BỘ NGOẠI GIAO
--------------
Số: 71/2005/LPQT
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2005
|
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Ca-na-đa về Dự án xây dựng và kiểm
soát chất lượng nông sản - thực phẩm có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2005./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hoàng Anh
|
Chính phủ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM (VIỆT NAM) và Chính phủ Ca-na-đa (CA-NA-ĐA) với mong muốn hợp
tác triển khai Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm ở Việt
Nam cùng ghi nhớ:
Điều I: BẢN
CHẤT CỦA BẢN GHI NHỚ
MỤC 1.01
Đây là một thỏa thuận bổ sung được
xây dựng trên cơ sở Hiệp định chung về Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và
CA-NA-ĐA, ký ngày 21 tháng 6 năm 1994, với mục đích xác định trách nhiệm của
hai Chính phủ liên quan đến Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản -
thực phẩm (sau đây gọi là “Dự án”).
Điều II:
CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
MỤC 2.01
CA-NA-ĐA chỉ định Cơ quan Phát
triển quốc tế Ca-na-đa (CIDA) là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ
của Ca-na-đa trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này.
MỤC 2.02
VIỆT NAM chỉ định Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì thực hiện, chịu trách nhiệm phối hợp
với Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ
Bản ghi nhớ này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thay mặt Việt Nam ký
vào Bản ghi nhớ.
Điều III:
DỰ ÁN
MỤC 3.01
VIỆT NAM và CA-NA-ĐA sẽ tham gia
thực hệin Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm (sau đây
gọi tắt là “Dự án”). Mục đích của Dự án là nâng cao đời sống nông thôn bằng
cách hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mục tiêu chính của Dự án
là cải thiện chất lượng, sự an toàn và khả năng vươn tới thị trường của các
nông sản và thực phẩm ở Việt Nam thông qua việc tăng cường hệ thống sản xuất và
chế biến.
MỤC 3.02
Mô tả về Dự án được trình bày
trong Phụ lục “A” đính kèm với Bản ghi nhớ này.
Điều IV:
ĐÓNG GÓP CỦA CA-NA-ĐA
MỤC 4.01
Phần đóng góp của CA-NA-ĐA sẽ
không vượt quá mười bảy triệu đôla Ca-na-đa (17.000.000 đôla Ca-na-đa)
MỤC 4.02
Để khởi động DỰ án, CIDA sẽ ký một
Bản thỏa thuận đóng góp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai một cuộc điều tra về an toàn thực phẩm
(như được trình bày trong Phụ lục “A”) với giá trị tối đa là chín trăm chín
mươi ngàn đôla Ca-na-đa (990.000 đôla Ca-na-đa), phần này nằm trong tổng số giá
trị đóng góp của CA-NA-ĐA cho Dự án như đã nêu trong Mục 4.01 trên đây.
MỤC 4.02
Để khởi động Dự án, CIDA sẽ ký một
Bản thỏa thuận đóng góp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai một cuộc Điều tra về an toàn thực phẩm
(như được trình bày trong Phụ lục “A”) với giá trị tối đa là chín trăm chín
mươi ngàn đôla Ca-na-đa (990.000 đôla Ca-na-đa), phần này nằm trong tổng số giá
trị đóng góp của CA-NA-ĐA cho Dự án như đã nêu trong Mục 4.01 trên đây.
Điều V:
ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM
MỤC 5.01
Đóng góp của VIỆT NAM sẽ bao gồm
việc thực hiện Dự án thông qua văn phòng Ban quản lý Dự án, cung cấp cán bộ có
đủ trình độ, một số dịch vụ kỹ thuật và hành chính, lao động, cơ sở vật chất,
trang thiết bị và các nguồn lực cần thiết khác nhằm đáp ứng yêu cầu của Dự án.
Tổng giá trị đóng góp của Việt Nam ước tính là khoảng 5% tổng giá trị đóng góp
của CA-NA-ĐA.
