguyện chấp hành và tham gia đóng góp tích cực của người
dân.
4. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu
ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế để đảm bảo
cân đối các khoản thu - chi ngân sách. Hỗ trợ tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm
soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời
các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp; chỉ đạo quyết liệt
chống thất thu, thu số thuế nợ đọng từ các năm trước, các khoản thu được phát
hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,…
Kiểm soát chặt
chẽ và minh bạch thu, chi ngân sách nhà nước, đầu tư công. Đảm bảo triệt để tiết
kiệm, hiệu quả, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán chi ngân sách của
từng đơn vị. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp, các
ngành để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả; quán triệt thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng.
Nâng cao chất lượng
và hiệu quả của đầu tư, đặc biệt là chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
các nguồn vốn đầu tư nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí việc sử dụng nguồn
vốn này.
Tăng cường công tác theo dõi, giám
sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước;
đẩy mạnh triển khai công tác giám sát cộng đồng nhằm huy động sự tham gia của
các đối tượng thụ hưởng vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi
giám sát các chương trình, dự án đầu tư công để góp phần làm cho nguồn vốn này
được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, tiết kiệm, chống thất
thoát, lãng phí và tham nhũng.
5. Tiếp
tục tăng cường đầu tư phát triển giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục các cấp học và mặt bằng học vấn. Giữ vững và nâng cao tỷ lệ chống mù
chữ, phổ cập giáo dục, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp; nâng cao hiệu suất đào tạo.
Tiếp tục đổi mới toàn diện nhà trường, xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực, coi trọng giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức; tiếp tục thực hiện
công tác phân luồng học sinh phổ thông. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo,
chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất nhà trường; tăng cường đầu tư
trang thiết bị học tập.
Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật
chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục. Chuẩn
hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức,
trình độ đào tạo, năng lực nghề nghiệp.
Củng cố và tăng cường đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại
hóa nhà trường, không còn trường có cơ sở vật chất yếu kém. Xây dựng và triển
khai các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn khác để tăng cường
cơ sở vật chất, phát triển giáo dục và đào tạo.
Thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng
nghiệp cho học sinh. Đẩy mạnh công tác dạy nghề, đặc biệt là đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn gắn giải quyết việc làm với thực hiện một số chương
trình hỗ trợ khác.
Tiếp tục nâng cấp Trung tâm dạy nghề Nhà Bè, tăng số lượng
tuyển sinh đào tạo. Nâng hiệu quả đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung và
đổi mới thiết bị theo trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại.
6. Đẩy mạnh triển khai đề án
nâng cấp bệnh viện thành bệnh viện loại II. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
chú trọng các trạm y tế xã, thị trấn. Đầu tư nâng chất cơ sở vật chất các Trạm
Y tế đạt chuẩn quốc gia. Triển khai mô hình Bác sĩ gia đình. Thực hiện hiệu
quả công tác dân số và chính sách bảo hiểm y tế; chú trọng công tác khám
chữa bệnh cho các đối tượng chính sách và người nghèo.
Thực hiện dự phòng toàn diện và có trọng điểm ưu tiên phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm, đặc biệt
là các bệnh mới phát sinh, trang
bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực trong công tác dự
phòng. Chủ động phòng chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh do lối sống có
hại cho sức khoẻ. Tăng cường hoạt động về truyền thông giáo dục sức khỏe; công
tác giám sát và xử lý các chất thải y tế. Xã hội hóa công tác phòng chống các bệnh
truyền nhiễm.
Làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn
chặn không để lây lan bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh trên địa bàn. Tăng cường
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền,
giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm; thường xuyên thực hiện việc kiểm tra
giám sát, xử lý những trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngộ độc xảy ra trên địa bàn.
Tăng cường công tác truyền thông lồng
ghép kế hoạch hóa gia đình, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh con thứ 3 trong nhân
dân. Thực hiện tốt Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh chương trình chống
suy dinh dưỡng trẻ em; chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần
của trẻ em.
6. Phát triển văn hóa: Tiếp tục nâng cao chất lượng
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” kết hợp với tổ chức thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan
đô thị hàng năm, hướng các hoạt động
về cơ sở, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng công sở, từng gia
đình, từng người.
Tăng cường công tác tuyên truyền vận
động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đồng
thời tổ chức tốt các hoạt động lễ - hội và văn hóa, văn nghệ phục vụ đời sống
văn hóa tinh thần của người dân. Khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, các thiết
chế văn hóa, thể dục thể thao, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa trong
nhân dân. Phát huy hiệu quả hệ thống các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt thể
dục thể thao trên địa bàn. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách văn hóa,
đội ngũ huấn luyện viên, lực lượng vận động viên đạt thành tích cao ở một số bộ
môn có lợi thế của huyện. Phát huy vai trò quản lý nhà nước về văn hóa thông
tin, thể dục thể thao.
