BỘ
TÀI CHÍNH-TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 10 tháng 3 năm 1987
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC SỐ 19-TT/LB NGÀY
10-3-1987 HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC
KHOẢN LỆ PHÍ, TIỀN PHẠT VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP VÀO TÀI KHOẢN CỦA TRỌNG TÀI KINH
TẾ
Thi hành quy định tạm
thời về quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong việc ký kết và thực hiện
hợp đồng kinh tế và quyền tự chủ Tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở ban
hành kèm theo Quyết định số 76 - HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng,
liên Bộ Tài chính - Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn và quy định tạm thời về
chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng các khoản lệ phí, tiền phạt và các khoản trích
nộp vào tài khoản của Trọng tài kinh tế như sau:
I.
CÁC KHOẢN THU NỘP VÀO TÀI KHOẢN TRỌNG TÀI KINH TẾ
Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ quản lý chế độ hợp đồng kinh tế, xét xử các tranh chấp và vi phạm
hợp đồng kinh tế, cơ quan Trọng tài kinh tế các cấp, các ngành thu được các khoản
sau đây:
- Lệ phí đăng ký hợp đồng kinh tế,
- Lệ phí trọng tài,
- Thu về trích tiền phạt vi phạm
hợp đồng kinh tế,
- Thu về trích tiền bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế mà bên bị vi phạm không chịu khiếu nại hoặc
đối với hợp đồng ký trái pháp luật.
Các khoản thu nói trên được quy
định cụ thể như sau:
1. Về lệ phí đăng ký hợp đồng
kinh tế:
a) Các đăng ký hợp đồng kinh tế,
sau khi ký kết phải đưa bản hợp đồng đã ký đến đăng ký và nộp lệ phí đăng ký hợp
đồng kinh tế tại cơ quan Trọng tài kinh tế có thẩm quyền theo quy định tại
Thông số 42-PC/TT ngày 13- 10- 1986 của Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn
công tác đăng ký hợp đồng kinh tế.
b) Tuỳ theo giá trị hợp đồng
kinh tế, mức lệ phí đăng ký hợp đồng kinh tế phải nộp là:
------------------------------------------------------------------------------------
Giá trị hợp đồng kinh tế Mức lệ
phí đăng ký
------------------------------------------------------------------------------------
- Dưới 1.000.000 đồng 50 đồng
- Từ 1. 000.000 đồng đến
dưới 10.000.000 đồng 100 đồng
- Trên 10.000.000 đồng 200 đồng
c) Các tổ chức sản xuất kinh
doanh được hoạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông khoản lệ phí đăng ký hợp
đồng kinh tế nói trên (khoản mục Chi phí quản lý Xí nghiệp) hoặc chi phí quản
lý hành chính khoản mục tương ứng với các đơn vị dự toán.
2. Về lệ phí trọng tài
a) Khi xét xử các tranh chấp và
vi phạm hợp đồng kinh tế gồm các hình thức trọng tài kinh tế chủ trì mời hai
bên họp để giải quyết; căn cứ vào hồ sơ khiếu nại ra quyết định xét xử; mở
phiên họp xét xử. Trọng tài kinh tế nơi xét xử được thu nộp lệ phí trọng tài
như sau:
- Đối với các vụ, việc từ chối,
trì hoãn ký kết hợp đồng kinh tế, mức lệ phí trọng tài là 50 đồng.
- Đối với các vụ, việc tranh chấp
và vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết thì tuỳ theo giá trị hợp đồng kinh tế mức
lệ phí trọng tài phải nộp là:
---------------------------------------------------------------------------------------
Giá trị hợp đồng kinh tế Mức lệ
phí trọng tài
---------------------------------------------------------------------------------------
- Dưới 1.000.000 đồng 50 đồng
- Từ 1.000.000 đồng đến
dưới 10.000.000 đồng 300 đồng
- Trên 10.000.000 đồng 500 đồng
---------------------------------------------------------------------------------------
b) Căn cứ vào quyết định xét xử
của Trọng tài kinh tế, việc nộp lệ phí được quy định:
Bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải
nộp lệ phí trọng tài. Nếu hai bên cùng vi phạm hợp đồng kinh tế thì bên nào chịu
phạt tiền nhiều hơn, bên ấy phải nộp lệ phí trọng tài. Trường hợp hai bên bị phạt
tiền ngang nhau thì mỗi bên nộp nửa lệ phí trọng tài.
c) Khoản lệ phí trọng tài được
trích từ phần lợi nhuận để lại cho xí nghiệp trước khi phân phối các quỹ xí
nghiệp (đối với đơn vị sản xuất - kinh doanh) hoặc trích từ tài khoản kinh phí
ngân sách và không được cấp bổ sung (đối với đơn vị dự toán).
