BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 15 tháng
5 năm 2013
|
THÔNG
TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 25/2013/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
Căn cứ Pháp lệnh phí và
lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP
ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí
và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP
ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP
ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí
và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP
ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP
ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP
ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Chính sách Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường,
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau:
Điều
1. Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải là nước thải ra môi trường, gồm nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt.
1. Nước thải công
nghiệp là nước thải ra môi trường từ:
a) Cơ sở sản xuất, cơ
sở chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản;
b)
Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: thực phẩm, rượu, bia, nước giải
khát, thuốc lá;
c) Cơ sở chăn nuôi,
giết mổ: gia súc, gia cầm tập trung;
d) Cơ sở nuôi trồng
thuỷ sản;
đ) Cơ sở sản xuất thủ
công nghiệp trong các làng nghề;
e) Cơ sở: thuộc da, tái
chế da;
g) Cơ sở: khai thác,
chế biến khoáng sản;
h) Cơ sở:
dệt, nhuộm, may mặc;
i) Cơ sở sản
xuất: giấy, bột giấy, nhựa, cao su;
k) Cơ sở sản
xuất: phân bón, hoá chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn
phòng phẩm, đồ gia dụng;
l) Cơ sở: cơ
khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
m) Cơ sở sản
xuất: linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
n) Cơ sở: sơ
chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
o) Nhà máy
cấp nước sạch;
p) Hệ thống
xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, khu đô thị (trừ các trường hợp được
miễn phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật);
q) Cơ sở sản
xuất công nghiệp khác.
2. Nước thải
sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:
a) Hộ gia
đình;
b) Cơ quan
nhà nước;
c) Đơn vị vũ
trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ
trang nhân dân);
d) Trụ sở điều
hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm
sản xuất, chế biến;
đ) Cơ sở:
rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;
e) Bệnh viện; phòng khám
chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;
g) Các tổ chức, cá nhân và
đối tượng khác có nước thải không được quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều
2. Đối tượng không chịu phí
Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải bao gồm:
1. Nước
xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, cơ sở
chế biến không thải ra môi trường;
2. Nước biển dùng vào
sản xuất muối xả ra;
3. Nước thải sinh hoạt
của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá
nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
4. Nước thải sinh hoạt
của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
5. Nước thải sinh hoạt
của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:
a) Các xã thuộc biên
giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã
biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa) và hải đảo;
b) Các xã không thuộc
đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số
42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị.
6. Nước làm mát thiết
bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát
riêng với các nguồn nước thải khác;
7. Nước mưa tự nhiên chảy
tràn.
Điều
3. Người nộp phí
1. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia
đình, đơn vị, tổ chức, cá nhân có nước thải được quy định
tại Điều 1 Thông tư này.
2. Trường hợp các tổ
chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước, đã nộp phí thoát nước thì
đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải tiếp nhận được và thải ra môi trường.
3. Cơ sở sản xuất, cơ sở
chế biến quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này sử dụng nguồn nước từ đơn vị
cung cấp nước sạch phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp, không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
Điều
4. Mức thu phí
1. Phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt
Mức thu
phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần
trăm (%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa
không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng.
Đối với nước thải sinh hoạt
thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia
đình quy định tại Khoản 3,
4 và 5 Điều 2 Thông tư này) thì
mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử
dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá
bán 1m3 (một mét khối) nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.
Căn cứ quy định về mức thu
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và tình hình kinh tế - xã hội, đời
sống, thu nhập của nhân dân ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
xây dựng mức thu phí bảo vệ
môi trường đối
với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể
tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết
định.
2. Phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp
a) Phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải của cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến không thuộc Danh mục
lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loại nặng do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành (sau đây gọi tắt là Danh mục), được tính theo
công thức:
F = f + C, trong đó:
- F là số phí
phải nộp;
- f là phí cố
định: 1.500.000 đồng/năm;
- C là phí biến
đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra; hàm lượng 02 (hai) chất gây ô nhiễm là
nhu cầu ô xy hoá học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS). Mức thu đối với mỗi chất
theo Biểu chi tiết dưới đây:
STT
|
Chất gây ô
nhiễm tính phí
|
Mức thu (đồng/kg)
|
1
|
COD
|
1.000
|
2
|
TSS
|
1.200
|
b) Phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải của cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc Danh mục, được
tính theo công thức:
F = (f x K) + C, trong
đó:
- F, f và C như quy
định tại Điểm a Khoản này;
- K là hệ số tính phí
theo lượng nước thải của cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc Danh mục và được
xác định như sau:
STT
|
Lượng nước thải (m3/ngày
đêm)
|
Hệ số K
|
1
|
Dưới 30 m3
|
2
|
2
|
Từ 30 m3
đến 100 m3
|
6
|
3
|
Từ trên 100 m3
đến 150 m3
|
9
|
4
|
Từ trên 150 m3
đến 200 m3
|
12
|
5
|
Từ trên 200 m3
đến 250 m3
|
15
|
6
|
Từ trên 250 m3
đến 300 m3
|
18
|
7
|
Trên 300 m3
|
21
|
c) Cơ sở sản xuất, cơ
sở chế biến thuộc Danh mục, nếu đã xử lý các kim loại nặng trong nước thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt phù hợp với mục đích sử dụng
của nguồn tiếp nhận thì được áp dụng hệ số K bằng 1.
d) Không áp dụng phí
biến đổi đối với cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có lượng nước thải trung bình trong
năm tính phí dưới 30 m3/ngày đêm (C = 0).
Điều
5. Xác định số phí phải nộp
1. Đối với nước thải
sinh hoạt
a) Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
- Trường hợp mức thu phí
được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán nước sạch:
Số phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải sinh hoạt phải nộp
(đồng)
|
=
|
Số lượng nước sạch sử dụng
của người nộp phí
(m3)
|
x
|
Giá bán nước sạch chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3)
|
x
|
Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(%)
|
Trường hợp giá bán nước sạch
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì xác định giá bán nước sạch chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng như sau:
Giá bán nước sạch chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng
|
=
|
Giá bán nước sạch đã bao
gồm thuế giá trị gia tăng
|
1 + Thuế suất thuế giá trị gia tăng
|
Thuế suất thuế giá trị gia
tăng hiện hành đối với nước sạch là 5% (năm phần trăm).
- Trường hợp mức thu phí
được quy định bằng một số tiền nhất định:
Số phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải sinh hoạt phải nộp
(đồng)
|
=
|
Số lượng nước sạch sử dụng
của người nộp phí
(m3)
|
x
|
Mức thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(đồng/m3)
|
b) Số lượng nước sạch sử
dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.
Trường hợp người nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì
áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối
tượng sử dụng nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quy định cho phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch.
Trường hợp tự khai thác nước
thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ
khẩu gia đình (đối với hộ gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng
lao động (đối với tổ chức không sản xuất, chế biến)
và lượng nước sạch sử dụng bình quân theo đầu người trong xã,
phường, thị trấn.