Điều VI:
CÁC KHOẢN MIỄN GIẢM
MỤC 6.01
Phần đóng góp của CA-NA-ĐA không được
sử dụng để thanh toán bất cứ khoản thuế, lệ phí, thuế quan hoặc bất cứ khoản
phí nào khác do VIỆT NAM trực tiếp hoặc gián tiêp đánh vào đối với các hàng
hóa, vật liệu, thiết bị, phương tiện đi lại và dịch vụ được mua hoặc cung cấp để
đáp ứng các yêu cầu của Dự án hoặc liên quan đến việc thực hiện Dự án.
Điều VII:
QUẢN LÝ
MỤC 7.01
Phương pháp tiếp cận tổng thể về
quản lý Dự án được trình bày trong Phụ lục “B” với tiêu đề “Chiến lược quản lý
Dự án”. Dự án sẽ được thực hiện với trách nhiệm chung thuộc về Ban Chỉ đạo Dự
án.
Mục 7.02
VIỆT NAM và CA-NA-ĐA nhất trí
thành lập Ban Chỉ đạo Dự án do đại diện của Việt Nam và CIDA làm đồng Trưởng
ban và một Ban quản lý Dự án. Ban Quản lý Dự án sẽ trình kế hoạch làm việc hàng
năm và báo cáo tiến độ để phê duyệt trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo Dự án.
Ban chỉ đạo Dự án sẽ họp ít nhất một lần/năm hoặc nhiều hơn khi cần thiết. VIỆT
NAM và CIDA sẽ cùng đưa ra quyết định về các thành viên Ban chỉ đạo Dự án.
MỤC 7.03
Chỉ tiêu thực tế lấy từ các nguồn
tài chính sẽ được thực hiện trong khuôn khổ Kế hoạch thực hiện Dự án và các kế
hoạch công việc hàng năm do Ban chỉ đạo Dự án phê duyệt.
Điều VIII:
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
MỤC 8.01
Bản ghi nhớ này có thể bao gồm việc
thực hiện các tiểu dự án, các tiểu dự án này tạo thành “các dự án” trong khuôn
khổ Luật đánh giá môi trường Ca-na-đa (CEAA). Trừ những tiểu dự án được
miễn không áp dụng Luật đánh giá môi trường Ca-na-đa, CA-NA-ĐA sẽ đảm bảo việc
đánh giá môi trường các tiểu Dự án sẽ được thực hiện sớm khi có thể, ngay cả
trong giai đoạn lập kế hoạch choc ác tiểu Dự án và phù hợp với Luật đánh giá
môi trường Ca-na-đa, trước khi Ban Chỉ đạo Dự án quyết định phân bổ kinh phí
cho việc thực hiện các tiểu Dự án.
MỤC 8.02
CA-NA-ĐA sẽ đảm bảo tất cả các
báo cáo thẩm tra và hồ sơ khác liên quan đến đánh giá tác động môi trường của
các tiẻu Dự án đều được công khai để mọi người có thể tiếp cận theo quy định của
Luật đánh giá môi trường Ca-na-đa.
Điều IX:
THÔNG TIN
MỤC 9.01
VIỆT NAM và CA-NA-ĐA sẽ đảm bảo Bản
ghi nhớ này được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả, và mỗi bên sẽ cung cấp
cho bên kia mọi thông tin liên quan đến Dự án khi được yêu cầu hợp lý.
Điều X:
LIÊN LẠC
MỤC 10.01
Mọi thông tin hoặc tài liệu, do
VIỆT NAM hoặc CA-NA-ĐA cung cấp hoặc gửi phù hợp với Bản ghi nhớ này, sẽ được
làm bằng văn bản và sẽ được coi là đã được cung cấp, lập hoặc gửi hợp thức cho
Bên nhận trực tiếp qua thư, điện tín, fax hoặc điện báo theo các địa chỉ tương ứng
sau đây:
VIỆT NAM: Ông Bùi Bá Bổng
Thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Fax: 84-4-8436145
Email: bbong@mard.gov.vn
CANAĐA: Ông Michael
Brownell
Giám đốc, Chương trình Đông Nam
Á, Phân ban Châu Á
Cơ quan Phát triển quốc tế
Ca-na-đa
200 Place du Portage
Gatineau, Quebec
CANADA K1A 0G4
Fax: 01-819-953 3350
Email: MICHAEL
BROWNELL@acdi-cida.gc.ca
Mục 10.02
Mỗi Bên sẽ thông báo bằng văn bản
cho Bên kia nếu có sự thay đổi địa chỉ của mình để đảm bảo mọi thông báo hoặc
yêu cầu sẽ được gửi tới đúng địa chỉ mới.