Tập trung đầu tư và nâng cao trình độ
tổ chức; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao, mở rộng và nâng
cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng, đầu tư thích đáng với tầm nhìn
chiến lược về một số môn trọng điểm và ưu thế của huyện.
- Đảm bảo an sinh xã hội: Đa dạng hóa
các kênh giao dịch về việc làm như sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm tạo
điều kiện thuận lợi phát triển các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và
người sử dụng lao động.
Triển khai có hiệu quả các chương
trình, giải pháp giảm nghèo góp phần hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên trong
cuộc sống. Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản
(y tế, giáo dục, nhà ở…) bằng cách đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức thực
hiện chương trình giảm nghèo theo hướng phát huy nội lực. Tiếp tục triển khai
thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng lao động
là người nghèo.
Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa,
tích cực chăm lo diện chính sách, các đối tượng xã hội, người già, người khuyết
tật, trẻ mồ côi cơ nhỡ. Xây dựng kế hoạch giải pháp đẩy nhanh tiến độ giảm
nghèo, tăng hộ khá đạt chỉ tiêu đề ra. Tuyên truyền, giáo dục ý thức vươn lên,
chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại của hộ nghèo, người nghèo. Tiếp tục thực hiện
các chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống diện gia đình chính sách khó khăn.
Rà soát, kiểm tra việc cấp thẻ Bảo hiểm
y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, vận động nguồn lực để đảm bảo thực hiện các chương
trình An sinh xã hội cho trẻ em đến năm 2020.
7. Tập trung kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm tại những khu vực dân cư và khu
vực sản xuất kinh doanh; tăng diện tích cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, công
viên…; xây dựng huyện xanh, sạch, có
môi trường sống tốt.
Nâng cao năng lực của các đơn vị thu
gom vận chuyển chất thải rắn, mở rộng mạng lưới thu gom trên địa bàn huyện.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phân loại rác tại nguồn.
Kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm
trái phép để thực hiện việc nạo vét kênh rạch, kết hợp với chỉnh trang đô thị;
từng bước giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kênh rạch có nguy cơ sạt lở cao. Giải
quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực các khu dân cư; cải
tạo và xử lý môi trường trên sông, hồ, ao, kênh, mương bị ô nhiễm nặng.
Tăng cường kiểm
tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và xử phạt
nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở hoạt
động vận tải thủy, phương tiện vận tải thủy.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Xây dựng các chiến dịch truyền thông về
môi trường thông qua báo, đài, truyền hình…cho doanh nghiệp; cộng đồng các khu
dân cư, trường học, bệnh viện, các cơ sở kinh doanh.
8. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành
chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước
theo hướng tinh gọn; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế của
thành phố.
Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể tăng cường giám sát công tác quản lý nhà nước trên địa bàn
thật hiệu quả.
Cải cách thủ tục hành chính giữa
các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ
quan hành chính nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc triển
khai thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, quy định hành chính đế hỗ trợ việc nâng
cao chất lượng các quy định hành chính của thành phố.
Tiếp tục kiện toàn và nâng chất hoạt
động của bộ máy chính quyền; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp và công tâm; triển khai thực hiện
có hiệu quả công tác cải cách hành chính. Thực hiện
chương trình cải cách hành chính gắn với việc xây dựng chính quyền đô thị, theo
hướng công khai minh bạch. Thường xuyên rà soát sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động
của các cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền;
tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tại địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
của Huyện. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính, nâng cao trách nhiệm, quyền hạn người đứng đầu; mở rộng giám sát, trực
tiếp đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với cán bộ, công chức. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức với số lượng
phù hợp, chất lượng ngày càng nâng cao, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn,
có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới, sáng tạo,
đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đẩy mạnh cải cách tài chính công; đổi
mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính công đối với các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa đối với các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước
không nhất thiết sử dụng vốn ngân sách.
Phòng, chống tham nhũng; thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí: tiếp tục phổ biến, quán triệt các chính sách, nghị
quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Triển khai kế
hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tổ chức,
thực thi công vụ và phòng, chống tham nhũng hàng năm. Tổ chức tập huấn kiến thức
pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo, xử lý cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng; triển khai việc
kê khai thu nhập hàng năm.
Phát huy dân chủ; nâng cao chất lượng,
hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh, nhất là ở cơ sở. Tăng cường công tác giám sát cộng đồng,
tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và
dân cư.
Cải cách tư pháp: Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tư pháp góp phần tạo
cơ sở thúc đẩy công tác tư pháp phát triển sâu rộng, phục vụ hiệu quả công tác
chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực
thuộc lĩnh vực xã hội hóa nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao; tăng cường kỷ
luật, kỷ cương trong ngành.
Tăng cường công tác tập huấn, kiểm
tra để đưa công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được nâng
cao, hiệu quả hơn, đảm bảo sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp khi ban hành văn
bản.
Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn
diện các lĩnh vực công tác tư pháp; đẩy mạnh xã hội hoá và triển khai thực hiện
tốt công chứng, luật sư, giám định tư pháp, trợ giúp pháp lý, bảo đảm sự phát
triển bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp.