Đối với
các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước
sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ do cơ sở tự kê khai và thẩm
định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Đối với nước thải
công nghiệp
a) Cơ sở sản xuất, cơ
sở chế biến không thuộc Danh mục:
- Trường hợp có lượng
nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 30m3/ngày đêm, chỉ phải
nộp phí theo mức cố định f = 1.500.000 đồng/năm;
- Trường hợp có lượng
nước thải trung bình trong năm tính phí từ 30m3/ngày đêm trở lên,
ngoài việc phải nộp phí cố định f = 1.500.000 đồng/năm, hàng quý phải nộp phí
biến đổi (Cq) được tính theo công thức sau:
Cq (đồng)
|
=
|
Tổng lượng nước thải
ra
(m3)
|
x
|
Hàm lượng COD trong
nước thải
(mg/l)
|
x
|
Mức thu đối với COD (đồng/kg)
|
+
|
Hàm lượng TSS trong
nước thải
(mg/l)
|
x
|
Mức thu đối với TSS
(đồng/kg)
|
x 10-3
|
Trong
đó:
+
Tổng lượng nước thải ra là lượng nước thải thực tế của cơ sở thải ra trong cả
quý;
+ Hàm lượng COD, TSS trong nước thải được xác định theo kết
quả phân tích thực tế;
+ Mức
thu đối với COD và TSS được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
b) Cơ sở sản xuất, cơ
sở chế biến thuộc Danh mục:
- Trường hợp có lượng
nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 30m3/ngày đêm, số phí
phải nộp bằng mức phí cố định nhân với hệ số K bằng 2 là: 3.000.000 đồng/năm;
- Trường hợp có lượng
nước thải trung bình trong năm tính phí từ 30m3/ngày đêm trở lên, số
phí phải nộp hàng quý được tính theo công thức sau:
Fq = (f x K)/4
+ Cq trong đó:
+ Fq là số
phí phải nộp trong quý (đồng);
+ f = 1.500.000 đồng;
+ K được quy định tại Điểm
b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và được xác định theo lượng nước thải trung bình
ngày đêm trong quý tính phí;
+ Cq được
tính theo công thức quy định tại Điểm a Khoản này.
c) Xác định lượng nước
thải ra:
- Đối với các cơ sở có đồng
hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải ra được xác định căn cứ vào số đo trên
đồng hồ;
- Đối với các cơ sở
không có đồng hồ đo lượng nước thải thì lượng nước thải được xác định dựa trên
kết quả đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc được tính
bằng 80% lượng nước sử dụng.
Điều
6. Kê khai, thẩm định và nộp phí
1. Phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt
a) Hàng tháng, đơn vị cung
cấp nước sạch tổ chức thu phí
bảo vệ môi trường đối
với nước thải của các tổ chức, cá nhân là người
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch. Tổ chức, cá nhân là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ
nộp đủ số tiền phí bảo vệ
môi trường đối
với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền
sử dụng nước sạch theo hoá đơn bán hàng hàng tháng.
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
xác định và thu phí đối với các tổ chức,
cá nhân, hộ gia
đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
trên địa bàn.
c) Đơn vị cung cấp nước
sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Tùy theo
số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhiều hay ít mà định kỳ hàng
ngày, tuần nộp số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vào tài khoản tạm
thu phí. Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 20 của tháng tiếp theo, đơn vị cung cấp
nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm nộp số tiền phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên tài khoản tạm thu vào ngân
sách nhà nước, sau khi trừ đi số phí được trích để lại cho đơn vị theo quy
định.
Hàng tháng, đơn vị cung
cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tính toán số
thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải sinh hoạt thu được, lập Tờ khai phí theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo
Thông tư này, gửi Cơ quan quản lý thuế trên địa bàn.
Đơn
vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách kế
toán theo dõi riêng số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt. Tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không được
hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.
d) Kho bạc nhà nước
thực hiện hạch toán số tiền phí bảo vệ môi
trường do đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nộp vào chương, loại, khoản tương ứng theo quy định hiện hành của Mục lục
Ngân sách nhà nước.
đ) Hàng năm, trong thời
hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch,
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải thực hiện quyết toán với cơ
quan thuế địa phương việc thu, nộp tiền phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo
đúng chế độ quy định.
2.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
a) Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có
nghĩa vụ:
- Kê khai số
phí phải nộp với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thải nước thải theo Mẫu số 02
ban hành kèm theo Thông tư này, bảo đảm tính chính xác của việc kê khai và tạo điều
kiện cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định số phí của cơ sở,
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nguồn thải:
+ Đối với cơ sở
sản xuất, cơ sở chế biến thuộc Danh mục có lượng nước thải trung bình trong năm
tính phí từ 30m3/ngày đêm trở lên, kê khai số phí phải nộp hàng quý
theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư này trong vòng 05 (năm) ngày
đầu tháng đầu tiên của quý tiếp theo;
+ Đối với cơ sở
sản xuất, cơ sở chế biến không thuộc Danh mục có lượng nước thải trung bình
trong năm tính phí từ 30m 3/ngày đêm trở lên, kê khai số phí biến
đổi phải nộp hàng quý trong vòng 05 (năm) ngày đầu tháng đầu tiên của quý tiếp
theo và số phí cố định phải nộp một lần cho cả năm cùng thời điểm kê khai và
nộp phí biến đổi của quý đầu tiên.