MỤC 10.03
Mọi thông tin gửi cho CIDA sẽ được
soạn thảo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh và mọi thông tin gửi cho VIỆT NAM sẽ
được soạn thảo bằng tiếng Anh.
Điều XI:
ĐIỀU KHOẢN ÁP DỤNG
MỤC 11.01
Những khác biệt có thể phát sinh
trong việc áp dụng các quy định của Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết thông
qua đàm phán giữa VIỆT NAM và CA-NA-ĐA hoặc bằng bất cứ hình thức nào khác do
Chính phủ hai nước cùng thỏa thuận.
Điều XII:
GHI NHỚ CHUNG
MỤC 12.01
Bản ghi nhớ này cùng với các Phụ lục
‘A’, ‘B’, ‘C’ và ‘D’ và bất cứ trao đổi thư nào về Dự án này trong khuôn khổ Bản
ghi nhớ sẽ trở thành thỏa thuận tổng thể giữa hai Bên.
Điều
XIII: TRAO ĐỔI Ý KIẾN
MỤC 13.01
VIỆT NAM và CA-NA-ĐA sẽ cố gằng
trao đổi ý kiến với nhau về bất cứ vấn đề nào có thể nảy sinh liên quan đến Bản
ghi nhớ này ở bất cứ thời điểm nào.
Điều XIV:
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
MỤC 14.01
Bản ghi nhớ này có hiệu lực vào
ngày ký và hết hiệu lực vào ngày 31 tháng 3 năm 2010. Bản ghi nhớ này có thể được
sửa đổi vào bất cứ thời điểm nào khi cần thiết, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai
Bên bên thông qua trao đổi thư tín.
Ký tại Ốt ta oa ngày 27 tháng 6
năm 2005, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh; các văn bản đều
có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
Cao Đức Phát
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ CA-NA-ĐA
BỘ TRƯỞNG BỘ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Aileer Carall
|
PHỤ
LỤC “A”
DỰ
ÁN XÂY DỰNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN - THỰC PHẨM MÔ TẢ DỰ ÁN
Mục
đích của Dự án là nâng cao đời sống nông thôn thông qua việc hỗ trợ cho ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Mục
tiêu của Dự án là nhằm cải thiện chất lượng, sự an toàn và khả năng vươn tới thị
trường của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm thông qua việc tăng cường hệ
thống sản xuất, chế biến và quản lý chất lượng. Các thành tố chính trong dây
chuyền sản xuất/chế biến từ người nông dân đến người tiêu dùng sẽ được quan tâm
đề cập.
Dự
án sẽ quan tâm đến cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Nông dân, các hiệp hội
nông dân và nhà chế biến sẽ là các đối tượng hưởng lợi chính, bởi vì khi hệ thống
sản xuất/chế biến được cải tiến sẽ khuyến khích sản xuất các sản phẩm với chất
lượng cao hơn và nâng cao lợi nhuận thu được do hàng hóa có chất lượng và giá
trị cao hơn sẽ tăng lên. Người tiêu dùng sẽ được lợi từ việc được tiếp cận với
các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chất lượng cao hơn, an toàn hơn và do đó
ít gặp rủi ro hơn về an toàn thực phẩm. Các đơn vị thuộc khu vực nhà nước, nhất
là các đơn vị có liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm
sẽ được hưởng lợi từ hoạt động tăng cường năng lực và hợp lý hóa hệ thống kiểm
soát và phòng ngừa.