3. Về trích tiền phạt vi phạm chế
độ hợp đồng kinh tế:
a) Mọi trường hợp vi phạm chế độ
hợp đồng kinh tế bị phạt tiền theo quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế có
thẩm quyền, bên bị phạt phải trích 10% số tiền phạt nộp vào tài khoản của Trọng
tài kinh tế nơi xét xử, số tiền phạt còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.
b) Khoản tiền phạt vi phạm chế độ
hợp đồng kinh tế trích theo như quy định ở khoản c, điểm 2 trên đây.
4. Về trích tiền hồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng kinh tế:
a) Các tranh chấp và vi phạm hợp
đồng kinh tế dẫn đến thiệt hại về kinh tế, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường
thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Riêng những trường hợp bên bị vi
phạm hợp đồng không chịu khiếu nại mà Trọng tài kinh tế chủ động đưa ra xét xử
hoặc đối với hợp đồng trái với pháp luật, nếu bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường
thiệt hại thì Trọng tài kinh tế nơi xét xử được trích 1% của số tiền bồi thường
đó. Bên vi phạm hợp đồng có trách nhiệm trích từ tài khoản của mình để bồi thường,
trong đó trích 1% số tiền bồi thường nộp vào tài khoản của Trọng tài kinh tế
nơi xét xử, số tiền bồi thường còn lại chuyển trả cho bên bị vi phạm có thiệt hại
theo đúng quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế có thẩm quyền.
b) Đối với bên vi phạm hợp đồng
phải bồi thường thiệt hại. Sau khi đã bồi thường thiệt hại mà chưa xác định được
nguồn thì được hạch toán vào tài khoản 84 " Tài sản hư hỏng, thiếu hụt hoặc
thừa chờ giải quyết". Khi xác định được nguồn (trách nhiệm vật chất của
cán bộ, công nhân viên, hoặc từ tổng lợi nhuận xí nghiệp) theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền thì hạch toán vào các tài khoản của kế toán theo chế độ kế
toán hiện hành.
Đối với bên bị vi phạm hợp đồng
có thiệt hại chưa được bồi thường thì hạch toán vào khoản 84 " tài sản hư
hỏng, thiếu hụt hoặc thừa chờ giải quyết". Khi nhận được tiền bồi thường
hoặc quyết định xử lý khoản thiệt hại này của cơ quan có thẩm quyền thì tuỳ từng
trường hợp mà hạch toán vào các tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện
hành.
II. SỬ DỤNG
VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU CỦA CƠ QUAN TRỌNG TÀI KINH TẾ
1. Theo điều 15 quy định tạm thời
về quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong việc ký kết và thực hiện hợp
đồng kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 76 - HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng
Bộ trưởng, cơ quan trọng tài kinh tế các cấp, các ngành được thu các khoản thu ở
phần I nói trên và được chi các khoản sau đây:
a) Chi trong công tác xét xử các
tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế:
- Chi về thu thập tài liệu, chứng
cứ phục vụ cho xét xử;
- Chi cho cộng tác viên tham gia
xét xử;
- Chi về mua sách, báo, tài liệu
pháp luật;
- Chi về hội họp xét xử và các hội
nghị chuyên đề về công tác xét xử.
b) Chi cho công tác quản lý,
tuyên truyền phòng ngừa vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế:
- Chi phí về đăng kí hợp đồng
kinh tế;
- Chi về tuyên truyền phòng ngừa
vi phạm hợp đồng kinh tế.
c) Chi khen thưởng cho tập thể
và cá nhân có công phát hiện các vụ vi phạm hợp đồng, đóng góp vào việc xét xử
có kết quả tốt, bảo vệ được tài sản xã hội chủ nghĩa.
Việc chi các khoản trên đây phải
trên tinh thần tiết kiệm với sự thoả thuận giữa cơ quan Tài chính và Trọng tài
kinh tế cùng cấp.
Hàng năm, hàng quý cơ quan trọng
tài kinh tế các cấp, các ngành lập dự toán các khoản thu và các khoản chi (theo
mục lục ngân sách hiện hành và được tính thêm các khoản chi quy định ở điểm 1,
phần II của Thông tư này) gửi cho cơ quan Tài chính cùng cấp. Đối với Trọng tài
kinh tế huyện, quận, dự toán thu chi được lập theo quy định trên gửi cho Uỷ ban
Nhân dân huyện, quận và cơ quan Tài chính cùng cấp, Uỷ ban Nhân dân huyện, quận
xét duyệt dự toán thu chi của Trọng tài kinh tế huyện, quận.
Cơ quan tài chính các cấp thực
hiện cấp phát kinh phí cho cơ quan Trọng tài kinh tế các cấp, các ngành theo dự
toán kinh phí được duyệt; cơ quan trọng tài kinh tế các cấp, các ngành thu được
các khoản thu nói ở phần 1 Thông tư này thanh toán nộp lại ngân sách.
III.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu
lực kể từ ngày ban hành.
Các quy định trước đây về tài
chính có liên quan đến việc thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế trái với quy định
trong Thông tư đều bãi bỏ.
Chu
Tam Thức
(Đã
ký)
|
Vũ
Thiện
(Đã
ký)
|