9. Bảo đảm
quốc phòng an ninh
Xây dựng thế trận quân sự trong khu vực
phòng thủ để góp phần tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận
an ninh nhân dân vững chắc và phát động sâu rộng phong trào toàn dân tham gia bảo
vệ an ninh tổ quốc, phòng, chống tội phạm; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ giữ vững
an ninh quốc gia với thực hiện nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội. Định kỳ hàng
năm tổ chức diễn tập phòng chống biểu tình, bạo loạn, khủng bố, diễn tập khu vực
phòng thủ. Phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn không để hình thành công khai hóa tổ
chức chính trị đối lập trên địa bàn huyện.
Xây dựng cơ quan quân sự vững mạnh
toàn diện. Tăng cường khả năng chiến đấu và phòng thủ khu vực. Xây dựng lực lượng
dân quân, tự vệ và lực lượng dự bị động viên đủ về số lượng, biên chế, chất lượng
chính trị theo quy định của thành phố. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững
mạnh về mọi mặt, nhất là chất lượng chính trị.
Thực hiện tốt công tác tuyển chọn và
gọi công dân nhập ngũ, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động
viên bảo đảm chất lượng; công tác
giáo dục quốc phòng phổ thông, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.
Ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch, đẩy mạnh công tác bảo vệ an ninh nội bộ, chủ động đấu
tranh với các quan điểm tư tưởng sai trái, cơ hội, phòng ngừa xâm nhập của các
thế lực thù địch; vận động nhân dân tham gia đấu tranh, phòng ngừa các loại tội
phạm nâng cao ý thức cảnh giác trong nhân dân, nhận thức về bảo vệ an ninh trật
tự.
Giữ vững ổn định an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội.
Tăng cường đấu tranh phòng, chống
tội phạm, nâng cao tỷ lệ phá án, nhất là trọng án. Đảm bảo giữ vững ổn định chính
trị và trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào toàn
dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ động nắm chắc mọi diễn biến tình hình,
tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch công tác bảo vệ an ninh trật tự, loại
trừ các nhân tố gây rối, gây bạo loạn; xử lý kịp thời các tình huống phức tạp về
an ninh chính trị, bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ, các mục tiêu trọng điểm;
tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng.
Thực hiện tốt các đợt cao điểm tấn
công các loại tội phạm; chủ động xóa bỏ những điều kiện phát sinh, phát triển tội
phạm; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, nhất là các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện; kết hợp tuyên truyền, giáo dục với giúp đỡ
tạo việc làm, hạn chế tối đa số đối tượng tái phạm; đặc biệt quan tâm đối tượng
là thanh thiếu niên phạm pháp, thanh thiếu niên nghiện; kết hợp quản lý, giúp đỡ
và có biện pháp đối sách thích hợp với từng loại đối tượng, từng độ tuổi; kiên
quyết đưa những đối tượng được giáo dục giúp đỡ tiếp tục tái phạm nhiều lần vào
cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Thực hiện tốt chương trình mục
tiêu 3 giảm, chương trình tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện, phấn
đấu kéo giảm tỷ lệ phạm pháp hình sự và tai nạn giao thông; củng cố lực lượng
an ninh cơ sở; xây dựng, nhân rộng và phát huy vai trò của mô hình tổ tự quản về
an ninh - trật tự an toàn xã hội; tiếp tục mở rộng địa bàn an toàn; tăng cường
biện pháp quản lý nhà trọ. Chú trọng bảo vệ các kho nhiên liệu trên địa bàn.
Nâng cao chất lượng và từng bước đổi
mới hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Phối hợp chặt chẽ ngành dọc cấp
trên tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức
của đội ngũ cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật, đảm bảo công tác điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án theo đúng quy định pháp luật. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; chú trọng công tác hoà giải ở cơ
sở, hạn chế tình trạng khiếu nại vượt cấp. Tăng cường công tác tiếp xúc, giải
quyết kịp thời các kiến nghị của người dân tại cơ sở nhằm kéo giảm số vụ khiếu
nại, tố cáo.
Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện
tốt chương trình 3 giảm, phòng, chống, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm,
phấn đấu đến năm 2020 kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư
trú, quản lý người nước ngoài, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật
tự, quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tăng cường công tác đảm bảo trật
tự an toàn giao thông, kéo giảm 10% tai nạn giao thông trên cả 3 mặt, giảm đến
mức thấp nhất tình trạng ùn tắc giao thông; giải quyết cơ bản tình hình tụ tập
đua xe gây rối trật tự trên đường phố.
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy; tăng cường công tác kiểm
tra, hướng dẫn, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa
cháy. Nắm chắc lực lượng phương tiện tại chỗ để kịp thời
huy động chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật về phòng cháy chữa cháy, kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa
cháy cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn huyện, tiếp tục thực hiện
các hoạt động “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy” ngày 4 tháng 10.
Nơi nhận:
- UBND Thành phố;
- Sở KHĐT;
- Lưu.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Hòa An
|