Dự
án sẽ được thực hiện ở cấp quốc gia, mặc dù có thể sẽ chú trọng vào một số vùng
và sản phẩm nhất định. Các vùng và sản phẩm này sẽ được chọn trong quá trình khởi
động Dự án và đưa vào Kế hoạch thực hiện Dự án.
1. Các hợp phần và hoạt động chính:
Sau
đây là các hợp phần chính của Dự án:
1.1.
Xây dựng chất lượng
Có
hai khía cạnh cơ bản liên quan đến xây dựng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp
và thực phẩm ở Việt Nam: cải tiến kỹ thuật sản xuất, chú trọng vào chất lượng
thay vì số lượng và cải tiến quy trình chế biến tập trung vào sự an toàn của thực
phẩm. Thông qua các Bộ, ngành có liên quan của Chính phủ Việt Nam và mối liên hệ
với các tổ chức của Ca-na-đa, các chuyên gia tư vấn trong nước, trong khu vực
và Ca-na-đa sẽ hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nhà sản xuất và chế biến, chủ yếu cải
thiện hoạt động sản xuất và chế biến. Những phương thức sản xuất tốt/an toàn và
công nghệ nâng cao năng suất/giá trị sẽ được thử nghiệm và áp dụng.
Các
phương thức sản xuất tốt/an toàn sẽ bao gồm hệ thống ghi chép hồ sơ vật nuôi, kỹ
thuật chăn nuôi (ví dụ, sản xuất lợn thịt hướng nạc hay không nhiễm bệnh, rau quả
sạch), quản lý chất lượng tổng thể và các hướng dẫn về thương hiệu của sản phẩm.
Đặc biệt, hệ thống lưu giữ hồ sơ vật nuôi được thực hiện tại Sóc Trăng, thông
qua một Dự án bổ sung do CIDA tài trợ và sẽ được nhân rộng ở cấp quốc gia.
1.2.
Kiểm soát chất lượng và an toàn
Như
đã trình bày ở trên, cải tiến chất lượng và sự an toàn của sản phẩm là những
thành tố cơ bản để phát triển thị trường trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Cải
tiến những lĩnh vực này có nghĩa là hệ thống kiểm tra và kiểm soát phải hợp lý
và có hệ thống; có đầy đủ cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm để tiến hành
kiểm tra và phân tích; đào tạo cán bộ chuyên môn về các biện pháp phòng ngừa và
kiểm soát; thực hiện và quy định về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và cấp chứng
nhận phù hợp.
Với
tình hình kiểm soát chất lượng và an toàn hiện nay ở Việt Nam, các hoạt động của
Dự án sẽ được phân ra các bước thực hiện. Những hoạt động trình bày dưới đây sẽ
được thực hiện trong năm đầu cửa Dự án:
* Điều tra độc tính/an toàn thực phẩm. Một cuộc điều tra về độ an
toàn/độc tính thực phẩm sẽ được thực hiện khi bắt đầu Dự án, thông qua một thỏa
thuận về Đóng góp với văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.
Cuộc điều tra này hiện đang được các chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam thiết kế
tại Việt Nam, nhưng sẽ cần sự hỗ trợ kỹ thuật về phương pháp luận và triển khai
ban đầu. Mục đích của cuộc điều tra là xác định một cách có hệ thống những điểm
chính trong dây chuyền từ người sản xuất đến người tiêu dùng với những vấn đề
liên quan đến chất lượng và sự an toàn. Thông tin từ cuộc điều tra này sẽ giúp
cho việc xác định các hoạt động của Dự án, nhất là những hoạt động liên quan đến
những cải tiến trong chế biến thực phẩm (bao gồm đóng gói, bảo quản và vận chuyển).