- Nộp đủ và
đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp” tại Kho bạc nhà nước theo thông báo của Sở Tài
nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá 10 (mười) ngày kể từ khi có
Thông báo về số phí phải nộp của Sở Tài
nguyên và Môi trường.
Đối với cơ sở
sản xuất, cơ sở chế biến có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới
30m3/ngày đêm, việc nộp phí theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản
2 Điều 5 Thông tư này được thực hiện một lần cho cả năm theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, thời hạn nộp phí
không muộn hơn ngày 31 tháng 3.
- Quyết toán số phí phải
nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày,
kể từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.
b)
Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (khi được
phân cấp) có trách nhiệm
- Phối hợp với
các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh phân loại đối tượng nộp phí
cố định và phí biến đổi, đối tượng nộp phí thuộc Danh mục và không thuộc Danh mục
theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này và thông báo đến người nộp phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không muộn hơn ngày 10 tháng 3 hàng
năm.
-
Thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Căn cứ
để thẩm định là số liệu kê khai của người nộp phí; kết quả đo đạc của cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường hoặc kết quả kiểm tra, thanh tra gần nhất nhưng
không quá 12 tháng tính đến thời điểm khai, nộp phí.
Chậm nhất không quá ngày cuối cùng tháng đầu tiên của quý
tiếp theo, ra thông báo số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
phải nộp vào ngân sách nhà nước cho người nộp phí theo Mẫu số 03 ban
hành kèm theo Thông tư này.
-
Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp của người nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng
phần tiền phí quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
- Hàng quý, chậm nhất không quá ngày cuối cùng tháng thứ hai
của quý tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp số phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp thu được gửi Cục thuế, định kỳ đối chiếu
với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
-
Hàng năm, trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp
theo, thực hiện quyết toán với cơ quan thuế cùng cấp việc thu, nộp tiền phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của năm trước trên địa bàn theo
đúng chế độ quy định.
-
Mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” tại
Kho bạc nhà nước trên địa bàn.
-
Định kỳ (chậm nhất không quá ngày 15 tháng thứ hai của quý tiếp theo), cơ quan
tài nguyên và môi trường phối hợp với Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản tạm
thu) để thực hiện việc chuyển nộp 80% tổng số tiền phí thu được vào Ngân sách Nhà
nước, và chuyển 20% số tiền phí còn lại vào tài khoản tiền gửi của Sở Tài
nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện khi được
phân cấp) để quản lý, sử dụng theo quy định.
c)
Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ
Công an và Bộ Quốc phòng, nếu vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm
định Tờ khai phí bảo vệ môi trường do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện và
thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động theo Mẫu số 04
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Quản lý và sử dụng phí
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản
thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1. Đối với nước thải sinh hoạt
a) Để lại tối đa không quá
10% (mười phần trăm) trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được cho đơn vị cung cấp
nước sạch; tối đa không quá 15% (mười
lăm phần trăm) trên tổng số phí thu được cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trang trải chi phí cho việc thu phí.
Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định.
Toàn bộ số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
được trích theo quy định trên đây, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm
nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ.
b) Phần còn lại
(sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân
dân xã, phường,
thị trấn)
được nộp vào ngân sách địa phương và sử dụng theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều này.
2.
Đối với nước thải công nghiệp
a)
Để lại 20% (hai mươi phần trăm) trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài
nguyên và Môi trường cấp huyện (khi được phân cấp) để trang trải chi phí cho
việc thu phí (điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối
tượng chịu phí), trang trải chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu
nước thải phục vụ cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí, kiểm tra định kỳ
hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp.
Toàn
bộ số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được trích theo quy
định trên đây, Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường
cấp huyện (khi được phân cấp) phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp
theo chế độ quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để
chi theo chế độ.
b)
Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp thu được) được nộp vào ngân sách địa phương và được sử dụng theo hướng
dẫn tại Khoản 3 Điều này.
3. Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường nộp vào
ngân sách nhà nước
Phần
phí thu được còn lại sau khi trừ đi phần để lại quy định tại Khoản 1 và Khoản 2
Điều này, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương để
sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ
môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế,
kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp,
phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.
4. Việc thu,
nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải không đề cập tại Thông tư này được thực hiện
theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC
ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 28/2011/TT-BTC
ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản
lý thuế, hướng dẫn Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị
định số 106/2010/NĐ-CP ngày 18/10/2010 của Chính phủ, Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc in,
phát hành và sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các văn bản
sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 8. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan tại địa
phương
1. Cơ quan thuế
có trách nhiệm
Kiểm tra, đôn
đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn và cơ quan tài nguyên và môi trường địa phương.
2. Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Tổ chức
hướng dẫn người nộp phí đối với nước thải công nghiệp kê khai và nộp phí theo
quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Căn cứ vào
yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên
và môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện
việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn;
c) Kiểm tra
định kỳ hoặc đột xuất việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp;
d)
Tổng hợp số liệu hàng năm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa
phương theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài nguyên và Môi
trường trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo.
3. Sở Tài chính
có trách nhiệm
Chủ trì, phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải theo thẩm quyền.
4. Đơn vị cung
cấp nước sạch có trách nhiệm
a) Phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thu
phí;
b) Tổng hợp số
liệu hàng năm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại địa
phương và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo Mẫu số 06 ban
hành kèm theo Thông tư này trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
5. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện khi được phân cấp có trách
nhiệm
a) Phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thu
phí;
b) Tổng hợp số
liệu hàng năm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Mẫu
số 07 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày
31 tháng 3 của năm tiếp theo.
6. Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
Hướng dẫn việc kê
khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của người nộp phí tự
khai thác nước để sử dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, thay thế Thông
tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của liên Bộ
Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Thông tư liên tịch số
106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên
tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT và Thông tư liên tịch số 107/2010/TTLT-BTC-BTNMT
ngày 26 tháng 7 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT
và Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT.
2.
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành
-
Đối với nước thải sinh hoạt: trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban
hành mức thu theo tỷ lệ phần trăm giá bán nước sạch hoặc mức thu bình quân đầu
người đối với hộ gia đình, tổ chức tự khai thác nước theo quy định tại Khoản 1 Điều
4 Thông tư này và tỷ lệ cơ quan thu phí được phép để lại theo quy định tại Khoản
1 Điều 7 Thông tư này thì tiếp tục áp dụng mức phí và tỷ lệ đã ban hành.
- Đối với nước
thải công nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tiến hành phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi, đối
tượng nộp phí thuộc Danh mục và không thuộc Danh mục; ra thông báo gửi cho người
nộp phí biết, để làm căn cứ cho cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thực hiện khai,
nộp phí (thời điểm gửi thông báo chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm 2013.
3.
Năm 2013, các cơ sở nộp phí cố định theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư
này chỉ phải nộp 1/2 số phí cố định (trừ các cơ sở quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều
5 Thông tư này).
4.
Các doanh nghiệp mới thành lập, giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản trong
năm thì kê khai và nộp phí cố định và phí biến đổi theo quý trên cơ sở số quý
thực tế hoạt động của năm. Trường hợp đơn vị đã nộp phí cố định theo năm, do
giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản mà không hoạt động hết năm thì không điều
chỉnh lại.
Trong
quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân
phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét,
giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Cách Tuyến
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
|
Nơi nhận:
-
Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng
Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở TC, Sở TN&MT, Cục Thuế, KBNN các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính, Website Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: Bộ Tài chính (VT, CST), Bộ TN&MT (VT, TCMT). (500)
|