Dự kiến cuộc điều tra sẽ giúp xác định những lĩnh vực ưu tiên cần phân bổ nguồn
lực Dự án để giải quyết các vấn đề (ví dụ như những lĩnh vực hàng hóa cụ thể,
quy trình, các loại mầm bệnh, chất hóa học gây ô nhiễm). WHO đã và đang tham
gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trong những năm vừa qua và cũng đã thiết lập
được những mối liên hệ làm việc với 3 Bộ tham gia Dự án này. Trong bối cảnh
bùng phát dịch cúm gia cầm, WHO phát huy năng lực và chuyên môn của họ để hỗ trợ
các cơ quan Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hiện nay, cùng với việc thiết
kế và triển khai cuộc điều tra, một Thư mời thầu (RFP) sẽ được phát hành để
thuê một Cơ quan thực hiện Dự án Ca-na-đa (CEA), Cơ quan này sẽ hỗ trợ việc đảm
bảo hoàn thành cuộc điều tra một cách thành công, đồng thời hỗ trợ việc xác định
những lĩnh vực ưu tiên thông qua cuộc điều tra này.
*
Các thử nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệp. Một cuộc đánh giá
chính thức về năng lực các phòng thí nghiệm đã được một chuyên gia Việt Nam thực
hiện trong khuôn khổ hợp đồng ý với CIDA. Kết quả ban đầu của đánh giá này cho
thấy rằng, mặc dù có đủ năng lực về phân tích và thử nghiệm độ an toàn/chất lượng
thực phẩm, nhưng năng lực này còn rất hạn chế vì nó nằm rải rác ở các đơn vị
khác nhau và hoạt động ở mỗi đơn vị còn rất hạn chế. Tính hợp lý và việc tăng cường
cho các cơ quan này không chỉ đòi hỏi phải thực hiện cuộc điều tra độc tính mà
còn phải đáp ứng các yêu cầu phân tích và kiểm tra. Khi Dự án bắt đầu, Chính phủ
Việt Nam sẽ chọn một số phòng thí nghiệm tham gia vào cuộc điều tra này. Cơ
quan thực hiện DỰ án của Ca-na-đa sẽ hỗ trợ các đối tác Việt Nam xem xét lại để
xây dựng cũng như hợp lý hóa toàn bộ các dịch vụ thí nghiệm mang tính bền vững.
* Đào tạo nòng cốt về Phân tích mối nguy và các Điểm
kiểm soát trọng yếu (HACCP), Thực tế sản xuất (GMP, GAP), và Điều kiện vệ sinh
(GHP). Để đạt được
các mục tiêu tổng thể của Việt Nam về chất lượng và sự an toàn, hệ thống kiểm
soát chính thức và mang tính hệ thống phải trở thành một phần của quy trình chuẩn
trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Các phương pháp phòng chống và kiểm
soát như HACCP, GMP, GAP và GHP sẽ trở thành một hoạt động thường xuyên. Để hỗ
trợ nội dung này, một nhóm giảng viên HACCP chủ chốt sẽ được thành lập để hỗ trợ
kỹ thuật cho ngành này. Trong năm đầu tiên, Dự án sẽ tập huấn về HACCP/GMP/GAP/GHP
cho các cán bộ Cục Thú y, cục Bảo vệ Thực vật và các đơn vị hữu quan khác (thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng
(Bộ Khoa học và Công nghệ), cũng như Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế).
Cùng với các đối tác Việt Nam, Cơ quan thực hiện Dự án của Ca-na-đa sẽ xây dựng
một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các cán bộ được chọn và ký hợp đồng
cung cấp chuyên gia Ca-na-đa và/hoặc các hoạt động tập huấn.
* Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng nông sản -
thực phẩm. Dự án
sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng: a. một cơ cấu thể chế cho việc quản lý
nông sản - thực phẩm, bao gồm vai trò và sự phối hợp giữa các Bộ và các cơ quan
hữu quan các cấp; và b. chính sách và khung pháp chế cho việc kiểm soát chất lượng
nông sản - thực phẩm.
1.3
Khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm
Khi
đất nước ngày càng giàu hơn nhờ vào thị trường xuất khẩu và nội địa đang mở rộng,
hoạt động của thị trường sẽ tạo nên sự khác biệt về giá sản phẩm dựa vào chất
lượng và sự chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng. Đối với các sản phẩm đáp ứng tiêu
chuẩn chất lượng và an toàn cao hơn, giá sản phẩm và lợi nhuận của người sản xuất
sẽ cao hơn. Khả năng tiếp cận thị trường của một số nông sản và thực phẩm ở Việt
Nam sẽ được tăng cường thông qua việc áp dụng mức giá cao hơn đối với sản phẩm
chất lượng cao khi thanh toán. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có phân loại tiêu
chuẩn chất lượng đối với các mặt hàng xuất khẩu chính như gạo và cà phê, nhưng
những tiêu chuẩn này vẫn không thường xuyên được sử dụng như làm để tính giá và
tiếp thị trương thị trường nội địa. Không có những yếu tố này thì sẽ không khuyến
khích người nông dân nâng cao hoặc duy trì chất lượng sản phẩm của họ. Khái niệm
của việc định giá theo tiêu chuẩn chất lươợngkhi thanh toán cho các sản phẩm cụ
thể như thịt lợn nạc và gạo thơm sẽ được khuyến khích thông qua một dự án cấp
quốc gia. Quá trình này là cơ sở của một Dự án th1i điểm đã bắt đầu ở tỉnh Sóc
Trăng trong khuôn khổ một dự án riêng nhưng có liên quan do CIDA tài trợ (xem
phần các Dự án có liên quan khác trong Mục 3.1.3 dưới đây).
1.4.
Quản lý Dự án
Một
Cơ quan thực hiện Dự án của Ca-na-đa sẽ được tuyển chọn để cung cấp các dịch vụ
tài chính, hỗ trợ quản lý Dự án cho Ban Quản lý Dự án Việt Nam, và thuê chuyên gia
tư vấn Ca-na-đa theo yêu cầu. Với kinh nghiệm quaảnlý và chuyên môn kỹ thuật hiện
có của Việt Nam, Cơ quan thực hiện Dự án của Ca-na-đa sẽ đóng vai trò hỗ trợ chứ
không phải vai trò chỉ đạo trong quá trình thực hiện Dự án. Thông tin chi tiết
về quản lý Dự án được trình bày trong Mục 3.4 dưới đây.
2. Thời hạn và chi phí
Dự
án này được thực hiện trong 5 năm. CIDA sẽ đóng góp tổng cộng không quá 17 triệu
đôla Ca-na-đa cho các hoạt động của Dự án, bao gồm cả các chi phí quản lý và
giám sát/đánh giá Dự án. Việt Nam sẽ đógn góp bằng hiện vật tương đương 5% tổng
chi phí hoạt động trong nước.
Dự
kiến phân bổ kinh phí tài trợ của CIDA theo các hợp phần Dự án (bao gồm cả hỗ
trợ kỹ thuật) như sau:
1.
Xây dựng chất lượng
$ 6 triệu
2.
Kiểm soát chất lượng và an toàn $ 7 triệu
3.
Khả năng tiếp cận với thị trường của sản phẩm
$ 1 triệu
4.
Quản lý Dự án $ 2 triệu
5.
Giám sát, đánh giá và dự phòng $ 1 triệu
Phần
chi tiết hơn về phân bổ kinh phí Dự án được trình bày trong Phụ lục C. Việc tài
trợ cho một số hợp phần (đáng chú ý là Hợp phần kiểm soát chất lượng và an
toàn) sẽ diễn ra trong suốt thời gian thực hiện Dự án. Ngaâ saáchcho các Hợp phần
1, 2 và 3 sẽ bao gồm chi phí hoạt động của Dự án, mua sắm trang thiết bị cũng
như thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật của Việt Nam, chuyên gia trong khu vực
và/hoặc từ Ca-na-đa. Kinh phí phân bổ cho Quản lý Dự án sẽ abo gồm chi phí liên
quan đến Cơ quan thực hiện Dự án của Ca-na-đa dựa trên cơ sở có tối thiểu 3 cán
bộ làm việc trong suốt thời gian thực hiện Dự án (1 Quản đốc Dự án, 1 Cố vấn kỹ
thuật cao cấp và 1 cán bộ hỗ trợ hành chính và tài chính). Thêm vào đó có thể
có các cán bộ kỹ thuật làm việc cho các hợp phần của Dự án.
Như
đã đề cập, khoản ngân sách không quá 1 triệu đôla Ca-na-đa dành cho thỏa thuận
đóng góp với WHO để triển khai cuộc Điều tra về an toàn thực phẩm sẽ bao gồm
các khoản: Hỗ trợ kỹ thuật (150.000 đôla Ca-na-đa), trang thiết bị (625.000
đôla Ca-na-đa), quản lý (114.000 đôla Ca-na-đa) và chi phí về thông tin/hậu cần
(100.000 đôla Ca-na-đa).
Tính
đến đặc điểm đã nêu của Dự án, một khoản kinh phí 500.000 đôla Ca-na-đa đã được
dành cho dự phòng.
PHỤ
LỤC “B”
CHIẾN
LƯỢC QUẢN LÝ DỰ ÁN
Chỉ
đạo chung mang tầm chiến lược của Dự án sẽ do Ban Chỉ đạo Dự án tiến hành.
CIDA, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Bộ Tài chính sẽ cử đại diện làm thành viên của Ban Chỉ
đạo Dự án. Đại diện của CIDA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm đồng
Chủ tịch Ban chỉ đạo Dự án. Các văn bản chính của Dự án như Kế hoạch thực hiện
Dự án, kế hoạch coôg việc hàng năm, ngân sách hàng năm,... sẽ do Ban chỉ đạo Dự
án phê duyệt.
Cố
vấn kỹ thuật trong nước về hướng chiến lược của Dự án cũng như các hoạt động cụ
thể sẽ do một Nhóm Cố vấn Liên Bộ thực hiện. Các thành viên của Nhóm Cố vấn bao
gồm đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ
và Bộ Y tế.
Các
hoạt động Dự án sẽ do một Ban quản lý Dự án Việt Nam (VPMU) và Cơ quan thực hiện
Dự án Ca-na-đa (CEA) quản lý. Ban quản lý Dự án Việt Nam sẽ đặt tại Vụ Khoa học
và Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan thực hiện Dự
án Ca-na-đa sẽ được chọn thông qua một quy trình cạnh tranh. Phụ lục “D” trình
bày cấu trúc quản lý Dự án dưới dạng đồ thị.
Ở
một mức độ nào đó, Việt Nam đã có kinh nghiệm quản lý Dự án và chuyên môn, Cơ
quan thực hiện Dự án Ca-na-đa sẽ đóng góp vai trò hỗ trợ thay vì via trò chỉ đạo
trong các hoạt động quản lý Dự án. Tuy nhiên, trong trường hợp quản lý tài
chính, Cơ quan thực hiện Dự án Ca-na-đa sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về phần
tài trợ của CIDA. Để đảm bảo các hoạt động tài chính đúng theo tiêu chuẩn quy định
và tính hiệu quả của nó, Dự án sẽ giải ngân theo các kế hoạch công việc và kinh
phí đã được thống nhất.
Dự
án sẽ được thực hiện thông qua một phương pháp tiếp cận đã được đề cập ở trên.
Như được trình bày trong Phụ lục “A”, có một số hoạt động nhất định (Điều tra độc
tính, Kiểm tra và Phân tích trong phòng thí nghiệm và Đào tạo cán bộ nòng cốt
HACCP) sẽ được ưu tiên thực hiện trong năm đầu tiên của Dự án.
Kết
quả từ các hoạt động của năm đầu tiên sẽ được sử dụng để kiểm chứng mục tiêu
chung của Dự án, đánh giá và sửa đổi (nếu được yêu cầu) các kết quả mong đợi và
tiếp tục điều chỉnh các hoạt động còn lại của Dự án. Một Kế hoạch thực hiện Dự
án đầy đủ sẽ được xây dựng và trình Ban chỉ đạo Dự án phê duyệt vào cuối năm thứ
nhất. Trong các năm còn lại, việc thực hiện Dự án sẽ tiếp tục dựa trên kế hoạch
công việc và ngân sách hàng năm. Báo cáo tiến độ nửa năm và báo cáo tài chính Dự
án sẽ được trình cho CIDA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi
và giám sát.
Các thỏa thuận Dự án và kế hoạch hợp đồng
Dự
án sẽ được thực hiện thông qua Bản ghi nhớ giữa CIDA và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thay mặt cho ba Bộ ngành tham gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế).
Sử
dụng một thỏa thuận về đóng góp, CIDA sẽ trực tiếp ký hợp đồng với Văn phòng
WHO tại Việt Nam để hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương
pháp luận và triển khai cuộc Điều tra cấp quốc gia khi Dự án được phê duyệt. Do
sự bùng phát của dịch cúm gia cầm hiện nay, WHO đã trở thành một cơ quan đứng đầu
trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, và đã thiết lập được các mối quan hệ chặt chẽ
với các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam. Quan hệ trực tiếp với FAO và Cục
Vệ sinh An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), tổ chức này đã tham gia đánh giá năng lực
của các phòng thí nghiệm thuộc Bộ Y tế và trở thành một đối tác rất phù hợp.
Cơ
quan thực hiện Dự án của Ca-na-đa sẽ được tuyển chọn thông qua một quy trình cạnh
tranh chuẩn. Cơ quan Thực hiện Dự án của Ca-na-đa này phải có năng lực chuyên
môn vững và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực chính của Dự án, nhất là lĩnh
vực nông nghiệp và xây dựng chất lượng và kiểm soát an toàn thực phẩm. Cơ quan
Thực hiện Dự án của Ca-na-đa sẽ chịu trách nhiệm quản lý tài chính tất cả phần
tài trợ của của CIDA, hỗ trợ cho Ban Quản lý Dự án Việt Nam về mặt quản lý Dự
án và ký hợp đồng phụ với bất cứ chuyên gia nào của Ca-na-đa theo kế hoạch làm
việc hàng năm của Dự án.
Các hợp phần
|
Năm bắt đầu
|
Năm thứ hai
|
Năm thứ ba
|
Năm thứ tư
|
Năm thứ năm
|
Tổng
phụ
|
Lạm
phát
|
Chi khác
|
Rủi ro
|
Tổng số
|
1. Xây dựng chất lượng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.
Cải tiến sản xuất
|
|
800
|
700
|
700
|
600
|
2,800
|
172
|
|
|
2,972
|
1.2.
Cải tiến chế biến
|
|
800
|
700
|
700
|
600
|
2,800
|
172
|
|
|
2,972
|
2. Kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm -
nông sản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.
Điều tra độc tính
|
300
|
140
|
140
|
207
|
160
|
947
|
43
|
|
|
990
|
2.2.
Thanh tra thực phẩm và xây dựng năng lực phòng thí nghiệm
|
75
|
1,125
|
1,727
|
1,550
|
635
|
5,112
|
301
|
|
|
5,413
|
2.3.
Đào tạo
|
50
|
500
|
400
|
|
|
950
|
33
|
|
|
983
|
3. Khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm
|
10
|
290
|
290
|
258
|
250
|
1,098
|
68
|
|
|
1,166
|
4. Quản lý dự án
|
65
|
320
|
320
|
320
|
501
|
1,526
|
101
|
|
|
1,627
|
5. Giám sát - Đánh giá
|
|
75
|
120
|
75
|
120
|
390
|
26
|
416
|
|
832
|
Tổng phụ
|
500
|
4,050
|
4,397
|
3,810
|
2,866
|
15,623
|
914
|
416
|
|
16,954
|
Lạm phát
|
|
101
|
223
|
293
|
298
|
914
|
|
Chi khác
|
|
77
|
126
|
81
|
132
|
416
|
|
Rủi ro
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
500
|
4,228
|
4,746
|
4,184
|
3,296
|
16,954
|
|
Ghi chú: Kinh phí ghi trong Mục
2.1 cho cuộc điều tra độc tính được chuyển thông qua một Thỏa thuận Đóng góp với
WHO như đề cập trong phần Phụ lục “A”.
PHỤ LỤC
“D”’
Cấu trúc Quản lý và Thực hiện Dự án